Ảnh hưởng của chính sách hỗ trợ lãi suất đối với hoạt động của các doanh nghiệp

Gói kích thích kinh tế, đặc biệt là gói hỗ trợ lại suất 4%, đã giúp các doanh nghiệp giải quyết được
sự khan hiếm vốn lưu động, mạnh dạn vay vốn sản xuất, mở rộng đầu tư, và nhờ đó đạt được kết quả
kinh doanh khả quan hơn. Phân tích từ nhóm các doanh nghiệp trong bộ điều tra PCI 2009 cho thấy
các doanh nghiệp có xu hướng thuê thêm lao động, tăng vốn và có cái nhìn lạc quan về kế hoạch sản
xuất kinh doanh trong tương lai. Các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH và công ty cổ phần có xu
hướng sử dụng gói hỗ trợ lãi suất tốt hơn so với các khu vực sở hữu khác. Tuy nhiên, phân tích cũng
từ nhóm các doanh nghiệp trong bộ điều tra PCI 2009 cho thấy tác động của gói hỗ trợ kinh tế đối với
doanh nghiệp không thực sự lớn. Mức chênh lệch về số lao động được thuê trước và sau khi có
chương trình hỗ trợ lãi suất là tương đối nhỏ. Các doanh nghiệp hoạt động khai thác khoáng sản hoặc
thuộc loại doanh nghiệp có quy mô vừa thì có xu hướng tăng số lao động hơn là tăng đầu tư cho sản
xuất hoặc mua sắm máy móc, thiết bị. Điều này hàm ý rằng gói hỗ trợ lãi suất chỉ giúp các doanh
nghiệp trong hoạt động ngắn hạn mà không có tác dụng hỗ trợ trong dài hạn.
Nhận định này được củng cố bởi phân tích từ các công ty niêm yết trên hai sàn chứng khoán Hà
Nội và Hồ Chí Minh. Các doanh nghiệp trong mẫu phân tích có xu hướng vay vốn ngắn hạn để tăng
vốn lưu động nhằm khai thác cơ sở sản xuất hiện có hơn là đầu tư mở rộng. Vốn dành cho sản xuất có
xu hướng tăng chậm dần theo các quý. Trong khi đó, vốn dành cho các tài sản đầu cơ lại có xu hướng
tăng dần. Điều này ngụ ý rằng một phần của các khoản vay ưu đãi đã được sử dụng cho các mục đích
khác chứ không phải cho đầu tư mới. 
pdf 39 trang hoanghoa 07/11/2022 8000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ảnh hưởng của chính sách hỗ trợ lãi suất đối với hoạt động của các doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_chinh_sach_ho_tro_lai_suat_doi_voi_hoat_dong_c.pdf

Nội dung text: Ảnh hưởng của chính sách hỗ trợ lãi suất đối với hoạt động của các doanh nghiệp

  1. Hình 1. Dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất theo đối tượng vay vốn, 2009 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ thông tin trên VnEconomy, tháng 3-12/2010 Bảng 2. Dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất tính đến ngày 24/12/2009 Tổng số Cho vay Đi vay NHTM NHTM NHTM CT DNNN DN Hộ quốc CP nước Tài ngoài SX và doanh ngoài chính NN HTX Dư nợ (nghìn 412,180 274,884 108,085 20,747 8,463 59,378 287,972 64,828 tỉ VND) Tỉ trọng (%) 100,0 66,7 26,2 5,0 2,1 14,4 69,9 15,7 Nguồn: VnEconomy (2010) Các thống kê chi tiết cho thấy vào giai đoạn đầu, dư nợ cho các doanh nghiệp quốc doanh chiếm tới gần 40%, nhưng tỉ trọng này nhanh chóng giảm xuống và ổn định ở mức trung bình khoảng 15%. Dư nợ của doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng dần từ mức 60% lên 70% trong suốt giai đoạn gói hỗ trợ lãi suất có hiệu lực. Cơ sở lí thuyết và kinh nghiệm thế giới của chính sách hỗ trợ lãi suất Chính sách hỗ trợ lãi suất đã được các chính phủ sử dụng từ lâu. Ở các nước phát triển, chính sách hỗ trợ lãi suất thường hướng vào những đối tượng cụ thể như trợ giúp cho sinh viên 10
