Bài giảng Hoạch định và phân tích chính sách công - Tiêu chuẩn của một chính sách tốt - Bùi Quang Xuân

HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH CÔNG

1.Khái niệm, vị trí, ý nghĩa của hoạch định chính sách

2.Tiêu chuẩn của một chính sách tốt

3.Những căn cứ để hoạch định một chính sách

4.Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạch định chính sách

5.Các bước hoạch định chính sách

6.Nội dung chính sách

7.Phương pháp hoạch định chính sách

 

pptx 75 trang hoanghoa 09/11/2022 4220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Hoạch định và phân tích chính sách công - Tiêu chuẩn của một chính sách tốt - Bùi Quang Xuân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_hoach_dinh_va_phan_tich_chinh_sach_cong_tieu_chuan.pptx

Nội dung text: Bài giảng Hoạch định và phân tích chính sách công - Tiêu chuẩn của một chính sách tốt - Bùi Quang Xuân

  1. Hệ thống biện pháp Những biện pháp chính sách có tác động mạnh đến mục tiêu thường mang tính cơ chế cao như cơ chế tự chủ, cơ chế lợi ích, cơ chế trách nhiệm, cơ chế xã hội hoá v.v.
  2. Trong thực tế có nhiều chính sách tạo ra động lực mạnh cho phát triển kinh tế quốc dân như chính sách kinh tế nhiều thành phần;
  3. Chính sách luư thông sản phẩm, hàng hoá tự do; chính sách giá thống nhất; chính sách kinh tế hộ, kinh tế trang trại trong nông nghiệp; Chính sách dân số, lao động, việc làm v.v.
  4. Người thực hiện mục tiêu chính sách là nhân dân vì thế nếu mục tiêu chính sách thống nhất với ý nguyện của nhân dân sẽ thu hút được đông đảo quần chúng tham gia vào quá trình chính sách một cách tự giác, tạo nên một động lực mạnh để thực hiện tốt nhất các mục tiêu phát triển
  5. ▪Việt Nam muốn phát huy được nguồn nội lực đó cần tìm ra cơ chế, chính sách thích hợp. ▪Bà Trần Ngọc Sương, quyền Giám đốc Nông trường Sông Hậu sau đó khẳng định “Doanh nghiệp không cần Nhà nước cho tiền, chỉ xin cơ chế, chính sách”. 15
  6. ▪“Hồi xưa cũng đất đai đó, con người đó và dân số ít hơn, mà gạo làm ra không đủ ăn, phải ăn bo bo, ăn củ mì thúi, phải nhập gạo. ▪Còn bây giờ chỉ khai hoang thêm ở Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên được 100.000 ha và tăng vụ 400.000 ha, dân số lại tăng thêm mười mấy triệu người so với 1990 mà vẫn xuất khẩu được 3,8 triệu tấn gạo”. ▪Bài học về lúa gạo để chứng minh cơ chế, chính sách đúng sẽ tạo ra động lực để phát huy tiềm năng quốc gia cho nhu cầu phát triển kinh tế. 16
  7. CHÍNH SÁCH TỐT PHẢI PHÙ HỢP VỚI THỰC TẾ. ▪ Một chính sách được ban hành phải xuất phát từ những vấn đề nảy sinh trong thực tế và lại trở về giải quyết chính những vấn đề đó ▪ Đối tượng quản lý của Nhà nước chủ yếu bao gồm các quan hệ tồn tại trong xã hội về những yếu tố cấu thành trong hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường, bởi vậy chúng cũng thường xuyên vận động đáp ứng được yêu cầu bức xúc của đời sống xã hội,
  8. Thí dụ: Chính sách tốt phải phù hợp với tình hình thực tế, chính sách không theo kịp Ông Ca Lê Thuần : Hoạt động văn hóa hiện nay đã được xã hội hóa, tạo điều kiện cho đời sống tinh thần phong phú đa dạng hơn. Nhưng luật pháp cũng như cơ chế chính sách đi theo tính chất xã hội hóa đó ở cấp vĩ mô lại không theo kịp. Cho nên, nói một cách nào đó, công tác quản lý bị buông lỏng nhưng đồng thời lại không có cách quản lý phù hợp với tình hình mới. Bối cảnh hiện nay ngành văn hóa hoạt động ít hơn ngoài xã hội. Nhiều ngành kinh tế lại làm văn hóa nhiều hơn ngành văn hóa. Nhiều người nói khả năng quản lý đến đâu cho phát triển đến đó. Điều này lại càng không đúng trong bối cảnh hiện nay.
