Bài giảng Tài chính công - Chương 6: Phương pháp phân tích chính sách công

Ý nghĩa của việc lựa chọn các
phương pháp phân tích (1)
• Việc lựa chọn một phương pháp phân tích
thích hợp với vấn đề chính sách nảy sinh
trong đời sống hàng ngày có một ý nghĩa vô
cùng quan trọng. Nó không những ảnh
hưởng trực tiếp đến số lượng, chất lượng và
thời hạn phân tích, mà còn làm cho hiệu quả
phân tích có đạt mong muốn hay không. 
• Tuy nhiên, làm thế nào để lựa chọn được
một phương pháp phân tích thích hợp là
điều không dễ dàng, nhất là trong trường
hợp các nhà phân tích thường đứng trước
yêu cầu phải có câu trả lời nhanh nhất cho
các khách hàng của mình với một thời
gian hạn chế. 
pdf 75 trang hoanghoa 7160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tài chính công - Chương 6: Phương pháp phân tích chính sách công", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_tai_chinh_cong_chuong_6_phuong_phap_phan_tich_chin.pdf

Nội dung text: Bài giảng Tài chính công - Chương 6: Phương pháp phân tích chính sách công

  1. 3. Căn cứ lựa chọn phương pháp phân tích 3.1.Căn cứ vào mục đích của từng loại hoạt động phân tích 3.1.1.Phân tích hàn lâm • Phân tích hàn lâm hay còn gọi là phân tích nghiên cứu, là phương pháp phân tích nhằm đúc kết một vấn đề thành nguyên lý trong một thời gian nhất định, trên phạm vi rộng. • Hoạt động phân tích này thường được các trường, các viện nghiên cứu khoa học sử dụng dưới các hình thức như các đề tài, các dự án, hay các công trình nghiên cứu khoa học. Mục đích của loại phân tích này là kiến tạo các lý thuyết lớn về lãnh vực chính sách công. Để đạt được mục đích này, các nhà phân tích thường sử dụng hệ thống phương pháp luận chặt chẽ kết hợp với trắc nghiệm lý thuyết trên thực tế.
  2. 3.1.2.Phân tích nhân quả • Phân tích nhân quả là nhằm dự đoán những ảnh hưởng thực tế của việc thực thi các chính sách công. Khách hàng của loại phân tích này là các nhà hoạch định chính sách và các ngành khoa học có liên quan. Khi tiến hành các hoạt động phân tích này người ta thường áp dụng các phương pháp nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội như phương pháp nghiên cứu xã hội học, tâm lý học, phương pháp thống kê, so sánh, chuyên gia v. v
  3. 3.1.3.Phân tích báo chí • Phân tích báo chí là hoạt động phân tích nhằm tập trung sự chú ý của công luận đối với các vấn đề xã hội quan trọng, bức xúc trong một khoảng thời gian nhất định. Phương pháp thường hay được sử dụng đối với loại phân tích này chủ yếu là phương pháp mô tả và phân tích phổ cập.
  4. 3.1.4.Phân tích chính sách chuyên nghiệp (phân tích nhanh) (1) • Phân tích chính sách chuyên nghiệp là hoạt động phân tích nhằm tìm ra những cách thức giải quyết vấn đề chính sách trong một khoảng thời gian cụ thể. Khách hàng của loại hoạt động phân tích này là các nhà hoạch định chính sách với mong muốn đặt ra là giải quyết được các vấn đề xã hội.
  5. 3.1.4.Phân tích chính sách chuyên nghiệp (phân tích nhanh) (2) • Nếu như mục tiêu của phân tích hàn lâm là thiên về việc lựa chọn các phương pháp luận chặt chẽ để xây dựng và trắc nghiệm các lý thuyết thì phân tích chuyên nghiệp lại tập trung vào các phương pháp có khả năng tìm ra các cách thức giải quyết vấn đề nhanh nhất, tốt nhất trong khuôn khổ thời gian hạn chế.
