Bài giảng Kinh tế doanh nghiệp - Chương 2: Hoạt động kinh tế trong thương mại hàng hoá của doanh nghiệp thương mại

TẦM QUAN TRỌNG CỦA TTHH

Khái niệm về Tiêu thụ hàng hóa

TTHH là quá trình gồm nhiều hoạt động: Nghiên cứu thị trường, nghiên cứu người tiêu dùng, lựa chọn và xác lập các kênh phân phối, các chính sách và hình thức bán hàng, tiến hành quảng cáo, các hoạt động xúc tiến và cuối cùng thực hiện các công việc tại điểm bán cho khách hàng

 TTHH được hiểu là hoạt động bán hàng, bán hàng là quá trình thực hiện chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho khách hàng và thu tiền về hay được quyền thu tiền về do bán hàng

lKết quả tiêu thụ hàng hóa thể hiện qua các chỉ tiêu:

  + Khối lượng (Sản lượng) tiêu thụ

  + Doanh thu bán hàng: Doanh thu bán hàng là số tiền mà DN thu được nhờ bán hàng trong một thời kỹ nhất định

  + Lợi nhuận thuần từ bán hàng: Là chênh lệch giữa thu nhập từ bán hàng và chi phí để có thu nhập bán hàng

b, TẦM QUAN TRỌNG CỦA TTHH

-Tiêu thụ hàng hóa giúp DN thể hiện trình độ và khả năng 

-Tiêu thụ hàng hóa giúp DN khẳng định vị thế và uy tín, mở rộng thị trường, tăng lợi nhuận

-Tiêu thụ hàng hóa là con đường cơ bản để nâng cao hiệu quả kinh doanh, thực hiện các mục tiêu của DN

pptx 39 trang hoanghoa 09/11/2022 5020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kinh tế doanh nghiệp - Chương 2: Hoạt động kinh tế trong thương mại hàng hoá của doanh nghiệp thương mại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_kinh_te_doanh_nghiep_chuong_2_hoat_dong_kinh_te_tr.pptx

Nội dung text: Bài giảng Kinh tế doanh nghiệp - Chương 2: Hoạt động kinh tế trong thương mại hàng hoá của doanh nghiệp thương mại

