Bài giảng Bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu - Nguyễn Hồng Thanh

NỘI DUNG BÀI GIẢNG
1 • Một số khái niệm trong đấu thầu
2 • Đấu thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp
3 • Lựa chọn nhà thầu tư vấn
4 • Hướng dẫn xử lý một số tình huống 
DỊCH VỤ TƯ VẤN
 Lập, đánh giá báo cáo quy hoạch, tổng sơ đồ phát
triển, kiến trúc;
 Khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo
nghiên cứu khả thi, báo cáo đánh giá tác động môi
trường; khảo sát, lập thiết kế, dự toán;
 Lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ
mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ
sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;
 Thẩm tra, thẩm định; giám sát; quản lý dự án;
 Thu xếp tài chính; kiểm toán, đào tạo, chuyển giao
công nghệ; các dịch vụ tư vấn khác. 
pdf 89 trang hoanghoa 08/11/2022 5320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu - Nguyễn Hồng Thanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_boi_duong_nghiep_vu_dau_thau_nguyen_hong_thanh.pdf

Nội dung text: Bài giảng Bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu - Nguyễn Hồng Thanh

  1. CHỦ ĐẦU TƯ 7. Lưu trữ các thông tin liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu. 8. Báo cáo công tác đấu thầu hàng năm. 9. Bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra. 10. Hủy thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của LĐT. 11. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người có thẩm quyền về quá trình lựa chọn nhà thầu. 12. Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định theo yêu cầu của người có thẩm quyền.
  2. NHÀ THẦU  Nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Nhà thầu chính có thể là nhà thầu độc lập hoặc thành viên của nhà thầu liên danh.  Nhà thầu phụ là nhà thầu tham gia thực hiện gói thầu theo hợp đồng được ký với nhà thầu chính. Nhà thầu phụ đặc biệt là nhà thầu phụ thực hiện công việc quan trọng của gói thầu do nhà thầu chính đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trên cơ sở yêu cầu ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
  3. TƯ CÁCH HỢP LỆ CỦA NT LÀ TỔ CHỨC  Có đăng ký thành lập, hoạt động;  Hạch toán tài chính độc lập;  Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật;  Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;  Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu;  Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu;  Phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước đối với NT nước ngoài.
  4. BÀI TẬP XỬ LÝ TÌNH HUỐNG  Gói thầu xây lắp có giá gói thầu là 20 tỷ VNĐ.  C là chi nhánh của công ty A tham dự thầu.  Trong hồ sơ dự thầu có thư ủy quyền của Giám đốc công ty A cho phép C sử dụng năng lực và kinh nghiệm của A để tham gia dự thầu.  Tư cách tham dự thầu của nhà thầu C có hợp lệ không ?  Việc ủy quyền của Giám đốc công ty A (cho phép C sử dụng năng lực và kinh nghiệm của A để tham gia dự thầu) có hợp lệ hay không ?
  5. THÔNG TIN VỀ ĐẤU THẦU  Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia:  Trang thông tin điện tử về đấu thầu:  Báo Đấu thầu:  Điện thoại: (04) 37688833  Fax: (04) 37686622/ 37686633  Quy trình thanh toán chi phí đăng tải thông tin trên báo Đấu thầu và nơi bán báo Đấu thầu: tham khảo tại trang thông tin điện tử về đấu thầu.
  6. ĐĂNG THÔNG TIN VỀ ĐẤU THẦU  Thời hạn Báo đấu thầu nhận được thông tin tối thiểu là 05 ngày làm việc trước ngày dự kiến phát hành hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.  Bên mời thầu phát hành hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo thời gian quy định trong thông báo mời nhưng bảo đảm tối thiểu là 03 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên các thông tin này được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
  7. THỜI GIAN TRONG ĐẤU THẦU  Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất là số ngày được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và được tính kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày cuối cùng có hiệu lực theo quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Từ thời điểm đóng thầu đến hết 24 giờ của ngày đóng thầu được tính là 01 ngày.  Việc mở thầu phải được tiến hành công khai và bắt đầu ngay trong vòng 01 giờ, kể từ thời điểm đóng thầu.
  8. BẢO ĐẢM CẠNH TRANH TRONG ĐT 1. Nhà thầu nộp hồ sơ quan tâm/ dự sơ tuyển phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các nhà thầu tư vấn lập hồ sơ; đánh giá hồ sơ; thẩm định kết quả. 2. Nhà thầu tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên sau đây: a) Chủ đầu tư, bên mời thầu. b) Các nhà thầu tư vấn lập, thẩm tra, thẩm định hồ sơ thiết kế, dự toán; lập, thẩm định HSMT/HSYC; đánh giá HSDT/HSĐX; thẩm định kết quả lựa chọn. c) Các nhà thầu khác cùng tham dự thầu trong một gói thầu đối với đấu thầu hạn chế.