  9. THÍ DỤ: CHÍNH SÁCH TỐT PHẢI PHÙ HỢP VỚI TÌNH HÌNH THỰC TẾ. ▪ Quản lý, cơ chế thì còn nhiều vấn đề lắm. ▪ Nhập phim chẳng hạn, Fafilm trung ương độc quyền. ▪ Công ty phát hành phim và chiếu bóng thành phố dù đủ năng lực, vốn để nhập phim hay nhưng vẫn không được phép. ▪ Sách báo cũng vậy, Công ty Phát hành sách thành phố là ngọn cờ đầu của cả nước nhưng phải nhập ủy thác qua Xunhasaba. ▪ Thành phố được xác định là trung tâm kinh tế - văn hóa thế nhưng với cơ chế, với quản lý như hiện tại thì cung không đủ cầu, văn hóa phẩm xấu xâm nhập là điều không khó lý giải ▪ Tất nhiên rồi phải nghiên cứu, tìm hiểu để công tác quản lý điều hành theo kịp với tình hình
  10. CHÍNH SÁCH TỐT. CHÍNH SÁCH TỐT PHẢI CÓ TÍNH KHẢ THI CAO. biến những mong muốn của nhà nước và nhân dân thành hiện thực, lựa chọn được thời điểm ban hành thích hợp
  11. CHÍNH SÁCH TỐT. CHÍNH SÁCH TỐT PHẢI ĐẢM BẢO TÍNH HỢP LÝ. là sự cân đối, hài hoà giữa mục tiêu chính sách với nguyện vọng của đối tợng thụ hưởng trong hiện tại và tương lai
  12. CHÍNH SÁCH TỐT PHẢI ĐẢM BẢO TÍNH HỢP LÝ
  13. ▪ Không có gì làm phiền lòng người dân hơn tình cảnh: hành động hợp lý thì không hợp pháp, mà hợp pháp thì không hợp lý. ▪ Việc cắm mốc hạn chế tốc độ đang đẩy cánh tài xế vào tình cảnh như vậy. ▪ Cụ thể, chạy xe chậm trên những con đường được xây dựng, được nâng cấp chỉ để chạy cho nhanh là hợp pháp, nhưng bất hợp lý; làm điều ngược lại thì hợp lý, nhưng lại bất hợp pháp.
  14. ▪ Trong cuộc sống, cái hợp lý bao giờ cũng chiến thắng, nhưng nhiều khi phải trả giá bằng những khổ đau không đáng có. Việc các tài xế bị bắn tốc độ, bị bấm lỗ; việc giá cả vận tải bị đẩy lên cao; việc lưu thông hàng hóa bị ách tắc là những “khổ đau” không chỉ của cánh tài xế mà của cả xã hội ta. Mặc dù cái hợp lý thì vẫn chưa chiến thắng. ▪ Ngoài ra, khi cái hợp lý và cái hợp pháp xung đột nhau thì những “khổ đau” nói trên mới chỉ là phần nổi của tảng băng bất hạnh. Trong phần chìm của nó tiềm ẩn những tai họa còn lớn hơn và nguy hiểm hơn rất nhiều.