  2. học tập, nông dân sản xuất nông sản, người dân mua nhà, hay cho các doanh nghiệp xuất khẩu, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc các doanh nghiệp lớn gặp khó khăn về tài chính. Chẳng hạn trong giai đoạn 1980-1987 Mỹ đã dành ra 1.200 tỉ USD cho các chương trình trợ cấp tín dụng; Cộng đồng chung châu Âu dành 12,7 tỉ Euro trong giai đoạn 1995-1999 để hỗ trợ 55.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ (Patacchini và Rapisarda, 2003). Với các nước đang phát triển, chính sách hỗ trợ lãi suất còn được áp dụng để khuyến khích đầu tư và thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa. Các hoạt động đầu tư vào một số ngành trọng điểm sẽ được ưu đãi tín dụng hoặc bảo lãnh tín dụng. Bản chất của chính sách hỗ trợ lãi suất trong giai đoạn suy thoái Hỗ trợ lãi suất ở thời điểm bình thường Hỗ trợ lãi suất là chính sách theo đó nhà nước thiết lập một quỹ tín dụng để cung ứng tín dụng với mức lãi suất thấp hơn mức lãi suất thị trường. Ngoài ra, chính sách hỗ trợ lãi suất còn thể hiện dưới các hình thức khác như thiết lập trần lãi suất, trần bảo lãnh tín dụng (ceilings on loan guarantee fees), hay hỗ trợ tài chính trực tiếp cho các doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính (Dailami và Kim, 1991). Có hai lập luận ủng hộ các chính hỗ trợ lãi suất ở các nước đang phát triển. Thứ nhất, theo những người cổ vũ chính sách hỗ trợ lãi suất, các nước đang phát triển phải đối mặt với nhiều khiếm khuyết của thị trường, với sự yếu kém của các thị trường vốn và trái phiếu, và sự bất đối xứng thông tin đáng kể trong thị trường tín dụng. Chính sách hỗ trợ lãi suất sẽ giúp cho dòng vốn của thị trường đổ vào những ngành trọng điểm để thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa. Và thứ hai, việc hỗ trợ tín dụng sẽ giúp cho các doanh nghiệp của các nước đang phát triển có thể mở rộng đầu tư vào máy móc, nhà xưởng nhiều hơn, nhờ đó công ăn việc làm sẽ được tạo ra nhiều hơn, và cuối cùng, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng mạnh hơn (ibid.). Tuy nhiên, những lập luận này chỉ đúng trong trường hợp chính phủ có khả năng kiểm soát hiệu quả được đích đến của dòng vốn ưu đãi. Nếu chính phủ không có khả năng kiểm soát, dòng vốn này, thay vì sẽ được đem vào đầu tư mở rộng sản xuất, sẽ chảy vào các kênh đầu tư rủi ro như chứng khoán hay bất động sản. Hình 2a minh họa tác động của chính sách sách hỗ trợ lãi suất đối với hành vi đầu tư của doanh nghiệp trong điều kiện bình thường của nền kinh tế theo mô hình kinh tế tân cổ điển truyền thống. Theo mô hình này, cơ hội đầu tư sản xuất của doanh nghiệp được biểu diễn bằng 11
