Chuyên đề Lựa chọn nhà thầu khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng

Yêu cầu đối với lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng

          Việc lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng nhằm chọn được nhà thầu có đủ điều kiện năng lực để cung cấp sản phẩm, dịch vụ xây dựng phù hợp với tính chất công việc, loại và cấp công trình, đáp ứng các yêu cầu của dự án, gói thầu và mang lại hiệu quả cao nhất cho bên mời thầu, dự án.

Việc lựa chọn nhà thầu, trong đó có đấu thầu, trong hoạt động xây dựng phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Đảm bảo được hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Chọn được nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng. năng lực hành nghề xây dựng phù hợp với yêu cầu của gói thầu, có phương án kỹ thuật. công nghệ tối ưu, có giá dự thầu hợp lý.

- Khách quan, công khai, công bằng, minh bạch, đảm bảo tính cạnh tranh.

- Nhà thầu trong nước được hưởng ưu đãi khi tham dự đấu thầu quốc tế tổ chức tại Việt Nam.

- Không vi phạm các hành vi bị pháp luật cấm

doc 38 trang hoanghoa 10840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Lựa chọn nhà thầu khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docchuyen_de_lua_chon_nha_thau_khi_thuc_hien_du_an_dau_tu_xay_d.doc

Nội dung text: Chuyên đề Lựa chọn nhà thầu khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng

  1. - Kiểm tra các hồ sơ dự sơ tuyển và loại hồ sơ không đáp ứng điều kiện tiên quyết. - Kiểm tra điều kiện năng lực và tư cách hợp lệ của nhà thầu theo quy định. - Đánh giá Hồ sơ dự sơ tuyển theo phương pháp chấm điểm với thang điểm 100 hoặc 1000 hoặc phương pháp đạt/không đạt căn cứ vào các tiêu chuân đánh giá, các yêu cầu trong hồ sơ mời thầu và phần kê khai của nhà thầu. Có thê phân điểm cho từng tiêu chuẩn theo phương thức sau: Năng lực kỹ thuật chiếm 20-30% tổng số điểm 100 hoặc 1000 điểm; Năng lực tài chính chiếm 30-40% tổng số điểm 100 hoặc 1000 điểm; Năng lực theo kinh nghiệm chiếm 30-40% tổng số điểm 100 hoặc 1000 điểm. Khi nộp hồ sơ dự thầu ở giai đoạn đấu thầu thì các nhà thầu trúng sơ tuyển phải cập nhật thông tin về năng lực của mình trong hồ sơ dự thầu và chủ đầu tư cần kiểm tra lại để khẳng định nhà thầu vẫn đủ điều kiện tham dự đấu thầu. Trường hợp dự thầu của nhà thầu này sẽ bị loại. II. LẬP KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU VÀ XÁC ĐỊNH GIÁ GÓI THẦU TRONG KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU 1. Lập và phê duyệt kế hoạch đấu thầu Kế hoạch đấu thầu do chủ đầu tư lập cho toàn bộ dự án và trình người quyết định đầu tư phê duyệt trước khi tổ chức lựa chọn nhà thầu. Đối với các dự án có quy mô lớn, phức tạp, kéo dài nhiều năm, đối với trường