Bài giảng Phân tích lựa chọn vấn đề chính sách

Khái niệm về vấn đề chính
sách
• Vấn đề: là những mâu thuẩn cần giải
quyết để cho sự vật tồn tại và phát triển.
• Vấn đề chính sách: là những nhu cầu
tương lai của đời sống xã hội cần được
giải quyết bằng chính sách của nhà
nước. 
Vấn đề khiếu kiện đông người
• Nguyên nhân do chính sách thay đổi liên
tục
• Nhất là chính sách đất đai => giá thay đổi
liên tục. Giá ảnh hưởng đến quyền lợi kinh
tế của cá nhân do => không đồng đều và
công bằng, không cùng giá trong cùng một
điều kiện, môi trường, vùng… 
pdf 53 trang hoanghoa 10/11/2022 4200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Phân tích lựa chọn vấn đề chính sách", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_phan_tich_lua_chon_van_de_chinh_sach.pdf

Nội dung text: Bài giảng Phân tích lựa chọn vấn đề chính sách

  1. 1.3.Tìm kiếm vấn đề chính sách • Để xác định đúng vấn đề chính sách , các nhà phân tích chính sách cần phải phân tích, tìm kiếm trong số những vấn đề phát hiện được thông qua những đặc trưng cơ bản sau:
  2. Những vấn đề phát sinh trong đời sống cộng đồng, xã hội Mâu thuẩn Vấn đề chính sách Nhu cầu của xã hội
  3. 1.3.1.Những vấn đề có ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội • Từ những nhu cầu cơ bản để đưa ra các chính sách. • Ví dụ: – Cái ăn => (phúc lợi, an sinh xã hội) chính sách xóa đói giảm nghèo; – Nơi ở => chính sách xây nhà tình nghĩa, tình thương; – Nhu cầu học tập => chính sách cho sinh viên diện nghèo vay tiền học tập; –
  4. 1.3.2. Những vấn đề có mối quan hệ biện chứng với môi trường
  5. Các vấn đề sinh ra từ môi trường Môi trường Môi trường Văn hóa Chính trị Vấn đề Môi trường Mâu thuẩnMôi trường Vấn đề Kinh tế Xã hội chính sách Nhu cầu Môi trường của xã hội Môi trường tự nhiên Pháp lý
  6. 1.3.2. Những vấn đề có mối quan hệ biện chứng với môi trường • Các yếu tố trong môi trường vận động sinh ra các vấn đề, trong đó có vấn đề chính sách. • Những vấn đề đó cần được giải quyết bằng chính sách mới làm cho xã hội phát triển. • Mặt khác xã hội càng phát triển thì càng sinh ra nhiều vấn đề cần được giải quyết bằng chính sách. Quy luật vận động đó (giải quyết các mâu thuẩn, thống nhất giữa các mặt đối lập) thúc đẩy lẫn nhau => xã hội càng phát triển.
  7. XT1 Cô giáo dán miệng trẻ mầm non? Đạo lý xã hội, tính theo chỉ số nào?
  8. Slide 17 XT1 Pháp luật chủ nhật ngày 2/12/2007, trang 3 (DUY TÍNH) Thời luận TƯƠNG LAI Xuan Tien, 7/29/2008
  9. 1.3.3.Vấn đề chính sách mang cả tính hiện tại và tương lai • Môi trường, các yếu tố trong môi trường vận động liên tục => thường xuyên sinh ra nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề chính sách. Những vấn đề được tạo ra này là mang tính hiện tại. Theo quy luật vận động, các hiện tượng đó sẽ làm nảy sinh những vấn đề trong tương lai, gọi là vấn đề mang tính tương lai.
  10. 1.3.4.Vấn đề chính sách không linh động bằng các vấn đề chung • Do tác động lẫn nhau giữa các yếu tố cấu thành môi trường mà mâu thuẫn được sinh ra, vì thế vấn đề thường gắn với các yếu tố trong quá trình vận động. Khi sinh ra, vấn đề vẫn phải chịu tác động thường xuyên của môi trường, nên chúng cũng sẽ biến đổi như các yếu tố vật chất khác.
  11. 1.3.4.Vấn đề chính sách không linh động bằng các vấn đề chung Để tồn tại trong quá trình vận động, tự mỗi yếu tố phải chuyển hóa cho thích ứng với môi trường, đã kéo theo sự chuyển hóa của vấn đề. Tuy nhiên, trong số đó có vấn đề chuyển hóa chậm làm ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển xã hội, cần có sự tác động của Nhà nước. Như vậy so với các vấn đề chung, vấn đề chính sách kém linh động hơn.
