Bài giảng Luật kinh tế (Chương trình Cao học kinh tế) - Lê Văn Hưng
CÁC CHUYÊN ĐỀ
I: Tổng quan Luật Kinh tế Việt Nam
II: Nhà kinh doanh
III: Doanh nghiệp và tài sản doanh nghiệp.
IV: Hợp đồng &Giải quyết tranh chấp trong KD
Định nghĩa Luật Kinh tế: Quan niệm Luật Kinh tế của thời kỳ kế hoạch hóa tập trung, bao cấp – những vấn đề pháp lý đặt ra khi chuyển sang kinh tế thị trường.
Luật Kinh tế trong kinh tế thị trường định hướng XHCN – những nguyên tắc pháp lý của nền kinh tế thị trường: nguyên tắc tự do kinh doanh; nguyên tắc tự do cạnh tranh; nguyên tắc bình đẳng…
Các khái niệm: Luật Kinh Tế – Luật Kinh Doanh – Luật Thương Mại.
Sự tương thích với luật pháp quốc tế về thương mại.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Luật kinh tế (Chương trình Cao học kinh tế) - Lê Văn Hưng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bai_giang_luat_kinh_te_chuong_trinh_cao_hoc_kinh_te_le_van_h.ppt
Nội dung text: Bài giảng Luật kinh tế (Chương trình Cao học kinh tế) - Lê Văn Hưng
- NGHỊ QUYẾT 71(tt) TT Tên văn Cam kết WTO Nội dung áp dụng bản 1 Luật Đoạn 503 và Cty TNHH, cty CP được quyền quy định doanh Đoạn 504 trong trong Điều lệ công ty: nghiệp Báo cáo của Ban 1. Số đại diện cần thiết để tổ chức cuộc họp và (2005) công tác hình thức thông qua quyết định của HĐTV, Các điều ĐHĐCĐ; 51, 52, 2. Các vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định 103, 104 của HĐTV, ĐHĐCĐ 3. Tỉ lệ đa số phiếu cần thiết (kể cả tỷ lệ đa số 51%) để thông qua các quyết định của HĐTV, ĐHĐCĐ.
- NGHỊ QUYẾT 71(tt) TT Tên văn Cam kết WTO Nội dung áp dụng bản 2 Luật Cam kết về dịch Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành luật sư vụ pháp lý trong nghề tại Việt Nam dưới các hình thức sau đây: (2006) Biểu cam kết về a) Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư thương mại dịch nước ngoài (sau đây gọi là chi nhánh); Điều 69 vụ khoản 1 b) Công ty luật TNHH một trăm phần trăm vốn nước ngoài, công ty luật TNHH dưới hình thức liên doanh, công ty luật hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam (sau đây gọi chung là công ty luật nước ngoài).
- NGHỊ QUYẾT 71(tt) TT Tên văn Cam kết WTO Nội dung áp dụng bản Điều 70 (nt) Chi nhánh, công ty luật nước ngoài hành nghề tại VN được thực hiện tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lý khác, không được cử luật sư nước ngoài và luật sư VN trong tổ chức hành nghề của mình tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trước Toà án VN hoặc thực hiện các dịch vụ về giấy tờ pháp lý và công chứng liên quan tới pháp luật VN, được cử luật sư VN trong tổ chức hành nghề của mình tư vấn pháp luật VN.
- NGHỊ QUYẾT 71(tt) TT Tên văn Cam kết WTO Nội dung áp dụng bản Điều 72 (nt) Công ty luật TNHH 100% vốn nước ngoài là khoản 1 tổ chức hành nghề luật sư do một hoặc nhiều tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài thành lập tại VN. Công ty luật TNHH dưới hình thức liên doanh là tổ chức hành nghề luật sư liên doanh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và tổ chức hành nghề luật sư VN. Công ty luật hợp danh là tổ chức hành nghề luật sư hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh VN.