  9. BẢO ĐẢM CẠNH TRANH TRONG ĐT  Tư vấn giám sát thực hiện hợp đồng phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với nhà thầu thực hiện hợp đồng, nhà thầu tư vấn kiểm định gói thầu đó.  Nhà thầu tham dự thầu gói thầu hỗn hợp phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với nhà thầu lập FS, lập hồ sơ TKKT, lập hồ sơ TKBVTC cho gói thầu đó, trừ trường hợp các nội dung công việc này là một phần của gói thầu hỗn hợp.  Nhà thầu tư vấn có thể tham gia cung cấp một hoặc nhiều dịch vụ tư vấn cho cùng một dự án, gói thầu bao gồm: Lập PeFS, lập FS, thiết kế, giám sát.
  10. ĐỘC LẬP VỀ PHÁP LÝ VÀ TÀI CHÍNH  Không cùng thuộc một cơ quan hoặc tổ chức trực tiếp quản lý đối với đơn vị sự nghiệp.  Nhà thầu với chủ đầu tư, bên mời thầu không có cổ phần hoặc vốn góp trên 30% của nhau.  Nhà thầu không có cổ phần hoặc vốn góp trên 20% của nhau khi cùng tham dự thầu trong một gói thầu đối với đấu thầu hạn chế.  Nhà thầu tham dự thầu với nhà thầu tư vấn cho gói thầu đó không có cổ phần hoặc vốn góp của nhau; không cùng có cổ phần hoặc vốn góp trên 20% của một tổ chức, cá nhân khác với từng bên.
  11. ĐỒNG TIỀN DỰ THẦU 1. Đấu thầu trong nước: chỉ được chào thầu bằng VNĐ. 2. Đấu thầu quốc tế:  Không quá ba đồng tiền; đối với một hạng mục công việc cụ thể thì chỉ được chào thầu bằng một đồng tiền.  Khi chào thầu bằng hai hoặc ba đồng tiền: phải quy đổi về một đồng tiền; trường hợp trong số các đồng tiền đó có đồng Việt Nam thì phải quy đổi về đồng Việt Nam.  Đối với chi phí trong nước: nhà thầu phải chào thầu bằng đồng Việt Nam.
  12. BẢO ĐẢM DỰ THẦU  Bảo đảm dự thầu áp dụng trong trường hợp đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp và gói thầu hỗn hợp.  Giá trị bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo một mức xác định từ 1% đến 3% giá gói thầu.  Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu bằng thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất cộng thêm 30 ngày.
  13. TỊCH THU BẢO ĐẢM DỰ THẦU  Rút hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất sau thời điểm đóng thầu và trong thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;  Vi phạm pháp luật về đấu thầu dẫn đến hủy thầu;  Không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện HĐ;  Không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu hoặc đã hoàn thiện hợp đồng nhưng từ chối ký hợp đồng.
  14. LÀM RÕ HỒ SƠ MỜI THẦU  Bên mời thầu phải gửi quyết định sửa đổi kèm theo những nội dung sửa đổi hồ sơ mời thầu đến các nhà thầu đã mua hoặc nhận hồ sơ mời thầu. Quyết định sửa đổi, văn bản làm rõ hồ sơ mời thầu là một phần của hồ sơ mời thầu.  Trường hợp cần làm rõ hồ sơ mời thầu thì nhà thầu phải gửi văn bản đề nghị đến bên mời thầu tối thiểu 03 ngày làm việc (đối với đấu thầu trong nước), 05 ngày làm việc (đối với đấu thầu quốc tế) trước ngày có thời điểm đóng thầu để xem xét, xử lý.
  15. LÀM RÕ HỒ SƠ DỰ THẦU  Trường hợp hồ sơ dự thầu của nhà thầu thiếu tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu làm rõ, bổ sung tài liệu để chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm.  Đối với các nội dung đề xuất về kỹ thuật, tài chính nêu trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu, việc làm rõ phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu đã nộp, không thay đổi giá dự thầu.
  16. LÀM RÕ HỒ SƠ DỰ THẦU  Nếu nhà thầu phát hiện hồ sơ dự thầu thiếu các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì nhà thầu được phép gửi tài liệu đến bên mời thầu để làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của mình.  Bên mời thầu có trách nhiệm tiếp nhận những tài liệu làm rõ của nhà thầu để xem xét, đánh giá; các tài liệu bổ sung, làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm được coi như một phần của hồ sơ dự thầu.