  1. 2.1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIÊU THỤ HÀNG HÓA (Tự nghiên cứu) NHÂN TỐ CHỦ QUAN: - Giá cả hàng hóa - Chất lượng hàng hóa và bao bì - Mặt hàng và chính sách mặt hàng kinh doanh - Dịch vụ trong và sau bán - Mạng lưới phân phối của doanh nghiệp - Vị trí điểm bán - Quảng cáo - Hoạt động của những người bán hàng và đại lý NHÂN TỐ KHÁCH QUAN: Nhà cung cấp; Khách hàng; Đối thủ cạnh tranh; Chính sách, luật pháp, hội nhập 11
  2. 2.1 . 2.1.4.1 Mặt hàng kinh doanh - Lựa chọn đúng mặt hàng kinh doanh là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tiêu thụ - Mặt hàng kinh doanh là lời giải đáp cho DN về một nhu cầu đã được lượng hoá thông qua nghiên cứu nhu cầu của người tiêu dùng và thị trường. * Các đặc trưng của mặt hàng kinh doanh: - Đặc trưng vật chất - Đặc trưng chức năng - Đặc trưng tâm lý trong tiêu dùng Khi lựa chọn mặt hàng kinh doanh quyết định về số lượng bán hoặc mua DN phải căn cứ vào các yếu tố dẫn đến quyết định mua của khách hàng Sự lựa chọn của người mua = nhu cầu + khả năng mua + Thái độ * Phân loại mặt hàng kinh doanh - Hàng hoá tiêu dùng hàng ngày - Hàng hoá đắt tiền - Mặt hàng đặc biệt 12
  3. 2.1 . 2.1.4.1 Mặt hàng kinh doanh - Cơ cấu mặt hàng bao gồm mặt hàng trục và mặt hàng vệ tinh - Lựa chọn đúng mặt hàng kinh doanh, có chính sách mặt hàng đúng đảm bảo thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa ở DNTM 13
  4. 2.1.4.2. ĐỊNH GIÁ BÁN TRONG TTHH - MỤC TIÊU CỦA ĐỊNH GIÁ: + Mục tiêu lợi nhuận + Mục tiêu thị phần + Mục tiêu cạnh tranh - CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỊNH GIÁ + Mục tiêu của DN + Tình hình cung – cầu thị trường đối với mặt hàng + Chi phí sản xuất và lưu thông + Môi trường cạnh tranh và sự điều tiết của Nhà nước + Đặc điểm của sản phẩm và các yếu tố tâm lý - CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ: + Định giá trên cơ sở chi phí: Giá bán lẻ = Chi phí lưu thông + thặng số thương mại Giá bán buôn = Giá bán lẻ - Chiết khấu thương mại + Định giá trên cơ sở giá thị trường: Giá cao hơn, giá thấp hơn và giá ngang bằng + Định giá phân biệt 14
  5. 2.1.4.3. CÁC QUYẾT ĐỊNH KINH TẾ a, Chi phí: - Khái niệm: Chi phí là biểu hiện bằng tiền của việc sử dụng các yếu tố của kinh doanh mà qua đó DN tạo ra sản phẩm và thực hiện sản phẩm trên thị trường. - Các yếu tố của kinh doanh như: Lao động, vốn, trang bị kỹ thuật, công nghệ, . - Phân loại: Theo sự biến động phụ thuộc vào sản lượng hàng hoá tiêu thụ hay doanh thu bán hàng chi phí của DN được chia thành: + Chi phí cố định + Chi phí biến đổi
  6. Chi phí cố định (Fcđ) - Khái niệm: Là những chi phí không phụ thuộc trực tiếp vào số lượng và cơ cấu hàng hóa tiêu thụ. - Chi phí cố định gồm: Chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí thuê nhà và các phương tiện kinh doanh, lương hành chính ,chi phí bảo hiểm, chi phí trả lãi vay NH để đầu tư TSCĐ, chi phí quảng cáo - Động thái chi phí cố định: Trong giới hạn quy mô cho phép, khi số lượng và cơ cấu hàng hóa biến động tổng chi phí cố định là ko đổi. Nhưng chi phí cố định bình quân trên một đơn vị sản phẩm sẽ giảm dần khi khối lượng kinh doanh tăng và ngược lại.
  7. Chi phí biến đổi (Fbđ) - Khái niệm: Là những chi phí phụ thuộc trực tiếp vào số lượng và cơ cấu hàng hóa tiêu thụ. - Chi phí biến đổi gồm: Chi phí mua hàng hóa, lương khoán, hoa hồng cho người bán, chi phí mua nguyên vật liệu, bao bì đóng gói, chi phí năng lượng phục vụ trực tiếp kinh doanh - Động thái chi phí biến đổi: Chi phí biến đổi biến động cùng chiều với sự biến động của số lượng hàng hóa tiêu thụ nhưng chi phí biến đổi bình quân trên một đơn vị sản phẩm tiêu thụ thì không đổi.