  6. 3.1.4.Phân tích chính sách chuyên nghiệp (phân tích nhanh) (3) • Các phương pháp thường được sử dụng đối với loại phân tích này là phương pháp mang tính tổng hợp, hệ thống, phương pháp điều tra, khảo sát, thống kê, so sánh, phân tích chi phí – lợi ích, thực nghiệm, bán thực nghiệm, phân tích quyết định
  7. 3.2.Căn cứ vào quá trình phân tích • Theo các bước trong chu trình chính sách thì hoạt động phân tích có thể tiến hành trước, trong và sau khi chính sách đã được thực hiện. Việc lựa chọn các phương pháp phân tích cần phải phù hợp với các nội dung phân tích trong từng giai đoạn của quá trình chính sách.
  8. 3.2.1.Phân tích được tiến hành trước khi thực hiện chính sách hay còn gọi là phân tích tiền chính sách là để dự đoán các kết quả đầu ra của các chính sách thay thế. Trên cơ sở đó sẽ lựa chọn được chính sách tốt nhất. Vì vậy, các phương pháp phân tích có thể sử dụng trong giai đoạn này có thể là phương pháp phân tích dự báo, phương pháp phân tích lợi ích chi phí, phương pháp thực nghiệm, phương pháp phân tích đa mục tiêu
  9. 3.2.2.Phân tích được tiến hành sau khi thực hiện là để mô tả và đánh giá kết quả thực hiện của chính sách, xem chính sách có được thực hiện đúng như thiết kế hay không, nếu có sự khác biệt thì tìm nguyên nhân giải thích cho sự khác biệt đó. Do đó, các phương pháp phân tích chủ yếu trong giai đoạn này là tập trung vào việc đo lường kết quả đầu ra của chính sách.
  10. 3.2.3.Phân tích được tiến hành trong khi thực hiện là để mô tả và đánh giá chính sách sau khi nó vừa được đưa vào thực hiện trong một khoảng thời gian ngắn. Mục đích là để nâng cao tính thực thi trong giai đoạn tiếp theo. Vì vậy, có thể xếp hoạt động phân tích trong khi thực thi vào cùng với nhóm hoạt động sau khi thực thi chính sách.
  11. • Phân tích chính sách trước và sau khi thực hiện đều quan trọng như nhau. Chất lượng của tiền phân tích sẽ được củng cố và hoàn thiện bởi phân tích sau khi thực hiện. Việc tìm ra các nguyên nhân thất bại của chính sách là cơ sở cho việc duy trì, giám sát quá trình thực thi chính sách có thể ngăn chặn, phòng ngừa trước một số thất bại.
  12. 4. Một số phương pháp phân tích 4.1. Phương pháp phân tích theo mô hình 4.1.1. Phương pháp đồ thị 4.1.2. Phương pháp bảng biểu 4.2. Phương pháp phân tích chi phí-lợi ích 4.2.1. Khái niệm, nội dung phương pháp 4.2.2. Nguyên tắc chiết khấu 4.3. Phương pháp phân tích quyết định 4.4. Phương pháp phân tích hệ thống
  13. 4. Một số phương pháp phân tích 4.1. Phương pháp phân tích theo mô hình • Phương pháp phân tích theo mô hình là phương pháp phân tích dựa trên nguyên tắc xây dựng các mô hình (chính sách công). • Mô hình là sự trừu tượng hóa, mô phỏng hóa những vấn đề cần phân tích.
  14. 4.1. Phương pháp phân tích theo mô hình • Mô hình sẽ làm đơn giản hóa tính phức tạp trong thực tế của những sự vật cần phân tích,nghiên cứu. • Thí dụ: bản đồ thành phố, bản thiết kế mẫu của một ngôi nhà, mô hình khu đô thị mới, mô hình khu chung cư • Nhìn vào bản thiết kế hoặc mô hình người ta có thể hình dung ra kích thước, hình dáng và kiểu cách của sự vật có được trong thực tế.