  3. đường cong MRR, thể hiện mức lợi suất giảm dần của các dự án đầu tư sản xuất. Trong một thị trường vốn cạnh tranh, đường chi phí vốn cận biên MCC sẽ là một đường nằm ngang. Với một ngân quỹ đầu tư nhất định doanh nghiệp sẽ ưu tiên đầu tư cho các dự án với MRR lớn nhất. Nếu không có hỗ trợ lãi suất, doanh nghiệp sẽ dừng đầu tư ở dự án có MRR = MCC, với MCC là chi phí vốn cận biên. Khi đó tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp sẽ là I*. Dailami và Kim (1991) đã tiến hành một nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng của chính sách hỗ trợ vay vốn đến hành vi đầu tư của doanh nghiệp Hàn Quốc trong giai đoạn 1984-1988. Nghiên cứu được tiến hành trên các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Hàn Quốc. Kết quả nghiên cứu của họ đã củng cố nhận định trên, rằng có sự tương quan giữa đầu tư của doanh nghiệp vào các loại hình tài sản đầu cơ với vốn vay được hỗ trợ. Khoảng 1/5 trong tổng số vốn vay được hỗ trợ được dùng cho các khoản đầu cơ. Phần còn lại được dùng cho đầu tư vào tài sản cố định và vốn lưu động. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng có đến 86,5% bất động sản của các doanh nghiệp niêm yết là các khoản đầu tư mang tính chất đầu cơ. Chúng không có quan hệ gì với mục đích sản xuất. Hình 2a. Tác động của chính sách hỗ trợ lãi suất đối với hành vi đầu tư của doanh nghiệp trong điều kiện bình thường Mức lợi Mức lợi MR MR MCC MC MCC MC MCC - k MCC - k MR MR Các mức Các mức đầu tư đầu tư X1 I* I* X (a) Khoản vốn vay được hỗ trợ X1 nhỏ (b) Khoản vốn vay được hỗ trợ X2 lớn hơn mức đầu tư tối ưu I* hơn mức đầu tư tối ưu I* 12
  4. Hình 2b. Tác động của chính sách hỗ trợ lãi suất đối với hành vi đầu tư của doanh nghiệp trong điều kiện suy thoái Mức lợi MR Mức lợi MR MCCx MC MCCx MC MCCx - k MCCx - k MCC - k MR MCC - k MR Các mức Các mức đầu tư đầu tư X1 Ix* I* Ix* I* X (a) Khoản vốn vay được hỗ trợ X1 nhỏ (b) Khoản vốn vay được hỗ trợ X2 lớn hơn mức đầu tư tối ưu I* hơn mức đầu tư tối ưu Ix* Nguồn: Mô phỏng từ Dailami và Kim (1991) Khi có chính sách hỗ trợ lãi suất ở mức k, có hai trường hợp xảy ra đối với doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp nhận được khoản vay X1 có hỗ trợ lãi suất với X1 I* thì nếu để doanh nghiệp tự do quyết định, doanh nghiệp cũng vẫn sẽ không mở rộng đầu tư ở mức lớn hơn I* . Lưu ý rằng, chi phí vốn là chi phí cơ hội mà doanh nghiệp chấp nhận hi sinh do không đầu tư ở nơi khác. Theo nghĩa này, đường chi phí vốn cũng chính là đường thể hiện cơ hội đầu tư của doanh nghiệp vào các loại tài sản ‘đầu cơ’ (speculative assets) khác như đầu tư tài chính (chứng khoán và ngoại tệ) hay bất động sản. Kết quả là, nếu như doanh nghiệp nhận được khoản vốn X2 >I* thì doanh nghiệp chỉ đầu tư cho sản xuất ở mức I*, phần còn lại doanh nghiệp sẽ sử dụng để đầu tư vào các loại tài sản đầu cơ khác. Để doanh nghiệp mở rộng vốn đầu tư sản xuất lớn hơn I* (chẳng hạn ở mức X2 hoặc I’ trong Hình 2a) thì Chính phủ phải có một chương trình giám sát hiệu quả nhằm ngăn chặn doanh nghiệp đầu tư các khoản vốn tín dụng ưu đãi sang các loại hình tài sản rủi ro. Điều này 13