- NGHỊ QUYẾT 71(tt) TT Tên văn Cam kết WTO Nội dung áp dụng bản Điều 76 (nt) Luật sư nước ngoài hành nghề tại VN được tư vấn pháp luật nước ngoài và pháp luật quốc tế, được thực hiện các dịch vụ pháp lý khác liên quan đến pháp luật nước ngoài, được tư vấn pháp luật VN trong trường hợp có bằng cử nhân luật của VN và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu tương tự như đối với một luật sư VN, không được tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trước Toà án Việt Nam.
- NGHỊ QUYẾT 71(tt) TT Tên văn Cam kết WTO Nội dung áp dụng bản 3 Luật Các cam kết về - Trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm ban minh bạch hoá pháp luật, cơ quan, tổ chức hữu quan tạo điều hành trong Báo cáo của kiện để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia văn bản Ban công tác. góp ý kiến vào dự thảo văn bản quy phạm pháp QPPL Đoạn 509 và Đoạn luật; tổ chức lấy ý kiến của các đối tượng chịu sự 1996 và 519 tác động trực tiếp của văn bản. Luật - Cơ quan chủ trì soạn thảo phải đăng dự thảo SĐ,BS văn bản quy phạm pháp luật trên Trang tin điện Đ3k2 tử của Chính phủ và dành thời gian không ít hơn 60 ngày để các cơ quan, tổ chức, cá nhân góp ý vào dự thảo.
- NGHỊ QUYẾT 71(tt) TT Tên văn Cam kết WTO Nội dung áp dụng bản Khoản 1 Các đoạn 507, Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà Điều 10 508, 509, 519 nước ở trung ương phải được đăng Công báo, trong Báo cáo của đồng thời đăng trên Trang tin điện tử của Chính Ban công tác. phủ và có thể được đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, trừ trường hợp văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước.
- NGHỊ QUYẾT 71(tt) TT Tên văn Cam kết WTO Nội dung áp dụng bản Điều 75 Các đoạn 507, 1. Cơ quan ban hành văn bản QPPL phải quy Luật 508, 509, 519 định rõ thời điểm có hiệu lực của văn bản ban ngay tại văn bản đó. hành VB 2. Việc quy định thời điểm có hiệu lực của văn QPPL bản QPPL phải bảo đảm hợp lý nhằm tạo điều kiện cho việc chuẩn bị thi hành văn bản của các cơ quan, tổ chức, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản. 3. Thời điểm có hiệu lực của văn bản QPPL do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành không được sớm hơn 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo, trừ trường hợp khẩn cấp.
- NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA SAU WTO – NHÀ NƯỚC Điều chỉnh lại hệ thống PL cho phù hợp với PL quốc tế; Nếu có xung đột PL giữa điều ước quốc tế và văn bản QPPLtrong nước thì ưu tiên áp dụng điều ước quốc tế ( điểm 119 Báo các Nhóm công tác).
- CẤU TRÚC KHUNG PHÁP LUẬT KINH TẾ Hệ thống các QPhạm luật thực định điều chỉnh trực tiếp các quan hệ kinh tế: ◼ Pháp luật về các loại hình doanh nghiệp; ◼ Pháp luật về thị trường vốn; ◼ Pháp luật về hợp đồng; ◼ Pháp luật về sở hữu trí tuệ; ◼ Pháp luật về giao dịch có bảo đảm và phá sản; ◼ Pháp luật về các đảm bảo xã hội và bảo vệ môi trường; ◼ Pháp luật về điều chỉnh các hoạt động kinh tế vĩ mô; ◼ Pháp luật về giải quyết tranh chấp;
- CẤU TRÚC KHUNG PHÁP LUẬT KINH TẾ(tt) Các định chế, thiết chế có cấu trúc và chức năng riêng hình thành do chính sự đòi hỏi của nền kinh tế thị trường: ◼ Các thiết chế phát sinh từ nhu cầu phát triển của quan hệ kinh tế thị trường; ◼ Các thiết chế hành chính - tư pháp; ◼ Các thiết chế về hệ thống thông tin pháp luật. Những nguyên tắc pháp lý, những định hướng căn bản: ◼ Xuất phát từ những quy luật vốn có của nền kinh tế thị trường như: tự do kinh doanh, cạnh tranh, ◼ Xuất phát từ vai trò quản lý của nhà nước trong nền kinh tế thị trường ( chức năng điều chỉnh những sai lệch của thị trường).