hợp thực hiện các công việc như lập quy hoạch xây dựng, khảo phục vụ lập dự án, lập báo cáo đầu tư, lập dự án,v.v thì có thể lập kế hoạch đấu thầu cho một hoặc số gói thầu để thực hiện trước những đối với từng gói thầu vẫn phải đầy đủ các nội dung nêu trên. Kế hoạch đấu thầu được phê duyệt là căn cứ pháp lý để chủ đầu tư tổ chức lựa chọn nhà thầu. Trong quá trình đấu thấu, nếu muốn thay đổi bất kỳ nội dung nào của kế hoạch đấu thầu, chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư. 2. Nội dung kế hoạch đấu thầu 2.1. Nội dung
  2. - Kế hoạch đấu thầu là tài liệu phân chia toàn bộ dự án thành các gói thầu và nội dung kế hoạch đấu thầu đối với gói thầu bao gồm: tên gói thầu, giá gói thầu; nguồn vốn; sơ tuyển (nếu có), hình thức lựa chọn nhà thầu, và phương thức đấu thầu; đấu thầu trong nước hoặc quốc tế; thời gian lựa chọn nhà thầu; hình thức hợp đồng/loại giá hợp đồng; thời gian thực hiện hợp đồng. - Kế hoạch đấu thầu giai đoạn chuẩn bị dự án: đối với trường hợp thực hiện các công việc trước khi phê duyệt dự án như lập quy hoạch xây dựng tỷ lệ 1/500 phục vụ dự án, khảo sát phục vụ lập dự án, lập báo cáo đầu tư, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, v.v thì có thể lập kế hoạch đấu thầu cho các gói này nhưng vẫn phải đầy đủ các nội dung theo quy định của kế hoạch đấu thầu như: tên gói thầu; giá gói thầu; nguồn vốn; hình thức lựa chọn nhà thầu, và phương thức đấu thầu; đấu thầu trong nước hoặc quốc tế; thời gian lựa chọn nhà thầu; hình thức hợp đồng; thời gian thực hiện hợp đồng. - Kế hoạch đấu thầu sau khi phê duyệt dự án: Kế hoạch đầu tư phải được lập cho toàn bộ dự án (kể cả tổng giá trị các phần công việc đã thực hiện), bao gồm nội dung phân chia toàn bộ dự án thành các gói thầu và nội dung kế hoạch đấu thầu đối với từng gói thầu như: tên gói thầu; giá gói thầu; nguồn vốn; sơ tuyển (nếu có), hình thức lựa chọn nhà thầu, và phương thức đấu thầu; đấu thầu trong nước hoặc quốc tế; thời gian lựa chọn nhà thầu; hình thức hợp đồng (loại giá hợp đồng xây dựng dự kiến áp dụng); thời gian thực hiện hợp đồng. Tùy thuộc quy mô, tính chất và đặc điểm dự án, có thể đưa kế hoạch đấu thầu của các gói thầu phải thực hiện ở giai đoạn thực hiện dự án vào nội dung dự án để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, hạn chế các thủ tục không cần thiết. 2.2. Căn cứ lập kế hoạch đấu thầu Kế hoạch đấu thầu được lập căn cứ vào báo cáo đầu tư, dự án, thiết kế cơ sở, tổng mức đầu tư, tổng dự toán, dự án được duyệt, các định mức chi phí, định mức kinh tế kỹ thuật Nhà nước công bố, quy định thời gian trong đấu thầu, các quy định áp dụng từng hình thức lựa chọn nhà thầu, các chế độ chính sách của những về giá lương, tiền và các tài liệu có liên quan khác.