  8. 2.1.4.3. CÁC QUYẾT ĐỊNH KINH TẾ • Doanh thu: là lượng tiền mà DN thu được do bán hàng trong một thời kỳ. • Doanh thu có thể tính cho: Doanh thu mặt hàng Doanh thu ngành hàng Doanh thu kệ, dãy, gian, quầy hàng, Tổng doanh thu
  9. 2.1 . 2.1.4.3. CÁC QUYẾT ĐỊNH KINH TẾ - Các chỉ tiêu chi phí và cách xác định Chi phí cố định (Fcđ): Fcđbq = Fcđ / Q Chi phí biến đổi (Fbđ): Fbđ = V * Q Tỷ suất chi phí biến đổi (fv) = (V *100)/ P (%) fv = (Fbđ*100) / DT (%) Chi phí biến đổi bình quân (V)= Fbđ / Q = fv *P Tổng chi phí (TF): TF = Fcđ + Fbđ Chi phí bình quân (Z) (Giá thành SP) = TF / Q = Fcđ / Q + V Tỉ suất chi phí: f = (TF*100) / DT (%) 19
  10. 2.1.4.3 - Mối tương quan giữa chi phí, doanh thu, lợi nhuận ⚫ Lợi nhuận trước thuế L = DT – TF =(P – v )*Q – Fcđ L = Lst / (1-thuế suất thuế TNDN) 20
  11. - Điểm hoà vốn Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh thu của DN vừa đủ bù đắp chi phí DThv = TFhv => LNhv = 0 Các chỉ tiêu của điểm hoà vốn: Sản lượng hoà vốn Qhv = Fcđ / (P-V) Doanh thu hoà vốn DThv= P * Qhv Thời điểm hoà vốn Thv = DThv / m m = mức tiêu thụ bình quân tháng = DTnăm / 12 (1 tháng = 30 ngày) 21
  12. - Xác định sản lượng, doanh thu tiêu thụ cần thiết để đạt được LN trước thuế (L) ❖ QL = (Fcđ + L)/ (P-V) ❖ DTL = P * QL ❖ TL = DTL DTnăm /12 22
  13. - Lựa chọn phương án t.thụ ⚫ Căn cứ vào lợi nhuận: chọn phương án lợi nhuận cao nhất ⚫ Căn cứ vào các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế: tỷ suất lợi nhuận cao nhất và/ hoặc tỷ suất chi phí thấp nhất trong điều kiện doanh thu tương ứng 23
  14. - Xác định giá bán cho trường hợp DN kinh doanh bị lỗ ⚫ Đối với 1 sản phẩm kinh doanh bị lỗ, DN có tiếp tục kinh doanh nữa hay không? ⚫ P ≥ v => tiếp tục KD nhưng đây là biện pháp tạm thời (vì bù đắp được một phần chi phí cố định so với ngừng kinh doanh) ⚫ P lỗ hơn so với ngưng kinh doanh 24
  15. - Hệ số đòn bẩy kinh doanh ⚫ HKQ: Hệ số đòn bẩy kinh doanh là chỉ tiêu cho phép xác định tại mức sản lượng Q bất kỳ DN đang kinh doanh có lãi hay bị lỗ, phản ánh tốc độ tăng của lợi nhuận sau thời điểm hòa vốn. ⚫ Tại thời điểm khối lượng tiêu thụ là Q: HKQ = (P-V) Q / [(P-V)Q – Fcđ)] HKQ > 0 => DN đã vượt qua điểm hoà vốn, cứ tăng 1% sản lượng tiêu thụ thì tăng HKQ% lợi nhuận trước thuế, có thể giảm giá để kích thích tiêu thụ, cạnh tranh với đối thủ song mức giá tối thiểu P ≥ v H <= 0: chưa vượt qua điểm hoà vốn chưa thể giảm giá để kích thích tiêu thụ 25
  16. 2.2.1. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ CỦA C.Ư HH - K/n: Cung ứng hàng hóa là việc tổ chức nguồn hàng nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của DNTM + Nguồn hàng: gồm nguồn từ Nhà sản xuất và các nhà buôn + Đảm bảo hoạt động kinh doanh là đảm bảo cho bán ra bình thường, liên tục theo kế hoạch - Chức năng: Hai chức năng cơ bản: + Mua hàng + Dự trữ hàng hoá -Vai trò của cung ứng hàng hóa: + Cung ứng hàng hóa là khâu khởi đầu, nếu không có nó thì không có hoạt động kinh doanh. + Cung ứng hàng hóa tốt đảm bảo tính thường xuyên đều đặn của hoạt động kinh doanh + Nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của DNTM + Thực hiện các mục tiêu của các thành phần tham gia trong DNTM 26
