Bài giảng Phát triển vùng và địa phương - Chiến lược phát triển kinh tế vùng/địa phương - Nguyễn Xuân Thành

Quy trình chiến lược
• Nhận dạng thực trạng nền kinh tế
– Kinh tế nội địa và kinh tế quốc tế
– Những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh mà nhà
nước có thể cải thiện bằng chính sách
• Xây dựng chiến lược:
– Mục tiêu chiến lược
– Các giải pháp chiến lược và chính sách
– Lựa chọn giải pháp và ưu tiên chính sách
• Tổ chức thực thi chiến lược
– Chính trị
– Kinh tế
– Thể chế …
• Phản hồi, đánh giá, điều chỉnh chiến lược 
Chiến lược và quy hoạch
• Nói tới quy hoạch, nhiều người cho rằng đó là những vấn đề
mang tính vĩ mô, là chuyện của những nhà lãnh đạo cao cấp
của quốc gia hay của tỉnh, thành phố, …
• Trong thực tế, quy hoạch có thể được hiểu đơn giản, là sự
sắp xếp các phần việc để đạt được một mục tiêu nào đó.
Trong mỗi giai đoạn, một quốc gia, địa phương, ngành, doanh
nghiệp đều có thể đặt ra những mục tiêu, định hướng phát
triển để phấn đấu vươn tới và đạt được. Quy hoạch chính là
đưa ra một kế hoạch để thực hiện một chiến lược phát
triển.
• Về mặt kỹ thuật, văn bản quy hoạch bao gồm một chuỗi có
trật tự các hành động dẫn dắt tới việc thực hiện một hay
nhiều mục tiêu đã dự kiến.
• Đối với một quốc gia, một tỉnh hay thành phố, quy hoạch là
một công cụ lãnh đạo và quản lý của cơ quan nhà nước
nhằm bảo đảm cho tổ chức hay đơn vị của mình phát triển
theo mong muốn, bảo đảm hiệu quả cao nhất. 
pdf 22 trang hoanghoa 09/11/2022 2000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Phát triển vùng và địa phương - Chiến lược phát triển kinh tế vùng/địa phương - Nguyễn Xuân Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_phat_trien_vung_va_dia_phuong_chien_luoc_phat_trie.pdf

Nội dung text: Bài giảng Phát triển vùng và địa phương - Chiến lược phát triển kinh tế vùng/địa phương - Nguyễn Xuân Thành

  1. Quy hoạch chiến lược (Strategic planning) • Quy hoạch chiến lược ra đời trong khu vực doanh nghiệp với nhiệm vụ hướng dẫn các công ty điều chỉnh tổ chức để cạnh tranh trong môi trường kinh doanh đang thay đổi mau chóng. Sau đó, quy hoạch chiến lược được các cấp chính quyền đưa vào tiến trình phát triển đô thị để đảm bảo có tính cạnh tranh hơn và phát triển bền vững. • Quy hoạch chiến lược là một quá trình hoạch định có tính chiến lược, với cách tiếp cận và tầm nhìn dài hạn; đề xuất những phương thức thực hiện mang tính khả thi các chính sách phát triển đã nêu ra. Quy hoạch chiến lược thường được xây dựng và thực hiện cho khoảng thời gian ngắn nhất là 5 năm. – Chúng ta đang ở đâu? (Hiện trạng) – Chúng ta muốn tiến đến đâu? (Dự kiến tiến bộ trong tương lai) – Làm thế nào để tiến đến đó? – Nhận biết tiến độ thực hiện bằng cách nào?
  2. Quy hoạch chiến lược (Strategic planning) • Trọng tâm của quy hoạch chiến lược là phân tích tương lai, được xây dựng dựa trên những phỏng đoán theo dạng kịch bản. Nó bao gồm các giải pháp chiến lược để đạt được mục tiêu, dưa trên khả năng và năng lực hiện tại và những biến động của môi trường xung quanh, nhằm đảm bảo cho tổ chức/đơn vị có được những tiến bộ như mong muốn. • Quy hoạch chiến lược là một quá trình, luôn biến động và không bị đóng khung trên lý thuyết theo giai đoạn hay theo ý chí ở tầm nhìn dài hạn. Quá trình quy hoạch chiến lược quan trọng hơn bản thân văn kiện kế hoạch chiến lược. Như vậy, văn kiện quy hoạch chiến lược là một văn bản động, luôn được cập nhật và bổ sung trong suốt quá trình xây dựng và thực hiện. • Hai thách thức lớn nhất của quy hoạch chiến lược: – Quy hoạch chiến lược là một nỗ lực tập thể chứ không phải của một tổ chức, một nhóm lợi ích hay của công ty tư vấn. – Phải liên tục nghiên cứu để điều chỉnh và khi ra quyết định đòi hỏi phải có sự tham gia của nhiều bên.