  15. 4.1. Phương pháp phân tích theo mô hình 4.1.1. Phương pháp đồ thị 4.1.2. Phương pháp bảng biểu
  16. 4.1. Phương pháp phân tích theo mô hình 4.1.1. Phương pháp đồ thị Phương pháp đồ thị là Phương pháp trình bày các thông tin dưới dạng các biểu đồ và đồ thj khác nhau. Là một trong những phương pháp phân tích số liệu rất cơ bản. Một số đồ thị và biểu đồ thường hay sử dụng là: biểu đồ hình tròn, biểu đồ hình khối, biểu đồ bằng các chấm nhỏ, biểu đồ phân bố rải rác, và biểu đồ thời gian
  17. Phương pháp đồ thị • Bước 1: Xây dựng giả thuyết. • Bước 2: Lựa chọn hệ đo lường. • Bước 3: Trình bày đồ thị • Bước 4: Kết thúc đồ thị
  18. Trên đồ thị khi một chỉ số chính sách càng xa tâm của đồ thị thì chỉ số đó càng đạt được điểm cao hơn.
  19. Daily activity profile
  20. Pie chart
  21. Number seedlings planted with crops, 1983-1988
  22. Number seedlings planted with crops, 1983-1988
  23. Vertical bar charts
  24. Horizontal bar charts
  25. Seasonality Analysis 8 School fees 7 Easter Christmas 6 School fees 5 Income. Expenditure. 4 Level Savings. 3 Credit/Loans . 2 1 0 Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec Months (Jan 98 to Dec 1998)
  26. Life-Cycle Analysis 6 5 Prolonged Illness Death of Spouse Children in Secondary School 4 M arriage Death of Parents Tertiary Education 3 Birth 1st Child Establish HH Retirement Looking after ageing Parents 2 Children in Primary School Financial Pressure Children's M arriage 1 0 Life Cycle Events
  27. Diễn biến giá xăng dầu đầu năm đến nay đơn vị: đồng/lít 14 12 10 8 xăng 6 dầu 4 2 0 thang 3 thang 5 thang 8 thang 11
  28. 1st Qtr 2nd Qtr 3rd Qtr 4th Qtr
  29. 60 50 40 30 đồ thị 20 10 0 1st Qtr 2nd Qtr 3rd Qtr 4th Qtr
  30. 4.1. Phương pháp phân tích theo mô hình 4.1.2. Phương pháp bảng biểu
  31. Seedling distribution, 1984- 1988
  32. Pictograms A pictogram is a type of bar chart that uses pictures or symbols to represent the information. Each symbol may represents an item or a particular unit of information.
  33. Apply slide layout – Other layouts
  34. Mét sè gîi ý cho viÖc lËp c¸c bảng vµ biÓu ®å: - Tªn gäi cho c¸c ®å thÞ hoÆc bảng biÓu lµm sao võa tãm t¾t ®­îc néi dung vµ võa dÔ nhí. - Cô thÓ ho¸ c¸c biÕn phô thuéc (dependent variable) vµ c¸c biÕn kh«ng phô thuéc (independent variable)
  35. Mét sè gîi ý cho viÖc lËp c¸c bảng vµ biÓu ®å: - Chia nhá dữ liÖu thµnh c¸c nhãm chuyªn biÖt. - Sö dông c¸c nhãm th«ng tin ®· chia nhá trong tr­êng hîp cã thÓ. - TÝnh phÇn trăm theo hµng ngang b»ng 100%, vµ ®äc phÝa d­íi cét däc nÕu cã sù giai thÝch sè liÖu
  36. Mét sè gîi ý cho viÖc lËp c¸c bảng vµ biÓu ®å: - Thêi gian ®­îc s¾p xÕp tõ tr¸i qua phải, tõ d­íi lªn trªn. - Møc ®é quan träng cã thÓ s¾p xÕp tõ tr¸i qua phải vµ tõ d­íi lªn trªn. - TrÝch dÉn nguån sè liÖu.