  17. 2.2.2 Quản lý cung ứng hàng hóa có lựa chọn và nguyên lý Pareto a, Quy luật phân phối không đều và Nguyên lý Pareto: - Nguyên lý phân phối không đều của Pareto: Thang mặt hàng kinh doanh của DN được chia thành 2 nhóm: + Một phía của thang bao gồm một số ít mặt hàng được KD với khối lượng lớn, ảnh hưởng quyết định đến kết quả hoạt động KD + Phía bên kia của thang bao gồm một số lượng lớn các mặt hàng chỉ được KD với khối lượng nhỏ, ảnh hưởng không đáng kể đến kết quả hoạt động KD - Có sự phân phối không đều theo: + Tỷ trọng trong cơ cấu mặt hàng kinh doanh, + Tỷ trọng trong tổng giá trị thực hiện (dự trữ, doanh thu, lợi nhuận) → Nguyên lý trên đòi hỏi DN phải tập trung ưu tiên trong mua và dự trữ các mặt hàng chủ lực 27
  18. 2.2.2.2. Ứng dụng Nguyên lý Pareto ⚫ Phương pháp 20/80: 20% mặt hàng đem lại 80% doanh số, LN, và cũng đòi hỏi đầu tư cho dự trữ chiếm 80% tổng số. 80% mặt hàng còn lại chỉ chiếm 20% lực lượng dự trữ ⚫ Phương pháp A – B – C: A (10-20% mặt hàng thực hiện 70-80% giá trị dự trữ). B (20-30% mặt hàng thực hiện 10-20%). C (50-60% mặt hàng thực hiện 5-10%). ⚫ Ứng dụng nguyên lý Pareto trong cung ứng hàng hóa đối với mặt hàng quan trọng, chủ lực phải tập trung ưu tiên trong: - Xây dựng và thực hiện kế hoạch cung ứng (mua & dự trữ) - Chọn người mua hàng - Chọn nhà cung cấp (các mặt hàng chủ lực) 28
  19. 2.2.3 Mua hàng trong DNTM 2.2.3.1. Mục tiêu của mua hàng - Mục tiêu chung: Đáp ứng nhu cầu của dự trữ, bán hàng bình thường, liên tục với chi phí thấp nhất - Mục tiêu cụ thể: + Mục tiêu chi phí:Tối thiểu hóa chi phí mua hàng đáp ứng yêu cầu kinh doanh của DN + Mục tiêu chất lượng: hàng hóa phải đảm bảo chất lượng tối ưu + Mục tiêu an toàn: Đảm bảo đủ hàng bán liên tục, mua phải đủ hàng, nhà cung ứng phải giao hàng đầy đủ, đều đặn, đúng thời hạn 29
  20. 2.2.3.3. Quá trình mua hàng: là quá trình phân tích, lựa chọn để đi đến quyết định: mua hàng gì? Mua bao nhiêu? Mua của nhà cung ứng nào? Giá cả và điều kiện thanh toán như thế nào? Sơ đồ quá trình mua hàng gồm 5 bước: Xác định Tìm và lựa chọn Thương lượng và nhu cầu người cung ứng đặt hàng Thỏa mãn Không thỏa mãn Theo dõi, kiểm tra giao Đánh giá nhận hàng hóa. Mua vào = Bán ra + Dự trữ cuối kì - Dự trữ đầu kì
  21. - Để đáp ứng kế hoạch bán hàng và dự trự thì phải xác định số lượng hàng mua theo công thức: Mua vào = Bán ra + DT đầu kỳ - DT cuối kỳ + Tìm kiếm nguồn cung ứng thông qua bạn hàng, hội chợ, quảng cáo + Lựa chọn người cung ứng: Sự tín nhiệm trên thị trường, khả năng cung ứng hàng, chất lượng hàng hóa, giá cả hàng hóa, phương thức thanh toán, khả năng thích ứng với thị trường - Thương lượng và đặt hàng + Thương lượng: XĐ tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm, xác định giá cả và những Điều khoản được xem xét lại khi thị trường biến động, xác định những hình thức thanh toán, điều kiện giao hàng, chịu trách nhiệm vật chất khi giao hàng không đúng hợp đồng, + Theo dõi và kiểm tra giao nhận hàng Hàng hóa nhập kho phải nghiệm thu về số lượng, chất lượng, chủng loại theo hợp đồng - Đánh giá kết quả + TH1: Nếu thỏa mãn thì sẽ tiếp tục các đơn đặt hàng khác + TH2: Không thỏa mãn: Thanh lý hợp đồng, chọn nhà cung ứng khác để ký hợp đồng thay thế
  22. b, Các hình thức mua hàng - Tập trung thu mua: + Là hình thức mà việc mua hàng tập trung vào trong từng bộ phận chuyên môn hóa ở đầu vào, đảm bảo cung cấp cho tất cả các đơn vị thanh viên + Ưu điểm: Tận dụng lợi thế quy mô, bộ máy cung ứng gọn nhẹ, tiết kiệm CP, + Nhược điểm: Mua bán tách rời, khó đáp ứng nhu cầu riêng cho từng đơn vị - Phân tán thu mua: Là hình thức giao quyền cho những đơn vị thanh viên của mình tự tổ chức mua hàng + Ưu điểm: Đáp ứng nhu cầu riêng của từng đơn vị về mặt hàng và số lượng, chất lượng + Nhược điểm: Số lượng mua ít, giá cả cao, chi phí ký kết tăng, bộ máy mua cồng kềnh - Liên kết: Là hình thức một số cửa hàng liên kết cùng thu mua hàng hóa sau đó phân phối lại cho nhau tiêu thụ. + Ưu điểm: Tận dụng lợi thế quy mô, tiết kiệm CP + Nhược điểm: Khó kết hợp
