Bài giảng Kinh tế quốc tế - Chương 7: Toàn cầu hóa kinh tế - Hồ Văn Dũng

Khái niệm toàn cầu hóa
Có nhiều khái niệm về toàn cầu hóa.
Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: “Toàn
cầu hóa là xu thế khách quan, lôi cuốn các nước, bao trùm hầu
hết các lĩnh vực, vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh
tranh và tùy thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. Quan hệ đa
phương, song phương giữa các quốc gia ngày càng sâu rộng cả
trong kinh tế, văn hóa và bảo vệ môi trường, phòng chống tội
phạm, thiên tai và các đại dịch... Các công ty xuyên quốc gia
tiếp tục cấu trúc lại, hình thành những tập đoàn khổng lồ chi
phối nhiều lĩnh vực kinh tế. Sự cách biệt giàu nghèo giữa các
quốc gia ngày càng tăng”.
Theo Thomas Friedman: Toàn cầu hóa là một thế lực không gì
ngăn cản nổi, được thúc đẩy bởi những bước tiến dài trong các
lĩnh vực công nghệ, truyền thông, tài chính… cho phép con
người, hàng hóa, thông tin và các dòng vốn lưu chuyển xuyên
biên giới với một qui mô chưa từng thấy, từ đó kiến tạo nên
diện mạo của những con người tự do và những quốc gia thịnh
vượng.
Vậy có thể hiểu: Toàn cầu hóa là sự gia tăng các dòng chảy
xuyên biên giới về con người, hàng hóa, dịch vụ, vốn, công
nghệ, thông tin và văn hóa.
pdf 9 trang hoanghoa 7460
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Kinh tế quốc tế - Chương 7: Toàn cầu hóa kinh tế - Hồ Văn Dũng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_kinh_te_quoc_te_chuong_7_toan_cau_hoa_kinh_te_ho_v.pdf