  37. 4. Một số phương pháp phân tích 4.2. Phương pháp phân tích chi phí-lợi ích 4.2.1. Khái niệm, nội dung phương pháp 4.2.2. Nguyên tắc chiết khấu
  38. 4.2. Phương pháp phân tích chi phí-lợi ích 4.2.1. Khái niệm, nội dung phương pháp • Phương pháp phân tích chi phí-lợi ích là quá trình phân tích, so sánh giữa chi phí cho đầu vào và lợi ích thu được ở đầu ra để đánh giá mức độ khả thi của các chính sách.
  39. 4.2. Phương pháp phân tích chi phí-lợi ích • Nếu lợi ích do việc thực hiện chính sách mang lại lớn hơn chi phí bỏ ra để thực hiện chính sách thì chính sách đó được xem là có tính khả thi.
  40. • Ví dụ: chính phủ đang phải thông qua chương trình kiểm soát lũ. Có 5 phương án xây dựng như sau:
  41. 4.2.2. Nguyên tắc chiết khấu • Nguyên tắc chiết khấu hay còn gọi là nguyên tắc thời giá. (Net present value) • Vì quá trình thực thi chính sách thường trải qua một thời gian dài, cho nên cả lợi ích và chi phí đều phải được chiết khấu tại thời điểm hiện tại.
  42. 4.2.2. Nguyên tắc chiết khấu • Nói cách khác, giá trị của chi phí và lợi ích tính bằng tiền tại thời điểm hôm nay của giải pháp, khác với giá trị tương ứng như thế trong tương lai. • Do đó, mọi tính toán chi phí-lợi ích tương lai cần được điều chỉnh theo giá hiện tại trước khi tổng kết và so sánh.
  43. • Mọi chi phí hay lợi ích đều tăng thêm giá trị theo thời gian. • Lãi xuất là công cụ tài chính thường được coi là nền tảng đo lường sự thay đổi giá trị theo năm tháng. • Ví dụ, giả sử tỉ lệ lãi suất của một khoản tiền gửi là 8% một năm, thì có nghĩa là $100 hôm nay, gửi vào ngân hàng, sau một năm sẽ có giá trị tương đương với $108.
  44. • Điều có nghĩa ngược lại là, $108 chi phí hay lợi ích của một năm sau chỉ tương đương với $100 chi phí hoặc lợi ích bây giờ hoặc $100 của năm sau có giá trị tương đương với giá trị của $92 ở thời điểm bây giờ
  45. • Nếu lãi xuất ngân hàng là 8%. Một khoản tiền là $100, không sử dụng cho chính sách mà gửi vào ngân hàng, sau 1 năm sẽ có giá trị là: • 100 + (100x0,08) = 108 = 100 (1 + 0,08) • Sau 2 năm= 108 + 108x0,08 • 100 + 100 x 0,08 + 108 x 0,08 • 100 + 100 x 0,08 + (100 + 100 x 0,08) x 0,08 • 100 + 100 x 0,08 + 100 x 0,08 + 100 x 0,08 x 0,08 • 100 (1 + 2 x 0,08 + 0,08 x 0,08) • 100 (1 + 2 x 1 x 0,08 + 0,08 2) • 100 (1+ 0,08)2
  46. • Đặt lãi suất binh quân của tiền gửi ngân hàng là r • Gọi lượng tài chính bỏ ra hôm nay cho chính sách là Pt • Gọi lượng lợi ích thu được 1 năm sau là Pt+1 • Ta có Pt+1= Pt(1 +r) Hay Pt = Pt+1/ (1+r) • Trong trường hợp cần điều chỉnh dự kiến lợi ích hay chi phí của n năm sau về mức giá hiện nay để có thể so sánh chính xác với chi phí phải đầu tư cho chính sách bây giờ, giá trị hiện tại của lợi ích và chi phí tương lai sẽ là: n Pt = Pt+n/ (1+r)
  47. • Việc lựa chọn một tỉ lệ lãi suất thích ứng có một ý nghĩa rất quan trọng, vi nó sẽ tác động đến lợi ích hoặc chi phí ròng của mỗi chính sách • Các nhà phân tích khi nghiên cứu chi phí-lợi ích thường sử dụng các tỉ lệ khấu hao khác nhau và người quyết định cuối cùng xem tỉ lệ chiết khấu nào được sử dụng chính là Chính phủ.