- CHUYÊN ĐỀ 2: NHÀ KINH DOANH TRONG MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH VÀ HỘI NHẬP Luật Thương Mại Việt Nam: “ Thương nhân gồm cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại một các độc lập, thường xuyên”(LTM 1997) Th¬ng nh©n bao gåm tỉ chøc kinh tÕ ®ỵc thµnh lËp hỵp ph¸p, c¸ nh©n ho¹t ®éng th¬ng m¹i mét c¸ch ®éc lËp, thêng xuyªn vµ cã ®¨ng ký kinh doanh.( LTM 2005)
- HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.(LTM 2005) “Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán HH, cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý TM; ký gởi; thuê, cho thuê; thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; li-xăng; đầu tư; tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác; vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật” ( P.lệnh TTTM-2003).
- CHUYÊN ĐỀ 2: NHÀ KINH DOANH (tt) So sánh với thuật ngữ kinh doanh trong Luật Doanh Nghiệp(2005): “Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi” ( đ. 4 LDN 2005). Liên hệ: Quan niệm về thương mại trong BTA: + Thương mại hàng hóa; + Thương mại sở hữu trí tuệ; + Thương mại dịch vụ; + Thương mại đầu tư.
- CHUYÊN ĐỀ 2: NHÀ KINH DOANH (tt) Các dấu hiệu cơ bản: * Chủ thể kinh doanh là cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác; * Hoạt động kinh doanh một cách độc lập và thường xuyên: + tự quyết định nội dung và thời hạn hoạt động; + chịu trách nhiệm trực tiếp cho hành vi KD của mình; + nhân danh mình và vì lợi ích của mình; + tính nghề nghiệp của hành vi. * Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh.
- CHUYÊN ĐỀ 2: NHÀ KINH DOANH (tt) Pháp nhân ( chủ thể nhân tạo ): + Khái niệm về pháp nhân – khế ước lập hội + Pháp nhân theo BLDS Việt Nam - là một tổ chức: - Được thành lập hợp pháp; - Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; - Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; - Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Các loại pháp nhân: Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội; tổ chức kinh tế; tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; quỹ xã hội, quỹ từ thiện, . . .
- CHUYÊN ĐỀ 2: NHÀ KINH DOANH (tt) NKD – PHÁP NHÂN: + Phải có nhiều người tham gia; + Người tham gia phải góp vốn ( phần vốn góp – sự tách bạch giữa tài sản của thành viên và tài sản của pháp nhân – việc chuyển sở hữu tài sản góp vốn cho pháp nhân); + Mục đích kinh doanh. * Vai trò của khế ước lập hội – Bản Điều Lệ. * Việc hình thành và chấm dứt tư cách pháp nhân.
- CHUYÊN ĐỀ 2: NHÀ KINH DOANH (tt) NĂNG LỰC PHÁP LUẬT CỦA PHÁP NHÂN: + Tên gọi ( các quy định về tên doanh nghiệp trong Luật DN); + Trụ sở giao dịch ( chi nhánh và văn phòng đại diện); + Quốc tịch của pháp nhân ( khác với thể nhân, pháp nhân không có quyền huyết thống chỉ có quyền nơi sinh, do vậy thường quốc tịch của pháp nhân được xác định theo nơi đăng ký hoạt động; tuy nhiên cũng có những quan điểm khác ); “Quốc tịch của doanh nghiệp là quốc tịch của nước, vùng lãnh thổ nơi doanh nghiệp thành lập, đăng ký kinh doanh”LDN 2005-Đ.4k.20. + Sản nghiệp của pháp nhân( tính độc lập về tài sản); + Quyền và nghĩa vụ của pháp nhân ( những khác biệt so với thể nhân); + Cơ chế ra quyết định của pháp nhân và vấn đề người đại diện của pháp nhân.