  15. VIỆC KỶ CƯƠNG, PHÉP NƯỚC KHÓ ĐƯỢC XÁC LẬP Dưới đây là một vài tai họa dễ dàng nhận biết: ▪ Trước hết, đó là việc kỷ cương, phép nước khó được xác lập. ▪ Cuộc sống bao giờ cũng đòi hỏi phải hành động theo cái hợp lý. Nếu pháp luật không cho phép làm điều đó thì người dân buộc lòng phải tìm cách lách luật hoặc trốn tránh việc tuân thủ. ▪ Tệ hại hơn, một sự phản cảm đối với pháp luật và cơ quan thi hành pháp luật có thể hình thành trong xã hội. ▪ Và trong một bối cảnh tâm lý xã hội như vậy bao giờ chúng ta mới xác lập được nhà nước pháp quyền?!
  16. ▪ Nếu các qui định về kỹ thuật, về trọng tải và tốc độ đối với ôtô là bất hợp lý thì lái xe khó lòng tuân thủ được. Trong bối cảnh này, cảnh sát giao thông có thể thổi còi bất kỳ lái xe nào. Đây là cơ hội để phát sinh tiêu cực. Và nó đã được không ít người tận dụng. ▪ Ở nước ta, việc “làm luật” trên các xa lộ nổi tiếng đến mức ai ai cũng biết. Việc “làm luật” trên các xa lộ này nở rộ, có lẽ vì tính hợp lý ít được xem xét trong quá trình làm luật trên các bàn giấy. Như vậy, nguyên nhân của tham nhũng nhiều khi nằm ngay trong chính các qui định bất hợp lý của pháp luật.
  17. ▪ Trong một nhà nước pháp quyền, sự tôn trọng và tuân thủ pháp luật là phẩm chất đạo đức quan trọng nhất. ▪ Phẩm chất đạo đức này không thể hình thành nếu lách luật, trốn tránh việc tuân thủ pháp luật. ▪ Ngoài ra, những vi phạm nặng nề khác về các qui chuẩn đạo đức cũng sẽ đồng hành, như việc đưa và nhận hối lộ, thái độ sách nhiễu, sự khúm núm trước mặt và coi thường sau lưng
  18. VIỆC KỶ CƯƠNG, PHÉP NƯỚC KHÓ ĐƯỢC XÁC LẬP ▪ Cái hợp lý thường tồn tại khách quan. ▪ Các cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản qui phạm pháp luật không thể thay đổi cái hợp lý của sự vật theo ý muốn chủ quan. ▪ Vấn đề là phải có công đoạn thẩm tra tính hợp lý trong quá trình lập pháp và lập qui. ▪ Hợp pháp thì trước hết phải hợp lý.
  19. ▪ Người thực hiện mục tiêu chính sách là nhân dân vì thế nếu mục tiêu chính sách thống nhất với ý nguyện của nhân dân sẽ thu hút đợc đông đảo quần chúng tham gia vào quá trình chính sách một cách tự giác, tạo nên một động lực mạnh để thực hiện tốt nhất các mục tiêu phát triển. ▪ Sự tham gia tự giác của nhân dân vào quá trình chính sách còn giúp cho việc tìm kiếm các biện pháp thực thi mục tiêu chính sách, để từ đó các nhà hoạch định chính sách sẽ lựa chọn đợc hệ thống biện pháp chính sách tối ưu nhất. ▪ Cả lý luận và thực tiễn đều cho thấy biện pháp mang lại hiệu quả cho chính sách thờng mang tính cơ chế cao vì nó tác động đến các đối tợng thực thi chính sách theo qui luật, tạo ra những xu thế vận động có sức cuốn hút các yếu tố vào quá trình vận động phát triển kinh tế- xã hội.
  20. ▪ ĐB Hà Nội Nguyễn Mạnh Cường đụng đến vấn đề tế nhị, đó là cần tăng kinh phí cho việc làm luật: "Chúng ta cứ chạy theo số lượng, nhưng con người, vật chất chỉ có đến vậy thì có nên đặt số lượng lên hàng đầu? ▪ Hiện nay cả Quốc hội mỗi năm chỉ được 200 tỷ đồng. Trong khi đó, có con đường được đầu tư tới 1.200 tỷ đồng. Chúng ta có thể đầu tư cho một con đường như vậy thì cũng nên đầu tư thêm cho hoạt động chính sách. ▪ Một chính sách đúng trong một giờ có thể tạo được cho nhân dân nhiều tỷ đồng".
