Bài giảng Pháp luật về một số lĩnh vực kinh doanh thương mại quốc tế

Khái niệm hàng hóa:

Hiện nay chưa có khái niệm hàng hóa thống nhất trên thế giới.

Để xác định được sản phẩm nào là hàng hóa thì các nước phải dựa vào các qui định trong công ước của Tổ chức hải quan thế giới về hệ thống hài hòa mã số và mô tả hàng hóa (công ước HS) VN là thành viên của công ước này và có hiệu lực từ ngày 1/1/2000.

Thương mại hàng hóa quốc tế là tổng thể các hoạt động thương mại liên quan đến hàng hóa được các nước tiến hành với nhau.

Thương mại được hiểu theo hướng dẫn của UB Pháp luật thương mại quốc tế Liên hợp quốc (UNCITRIAL) bao gồm tất cả các giao dịch thuộc mọi đối tượng được thực hiện thông qua hợp đồng hay không thông qua hợp đồng.

ppt 30 trang hoanghoa 10/11/2022 5380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Pháp luật về một số lĩnh vực kinh doanh thương mại quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_phap_luat_ve_mot_so_linh_vuc_kinh_doanh_thuong_mai.ppt

Nội dung text: Bài giảng Pháp luật về một số lĩnh vực kinh doanh thương mại quốc tế

  1. d. Các quy tắc về xuất xứ hàng hóa. Cơ sở pháp lý: Hiệp định về quy tắc xuất xứ (Hiệp định RO). Mục đích yêu cầu: buộc các nước thành viên phải làm sao để các quy tắc xuất xứ của họ bảo đảm được tính minh bạch; không hạn chế, bóp méo làm rối loạn hoạt động kinh doanh thương mại quôc tế.
  2. II – CÁC QUY ĐỊNH CƠ BẢN VỀ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ. 2.1. Khái niệm dịch vụ và thương mại dịch vụ: a. Định nghĩa dịch vụ: Hiệp định GATT không có định nghĩa về hành vi hoạt động nào là dịch vụ. Các nước tuân theo quy định của Liên hợp quốc về dịch vụ. Phải tuân theo bảng phân loại của Liên hợp quốc (PCPC/PCP), hành vi, hoạt động nào được liệt kê vào bảng trên thì được gọi là dịch vụ.
  3. b. Định nghĩa thương mại dịch vụ: Hiệp định GATS định nghĩa về thương mại dịch vụ được hiểu là sự cung cấp dịch vụ: - Từ lãnh thổ của nước này đến nước khác “cung ứng dịch vụ qua biên giới”. - Trên lãnh thổ của nước này (nước sử dụng dịch vụ) cho người sử dụng dịch vụ của bất kỳ nước nào theo phương thức “ tiêu dung dịch vụ ở nước ngoài”. - Bởi người – tổ chức – cung ứng dịch vụ của nước này (nước cung cấp dịch vụ) tại bất kỳ nước nào khác (nước sử dụng dịch vụ) theo phương thức “hiện diện thương mại”. - Bởi người – thể nhân – cung ứng dịch vụ của nước này (nước cung cấp dịch vụ) tại bất kỳ nước nào khác (nước sử dụng dịch vụ) theo phương thức “hiện diện thể nhân”.
  4. c. Các nguyên tắc áp dụng. 1. Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN). 2. Nguyên tắc cam kết mở cửa thị trường (MA). 3. Nguyên tắc đảm bảo tính minh bạch công khai. 4. Chấp nhận loại trừ dịch vụ công. 5. Nguyên tắc công nhận hệ thống chất lượng. 6. Được thanh toán và chuyển tiền quốc tế theo lộ trình tự do hóa từng bước (được chuyển tiền ra nước ngoài)
  5. 2.2. Các quy định đặc biệt. a. Quy định về di trú của thể nhân: là các quy định liên quan đến quyền của các cá nhân được tạm thời xuất cảnh, cư trú, đi lại tại một nước để cung cấp dịch vụ. Không áp dụng đối với việc tìm kiếm việc làm hay cư trú của công dân trong trương hợp bình thường. b. Dịch vụ tài chính: các chính phủ có quyền áp dụng các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ nhà đầu tư, người gửi tiền và người mua bảo hiểm để đảm bảo tính thống nhất ổn định của hệ thống tài chính.
  6. c. Viễn thông: Chính phủ của các nước thành viên cho phép các nhà cung ứng dịch vụ nước ngoài được phép sử dụng mạng viễn thông công cộng mà không bị phân biệt đối xử nào. d. Các quy định về dịch vụ vận tải hàng không: Các qui định dịch vụ được áp dụng theo qui định của WTO như dịch vụ sữa chữa, bảo dưỡng cho máy bay, dịch vụ đặt vé qua mạng.