- CHUYÊN ĐỀ 2: NHÀ KINH DOANH (tt) Cá nhân( thể nhân): + Tự nhiên nhân + Năng lực pháp luật: Thời điểm phát sinh và chấm dứt; nội dung năng lực pháp luật( họ tên- nơi cư trú- tình trạng nhân thân); + Năng lực hành vi: tuổi và năng lực nhận thức * Người chưa có năng lực hành vi, người mất năng lực hành vi, người hạn chế năng lực hành vi. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi kinh doanh – các trường hợp loại trừ: người vô năng, người bị cấm quyền, người bất khả kiêm nhiệm.
- CHUYÊN ĐỀ 2: NHÀ KINH DOANH (tt) Những cá nhân không được tham gia thành lập & quản lý DN: - Cán bộ, công chức theo quy định của PL về CBCC; - SQ, hạ SQ, quân nhân chuyên nghiệp, CN quốc phòng,. . . - Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong cơng ty 100% vốn NN trừ những người được cử làm đại diện để quản lý phần vốn NN tại doanh nghiệp khác; - Người vị thành niên, người thành niên hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; - Người đang thụ án tù, bị TA tước quyền hành nghề, - Trường hợp doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản.
- CHUYÊN ĐỀ 2: NHÀ KINH DOANH (tt) HỘ GIA ĐÌNH – CHỦ THỂ ĐẶC THÙ( đ. 105 BLDS 2005): Là tổ chức bao gồm các thành viên có tài sản chung để hoạt động kinh tế chung trong quan hệ sử dụng đất, trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và trong một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác. Tài sản chung: do thành viên cùng nhau tạo lập nên, được tặng cho chung, tài sản được các thành viên thỏa thuận là tài sản chung. Hộ gia đình chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản chung của hộ. Nếu tài sản chung của hộ không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung của hộ thì các thành viên phải liên đới chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của mình.
- CHUYÊN ĐỀ 2: NHÀ KINH DOANH (tt) TỔ HỢP TÁC –CHỦ THỂ ĐẶC THÙ( đ. 111 BLDS 2005): Là tổ chức của từ ba cá nhân trở lên, hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của UBND cấp xã; các thành viên cùng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm. Tài sản của tổ hợp tác: do tổ viên đóng góp, cùng tạo lập, được tặng, cho chung, Tổ hợp tác chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản chung của tổ. Nếu tài sản chung của tổ không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung của tổ thì các tổ viên phải chịu trách nhiệm liên đới theo phần tương ứng với phần vốn góp bằng tài sản riêng của mình.
- HỘ KINH DOANH Nghị định 88/2006/NĐ-CP(29/08/2006): Hộ kinh doanh do một cá nhân là cơng dân Việt Nam hoặc một nhĩm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng khơng quá mười lao động, khơng cĩ con dấu và chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
- Đặc điểm pháp lý của hộ kinh doanh Hộ kinh doanh do một cá nhân, một nhĩm người hoặc một hộ gia đình là chủ. Hộ kinh doanh thường tồn tại với quy mơ nhỏ. Chủ hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm vơ hạn trong hoạt động kinh doanh.
- Điều 49 NĐ 43-2010: Hộ kinh doanh 1. Hộ kinh doanh do một cá nhân là cơng dân VN hoặc một nhĩm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký KD tại một địa điểm, sử dụng khơng quá mười lao động, khơng cĩ con dấu và chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình đối với hoạt động KD. 2. Hộ gia đình sản xuất nơng, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buơn chuyến, KD lưu động, làm dịch vụ cĩ thu nhập thấp khơng phải đăng ký, trừ trường hợp KD các ngành, nghề cĩ điều kiện. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương. 3. Hộ KD cĩ sử dụng thường xuyên hơn 10 lao động phải chuyển đổi sang hoạt động theo hình thức DN.