  23. 2.2.4 Dự trữ hàng hóa trong DNTM 2.2.4.1. Khái niệm, vai trò của dự trữ hàng hóa - KN dự trữ hàng hóa: là toàn bộ hàng hóa được tích lũy lại để chờ sử dụng Nhằm cung cấp dần dần, chờ bán ra được bình thường liên tục. Dự trữ hàng hóa của DN một bộ phận của dự trữ xã hội - + Dự trữ là nguồn lực của KD - + Dự trữ mang tính chất dự phòng, dự báo Dự phòng: Đảm bảo hoạt động kd thường xuyên, liên tục + Dự trữ có ý nghĩa: Dự phòng, dự báo Dự báo tốt: đảm bảo đủ hàng, không làm gián đoạn kinh doanh, không ứ đọng gây thiệt hại 33
  24. 2.2.4.2. Phân loại dự trữ hàng hoá ⚫ Căn cứ theo mục đích sử dụng - Dự trữ thường xuyên - Dự trữ thấp nhất: Mức dự trữ tối - Dự trữ thời vụ, chuyên trở đến thiểu, là hàng rào nhằm ngăn chặn trước tình trạng thiếu hàng hóa, được xác - Dự trữ chuyên dùng định vào thời điểm trước khi hàng ⚫ Căn cứ theo thời gian nhập vào DN - Dự trữ đầu kỳ - Dự trữ cao nhất: Là mức dự trữ tối đa - Dự trữ cuối kỳ ngăn ngừa tình trạng ứ động hàng ⚫ Căn cứ theo quy mô hóa , được xác định tại thời điểm - Dự trữ thấp nhất sau khi hàng nhập vào DN - Dự trữ cao nhất Dcn = Dtn + Q nhập vào - Dự trữ bình quân - Dự trữ bquân: trung bình cộng Dbq = Dtn + Qnhập/2 34
  25. 2.2.4.3. Các chi phí liên quan đến DTHH ⚫ A. Chi phí do có dự trữ hàng hoá: Là CP mà khi có dự trữ sẽ phát sinh: Gồm chi phí vốn đầu tư cho dự trữ, chi phí bảo quản (chi phí kho), chi phí giảm giá (do hàng hoá bị hư hỏng, giảm chất lượng, lỗi mốt), chi phí hao hụt. ⚫ B. Chi phí đặt hàng: Chi phí quản trị quá trình mua hàng nhập kho để tái dự trữ: tiền lương, công tác phí nhân viên mua hàng,chi phí giao dịch, chi phí nhập kho, ⚫ C. Chi phí do gián đoạn dự trữ khi xảy ra DN thiếu hụt hàng hóa chi phí cố định, CF cơ hội, mất khách => Tổng chi phí liên quan đến dự trữ: A + B + C 35
  26. 2.2.4.4. Xây dựng kế hoạch dự trữ hàng hoá cho từng mặt hàng: Xác định 3 chỉ tiêu: - Khối lượng mua mỗi lần - Các thời điểm nhập, đặt hàng - Tổng chi phí dự trữ * Ứng dụng mô hình Wilson - Giả định: + Hàng hóa được tiêu thụ liên tục đều đặn + Khối lượng hàng vào mỗi lần là như nhau trong năm KH - Tổng chi phí liên quan đến dự trữ (F): F = chi phí bảo quản + chi phí đặt hàng = F1 + F2 Năm kế hoạch: D: Số lượng nhu cầu hàng hóa mua vào trong năm KH Q: Số lượng hàng hóa cho 1 đơn hàng N: Số lần nhập hàng trong năm KH Pmua: Giá mua một đơn vị hàng hoá I: Tỷ suất chi phí bảo quản Fbq: Chi phí bảo quản tính cho một đơn vị hàng hóa trong năm KH ( Fbq = I * Pmua) Fđh: Chi phí cho một lần đặt hàng 36
  27. 2.2.4.4 - Số lượng hàng đặt tối ưu mỗi lần: 2* Fđh *D Q = Kế hoạch dự trữ (KH đặt hàng, KH c/ứ): Fbq 2) N = D/ Q Lưu ý: nếu N ko nguyên chia 2 TH: N1, N2 =>TF(D)1,2 => Chọn P.A có TF min =>N,Q 3) TF = Fđh x N + Fbq x Q/2, hoặc TF= (Fđh x D/Q) + (I x Pmua x Q/2) 4) K/c giữa hai lần đặt hàng liên tiếp: T = 360/N (ngày) • Thời điểm nhập hàng: • Thời điểm đặt hàng: (thời điểm nhập hàng lần 1: ngày 1/1/nămKH) 37
  28. * Ứng dụng của mô hình Wilson: Cho trường hợp khi mua nhiều hàng 1 lần được giảm giá (chiết khấu) Nhà cung ứng đưa ra những mức giá khác nhau (giảm giá) để khuyến khích DN mua hàng một lần với khối lượng lớn Xác định khối lượng hàng mua một lần tối ưu theo các bước: B1: Xác định Q ở từng mức khấu trừ theo công thức: Qi = 2*Fđh* D ( i=1, ,n) I *Pi I: Tỉ suất chi phí bảo quản Pmuai : giá mua tương ứng mức chiết khấu i 38
  29. B2: Điều chỉnh Qi lên mức tối thiểu được hưởng giá Pi của nhà c/ứ nếu Qi ở bước 1 Xác định kế hoạch cung ứng: Q*, TFTK ,N, thời điểm nhập, đặt hàng 39