  12. 1.3.4.Vấn đề chính sách không linh động bằng các vấn đề chung • Vấn đề chính sách: cơ bản => liên quan đến toàn xã hội. Làm cho xã hội thay đổi dần về chất. • Vì vậy sự chuyển mình của xã hội bao giờ cũng chậm hơn một tổ chức. • Ví như, chính sách tư cho ra kết quả làm thay đổi (một tổ chức, nhóm lợi ích ) nhanh hơn chính sách công liên quan đến toàn xã hội, vì lợi ích cộng đồng.
  13. 1.4.Căn cứ lựa chọn vấn đề chính sách • Nghiên cứu đặc tính của vấn đề chính sách cho phép chọn ra một số vấn đề mang đặc tính khá giống nhau cần phải có sự tác động của Nhà nước. • Tuy nhiên Nhà nước không thể giải quyết cùng một lúc tất cả mọi vấn đề, mà phải chọn trong số đó vấn đề cần giải quyết trước nhất.
  14. 1.4.Căn cứ lựa chọn vấn đề chính sách • Một số căn cứ để chọn đúng vấn đề chính sách: – Căn cứ vào tính bức xúc của vấn đề chính sách so với nhu cầu xã hội. – Căn cứ vào yêu cầu quản lý Nhà nước đối với vấn đề chính sách. – Căn cứ vào khả năng tổ chức giải quyết vấn đề chính sách của Nhà nước. – Căn cứ vào khả năng tham gia giải quyết vấn đề của đối tượng chính sách.
  15. 1.4.Căn cứ lựa chọn vấn đề chính sách • Từ những căn cứ để chọn đúng vấn đề chính sách, kết quả phân tích lựa chọn đó được dùng làm cơ sở để Chính phủ hoạch định chính sách công.
  16. • ĐB Hà Nội Nguyễn Tài Lương đề nghị: "Chúng ta nên bắt đầu từ nhu cầu của cuộc sống, sau đó các cơ quan địa phương tổng hợp đưa lên trình Chính phủ. Chính phủ gửi ý kiến đó đến UBTVQH và các Uỷ ban của Quốc hội sẽ trực tiếp soạn thảo văn bản".
  17. • Theo số liệu thống kê, từ năm 1993- 2002 có gần 16 nghìn trường hợp phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, trong đó tỷ lệ lấy chồng Đài Loan chiếm 81%. Thời gian chung sống dưới ba tháng của những cặp vợ chồng chiếm đến 67%.
  18. • Tham dự các phiên tòa ly hôn có yếu tố nước ngoài mới biết có hàng nghìn lý do để các cô gái Việt Nam lấy “chồng ngoại”. Người vì tình, kẻ vì tiền. Nhưng cũng có nhiều người có những lý do đôi khi chẳng giống ai. Kim Tuyết, 24 tuổi quyết định lấy chồng Đài Loan để “được đi máy bay”. Thùy Anh, 22 tuổi thì mơ mộng đến ngớ ngẩn “lấy chồng Trung Quốc sẽ được sang đó ở, được nhìn thấy tuyết hàng ngày”. Nhất Lan, đang là sinh viên cũng quyết định lấy chồng người Đức chỉ vì “có mấy đứa bạn ở bên Đức, mình muốn qua đó cho vui”.
  19. • Ở Cần Thơ, trung bình một năm, tòa án tỉnh thụ lý gần 100 vụ án xin ly hôn với người nước ngoài, trong đó trường hợp lấy chồng Đài Loan chiếm đa số. Tuy nhiên, hiện tượng những cô gái trẻ nông thôn đồng bằng sông Cửu Long lấy chồng Đài Loan vẫn tiếp tục bùng phát. Năm 2000, chỉ riêng tỉnh Cần Thơ có 1.800 cô gái lấy chồng ngoại. Có những xã như Tân Lộc (Thốt Nốt, Cần Thơ), Hưng Thành và Hưng Hội (Vĩnh Lợi, Bạc Liêu), việc “kiếm” chồng nước ngoài rộ lên thành phong trào.
  20. • Bị hành hạ là chuyện thường ngày. • Trong một cuộc phỏng vấn, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Đài Loan cho biết, ở Đài Loan mặc dù chính quyền các cấp kiểm tra giấy tờ rất nghiêm khắc song vẫn “lọt lưới” một số trường hợp người có vợ hoặc mắc bệnh tâm thần vẫn xin được giấy chứng nhận độc thân, sức khỏe bình thường để lấy vợ Việt Nam.