- NHÀ KINH DOANH – QUYỀN & NGHIÃ VỤ Quyền tự do KD và nguyên tắc: “Luật không cấm thì được phép”. Các quyền và nghĩa vụ của nhà kinh doanh trong luật doanh nghiệp Tự do cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh.
- NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN 1. Tinh thần thượng tôn luật pháp: ◼ Sự thống trị của pháp luật trên những lĩnh vực chủ yếu của đời sống xã hội; Công pháp Pháp luật càng phát triển thì yếu tố ◼ LUẬT công pháp thu hẹp lại và phải tăng Tư pháp cường luật tư pháp. Tôn trọng tính thứ bậc của pháp luật – vai trò của Hiến Pháp - Cơ chế để bảo vệ Hiến Pháp.
- NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN(tt) 2. Sự phân biệt nhà nước và xã hội dân sự – phi nhà nước hóa một số lĩnh vực xã hội: ◼ Chuyển chức năng của nhà nước từ cai trị sang dịch vụ và cung cấp dịch vụ; ◼ Xã hội hóa một số lĩnh vực thuộc quyền lực công; ◼ Nhà nước pháp quyền phát triển theo xu thế ngày càng thu hẹp lĩnh vực can thiệp của nhà nước đồng thời tăng cường hiệu lực của nó. 3. Quan hệ quyền lực được tổ chức theo nguyên tắc dân chủ để đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân: ◼ Các quốc gia tư bản: phân quyền và đối trọng ◼ Các quốc gia XHCN: quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân – phân công và phân nhiệm.
- NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN(tt) 4. Tôn trọng quyền con người – nguyên tắc chỉ đạo hoạt động của nhà nước và xã hội: ◼ Nhà nước của dân, do dân và vì dân; ◼ Quyền con người : Đối với nhà nước: Chỉ được làm những gì mà luật cho phép Đối với công dân: Những gì luật không cấm thì được phép. ◼ Quyền con người vừa là động lực vừa là mục tiêu của nhà nước pháp quyền.
- NHÀ KINH DOANH (tt) – Quyền và nghĩa vụ Điều 8. Quyền của doanh nghiệp Điều 9. Nghĩa vụ của doanh nghiệp
- CẠNH TRANH Cạnh tranh được hiểu là một quá trình, trong đó các thành viên tham gia thị trường để bảo đảm thị trường tiêu thụ phải tranh đua đưa ra những điều kiện tốt hơn so với những đối thủ của mình (về khối lượng, chất lượng, giá cả, hình thức, mẫu mã và những điều kiện thương mại khác) Điều kiện cơ bản để cạnh tranh có thể diễn ra là các bên cung và bên cầu: ◼ Có các khả năng lựa chọn và thay thế ◼ Không bị hạn chế cạnh tranh theo khả năng của mình ◼ Được phép tự do tham gia thị trường.
- NHÀ KINH DOANH (tt) – CẠNH TRANH Tự do cạnh tranh là một nguyên tắc căn bản của kinh tế thị trường Tuy nhiên, quyền cạnh tranh cũng có những giới hạn: ◼ Giới hạn bởi những quy định cuả nhà nước nhằm bảo vệ trật tự, an ninh, môi trường, di tích lịch sử, bảo vệ người tiêu dùng, ◼ Tố quyền chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh; ◼ Những giới hạn do thỏa thuận ( nghị quyết của hiệp hội); Những quy định cấm đối với thương nhân trong Luật TMại: ◼ Đầu cơ để lũng đoạn thị trường; ◼ Bán phá giá để cạnh tranh; ◼ Dèm pha thương nhân khác; ◼ Ngăn cản, lôi kéo, mua chuộc, đe dọa nhân viên hoặc khách hàng của thương nhân khác; ◼ Xâm phạm quyền về nhãn hiệu, các quyền sở hữu công nghiệp khác,
- Những quy định cấm đối với thương nhân (tt): Nâng giá, ép giá gây thiệt hại cho người sản xuất, người tiêu dùng; Lừa dối khách hàng, gây nhầm lẫn cho khách hàng; Bán hàng giả; Bán hàng kém chất lượng, sai quy cách đã đăng ký; Quảng cáo dối trá; Khuyến mại bất hợp pháp.