  3. 2.3. Phân chia dự án thành các gói thầu - Việc phân chia dự án thành các gói thầu phải đảm bảo hiệu quả của dự án phù hợp với năng lực quản lý của chủ đầu tư và khả năng tham gia thực hiện gói thầu của các nhà thầu. Việc phân chia gói thầu trong kế hoạch đấu thầu phai căn cứ vào quy mô, tính chất, thời gian thực hiện dự án; trình tự, đặc điểm, yêu cầu kỹ thuật của loại công việc cần thực hiện để đảm bảo tính đồng bộ của dự án và sự hợp lý về quy mô của gói thầu. Do đó gói thầu có thể là toàn bộ dự án hoặc một phần công việc của dự án; một công trình xây dựng có thể là một gói thầu hoặc bao gồm một số gói thầu. Đặc điểm này có ảnh hưởng rất lớn tới việc xác định đầy đủ, hợp lý giá gói thầu. Dự án có thể được phân chia thành các gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi trong quản lý dự án, nâng cao hiệu quả đầu tư và phát huy năng lực cạnh tranh của các nhà thầu. - Số lương, quy mô và thời gian thực hiện các gói thầu trong kế hoạch đấu thầu phải bảo đảm các yêu cầu sau: Sự hợp lý về trình tự thực hiện; Sự đồng bộ giữa các phần công việc của dự án hoặc giữa ccác công trình chính với các công trình liên quan; Đáp ứng được yêu cầu về tiến độ vận hành khai thác sử dụng công trình; Phù hợp với khả năng bố trí vốn theo tiến độ. Tạo điều kiện để các nhà thầu có cơ hội tham gia: Phạm vi, tính chất công việc của từng gói thầu phải rõ, tương đối độc lập với các gói thầu khác. - Xác định tính chất kỹ thuật của gói thầu + Gói thầu tư vấn xây dựng có yêu cầu kỹ thuật cao gồm: Gói thầu thiết kế xây dựng công trình chính thuộc dự án quy mô, phức tạp, thiết kế xây dựng công trình cấp đặc biệt, công trình áp dụng công nghệ mới (như xây dựng nhà máy lọc dầu, nhà máy điện nguyên tử, xây dựng công trình ngầm ), công trình có điều kiện, môi trường xây dựng khó khăn. + Gói thầu thi công xây dựng có yêu cầu kỹ thuật cao gồm: Gói thầu thi công xây dựng công trình chính thuộc dự án quy mô lớn, phức tạp; công trình cấp đặc biệt; gói
  4. thầu thi công xây dựng công trình lần đầu áp dụng công nghệ mới, phức tạp (thi công kết cấu nhịp lớn, lắp ghép kết cấu yêu cầu độ chính xác cao, ); Gói thầu thi công xây dựng trong điều kiện môi trường xây dựng khó khăn. + Gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng có yêu cầu kỹ thuật cao là gói thầu có một trong những đặc điểm của gói thầu tư vấn xây dựng có kỹ thuật cao hoặc gói thầu thi công xây dựng có kỹ thuật cao. 2.4. Xác định hình thức hợp đồng (Giá hợp đồng xây dựng) Một gói thầu, tùy thuộc vào tính chất phức tạp của công việc thực hiện, quy mô của gói thầu, thời gian dự kiến thực hiện mà các phần việc của gói thầu có thể dự kiến áp dụng các loại giá hợp đồng khác nhau (giá trọn gói, đơn giá cố định, giá điều chỉnh, giá kết hợp). Theo yêu cầu của kế hoạch đấu thầu, vấn đề này phải được xác định ngay trong kế hoạch đấu thầu. Do vậy trong từng gói thầu, chủ đầu tư cần cân nhắc để loại giá hợp đồng phù hợp, không nên cứng nhắc xác định một loại giá duy nhất cho các gói thầu hoặc cho các phần khác nhau trong một gói thầu. Vì thời gian từ khi lập kế hoạch đấu thầu đến khi tổ chức lựa chọn nhà thầu thường khá dài, khi có biến động lớn về giá cả có thể loại giá hợp đồng được xác định trước trong kế hoạch đấu thầu không còn phù hợp nữa, do đó cần cân nhắc kỹ khi chọn gia hợp đồng trọn gói, đơn giá cố định. Trường hợp áp dụng giá hợp đồng trọn gói, hợp đồng đơn giá, cố định thì phần dự phòng dự kiến có thể tính phù hợp vào giá gói thầu tương ứng với các điều kiện cụ thể. Theo đó khi chào thầu có thể dự tính cả phần trượt giá và các dự kiến phát sinh khá vào giá dự thầu để cạnh tranh. Như vậy khi thực hiện gói thầu, chủ đầu tư có thuận lợi trong quản lý hợp đồng, giảm áp lực phải kiểm soát biến động giá cả thị trường và các phát sinh khác khi nhà thầu đã chấp nhận gánh chịu. Cần nghiên cứu thêm chuyên đề về hợp đồng trong hoạt động xây dựng. 3. Xác định giá gói thầu 3.1. Nguyên tắc xác định gói thầu