  48. Decision tree Cây quyết định
  49. 4. Một số phương pháp phân tích 4.2. Phương pháp phân tích quyết định • Phương pháp phân tích quyết định là phương pháp sử dụng cây quyết định mẫu là sự mô hình hóa quá trình ra quyết định thành một sơ đồ tổng hợp của các khả năng từ những kết quả dự đoán.
  50. Tổng số thuế = số lượng hh x thuế suất
  51. 4. Theo anh (chị) giữa các phương pháp đó có mối quan hệ gì với nhau trong quá trình sử dụng. • Trong đời sống xã hội của con người thường nảy sinh rất nhiều các vấn đề. Các vấn đề này không những rất đa dạng, phức tạp mà chúng còn nảy sinh ở các cấp độ khác nhau và trong những điều kiện, hoàn cảnh chính trị kinh tế, xã hội và môi trường khác nhau. Do đó, để nghiên cứu và giải quyết các vấn đề này, chúng ta không thể chỉ áp dụng một số các phương pháp nhất định mà phải sử dụng nhiều phương pháp khác nhau.
  52. • Trong thực tế, các nhà phân tích thường hay căn cứ vào mục đích của từng loại hoạt động phân tích, vào yêu cầu của khách hàng, vào giới hạn thời gian cho phép, vào quan điểm và kiến thức chuyên môn mà họ được đào tạo, vào tính phức tạp và đa dạng của vấn đề, vào nguồn tài chính và nguồn thông tin đã có để lựa chọn các phương phương pháp phân tích thích hợp.
  53. • Nói chung, để có được sự thành công trong phân tích thì các nhà phân tích phải biết kết hợp sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Nó có thể thỏa mãn một số mục tiêu này, nhưng lại gây cản trở cho một số mục tiêu khác. Vì vậy người làm phân tích cần phải kết hợp hài hòa các phương pháp phân tích khác nhau nhằm thỏa mãn các mục tiêu đề ra.
  54. Câu hỏi ôn tập chương VI 1. Anh (chị) hãy trình bày những lý do lựa chọn phương pháp phân tích chính sách. 2. Các phương pháp phân tích chính sách được lựa chọn và sử dụng trên cơ sở khoa học nào? Hãy phân tích những cơ sở khoa học đó. 3. Trình bày chức năng, tác dụng của các phương pháp phân tích chính sách. 4. Theo anh (chị) giữa các phương pháp đó có mối quan hệ gì với nhau trong quá trình sử dụng. 5. Trong thực tế anh (chị) đã sử dụng phương pháp nào để phân tích, đánh giá chính sách? Hãy cho biết kết quả sử dụng phương pháp đó.
  55. 1. Anh (chị) hãy trình bày những lý do lựa chọn phương pháp phân tích chính sách. • P. 157 • bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả phân tích.
  56. • Để lựa chọn các phương phương pháp phân tích thích hợp, căn cứ vào: – căn cứ vào mục đích của từng loại hoạt động phân tích, – vào yêu cầu của khách hàng, – vào giới hạn thời gian cho phép, – vào quan điểm và kiến thức chuyên môn mà họ được đào tạo, – vào tính phức tạp và đa dạng của vấn đề, – vào nguồn tài chính – vào nguồn thông tin đã có
  57. 2. Các phương pháp phân tích chính sách được lựa chọn và sử dụng trên cơ sở khoa học nào? Hãy phân tích những cơ sở khoa học đó. • P. 158 • 2.1 Cơ sở phương pháp luận • 2.2. Tư duy khoa học
  58. 5. Trong thực tế anh (chị) đã sử dụng phương pháp nào để phân tích, đánh giá chính sách? Hãy cho biết kết quả sử dụng phương pháp đó. • Phương pháp đồ thị • Phương pháp bảng biểu