  5. đòi hỏi (i) phải có sự giám sát đầu tư của Chính phủ ở mọi giai đoạn, từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc, và (ii) cần phải đảm bảo là không có sự thông đồng giữa cơ quan giám sát và doanh nghiệp. Đây là điều rất khó thực hiện trên thực tế. Nếu như chấp nhận rằng sự thông đồng luôn tồn tại thì doanh nghiệp sẽ cân đong khoản tổn thất giữa mức phạt có thể cộng với chi phí hối lộ cho cơ quan giám sát và với mức lợi suất chênh lệch có thể có giữa việc đầu tư vào hai loại tài sản sản xuất và tài sản đầu cơ. Về cơ bản, tác động của việc trợ giá đối với hành vi đầu tư sản xuất của công ty phụ thuộc vào chất lượng giám sát của ủy ban giám sát. Hỗ trợ lãi suất trong giai đoạn suy thoái Với trường hợp của Việt Nam năm 2009, gói hỗ trợ lãi suất được đưa ra trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bị khủng hoảng. Khi khủng hoảng xảy ra, chi phí vốn cận biên có xu hướng tăng do lãi suất ngân hàng tăng, lợi suất trái phiếu của doanh nghiệp tăng, và giá cổ phiếu sụt giảm. Nếu giá sử chi phí vốn trong trường hợp này là MCCx thì, như thể hiện ở Hình 2b, mức đầu tư sản xuất tối ưu của doanh nghiệp sẽ giảm xuống còn Ix* I* thì doanh nghiệp chỉ đầu tư cho sản xuất ở mức I*, phần còn lại 14
  6. doanh nghiệp sẽ sử dụng để đầu tư vào các loại tài sản đầu cơ khác. Tóm lại, chúng tôi cho rằng chính sách hỗ trợ lãi suất của Việt Nam năm 2009 sẽ có các tác dụng sau: - Hỗ trợ lãi suất ngắn hạn giúp doanh nghiệp tăng vốn lưu động, nhờ đó duy trì được hoạt động sản xuất và lợi nhuận; - Hỗ trợ lãi suất không có tác động nhiều đến việc đầu tư mở rộng sản xuất, nếu có thì là do thị trường vốn bình ổn trở lại, đẩy đường chi phí vốn xuống thấp hơn; - Hỗ trợ lãi suất khiến các doanh nghiệp đầu tư vào các loại tài sản đầu cơ nhiều hơn. Hai phần tiếp theo sẽ thực hiện đánh giá ảnh hưởng của chính sách hỗ trợ lãi suất đến khu vực doanh nghiệp nhằm kiểm định những giả thuyết trên. Mỗi phần dựa trên những bộ số liệu khác nhau, do đó trong mỗi phần chúng tôi sử dụng cách tiếp cận khác nhau để phân tích, tương ứng với đặc điểm của từng bộ số liệu. Đánh giá ảnh hưởng của chính sách hỗ trợ lãi suất tới khu vực doanh nghiệp thông qua kết quả điều tra PCI 2009 Theo cuộc điều tra PCI 2009, trong số 9.890 doanh nghiệp được khảo sát trên toàn quốc, thì có 3.225 doanh nghiệp được hưởng chương trình hỗ trợ lãi suất 4%. Có thể nói đây là bộ số liệu tốt nhất cho tới thời điểm này có thông tin về các doanh nghiệp được nhận hỗ trợ lãi suất trong năm 2009. Tuy nhiên, do chỉ là một phần trong điều tra tổng thể liên quan đến mục đích rộng lớn hơn là năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, bộ số liệu này không cho chúng ta biết nhiều chi tiết về hoạt động và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Thông tin chủ yếu chỉ liên quan đến thay đổi trong số lượng lao động và tổng vốn sử dụng. Tuy nhiên, thông qua hai tiêu chí quan trọng này, việc đánh giá tác động của gói kích cầu lên hoạt động của các doanh nghiệp sẽ khả thi và những kết luận về tác động của chính sách lên đầu tư tư nhân, hoạt động kinh doanh và tăng trưởng sẽ mang tính thuyết phục cao hơn. Đây cũng chính là mục tiêu của phần này. Phần này gồm ba mục chính: phần đầu mô tả phương pháp luận và các biến được sử dụng, phần tiếp theo là kết quả ước lượng và những nhận xét đánh giá, phần cuối cùng là kết luận và hàm ý chính sách. 15