  17. BÀI TẬP XỬ LÝ TÌNH HUỐNG HSMT quy định: Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu là 90 ngày kể từ thời điểm đóng thầu  Trong đơn dự thầu của nhà thầu A ghi: Thời gian có hiệu lực của hồ sơ mời thầu là 90 ngày kể từ thời điểm đóng thầu  Bên mời thầu đã cho nhà thầu làm rõ và nhà thầu đã chỉnh lại: Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu là 90 ngày kể từ thời điểm đóng thầu  Quan điểm 1: Việc làm rõ của nhà thầu là HỢP LỆ.  Quan điểm 2: Cho làm rõ là SAI vì như vậy là đã làm thay đổi nội dung cơ bản của HSDT đã nộp.
  18. GIÁ ĐÁNH GIÁ Giá đánh giá là giá dự thầu sau khi đã được sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có), cộng với các yếu tố để quy đổi trên cùng một mặt bằng cho cả vòng đời sử dụng của hàng hóa, công trình:  Chi phí cần thiết để vận hành, bảo dưỡng.  Các chi phí liên quan đến xuất xứ của hàng hóa, lãi vay, tiến độ, chất lượng của hàng hóa hoặc công trình xây dựng thuộc gói thầu.  Uy tín của nhà thầu thông qua các HĐ tương tự.
  19. HỦY ĐẤU THẦU 1. Tất cả HSDT, hồ sơ đề xuất không đáp ứng được các yêu cầu của HSMT, hồ sơ yêu cầu. 2. Thay đổi mục tiêu, phạm vi đầu tư. 3. HSMT, hồ sơ yêu cầu không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến nhà thầu được lựa chọn không đáp ứng yêu cầu để thực hiện gói thầu. 4. Có bằng chứng về việc đưa, nhận, môi giới hối lộ, thông thầu, gian lận, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu.
  20. QUY TRÌNH CĐT THÔNG THƯỜNG 1. Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu:  Lập hồ sơ yêu cầu:  Thẩm định và phê duyệt HSYC; xác định nhà thầu. 2. Tổ chức lựa chọn nhà thầu:  Hồ sơ yêu cầu được phát hành cho nhà thầu.  Nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất. 3. Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo. 4. Trình, thẩm định; phê duyệt kết quả chỉ định thầu. 5. Hoàn thiện và ký kết hợp đồng.
  21. QUY TRÌNH CĐT RÚT GỌN Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng; gói thầu cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng dân cư ; gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách:  Xác định và giao cho nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm thực hiện ngay gói thầu.  Chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu.  Thương thảo, phê duyệt kết quả và ký kết hợp đồng.
  22. QUY TRÌNH CĐT RÚT GỌN Gói thầu có giá trị nhỏ:  Bên mời thầu chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu được chủ đầu tư xác định có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu.  Bên mời thầu và nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng.  Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.  Ký kết hợp đồng.
  23. CHÀO HÀNG CẠNH TRANH  Theo quy trình thông thường: Có giá trị < 05 tỷ.  Hồ sơ yêu cầu được phát hành cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia theo thời gian quy định trong thông báo mời chào hàng nhưng bảo đảm tối thiểu là 03 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên các thông tin này được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc trên Báo đấu thầu.  Nhà thầu nộp hồ sơ đề xuất đến bên mời thầu bằng cách gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.  Mỗi nhà thầu chỉ được nộp một hồ sơ đề xuất.
  24. CHÀO HÀNG CẠNH TRANH  Theo quy trình rút gọn (Có thể gửi trực tiếp bản yêu cầu báo giá cho tối thiểu 03 nhà thầu):  Gói thầu dịch vụ phi tư vấn: < 500 triệu đồng.  Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng: < 01 tỷ đồng.  Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt: < 01 tỷ đồng.  Gói thầu mua sắm thường xuyên: < 200 triệu đồng.  Nếu trước thời điểm đóng thầu có nhà thầu khác đề nghị được tham gia: phải gửi bản yêu cầu báo giá.
  25. QUY TRÌNH MUA SẮM TRỰC TIẾP 1. Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu:  Lập hồ sơ yêu cầu.  Thẩm định, phê duyệt hồ sơ yêu cầu. 2. Phát hành hồ sơ yêu cầu. 3. Nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất. 4. Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo. 5. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả mua sắm trực tiếp. 6. Hoàn thiện và ký kết hợp đồng.