  21. Yếu tố quyền lực của chủ thể hoạch định chính sách. ▪ Sức mạnh quyền lực tuỳ thuộc vào nguồn gốc phát sinh và bản chất của chủ thể sử dụng quyền lực trong từng thời kỳ phát triển ▪ Ngoài việc giáo dục thuyết phục các tầng lớp nhân dân tự giác chấp hành chính sách công, nhà nước còn có thể sử dụng quyền kinh tế và pháp lý để bắt buộc các đối tợng thi hành. Như vậy, chính sách công do nhà nước ban hành chắc chắn có hiệu lực thực thi cao hơn các chính sách của các tổ chức kinh tế, xã hội khác.
  22. ▪ Năng lực hoạch định chính sách của nhà nước đợc thể hiện trên các mặt như: năng lực phân tích và dự báo phát triển kinh tế-xã hội; năng lực phát hiện các vấn đề chính sách; năng lực lựa chọn vấn đề phải giải quyết; năng lực đề xuất mục tiêu và biện pháp giải quết vấn đề; năng lực thiết kế một chính sách; năng lực phân tích hoạch định chính sách; năng lực thuyết phục cho tính khả thi của chính sách ▪ Nhà hoạch chính sách phải thường xuyên quan tâm bồi dưỡng, rèn luyện không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn hoạch định chính sách
  23. * ▪ Nguồn lực thực có và tiềm tàng ▪ Sức mạnh về kinh tế, chính trị, xã hội của nhà nước ▪ Nếu có tiềm lực kinh tế, nhà nước sẽ chủ động hoạch định và thực thi các chính sách phát triển theo ý chí của mình một cách có kết quả ▪ Nhà nước ta, tiềm lực kinh tế hiện chưa mạnh nên nhiều chính sách, nhất là các chính sách kinh tế còn thiên về việc sử dụng các biện pháp giáo dục, chính trị tưởng và hành chính nên hiệu lực và quả chưa cao như chính sách tiền lương, chính sách lao động- việc làm v.V.
  24. * ▪ Sự tham gia của các đối tượng thực thi chính sách là yếu tố quyết định đến sự thành, bại của chính sách ▪ Mức độ tham gia của các đối tượng thực thi chính sách còn tuỳ thuộc vào tiềm lực của họ trong hiện tại và tơng lai. ▪ Sức mạnh của đối tượng chính sách bao gồm: tiềm lực về kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội, ▪ Ở nước ta các thành phần kinh tế nhà nước và tập thể giữ vị trí nòng cốt và có qui mô lớn nhất, có tiềm lực vợt trội so với đối tượng thuộc các thành phần khác nên chính sách giành cho nó thờng xuyên hơn, tập trung hơn và toàn diện hơn kinh tế cá thể hay tư nhân.
  25. * MỘT THÍ DỤ ▪ Qua khảo sát ở một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp, có thể thấy, các khu công nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập có cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, thuận tiện, nhưng tốc độ lấp đầy chậm, không thu hút được các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bởi suất đầu tư cao, cho nên các doanh nghiệp Việt Nam tài chính có hạn rất khó thuê ở các khu này.
  26. * MỘT THÍ DỤ ▪ Các cụm công nghiệp do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thành lập và hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thì có tốc độ lấp đầy nhanh, nhưng không thể làm nhiều do ngân sách địa phương hạn hẹp.
  27. * MỘT THÍ DỤ ▪ Còn các cụm công nghiệp tự hình thành do các doanh nghiệp tập trung thuê đất có tốc độ triển khai nhanh, suất đầu tư thấp, nhưng lại gặp khó khăn trong quản lý môi trường, hệ thống hạ tầng kỹ thuật chắp vá.