- CẠNH TRANH (tt) Các điều kiện, tieàn ủeà để cạnh tranh coự theồ dieón ra ụỷ VN : Hạn chế ảnh hưởng của quyền lực công liên quan đến hoạt động KD của các DN; Xoá bỏ những bảo hộ không cần thiết, đưa lợi ích của người tiêu dùng và khả năng cạnh tranh của kinh tế VN lên trên các lợi ích cục bộ của một số ngành,địa phương; Tư nhân hoá các DNNN trong những ngành nghề và quy mô mà NN không cần nắm giữ 100% vốn; Hạn chế và kiểm soát các DNNN độc quyền KD trong những lĩnh vực nhất định (viễn thông, điện, nước ); Bảo hộ sở hữu tư nhân, bảo hộ vốn và tài sản hợp pháp của tất cả các nhà đầu tư tư nhân, quyền lực công cần can thiệp một cách có hiệu quả nhằm răn đe, hạn chế và loại trừ các hành vi xâm phạm sản nghiệp thương mại hợp pháp của thương nhân.
- LUẬT CẠNH TRANH 2004 Hành vi hạn chế cạnh tranh Hành vi cạnh tranh không lành mạnh
- LUẬT CẠNH TRANH 2004 Hành vi hạn chế cạnh tranh là hành vi của doanh nghiệp làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường, bao gồm: Thoả thuận hạn chế cạnh tranh, Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền, Tập trung kinh tế.
- LUẬT CẠNH TRANH(tt) Các thoả thuận hạn chế cạnh tranh (d.8) bao gồm: ◼ 1. Thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp; ◼ 2. Thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ; ◼ 3. Thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, dịch vụ; ◼ 4. Thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư; ◼ 5. Thoả thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng; ◼ 6. Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh; ◼ 7. Thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thoả thuận; ◼ 8. Thông đồng để một hoặc các bên của thoả thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
- LUẬT CẠNH TRANH(tt) Các thoả thuận hạn chế cạnh tranh (HCCT)bị cấm: ◼ 1. Cấm các thỏa thuận HCCT quy định tại : 6, 7 và 8. ◼ 2. Cấm các thoả thuận HCCT tại : 1, 2, 3, 4 và 5 khi các bên tham gia thoả thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên. Trường hợp miễn trừ: ◼ Thoả thuận HCCT quy định (1-> 5) được miễn trừ có thời hạn nếu đáp ứng một trong các điều kiện sau nhằm hạ giá thành, có lợi cho người tiêu dùng: ◼ a) Hợp lý hoá cơ cấu tổ chức, mô hình KD, nâng cao hiệu quả KD; ◼ b) Thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng HH, dịch vụ; ◼ c) Thúc đẩy việc áp dụng thống nhất các tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ thuật của chủng loại sản phẩm; ◼ d) Thống nhất các điều kiện KD, giao hàng, thanh toán nhưng không liên quan đến giá và các yếu tố của giá; ◼ đ) Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa; ◼ e) Tăng cường sức cạnh tranh của DN VN trên thị trường q tế.
- LUẬT CẠNH TRANH(tt) 1. 1 DN được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể. 2. Nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu cùng hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh và thuộc một trong các trường hợp sau đây: ◼ a) Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan; ◼ b) Ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan; ◼ c) Bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan. DN được coi là có vị trí độc quyền nếu không có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trường liên quan.