  3. Các nguyên tắc cơ bản của quy hoạch chiến lược • Đảm bảo phát triển bền vững. • Phối hợp phát triển các ngành khác nhau và với khả năng cung ứng ngân sách. • Hiểu biết đầy đủ về thị trường và đưa ra các kế hoạch đáng tin cậy, được đảm bảo bằng các dự án đầu tư công. • Có sự tham gia của mọi thành phần liên quan ở các cấp khác nhau, trong đó có sự tham gia của người nghèo và vì người nghèo • Thừa nhận thực trạng của các khu dân cư sống ở những khu vực phi chính thức. • Đưa ra các giải pháp chiến lược mang tính khả thi, phù hợp với hoàn cảnh thực tế nhằm thực hiện công tác hoạch định phát triển và quản lý đất đai có hiệu quả. • Hoạch định chiến lược phải tạo cơ hội và điều kiện để có thể bổ sung các ý tưởng và các cách tiếp cận mới, trong suốt quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch chiến lược. • Xây dựng hệ thống giám sát thực hiện và đánh giá kết quả.
  4. Quy hoạch ở Việt Nam • Quy hoạch sử dụng đất được quy định tại Luật Đất đai 2003, do Bộ Tài Nguyên và Môi trường và các Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương lập và trình phê duyệt. • Quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị được quy định tại Luật Xây dựng 2005 và Luật Quy hoạch đô thị 2009, do Bộ Xây dựng và các Sở Xây dựng địa phương lập và trình phê duyệt. • Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội được quy định tại Nghị định 92/2006/NĐ-CP và Nghị định 04/2008/NĐ-CP. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội bao gồm: quy hoạch tổng thể phát triển các vùng kinh tế - xã hội, các lãnh thổ đặc biệt (vùng kinh tế trọng điểm; KKT, KKT quốc phòng, KCN, KCX, khu công nghệ của cả nước; hành lang kinh tế, vành đai kinh tế); quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu trên phạm vi cả nước. • Quy hoạch ngành
  5. Những “phép thử” của chiến lược kinh tế • Vị thế độc đáo đã được phát biểu tường minh chưa? – Vị thế này có giúp tạo ra hình ảnh tích cực cho vùng/địa phương? – Vị thế này có tạo cảm hứng cho người dân không? • Chiến lược có được xây dựng trên cơ sở các điểm mạnh? – Đây có phải là các điểm mạnh thực sự so với các vùng/địa phương/quốc gia cạnh tranh hay không? • Chiến lược có phù hợp với xu thế tiến bộ trong khu vực và trên thế giới hay không? • Chiến lược có khả thi hay không (các điểm yếu mâu thuẫn với chiến lược có thể được khắc phục hay hạn chế không?) • Cải cách kinh tế có nằm trong một tổng thể bao gồm cả những cải cách chính trị và xã hội hay không? • Ý chí và sự đồng thuận về chính trị đã sẵn sàng để thực hiện chiến lược hay chưa?
  6. Những “phép thử” của chiến lược kinh tế • Những ưu tiên chính sách có phù hợp với chiến lược không? – Sự lựa chọn và thiết kế của các chính sách đặc biệt? – Trình tự thực hiện chính sách? • Chiến lược có được truyền đạt một cách rõ ràng tới các đối tượng có lợi ích hữu quan không? – Khu vực tư nhân có được tham gia không? – Bản thân các cơ quan nhà nước có được tổ chức để thực hiện chiến lược này không? • Có cơ chế phối hợp tổng thể cho chiến lược không? • Chất lượng của các cơ quan nhà nước và các thể chế khác có đủ để thực thi chiến lược một cách hiệu quả không • Có các cơ chế đo lường sự tiến bộ và đánh giá/điều chỉnh chiến lược khi kết quả được cải thiện hay các điều kiện khác thay đổi hay không?
  7. Sự chuyển đổi về vai trò và trách nhiệm Mô hình cũ Mô hình mới • Nhà nước dẫn dắt phát • Phát triển kinh tế là quá triển kinh tế thông qua trình hợp tác giữa nhà các chính sách và khuyến nước các cấp với khu vực khích doanh nghiệp, giới học thuật và các tổ chức xã hội khác Năng lực cạnh tranh là kết quả của cả hai quá trình từ dưới lên và từ trên xuống trong đó mỗi tác nhân có liên quan có vai trò riêng nhưng bổ sung cho nhau.