  28. * NÊU LÝ DO HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH. Muốn ban hành một chính sách, trớc tiên phải thuyết phục được ý chí chủ thể về sự cần thiết phải giải quyết vấn đề bằng công cụ chính sách và qua chủ thể thuyết phục các đối tượng thực thi chính sách về lợi ích kinh tế, xã hội, môi trường của chính sách sẽ ban hành. Toàn bộ nội dung thuyết phục đó đợc coi là lý do ban hành chính sách ản lý môi trường, hệ thống hạ tầng kỹ thuật chắp vá.
  29. ▪ " Ngày 01.08.2001 đánh dấu một bước tiến mới của luật pháp nước Ðức trong việc xóa bỏ phân biệt đối xử những người đồng tính luyến ái. ▪ Kể từ ngày này các đôi đồng tính luyến ái có thể hợp thức hóa quan hệ của mình trước pháp luật, nói nôm na là họ cũng được quyền "lập gia đình" với nhau, nếu muốn.
  30. Tất nhiên, sự thay đổi mối quan hệ giữa pháp luật Ðức và đồng tính luyến ái (nam) cũng là biểu hiện cho sự chấp nhận ngày càng rộng rãi trong xã hội Ðức, rằng đồng tính luyến ái chỉ là một trong nhiều dạng tình dục tự nhiên mà thôi.
  31. ▪ Ðây cũng là kết quả của phong trào đấu tranh cho quyền bình đẳng của giới đồng tính luyến ái từ những năm 60 đến nay. ▪ Tuy nhiên ở Ðức vẫn còn không ít người có vấn đề với hình thức tình dục này. ▪ Chẳng hạn hiện nay tòa án hiến pháp liên bang đang xét đơn của các bang Sachsen, Thüringen và Bayern chống bộ luật "Gia đình đồng tính", mặc dù đến nay đã có khoảng 2000 đôi đồng tính luyến ái hợp thức hóa quan hệ theo bộ luật mới này.
  32. "Nếu một người đồng tính luyến ái, vì áp lực của xã hội, phải lấy vợ, sinh con, như người mà tôi được biết, thì một gia đình như vậy chỉ đem lại sự bất hạnh cho tất cả mọi người mà thôi". Đó là lời nhắn nhủ mà một bạn đọc gửi tới từ San Francisco (Mỹ).
  33. ▪ Đồng tính luyến ái không chỉ đơn giản là ý muốn của cá nhân về cách sống. ▪ Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là những yếu tố sinh học tự nhiên. ▪ Do áp lực của gia đình, xã hội, phần lớn những người đồng tính luyến ái đều cố gắng thay đổi mình để trở thành người "bình thường". ▪ Nhưng sau cùng, những cố gắng này luôn thất bại vì chúng chống lại bản chất sinh học tự nhiên của họ. ▪ Nhiều người thậm chí đã tự tử vì điều này.
  34. ▪ xã hội văn minh phải là một xã hội cho phép tất cả mọi người sống thực với con người của mình, không phân biệt màu da, chủng tộc, nguồn gốc gia đình và tình trạng giới tính cá nhân. ▪ Nếu được sống đàng hoàng với tình trạng giới tính của mình, người đồng tính luyến ái sẽ tránh được những khủng hoảng tinh thần. ▪ Điều này cũng tốt hơn cho người thân và bạn bè của họ.
  35. ▪ Tôi sống ở San Francisco, là một thành phố có đông đảo người đồng tính luyến ái nhất thế giới. ▪ Theo quan sát của tôi, phần lớn họ đều là những người có học, đứng đắn, có đời sống tinh thần nhạy cảm, chứ không phải chỉ toàn những người quái đản như thành kiến của chúng ta.