  21. • Đa số người Đài Loan lấy vợ ngoài lãnh thổ là do hoàn cảnh đặc biệt, bị dị tật, tuổi cao. Ông Thứ trưởng cho rằng con số 15-20% cô dâu Việt Nam sống không hòa thuận với gia đình chồng như Viện Nghiên cứu Trung ương Đài Loan công bố là hơi thấp. Thực tế, tỷ lệ này cao hơn vì sau hôn nhân nảy sinh hàng loạt vấn đề phức tạp, khiến nhiều cô dâu nước ngoài thất vọng.
  22. • Trong một phiên tòa ly hôn mới đây, Ngọc Hiền, người đứng đơn ly hôn tâm sự: “Trước đây người ta nói nhiều chuyện tiêu cực về việc lấy chồng Tây rồi, nhưng em không tin. Vậy là em lấy ông chồng Nhật để có 20.000 USD. Ba năm ở bên đó em bị đối xử còn tệ hơn đứa ở. Bị đánh nhiều đến nỗi không biết đau nữa. Mà tiền chồng hứa cho gia đình em trả nợ cũng chẳng thấy đâu
  23. • Em không dám có con vì sợ sau này con mình giống cha nó”. Nói xong, cô cười khoe tòa án đã quyết định cho cô ly hôn sau năm lần bảy lượt hầu tòa. Hầu hết, những người phụ nữ đứng đơn ly hôn đều cho biết sẽ “quyết tâm” ly hôn cho bằng được, cũng như quyết tâm lấy chồng ngoại ban đầu.
  24. • Theo Sở Tư pháp, từ khi Nghị định 68 của Chính phủ có hiệu lực thi hành đến nay (2-1- 2003 đến cuối tháng 9-2004), TP.Cần Thơ đã có 3.260 trường hợp đăng ký kết hôn với người nước ngoài, trong đó kết hôn với người Đài Loan là 2.871 trường hợp (chiếm 88% tổng số). Nghĩa là bình quân mỗi tháng phải giải quyết cho đăng ký khoảng 150 trường hợp, với nhiều thủ tục giấy tờ của người nước ngoài cần phải thẩm định xem xét thận trọng.
  25. • Mặc dù Nghị định 68 thể hiện sự thông thoáng hơn so với Nghị định 184/CP trước đây, như quy định tăng thời hạn sử dụng các loại giấy tờ của người nước ngoài, bãi bỏ phần sử dụng giấy khai sinh, thủ tục xác minh của công an (chỉ xác minh những trường hợp cần thiết), nhưng thực tế cũng còn nhiều vướng mắc: • Cán bộ hộ tịch không có trình độ ngoại ngữ (tiếng Hoa) để phỏng vấn đương sự mà phải mời phiên dịch (trường hợp kết hôn với người Đài Loan), chi phí phát sinh này chưa được quy định trong Nghị định 68.
  26. Kết hôn với người Đài Loan • Việc xác định mục đích kết hôn không trong sáng để từ chối cho phép đăng ký kết hôn còn quy định chung chung và khó xác định chính xác; • Luật Hôn nhân - Gia đình cũng không quy định độ tuổi chênh lệch giữa nam và nữ là bao nhiêu thì bị coi là trái thuần phong mỹ tục và không đảm bảo hạnh phúc gia đình nên rất khó xử lý những trường hợp chênh lệch tuổi quá lớn
  27. 1.4.Phân tích tính chất của vấn đề chính sách . Phân tích tính đơn giản hay phức tạp của vấn đề chính sách . Phân tích tính bức xúc hay không của vấn đề chính sách . Phân tích tính quan trọng hay không của vấn đề chính sách
  28. Phân tích tính đơn giản hay phức tạp của vấn đề chính sách . Liên quan đến các đối tượng . Như: thuế, người có công, dân số trong dó vấn đề nào phức tạp hơn? Ví dụ, thuế là vấn đề phức tạp (1) hoặc vấn đề khác . Phân tích xem thời gian giải quyết vấn đề bao lâu, dài hay ngắn? Từ đó suy ra tính chất phức tạp của vấn đề chính sách.
  29. Phân tích tính bức xúc hay không của vấn đề chính sách • Chẳng hạn như các vấn đề ăn, ở, mặc cái nào bức xúc hơn, ưu tiên chọn trước. • Ví dụ: vấn đề ở được chọn trước, nhưng trong tương lai có thể vấn đề khác chọn trước v.v
  30. Phân tích tính quan trọng hay không của vấn đề chính sách • Tính chất này tùy thuộc vào vị trí của nó trong các vấn đề lựa chọn cũng như tùy thuộc vào thứ tự thông tin trong tình huống phát triển.