  8. Vai trò của khu vực tư nhân trong phát triển kinh tế • Là khu vực trực tiếp tạo ra việc làm và giá trị gia tăng • Giúp nhà nước hiểu được những nhu cầu và cản trở đối với hoạt động kinh doanh và phát triển ngành • Nuôi dưỡng các nhà cung ứng địa phương và là một động lực thu hút đầu tư nước ngoài • Hợp tác và khuyến khích các trường đại học và viện nghiên cứu nâng cao chất lượng và tính thực tiễn • Hợp tác giữa các doanh nghiệp giúp tăng cường năng lực cạnh tranh thông qua hiệp hội hay các cơ chế khác • Tham gia tích cực trong các sáng kiến năng lực cạnh tranh của vùng và quốc gia • Tham gia các sáng kiến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng cường trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường
  9. Liên kết kinh tế vùng và năng lực cạnh tranh • Kết quả kinh tế rất khác nhau giữa các vùng và địa phương • Nhiều đòn bảy kinh tế quan trọng đối với năng lực cạnh tranh nằm ở cấp độ vùng • Các vùng chuyên môn hóa vào các cụm ngành khác nhau • Mỗi vùng cần chiến lược và chương trình hành động riêng để nâng cao năng lực cạnh tranh • Sức mạnh của các cụm ngành ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh tế của cả vùng • Để tăng cường năng lực cạnh tranh cần sự hợp tác hiệu quả của vùng và điều phối hiệu quả của nhà nước trung ương • Phân cấp giúp khuyến khích chuyên môn hóa theo vùng, tăng cường cạnh tranh nội địa và trách nhiệm giải trình • Phân cấp hiệu quả đòi hỏi sự rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của các cấp chính quyền cũng như năng lực phù hợp của chính quyền vùng và địa phương
  10. Chính sách lấy cụm ngành làm trung tâm Thu hút đầu tư Giáo dục và Đào tạo lao động Hạ tầng khoa học công nghệ Xúc tiến xuất khẩu (ví dụ các trung tâm, trường đại học, chuyển Cụm giao công nghệ) ngành Thông tin thị trường Xây dựng các tiêu chuẩn và công bố thông tin Các tiêu chuẩn về môi trường Cơ sở hạ tầng chuyên biệt Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên • Cụm ngành là khuôn khổ để tổ chức thực hiện các chính sách công và đầu tư công nhằm phát triển kinh tế
  11. Chính sách trong Mô hình Diamond Khuyến khích đầu tư Thuế đánh vào tiêu dùng Ngoại thương Cấu trúc thị trường & Quản lý chất lượng, tính an FDI toàn của sản phẩm, và môi Cạnh tranh & chống độc quyền điều kiện cạnh tranh trường Điều tiết giá Thông tin sản phẩm & khách Khu vực nhà nước hàng Sở hữu trí tuệ Chi tiêu chính phủ Luật lao động Điều kiện nhân tố Điều kiện cầu Quản lý, định giá & bảo tồn tài nguyên Phát triển & điều tiết CSHT Khu công nghiệp, khu kinh tế Giáo dục & đào tạo mở Khoa học & công nghệ Khuyến khích đầu tư đối với ngành phụ trợ Phát triển & quản lý hệ thống tài Các ngành phụ trợ chính Cấp phép, điều tiết giá & thuế đối với ngành phụ trợ Đăng ký & cấp phép kinh doanh Đầu tư nhà nước Thu thập & phổ biến thông tin kinh tế
  12. Chiến lược phát triển chuỗi giá trị Cơ sở hạ tầng doanh nghiệp (ví dụ, tài trợ, hoạch định, quan hệ nhà đầu tư) Quản lý nguồn nhân lực Hoạt (ví dụ hệ thống tuyển dụng, đào tạo, lương thưởng) động hỗ Phát triển công nghệ trợ (ví dụ thiết kế sản phẩm, kiểm định, thiết kế qui trình, Giá trị nghiên cứu vật liệu, nghiên cứu thị trường) B iê Mua sắm n Mức sẵn (ví dụ linh kiện, máy móc, quảng cáo, dịch vụ) lợ i lòng chi n h trả của Logistics Vận hành Logistics Marketing và Dịch vụ sau u ậ người chiều vào chiều ra bán hàng bán hàng n mua (ví dụ kho bãi (ví dụ, lắp ráp, (ví dụ xử lý (ví dụ đội ngũ (ví dụ, lắp nguyên liệu chế tạo linh đơn hàng, bán hàng, đặt, hỗ trợ nhập, thu kiện, vận kho bãi, quảng bá, khách hàng, thập số liệu, hành chi chuẩn bị báo quảng cáo, giải quyết dịch vụ, tiếp nhánh) cáo) viết kế hoạch khiếu nại, cận khách kinh doanh, khắc phục) hàng) trang web) Hoạt động sơ cấp  Mọi lợi thế cạnh tranh đều nằm trong chuỗi giá trị. Chiến lược được thể hiện qua cách thức các hoạt động trong chuỗi giá trị được cấu hình và liên kết với nhau như thế nào.