  36. ▪ Theo tôi, xã hội Việt Nam còn ít chú ý đến các vấn đề như phân biệt chủng tộc, dân tộc, giới tính. ▪ Nhưng ít chú ý không có nghĩa là những vấn đề này không tồn tại. ▪ Và vì chúng tồn tại nên cần được nhận biết và thảo luận công khai. ▪ Chúng ta có thể thích hoặc không thích một ai đó, nhưng không thể kỳ thị, khinh miệt con người chỉ vì những vấn đề cá nhân có tính chất tự nhiên của họ.
  37. các ▪ Mỗi phương án chính sách đều thể hiện một cách ứng xử của nhà nước với các vấn đề kinh tế-xã hội bao gồm mục tiêu cần đạt đợc và cách thức đạt mục tiêu ▪ Cần đưa ra nhiều phương án khác nhau, giúp cho chủ thể ban hành và đối tợng thực thi chính sách có điều kiện lựa chọn một phương án tốt nhất ▪ Ở nước ta, cơ quan dự thảo chính sách thờng là các bộ, cơ quan ngang bộ, các cơ quan đặc biệt của chính phủ và uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
  38. ▪ Nhằm xác định được mô hình chính sách tối ưu trong số các phương án dự thảo. ▪ Cần dựa vào các tiêu chuẩn của một chính sách tốt (p.35) ▪ Không nên chỉ dừng lại ở cấp hoạch định, cần mở rộng đến các đối tượng thực thi chính sách để vừa đảm bảo tính khách quan, vừa tạo nên sự đồng thuận giữa chủ thể và khách thể trong quá trình lựa chọn.
  39. ▪ Những ý kiến đóng góp đợc ban dự thảo cân nhắc sử dụng để bổ sung, hoàn thiện theo yêu cầu của chủ thể quản lý. ▪ Trong thực tế, các phương án chính sách thờng đợc bổ sung, hoàn thiện về biện pháp, nhất là biện pháp mang tính cơ chế.
  40. ▪ Là những hoạt động thử nghiệm các tính năng của chính sách trong những điều kiện nhất định theo yêu cầu quản lý. ▪ Qua thẩm định, một lần nữa khẳng định về kết quả lựa chọn phương án chính sách, đồng thời kết luận đợc về tính khả thi của của chính sách. ▪ Thẩm định bằng cách phân tích các mẫu hình lựa chọn ▪ Thẩm định bằng thử nghiệm từng bước trong thực tế, thậm chí phải tiến hành ở nhiều nơi có những điều kiện khác nhau mới kiểm chứng đợc chính xác.
  41. ▪ Quyết nghị chính sách là hình thức pháp lý hoá chính sách trớc khi đa vào thực hiện để cho chính sách có đợc sức mạnh công quyền, thu hút đợc sự tham gia của cơ quan nhà nước các cấp, của mọi tầng lớp nhân dân. ▪ Ở nước ta, theo qui định của hiến pháp việc quyết nghị chính sách do hai cơ quan thực hiện là quốc hội và chính phủ. Quốc hội quyết định những chính sách lớn cơ bản, còn chính phủ quyết định những chính sách cụ thể. Điều 84 mục của hiến pháp năm 1992 hiến định:
  42. ▪ Việc quyết nghị chính sách thờng diễn ra trong các phiên họp chính phủ sau khi đã xin ý kiến ban chấp hành trung ơng đảng và do các thành viên chính phủ biểu quyết theo qui định của luật tổ chức chính phủ ▪ Được ban hành dới thể thức là nghị quyết chính phủ theo qui định của điều 56, khoản1- luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật.