  26. QUY TRÌNH TỰ THỰC HIỆN 1. Chuẩn bị phương án tự thực hiện và dự thảo hợp đồng (do đơn vị hạch toán phụ thuộc thực hiện) hoặc thỏa thuận giao việc. 2. Hoàn thiện phương án tự thực hiện và thương thảo, hoàn thiện hợp đồng hoặc thỏa thuận giao việc: Thương thảo về những nội dung chưa đủ chi tiết, chưa rõ hoặc chưa phù hợp, thống nhất trong phương án tự thực hiện, dự thảo hợp đồng hoặc thỏa thuận giao việc và các nội dung cần thiết khác. 3. Ký kết hợp đồng hoặc thỏa thuận giao việc.
  27. THAM GIA THỰC HIỆN CỦA CỘNG ĐỒNG 1. Chủ đầu tư dự thảo hợp đồng. 2. Niêm yết thông báo công khai về việc mời tham gia thực hiện gói thầu tại trụ sở UBND cấp xã và thông báo trên các phương tiện truyền thông cấp xã. 3. Cộng đồng dân cư, tổ chức đoàn thể, tổ, nhóm thợ quan tâm nhận dự thảo hợp đồng để nghiên cứu và chuẩn bị hồ sơ năng lực. 4. Chủ đầu tư xem xét, đánh giá lựa chọn. 5. Thời gian tối đa từ khi thông báo công khai đến khi ký kết hợp đồng là 30 ngày.
  28. PHƯƠNG THỨC LỰA CHỌN NHÀ THẦU  Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ Việc mở thầu được tiến hành một lần đối với toàn bộ hồ sơ dự thầu  Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ Việc mở thầu được tiến hành hai lần. Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở ngay sau thời điểm đóng thầu. Nhà thầu, nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật sẽ được mở hồ sơ đề xuất về tài chính để đánh giá  Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ  Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ
  29. MỘT GIAI ĐOẠN MỘT TÚI HỒ SƠ  Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ.  Chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp.  Chỉ định thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp.  Mua sắm trực tiếp đối với gói thầu mua sắm HH.
  30. MỘT GIAI ĐOẠN HAI TÚI HỒ SƠ  Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu.  Nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu.  Mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật.  Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật.  Phê duyệt danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu KT.  Mở hồ sơ đề xuất về tài chính của các nhà thầu trong danh sách được duyệt.  Đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính.  Xếp hạng nhà thầu (theo 01 trong 03 cách).
  31. ĐIỂM ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP Điểm giá của hồ sơ đề xuất về tài chính đang xét được xác định như sau: Điểm giá đang xét = G thấp nhất x 100 (1.000) / Gđang xét Trong đó:  G thấp nhất: giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ giảm giá (nếu có) thấp nhất trong số các nhà thầu được đánh giá chi tiết về tài chính.  G đang xét: giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ giảm giá (nếu có) của hồ sơ đề xuất về tài chính đang xét.
  32. ĐIỂM ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP Điểmtổng hợp = K x Điểmkỹ thuật + G x Điểmgiá (K% + G% = 100%)  Gói thầu xây lắp: Tỷ trọng điểm về kỹ thuật (K) từ 10% đến 15%.  Gói thầu mua sắm hàng hóa: K = 10% ÷ 30%.  Gói thầu mua thuốc: K = 20% ÷ 30%.  Gói thầu tư vấn: K = 70% ÷ 80%.
  33. HAI GIAI ĐOẠN MỘT TÚI HỒ SƠ  Áp dụng trong trường hợp đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô lớn, phức tạp.  Giai đoạn một: nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật và phương án tài chính (nhưng chưa có giá dự thầu).  Trao đổi với từng nhà thầu hồ sơ mời thầu gđ 2.  Giai đoạn hai: Hồ sơ dự thầu bao gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính (có giá dự thầu và bảo đảm dự thầu).
  34. HAI GIAI ĐOẠN HAI TÚI HỒ SƠ  Áp dụng trong trường hợp đấu thầu gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có kỹ thuật, công nghệ mới, phức tạp, có tính đặc thù.  Giai đoạn một: nhà thầu nộp đồng thời hồ sơ đề xuất về kỹ thuật và hồ sơ đề xuất về tài chính riêng biệt.  Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở ngay sau thời điểm đóng thầu.  Trong quá trình đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật: bên mời thầu tiến hành trao đổi với từng nhà thầu nhằm xác định các nội dung hiệu chỉnh về kỹ thuật so với hồ sơ mời thầu.