  31. 1.5.Phân tích tính phù hợp của vấn đề chính sách lựa chọn • Phân tích tính phù hợp với căn cứ lựa chọn vấn đề chính sách • Phân tích tính phù hợp với mục tiêu quản lý nhà nước trong từng thời kỳ. • Phân tích tính phù hợp với hệ thống chính sách hiện thời. • Phân tích tính phù hợp với đặc tính của đối tượng thực thi chính sách.
  32. Phân tích tính phù hợp với căn cứ lựa chọn vấn đề chính sách • Phù hợp với tính bức xúc của vấn đề chính sách so với nhu cầu xã hội. • Phù hợp với yêu cầu quản lý Nhà nước đối với vấn đề chính sách. • Phù hợp với khả năng tổ chức giải quyết vấn đề chính sách của Nhà nước. • Phù hợp với khả năng tham gia giải quyết vấn đề của đối tượng chính sách.
  33. • Ngoài ra phân tích lựa chọn vấn đề chính sách phải phù hợp với nhu cầu – nguyện vọng của đối tượng thụ hưởng; môi trường tồn tại của chính sách; khả năng giải quyết vấn đề.
  34. Phân tích tính phù hợp với mục tiêu quản lý nhà nước trong tưng thời kỳ. • Ví dụ: các chính sách đào tạo nghề, đầu tư khoa học – kỹ thuật,
  35. Phân tích tính phù hợp với hệ thống chính sách hiện thời • Tính hệ thống của chính sách: – Chính sách với hệ thống công cụ khác; – Chính sách với hệ thống chính sách đã có; ví dụ: chính sách tư nhân hóa đất đai có phù hợp với những chính sách đã có hay không?
  36. Phân tích tính phù hợp với hệ thống chính sách hiện thời • Tính hệ thống của mục tiêu chính sách. • Tính hệ thống của các biện pháp. Ví dụ: các biện pháp tổ chức, giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế • Tính hệ thống của mục tiêu và biện pháp. • Tính hệ thống của chu trình chính sách. • Tính hệ thống của các cơ quan nhà nước trong việc hoạch định thực thi phân tích và đánh giá chính sách.
  37. Phân tích tính phù hợp với đặc tính của đối tượng thực thi chính sách.
  38. Kết luận • Chúng cũng có thể được sử dụng để nâng cao nhận thức của chính quyền địa phương về những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo để từ đó thiết kế được những chương trình xoá đói giảm nghèo thiết thực hơn đối với dân nghèo. • Các quá trình nghiên cứu và đánh giá cũng có thể làm tăng nhận thức của người nghèo về những nguyên nhân nghèo đói và giải pháp khắc phục phù hợp
  39. Câu 1. Khi tìm kiếm vấn đề chính sách , người ta dựa vào những đặc trưng nào? • Vấn đề chính sách có mối quan hệ biện chứng với môi trường tồn tại. • Vấn đề chính sách mang cả tính hiện thực và tương lai. • Vấn đề chính sách kém linh động so với các vấn đề chung.
  40. Câu 2. Tại sao khi phân tích hoạch định chính sách lại phải quan tâm đến thời cơ ban hành chính sách? • p. 142/155 • Thời cơ ban hành chính sách được hiểu là thời điểm mà tại đó chính sách được ban hành có thể có những cơ hội thực hiện (tồn tại và phát triển) mục tiêu đề ra. Nếu có cơ hội thực hiện gọi là đúng thời cơ, còn ít cơ hội, nhiều nguy cơ trong quá trình thực hiện gọi là không đúng thời cơ. Liên hệ cho thấy, việc chọn thời cơ ban hành chính sách có giá trị thực tiễn rất cao, làm cho hiệu lực hiệu quả chính sách được tăng cường.
  41. Câu 3. Hãy cho biết nội dung phân tích diễn biến chính sách • P. 173/160 • Phân tích kế hoạch triển khai • Phân tích các hoạt động triển khai
  42. Câu 4. Khi phân tích tính hệ thống của chính sách cần tập trung vào những nội dung nào? • P. 145/158 • Phân tích tính hệ thống của mục tiêu chính sách • Phân tích tính hệ thống của biện pháp chính sách • Phân tích tính hệ thống của chính sách với các công cụ quản lý vĩ mô.
  43. Câu 5. Để duy trì chính sách cần có những điều kiện chủ yếu nào? Phân tích các điều kiện đó. Liên hệ với thực tế nước ta. • P. 151/164 • Bảo đảm nguồn lực cho thực thi chính sách • Có chương trình, kế hoạch cụ thể • Phân công, phối hợp rõ ràng • Tạo lập môi trường chính sách thuận lợi