  43. ▪ Việc phải chờ quá nhiều văn bản dưới luật thì luật mới được thực hiện khiến cho tiến trình làm luật chậm lại khiến nhiều ĐB băn khoăn. ▪ ĐB Hà Nội Nguyễn Tiến Thắng đề nghị: "Làm thế nào để khi luật ra là phải thực hiện được ngay, chứ chúng ta cứ phụ thuộc nhiều vào các văn bản hướng dẫn quá! Phải giảm bớt văn bản dưới luật đi!". ▪ ĐB Hà Nội, Nguyễn Thị Anh Nhân than phiền: "Tôi đọc luật thấy nhiều chỗ quy định cái này giao cho Chính phủ". Đọc xong gấp lại mà cứ thấy chưa thoả mãn. ▪ Thường thì luật nào vừa được thông qua cũng phải chờ có văn bản hướng dẫn mới thực hiện được, nhưng cũng chính đó lại là những vấn đề rất quan trọng nên nên rất phiền cho các cơ quan thực thi pháp luật".
  44. ▪ Để cho các cơ quan quản lý nhà nước và mọi tầng lớp nhân dân biết để thực hiện. ▪ Nhiều hình thức (kênh thông tin) để chính sách đến với người dân.
  45. c¸c uû ban chÝn cña Quèc quèc h héi héi vÊn ®Ò c¸c tæ s¸ch kinh tÕ chøc c¬ x· héi C¬ ban kiÕn chÝnh quan vÊn ®Ò nghÞ phñ cã ngo¹i ho¹ch thÈm giao ®Þnh chÝnh s¸ch vµ quyÒn chÝnh c¸c biÖn ph¸p vµ dù s¸ch cô thÓ thao vÊn ®Ò x· héi *Sơ đồ hệ thống các bước hoạch định chính sách55
  46. c¸c uû ban quèc chÝnh cña Quèc héi héi s¸ch c¬ ban vÊn ®Ò C¬ quan kinh tÕ cã thÈm quyÒn vµ dù thảo (Bộ, chÝnh vÊn ®Ò UBND phñ ngo¹i Tỉnh) giao chÝnh s¸ch vµ c¸c biÖn ph¸p cô thÓ vÊn ®Ò c¸c tæ x· héi chøc x· héi kiÕn nghÞ Đề nghị vẽ lại Sơ đồ hệ ho¹ch thống các bước hoạch ®Þnh chÝnh định chính sách s¸ch
  47. NỘI DUNG CHÍNH SÁCH ▪ Theo quy định về trình tự và thể thức ban hành thì chính sách còn là một loại văn bản qui phạm, nên nội dung chính sách cũng có những nét chung của các văn bản quy phạm. ▪ Nhưng do đặc tính của chính sách là công cụ dùng để khuyến khích các quá trình, các đối tợng hoạt động theo định hớng nên nội dung của chính sách nhà nước đợc trình bày đầy đủ các yếu tố cấu thành một văn bản mang tính động viên, lôi cuốn ▪ Văn kiện chính sách Văn bản luật
  48. NÊU LÝ DO (VẤN ĐỀ ) HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH ▪ Được coi là phần mở đầu ▪ Đối tượng hướng tới của chính sách là kinh tế, xã hội hay môi trờng ▪ Để người tiếp cận chính sách có thể cảm nhận được tầm quan trọng của việc giải quyết vấn đề chính sách ▪ Vấn đề chính sách được hiểu là những mâu thuẫn nảy sinh trong các lĩnh vực hoạt động cần được giải quyết bằng chính sách để thoả mãn những nhu cầu nhất định của xã hội. ▪ Như vậy có thể thấy vấn đề chính sách là hạt nhân của chính sách, nó hướng các mục tiêu, giải pháp cần có của nhà nước vào giải quyết vấn đề, đồng thời nó cũng thu hút sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân vào thực hiện chính sách để giải quyết vấn đề cùng nhà nước.
  49. CĂN CỨ HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH ▪ Để bản chính sách có sức thuyết phục cao đối với cả ngời tổ chức và thực thi ▪ Để củng cố lòng tin của nhân dân vào chính sách của nhà nước ▪ Phải trình bày những căn cứ khoa học để hoạch định chính sách ▪ Những căn cứ ban hành chính sách của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ▪ Những căn cứ trên đây cần đợc nêu ngắn gọn, xác thực với điều kiện hoàn cảnh của đất nước và nên hớng vào vấn đề chính sách.