  5. Giá gói thầu, bao gồm cả dự phòng tính cho toàn bộ thời gian thực hiện gói thầu, được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư (khi chưa có thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công dự toán được duyệt), dự toán xây dựng công trình và các quy định về lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình. Do việc chia dự án thành các gói thầu liên quan trực tiếp tới tổng mức đầu tư của dự án nên khi tổ chức đấu thầu đối với từng gói thầu cụ thể cần xem xét, kiểm tra, rà soát lại để đảm bảo tính chính xác, hợp lý, hạn chế các phát sinh về chi phí có thể xảy ra. - Giá gói thầu tư vấn xây dựng xác định căn cứ vào chi phí tư vấn trong tổng mức đầu tư, dự toán chi phí tư vấn được duyệt. Đối với các gói thầu tư vấn được thực hiện trước khi dự án được phê duyệt thì căn cứ vào chi phí tư vấn trong sơ bộ tổng mức đầu tư, chi phí tư vấn của gói thầu tương tự đã thực hiện, tham khảo định mức chi phí tư vấn do Nhà nước công bố và các căn cứ tham khảo khác phù hợp với đặc điểm dự án, công trình xây dựng để lập dự toán gói thầu làm cơ sở xác định giá gói thầu. Xác định giá gói thầu tư vấn ở giai đoạn chuẩn bị dự án (khi chưa có quy mô, mức vốn cụ thể cho các công trình) cần phải lưu ý kết hợp đồng thời các phương pháp để đối chiếu, so sánh xác định giá phù hợp. Đặc biệt quan tâm tới việc áp dụng phương pháp tương tự, dự toán chi phí, kinh nghiệm của tư vấn, những đặc điểm, yêu cầu cụ thể của dự án làm cơ sở để tính toán, xác định giá phù hợp. - Giá gói thầu thi công xây dựng được xác định căn cứ vào chi phí xây dựng trong tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình được duyệt (đối với trường hợp dự án chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế kỹ thuật). Thực tế thời gian qua cho thấy, theo quy định của pháp luật về đấu thầu, kế hoạch đấu thầu phải được lập cho toàn bộ dự án, ngay sau khi dự án được duyệt để trình người quyết định đầu tư xem xét, phê duyệt. Do vậy hầu như các gói thầu xây lắp, khi xác định giá gói thầu mới chỉ xác định từ thiết kế cơ sở được duyệt mà chưa có thiết kế chi tiết. Mặt khác từ khi phê duyệt kế hoạch đấu thầu tới khi tổ chức đấu thầu cho các gói thầu của dự án có thể sau vài năm (đặc biệt đối với dự án lớn, vấn đề này càng phức tạp). Do đó xác định chuẩn xác giá của từng gói thầu và dự
  6. kiến dự phòng hợp lý cho cả thời gian thực hiện của từng gói có ý nghĩa hết sức quan trọng. Điều này đòi hỏi tư vấn khi giúp chủ đầu tư lập giá gói thầu phải có đủ năng lực, kinh nghiệm, am hiểu kỹ về dự án để tính toán giá gói thầu sao cho dự kiến đủ chi phí tính cho gói thầu, tránh việc điều chỉnh nhiều lần giá gói thầu, phát sinh nhiều thủ tục, kéo dài tiến độ, giảm hiệu của dự án. Giá gói thầu tổng thầu xây dựng được xác định căn cứ vào chi phí thực hiện các công việc của tổng thầu nên trong tổng mức đầu tư được duyệt kể cả các khoản chi phí về đào tạo, chuyển giao công nghệ (nếu có) và chi phí