Bài giảng Kinh tế học quản lý - Chương 5: Doanh nghiệp trong nền kinh tế mở - Nguyễn Văn Dư
NỘI DUNG
1. Ngoại thương
2. Lợi thế so sánh
3. Tỷ giá hối đoái
4. Bảo hộ thương mại
5. Đầu tư trực tiếp nước ngoài
6. Chuyển giao quốc tế về công nghệ
7. Cân bằng trên thị trường thế giới
• Thương mại quốc tế là việc trao đổi hàng hóa và dịch
vụ (hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình) giữa các
quốc gia nhằm đem lại lợi ích cho các bên.
• Đối với một số nước thương mại quốc tế tương đương
với một tỷ lệ lớn trong GDP.
• Thương mại quốc tế đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử
loài người (Con đường Tơ lụa) nhưng gần đây nó phát
triển mạnh hơn, nhất là khi ngành giao thông phát
triển, hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng và vấn đề
toàn cầu hóa đang đang diễn ra trên mọi mặt.
1. Ngoại thương
2. Lợi thế so sánh
3. Tỷ giá hối đoái
4. Bảo hộ thương mại
5. Đầu tư trực tiếp nước ngoài
6. Chuyển giao quốc tế về công nghệ
7. Cân bằng trên thị trường thế giới
• Thương mại quốc tế là việc trao đổi hàng hóa và dịch
vụ (hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình) giữa các
quốc gia nhằm đem lại lợi ích cho các bên.
• Đối với một số nước thương mại quốc tế tương đương
với một tỷ lệ lớn trong GDP.
• Thương mại quốc tế đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử
loài người (Con đường Tơ lụa) nhưng gần đây nó phát
triển mạnh hơn, nhất là khi ngành giao thông phát
triển, hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng và vấn đề
toàn cầu hóa đang đang diễn ra trên mọi mặt.
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Kinh tế học quản lý - Chương 5: Doanh nghiệp trong nền kinh tế mở - Nguyễn Văn Dư", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bai_giang_kinh_te_hoc_quan_ly_chuong_5_doanh_nghiep_trong_ne.pdf
Nội dung text: Bài giảng Kinh tế học quản lý - Chương 5: Doanh nghiệp trong nền kinh tế mở - Nguyễn Văn Dư
- 9/1/2016 5. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI • Những mặt tích cực • Thông qua tiếp nhận FDI, nước tiếp nhận đầu tư có điều kiện thuận lợi để gắn kết nền kinh tế trong nước với hệ thống sản xuất, phân phối, trao đổi quốc tế, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước này. • FDI có tác động mạnh đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước tiếp nhận, thúc đẩy quá trình này trên nhiều phương diện: chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng lãnh thổ, cơ cấu các thành phần kinh tế, cơ cấu vốn đầu tư, cơ cấu công nghệ, cơ cấu lao động . • Với những ưu thế quan trọng như trên ngày càng có nhiều nước coi trọng FDI hoặc ưu tiên, khuyến khích tiếp nhận FDI hơn các hình thức đầu tư nước ngoài khác. 5. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI • Một số hạn chế • Sử dụng nhiều vốn đầu tư FDI có thể dẫn đến tình trạng thiếu chú trọng vào việc huy động tối đa vốn trong nước, gây ra sự mất cân đối trong cơ cấu đầu tư, có thể gây nên sự phụ thuộc của nền kinh tế vào vốn đầu tư nước ngoài. • Tình trạng các công ty FDI cạnh tranh bằng con đường bán phá giá, loại trừ đối thủ cạnh tranh khác, độc chiếm hoặc khống chế thị trường, lấn áp các DN trong nước. 11