  35. HAI GIAI ĐOẠN HAI TÚI HỒ SƠ  Giai đoạn hai: các nhà thầu đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn một được mời nộp HSDT (kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của HSMT giai đoạn hai tương ứng với nội dung hiệu chỉnh về kỹ thuật).  Hồ sơ đề xuất về tài chính đã nộp trong giai đoạn một sẽ được mở đồng thời với HSDT giai đoạn hai.  Việc đánh giá về tài chính thực hiện trên cơ sở đề xuất về tài chính trong giai đoạn một và hai; căn cứ đề xuất về kỹ thuật trong giai đoạn một và những đề xuất về kỹ thuật hiệu chỉnh trong giai đoạn hai.
  36. DỊCH VỤ PTV, HÀNG HÓA, XÂY LẮP 1 • Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu 2 • Tổ chức lựa chọn nhà thầu 3 • Đánh giá hồ sơ dự thầu 4 • Thương thảo hợp đồng 5 • Trình, thẩm định & phê duyệt kết quả 6 • Hoàn thiện, ký kết hợp đồng
  37. NỘI DUNG HỒ SƠ MỜI THẦU  Phải quy định về tiêu chuẩn đánh giá HSDT:  Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm;  Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật;  Tiêu chuẩn xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất);  Tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá).  Không sử dụng phương pháp đánh giá kết hợp giữa kỹ thuật và giá đối với gói thầu áp dụng phương thức lựa chọn nhà thầu một giai đoạn một túi hồ sơ.
  38. NỘI DUNG HỒ SƠ MỜI THẦU  Không được nêu yêu cầu về nhãn hiệu, xuất xứ cụ thể của hàng hóa.  Được nêu nhãn hiệu, catalô của một sản phẩm cụ thể để tham khảo, minh họa cho yêu cầu về kỹ thuật của hàng hóa nhưng phải ghi kèm theo cụm từ “hoặc tương đương” sau nhãn hiệu, catalô.  Chỉ yêu cầu nhà thầu nộp Giấy phép / ủy quyền bán hàng của nhà sản xuất trong trường hợp hàng hóa là đặc thù, phức tạp cần gắn với trách nhiệm của NSX trong việc cung cấp các dịch vụ sau bán hàng (bảo hành, sửa chữa, cung cấp phụ tùng, vật tư thay thế).
  39. TIẾP NHẬN HỒ SƠ DỰ THẦU  Phải tiếp nhận hồ sơ dự thầu của tất cả các nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu trước thời điểm đóng thầu, kể cả trường hợp nhà thầu tham dự thầu chưa mua hoặc chưa nhận hồ sơ mời thầu trực tiếp từ bên mời thầu.  Trường hợp chưa mua hồ sơ mời thầu thì nhà thầu phải trả cho bên mời thầu một khoản tiền bằng giá bán hồ sơ mời thầu trước khi hồ sơ dự thầu được tiếp nhận.  HSDT được gửi đến bên mời thầu sau thời điểm đóng thầu sẽ không được mở, không hợp lệ và bị loại.
  40. TIẾP NHẬN HỒ SƠ DỰ THẦU  Khi muốn sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự thầu đã nộp, nhà thầu phải có văn bản đề nghị gửi đến bên mời thầu. Bên mời thầu chỉ chấp thuận việc sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự thầu của nhà thầu nếu nhận được văn bản đề nghị trước thời điểm đóng thầu.  Bất kỳ tài liệu nào được nhà thầu gửi đến sau thời điểm đóng thầu để sửa đổi, bổ sung hồ sơ dự thầu đã nộp đều không hợp lệ, trừ tài liệu nhà thầu gửi đến để làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của bên mời thầu hoặc tài liệu làm rõ, bổ sung nhằm chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu.
  41. MỞ THẦU  Việc mở thầu phải được tiến hành công khai và bắt đầu ngay trong vòng 01 giờ, kể từ thời điểm đóng thầu.  Việc mở thầu được thực hiện đối với từng HSDT theo thứ tự chữ cái tên của nhà thầu và theo trình tự:  Yêu cầu đại diện từng nhà thầu xác nhận việc có / không có thư giảm giá kèm theo HSDT của mình;  Kiểm tra niêm phong;  Mở hồ sơ và đọc rõ các thông tin về: Tên nhà thầu; số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ; giá dự thầu; giá trị giảm giá (nếu có); thời gian có hiệu lực của HSDT; thời gian thực hiện HĐ; giá trị, hiệu lực của BĐDT.