quản lý dự án của tổng thầu xây dựng. Riêng đối với gói thầu tổng thầu chìa khóa trao tay, việc xác định giá gói thầu có thể căn cứ vào sơ bộ tổng mức đầu tư tính theo suất vốn đầu tư hoặc chi phí của dự án tương tự đã thực hiện và các yêu cầu khác của chủ đầu tư. Dự phòng của giá gói thầu phải căn cứ theo phạm vi công việc của từng gói, đặc điểm tính chất, nội dung công việc của từng gói thầu, loại công trình xây dựng, thời điểm tổ chức đấu thầu, thời gian thực hiện gói thầu và các yếu tố khác có liên quan. Chủ đầu tư căn cứ phần chi phí dự phòng của dự án để tính toán, phân bổ chi phí dự phòng cho từng gói thầu để đảm bảo thực hiện dự án thuận lợi, tránh phải điều chỉnh nhiều lần. 3.2. Điều chỉnh kế hoạch đấu thầu, giá gói thầu: - Trước khi tổ chức lựa chọn nhà thầu, chủ đầu tư phải xem xét về sự phù hợp của kế hoạch đấu thầu được duyệt với điều kiện thực hiện. Trường hợp thấy cần thiết phải điều chỉnh kế hoạch đấu thầu thì chủ đấu thầu thì chủ đầu tư báo cáo người quyết định đầu tư và thực hiện việc điều chỉnh theo quy định nếu được chấp thuận. Việc điều chỉnh kế hoạch đấu thầu có thể bao gồm: nhập, tách, hoặc bổ sung các gói thầu, điều chỉnh giá gói thầu, thay đổi hình thức lựa chọn nhà thầu Việc điều chỉnh giá gói thầu được thực hiện khi: + Nhà nước thay đôi quy định về thuế, tiền lương, giá cả ảnh hưởng trực tiếp đến giá gói thầu đã duyệt. + Do có biến động mạnh về giá vật liệu xây dựng.
  7. + Thay đổi khối lượng, nội dung công việc của gói thầu. + Có cơ sở dữ liệu/tài liệu để tính dự toán gói thầu chính xác hơn. Nếu giá gói thầu sau khi điều chỉnh không làm vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt thì chủ đầu tư quyết định phê duyệt; trường hợp làm vượt tổng mức đầu tư thì chủ đầu tư báo cáo người quyết định đầu tư xem xét, quyết định. 3.3. Dự toán gói thầu khi tổ chức đấu thầu Dự toán gói thầu có thể là toán bộ hoặc một phần dự toán xây dựng công trình hoặc kết hợp từ một số dự toán khác nhau, do đó khi lập dự toán gói thầu cần lưu ý đến phạm vi công việc, thời gian thực hiện, biện pháp và điều kiện thực hiện của gói thầu để lập dự toán gói thầu đảm bảo hợp lý, kể cả phần dự phòng phù hợp với quy mô, thời gian thực hiện gói thầu. Như các phân tích nêu các phần trước, thông thường các gói thầu xây lắp ở các dự án quy mô lớn, công trình phức tạp. Khi lập giá gói thầu hầu như chưa có thiết kế kỹ thuật hay thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt. Do vậy khi tổ chức đấu thầu xây lắp (khi đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt) có thể xảy ra các tình huống dự toán gói thầu khi đấu thầu khác với giá gói thầu, thậm chí vượt giá gói thầu. Vì vậy, trước khi tổ chức lựa chọn nhà thầu, nếu dự toán gói thầu được phê duyệt nhỏ hơn giá gói thầu thì chủ đầu tư dùng dự toán gói thầu để thay thế giá gói thầu và không phải báo cáo người quyết định đầu tư. Phù hợp với phân cấp theo quy định hiện hành của Nghị định 99/CP, trường hợp dự toán gói thầu được phê duyệt lớn hơn giá gói thầu nhưng không làm vượt tổng mức đầu tư thì chủ đầu tư phê duyệt dự toán gói thầu để thay thế giá gói thầu đánh giá kết quả báo cáo người quyết định đầu tư; trường hợp làm vượt tổng mức đầu tưu thì chủ đầu tư báo cáo người quyết định đầu tư xem xét quyết định. III. XÁC ĐỊNH CÁC YÊU CẦU LIÊN QUAN CÁC ĐỀ XUẤT CỦA NHÀ THẦU 1. Đối với gói thầu tư vấn 1.1. Yêu cầu đối với đề xuất kỹ thuật