- 9/1/2016 5. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI • Một số hạn chế • Tình trạng công ty FDI trốn thuế diễn ra thường xuyên. • Vấn đề tác động đến môi trường. Các nước nhận FDI thường là nước kém phát triển. Đây là chỗ trũng cho những dự án và mô hình sản xuất gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến môi trường sống. • Cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đầy đủ và có các biện pháp phù hợp, nước tiếp nhận FDI có thể hạn chế, giảm thiểu những tác động tiêu cực này và xử lý hài hòa mối quan hệ của nhà đầu tư nước ngoài với lợi ích quốc gia để tạo nên lợi ích tổng thể tích cực. 6. CHUYỂN GIAO QUỐC TẾ VỀ CÔNG NGHỆ • Chuyển giao công nghệ là việc đưa kiến thức kỹ thuật ra khỏi ranh giới nơi sản sinh ra nó. • Chuyển giao công nghệ là các hoạt động thương mại và pháp lý nhằm làm cho bên nhận công nghệ có được năng lực công nghệ như bên giao công nghệ. • Bí quyết, kiến thức kỹ thuật về công nghệ dưới dạng phương án công nghệ, các giải pháp kỹ thuật, quy trình công nghệ, phần mềm máy tính, tài liệu thiết kế, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật có hoặc không kèm theo máy móc, thiết bị. 12
- 9/1/2016 6. CHUYỂN GIAO QUỐC TẾ VỀ CÔNG NGHỆ • Nguyên nhân xuất hiện là do các nước trên thế giới có mặt băng công nghệ khác nhau dẫn đến năng suất, hiệu quả khác nhau, vì vậy nhu cầu chuyển giao công nghệ là rất lớn. • Hình thức chuyển giao có thể là: • Xuất khẩu sản phẩm • Đầu tư trực tiếp 100% ở các chi nhánh • Thỏa thuận về quyền sử dụng sáng chế (Leasing, Franchising, ủy thác, hỗ trợ kỹ thuật ) • Thỏa thuận hợp tác 7. CÂN BẰNG TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI • Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa hiện nay, các DN còn phải chịu sự cạnh tranh trên thị trường thế giới. • Giá của một mặt hàng buôn bán trên thị trường thế giới sẽ phụ thuộc vào giá của nó ở nước khác. Trong trường hợp đặc biệt, "Quy luật một giá" sẽ xuất hiện. • Nếu không có cản trở đối với mậu dịch và không có chi phí vận chuyển, thì xuất hiện quy luật một giá nghĩa là giá của một mặt hàng nhất định sẽ giống nhau trên tòan thế giới. 13
- 9/1/2016 7. CÂN BẰNG TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI Thị trường sẽ cân bằng tại điểm E, ứng với mức giá là P0 và sản lượng Q0. 7. CÂN BẰNG TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI • Trường hợp 1: hàng sx trong nước có lợi thế hơn. • Giá trong nước sẽ thấp hơn, các nhà sản xuất trong nước sẽ muốn bán hàng hóa của mình trên thị trường thế giới. • Cung trong nước sẽ giảm dần->giá trong nước tăng lên. • Khi giá trong nước tăng lên đúng bằng P1w, sẽ không còn động lực cho người bán bán hàng ra nước ngoài nữa -> giá của thị trường trong nước sẽ ổn định tại mức giá thế giới. • Nhà cung ứng trong nước xuất khẩu một lượng (Q1' - Q1), là lượng dư cung trong nước. 14
- 9/1/2016 7. CÂN BẰNG TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI • Trường hợp 2: hàng mà SX trong nước kém lợi thế. • Giá trong nước sẽ cao hơn giá thế giới. • Khi có tự do thương mại, người tiêu dùng trong nước sẽ nhập khẩu từ bên ngoài với giá rẻ hơn. • Giá trong nước sẽ giảm xuống bằng với giá thế giới P2w. Khi đó, lượng hàng nhập khẩu bằng với lượng dư cầu trong nước (Q1' - Q1). • Tóm lại: khi có sự tự do thương mại và chi phí vận chuyển không đáng kể, giá cả hàng hóa của một quốc gia nào đó sẽ dần thay đổi để đạt giá cân bằng trên thị trường thế giới. 15