  7. Phương pháp nghiên cứu và các biến sử dụng Phương pháp nghiên cứu Nếu G là biến cho biết lợi ích kì vọng mà các doanh nghiệp nhận được từ chương trình hỗ trợ lãi suất, thì: G = E(R1i – R0i|Pi=1) (3.1) Trong đó Pi là doanh nghiệp thứ i tiếp cận với chương trình hỗ trợ lãi suất, Pi nhận giá trị là 1 nếu doanh nghiệp tham gia vào chương trình và nhận giá trị 0 nếu doanh nghiệp không tham gia. R1i (R0i) là kết quả hoạt động của doanh nghiệp thứ i nếu doanh nghiệp đó có (hoặc không) tham gia vào chương trình hỗ trợ lãi suất. G là tác động bình quân có điều kiện, với điều kiện là có tham gia vào chương trình hỗ trợ lãi suất. Để ước lượng G chúng tôi sử dụng hai phương pháp: Phương pháp thứ nhất: ước lượng phương trình hồi quy: Ri = a + bPi + cXi + ei (3.2) trong đó Xi là những đặc điểm có thể quan sát được của doanh nghiệp thứ i có khả năng ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Bản thân phương trình hồi quy này đã kiểm soát được những yếu tố khác biệt giữa các doanh nghiệp và hệ số b ước lượng được được hiểu là tác động của chương trình hỗ trợ lãi suất lên hoạt động của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, phương trình hồi quy trên có thể có vấn đề biến nội sinh, khi đó, nên sử dụng kĩ thuật biến công cụ (instrumental variables) để thay thế cho kĩ thuật OLS thông thường. Biến công cụ là những biến ảnh hưởng đến khả năng tham gia vào chương trình hỗ trợ, nhưng không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo đó, các biến này rất khó xác định, thậm chí khi xác định được, thì bộ số liệu hiện có không thể cung cấp dữ liệu về các biến này. Ngoài ra, phương pháp này còn giả định mạnh về dạng hàm hồi quy. Do đó, bên cạnh phương pháp này, chúng tôi còn sử dụng phương pháp thứ hai để thu được kết quả ước lượng tốt hơn. Phương pháp thứ hai được dùng để đánh giá tác động của chương trình hỗ trợ lãi suất là xác định chênh lệch trong kết quả hoạt động giữa nhóm các doanh nghiệp tham gia chương trình (treatment group) với các doanh nghiệp thuộc nhóm so sánh (comparison group). Bởi vì chúng ta không thể biết được hoạt động của các doanh nghiệp đã tham gia chương trình hỗ 16
  8. trợ trong tình huống giả định là nếu họ không thể tiếp cận được với khoản hỗ trợ lãi suất, nên nhóm so sánh sẽ được lọc ra từ các doanh nghiệp thực tế không tham gia chương trình hỗ trợ. Các doanh nghiệp thuộc nhóm so sánh phải có những đặc điểm tương tự các doanh nghiệp tham gia vào chương trình hỗ trợ để điểm khác biệt duy nhất giữa hai nhóm này là họ có hay không tham gia vào gói hỗ trợ. Tuy nhiên, việc xác định các doanh nghiệp thuộc nhóm so sánh không dễ dàng do các sai lệch có thể xảy ra. Dạng sai lệch thứ nhất xảy ra do những khác biệt trong các đặc điểm không thể quan sát được của các doanh nghiệp. Với các biến quan sát được (Xi), có thể tồn tại mối quan hệ mang tính hệ thống giữa việc tham gia vào chương trình và kết quả thu được nếu không có chương trình hỗ trợ. Hay nói cách khác, có thể có các biến không quan sát được mà đồng thời tác động lên kết quả sản xuất