  8. - Nhân sự thực hiện: danh sách và hồ sơ kinhnghiệm của các chuyên gia tư vấn phù hợp với yêu cầu của gói thầu (chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, kỹ sư kinh tế, cán bộ kỹ thuật ), bố trí nhân sự để thực hiện gói thầu. Với từng gói thầu tư vấn xây dựng khác nhau như: khảo sát, thiết kế, quản lý dự án, giám sát thi công cần phải căn cứ vào loại, cấp công trình xây dựng, đặc điểm của từng hoạt động, mức độ cần huy động nhân sự tham gia gói thầu để đưa ra các yêu cầu phù hợp. - Giải pháp thực hiện gói thầu: thời gian, tiến độ thực hiện gói thầu: phương pháp luận thực hiện công việc; phương tiện, điều kiện làm việc; đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có); tổ chức quản lý chung; quản lý chất lượng; sử dụng thầu phụ (nếu có); cam kết về trách nhiệm đảm bảo chất lượng, tiến độ thực hiện công việc của nhà thầu; - Các đề xuất có tính cạnh tranh mang lại hiệu quả cho chủ đầu tư và dự án. - Các yêu cầu khác. 1.2. Yêu cầu về đề xuất tài chính Giá dự thầu phải bao gồm mọi chi phí, kể cả các loại thuế nhà thầu phải nộp, để thực hiện toàn bộ gói thầu, phù hợp với yêu cầu của hồ sơ mời thầu, giải pháp thực hiện gói thầu, thời gian thực hiện do nhà thầu đề xuất: các điều kiện tài chính, thương mại và các đề xuất ưu đãi của nhà thầu liên quan đến tài chính, thương mại (nếu có); các đề xuất có tính cạnh tranh mang lại hiệu quả cho chủ đầu tư và dự án được lượng hóa thành tiền. 2. Đối với gói thầu xây lắp Yêu cầu nhà thầu đề xuất về giải pháp kỹ thuật thực hiện gói thầu, tiến độ thi công, giá dự thầu và các đề xuất có tính cạnh tranh mang lại hiệu quả cho chủ đầu tư, dự án. Những giải pháp kỹ thuật của nhà thầu để minh chứng cho sự hợp lý của các đề xuất về tiến độ, chất lượng và giá dự thầu. 2.1. Yêu cầu đối với nội dung đề xuất về giải pháp kỹ thuật và tiến độ 2.1.1. Đề xuất về giải pháp kỹ thuật (kể cả thầu phụ nếu có) - Giải pháp kỹ thuật chung
  9. + Giải pháp thi công các hạng mục, công việc chủ yếu; + Bố trí tổng mặt bằng xây dựng công trình; + Giải pháp huy động vật tư, vật liệu xây dựng, thiết bị thi công và nhân lực phù hợp với nội dung và tiến độ thực hiện cho từng công việc, từng giai đoạn thực hiện của gói thầu, bao gồm: + Số lượng, chủng loại, thông số kỹ thuật của thiết bị, xe máy thi công được huy động; + Số lượng, chủng loại, chất lượng vật tư, vật liệu xây dựng chủ yếu; + Số lượng, cơ cấu, trình độ phân lực được huy động (cán bộ quản lý, kỹ thuật và công nhận). Giải pháp bảo đảm chất lượng + Hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu để thực hiện gói thầu; + Biện pháp tổ chức kiểm tra, giám sát thực hiện các công việc của gói thầu; - Biện pháp đảm bảo an toàn cho người, thiết bị xe máy thi công, công trình xây dựng và các công trình lân cận; biện pháp phòng chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường; - Giải pháp bố trí nhà xưởng phụ trợ phục vụ cho thi công xây dựng; - Đề xuất phương án sử dụng hạ tầng kỹ thuật (điện, nước ) phục vụ thi công xây dựng; Giải pháp kỹ thuật mà nhà thầu kê khai phải chứng minh được khả năng thực hiện và phù hợp đồng thời với các đề xuất về tiến độ, đề xuất về giá dự thầu đáp ứng theo từng phần công việc cụ thể, theo từng giai đoạn cụ thể trong suốt quá trình thực hiện gói thầu. 2.1.2. Đề xuất về tiến độ thi công xây dựng Thời gian thực hiện gói thầu và sơ đồ tổng tiến độ với các mốc tiến độ thi công chủ yếu, biểu đồ huy động vật tư, vật liệu xây dựng, thiết bị xe máy thi công và nhân lực theo tiến độ.