kinh doanh và khả năng tham gia vào gói hỗ trợ. Trong trường hợp này nên áp dụng phương pháp chênh lệch kép (“double difference”)2 để so sánh giữa nhóm tham gia gói hỗ trợ và nhóm so sánh (chênh lệch thứ nhất) trước và sau khi có gói hỗ trợ (chênh lệch thứ hai). Để áp dụng phương pháp này thì cần có số liệu dạng bảng bao gồm các kết quả hoạt động và các yếu tố quyết định đến việc tham gia gói hỗ trợ cả trước và sau khi chương trình hỗ trợ công bố. Với số liệu hạn chế sẵn có chúng tôi không thể sử dụng phương pháp này. Dạng sai lệch thứ hai xuất phát từ các biến quan sát được, khi các biến kiểm soát cho kết quả hoạt động và sự tham gia gói hỗ trợ của các doanh nghiệp khác nhau giữa nhóm được hưởng hỗ trợ và nhóm so sánh. Sai lệch này có thể loại bỏ được nếu như có thể tìm ra một mẫu các doanh nghiệp không tham gia chương trình hỗ trợ mà có các đặc điểm (Xi) giống hệt như các doanh nghiệp thuộc nhóm được hưởng hỗ trợ. Với nhiều biến kiểm soát được đưa ra thì dường như không thể tìm được doanh nghiệp nào không tham gia chương trình hỗ trợ có những đặc điểm giống hoàn toàn với các doanh nghiệp tham gia. Để giải quyết vấn đề này thì thay vì kết hợp tất cả các biến (Xi) để đảm bảo rằng chúng giống nhau cho cả các doanh nghiệp tham gia và không tham gia, chúng tôi sử dụng sử dụng xác suất tham gia vào chương trình để tìm nhóm doanh nghiệp so sánh. Phương pháp này được gọi là “điểm xu hướng”3 (propensity score) và được thực hiện theo các bước sau: • Sử dụng mô hình logit để tính toán xác suất tham gia vào chương trình hỗ trợ lãi suất 2 Xem thêm Imbens & Wooldridge (2008). 3 Xem Rosenbaum & Rubin (1983) và Imbens & Wooldridge (2008). 17
  9. của các doanh nghiệp. • Với mỗi doanh nghiệp trong mẫu các doanh nghiệp tham gia gói hỗ trợ, tìm ra năm doanh nghiệp trong mẫu không tham gia mà có xác suất tham gia gần với doanh nghiệp đó nhất. • Tính kết quả hoạt động bình quân của năm doanh nghiệp có xác suất tham gia gần nhất tìm được ở trên và chênh lệch giữa giá trị trung bình với kết quả hoạt động thực tế của doanh nghiệp được hưởng hỗ trợ lãi suất chính là lợi ích thu được từ việc tham gia hỗ trợ lãi suất.Giá trị trung bình của các lợi ích mà mỗi doanh nghiệp nhận được từ hỗ trợ lãi suất có thể đại diện cho tác động tổng hợp của gói kích cầu lên hoạt động của các doanh nghiệp. Lựa chọn biến số Hai bộ số liệu được sử dụng cho phân tích gồm bộ số liệu về năng lực cạnh tranh PCI cấp doanh nghiệp và PCI cấp tỉnh với mục đích chính là đánh giá về môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp. Do đó, bộ số liệu này không cung cấp những số liệu chi tiết về đặc điểm và kết quả hoạt động của doanh nghiệp một cách đầy đủ. Bảng 3 mô tả về các biến và cách đo lường, bao gồm các biến quan sát được của các doanh nghiệp (Xi) và kết quả hoạt động (Ri) được dùng trong cả hai phương pháp nêu trên. Bảng 3. Mô tả và đo lường các biến Nhóm Tên biến Mô tả và đo lường biến Số năm hoạt động Số năm hoạt động tính từ khi thành lập Loại hình doanh Gồm bốn biến giả: i) doanh nghiệp tư nhân, ii) công ty nghiệp TNHH, iii) công ty cổ phần, iv) các loại hình khác Ngành Gồm bốn biến giả: i) công nghiệp/chế biến/xây dựng, ii) X dịch vụ/thương mại, iii) nông nghiệp/lâm nghiệp/thủy sản, i iv) công nghiệp khai khoáng và các ngành khác Quy mô doanh Gồm bốn biến giả: i) siêu nhỏ, ii) nhỏ, iii) vừa và iv) lớn. nghiệp Các tiêu chuẩn xác định quy mô doanh nghiệp được quy định trong Nghị định 56/2009/NĐ-CP4 Thị trường hướng Gồm hai biến giả: i) hướng vào nội địa nếu tỉ trọng của đến doanh số bán trong nước cao hơn 50% và ii) ngược lại là hướng vào xuất khẩu. Đặc điểm vùng Tất cả chỉ số phụ PCI giải thích cho sự khác nhau về đặc điểm giữa các tỉnh. Những số liệu này có thể kiểm soát 4 Chúng tôi phân loại quy mô doanh nghiệp dựa trên tiêu chí số lao động do các biến về vốn trong bộ số liệu không phù hợp với cách phân loại trong Nghị định này. 18
  10. được những đặc điểm vùng mà có tác động tới hoạt động của các doanh nghiệp. Thay đổi về lao Thay đổi trong mục xếp hạng về số lao động5 của năm động 2008 ( trước khi có gói kích cầu) và tại thời điểm điều tra (sau khi có gói kích cầu). Thay đổi trong số Thay đổi về số lượng lao động từ năm 2008 (trước khi có Ri lượng lao động gói kích cầu) và tại thời điểm điều tra (sau khi có gói kích cầu). Thay đổi về vốn Thay đổi trong mục xếp hạng về số vốn6 của năm 2008 (trước khi có gói kích cầu) và tại thời điểm điều tra (sau khi có gói kích cầu). Kế hoạch kinh Gồm bốn biến giả: i) tăng quy mô sản xuất, ii) giảm quy doanh trong 2 năm mô sản xuất, iii) giữ nguyên quy mô sản xuất, iv) đóng cửa tới. sản xuất. Kết quả ước lượng Phương pháp hồi quy Bảng 4 thể hiện kết quả hồi quy về sự thay đổi trong số lượng lao động sử dụng phương trình hồi quy (3.2) với nhiều dạng khác nhau để kiểm tra sự chính xác. Tất cả các dạng hồi quy đều cho thấy một số biến đặc điểm có tác động thực sự lên hoạt động của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có xu hướng kinh doanh tốt hơn các doanh nghiệp có quy mô lớn. Các doanh nghiệp sản xuất hướng vào thị trường nội địa thuê nhiều lao động hơn các doanh nghiệp sản xuất hướng vào xuất khẩu, có thể do các doanh nghiệp xuất khẩu chịu tác động của khủng hoảng mạnh hơn là các doanh nghiệp sản xuất cho thị trường trong nước. Những doanh nghiệp thuộc các tỉnh không có thành kiến với sở hữu tư nhân có kết quả hoạt động tốt hơn, cho thấy tầm quan trọng của một môi trường kinh doanh thuận lợi đối với khu vực tư nhân. Trong khi đó, các đặc điểm về số năm hoạt động, hình thức sở hữu và ngành lại không có tác động gì tới sự thay đổi về số lượng lao động của các doanh nghiệp trong giai đoạn 2008-2009. Với tất cả các biến được kiểm soát thì hệ số của biến có tham gia vào chương trình hỗ trợ lãi suất mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Điều này hàm ý rằng gói hỗ trợ lãi suất có tác động tích cực tới hoạt động của các doanh nghiệp xét về mặt thay đổi trong số lượng 5 Trong cuộc điều tra thì số lao động của các doanh nghiệp được xếp theo mục từ 1 đến 8, tương ứng là ( 1000) lao động. 6 Trong cuộc điều tra thì số lao động của các doanh nghiệp được xếp theo mục tư 1 đến 8, tương ứng là ( 500) tỉ đồng. 19