  10. - Biện pháp quản lý tổng tiến độ, kể cả tiến độ thực hiện công việc của thầu phụ (nếu có). - Đề xuất tiến độ của nhà thầu phải phù hợp với các nội dung kê khai trong giải pháp kỹ thuật, phù hợp với đề xuất về giá dự thầu đáp ứng theo từng phần công việc cụ thê, theo từng giai đoạn cụ thể trong suốt quá trình thực hiện gói thầu. 2.2. Yêu cầu đối với đề xuất tài chính - Giá dự thầu được đề xuất phải mang tính cạnh tranh, bao gồm đầy đủ các chi phí cần thiết để thực hiện gói thầu, kể cả các loại thuế nhà thầu phải nộp, phù hợp với tài liệu thiết kế trong hồ sơ mời thầu, mặt bằng giá xây dựng và phù hợp với giải pháp kỹ thuật thực hiện gói thầu, tiến độ thi công xây dựng do nhà thầu đề xuất. - Tùy theo tính chất, yêu cầu của gói thầu, có thể yêu cầu nhà thầu đề xuất giá dự thầu theo hình thức tổng giá của gói thầu, đơn giá công việc hoặc kết hợp giá cho các phần việc với đơn giá; các hạng mục yêu cầu chào đơn giá, chào trọn gói, thuế, lãi. Đề xuất giảm giá và giải trình, nếu có. - Trường hợp khối lượng trong hồ sơ mời thầu tính hiếu hoặc thừa so với khối lượng theo thiết kế thì nhà thầu có đề xuất giá riêng và giải trình cho phần khối lượng tính thiếu hoặc thừa. - Giá dự thầu được đề xuất không thấp hơn giá thành xây dựng của nhà thầu. Ngoài ra, tùy thuộc vào tính chất gói thầu, mục tiêu của dự án, chủ đầu tư có thể yêu cầu nhà thầu đưa ra các đề xuất khác có tính cạnh tranh, mang lại hiệu quả cho chủ đầu tư, dự án như rút ngắn thời gian thực hiện gói thầu; điều kiện thanh toán, khả năng tạm ứng vốn và các điều kiện tài chính khác; bảo hành công trình, Những yêu cầu này phải được nêu rõ trong hồ sơ mời thầu. Các đề xuất do nhà thầu chứng minh và phải được lượng hóa thành tiền. 3. Đối với gói thầu tổng thầu thiết kế và thi công 3.1. Yêu cầu đối với đề xuất kỹ thuật
  11. Nội dung đề xuất kỹ thuật đối với phần thiết kế tương tự đối với gói thầu tư vấn thiết kế; nội dung đề xuất kỹ thuật đối với phần thi công tương tự gói thầu xây lắp. Đồng thời còn có các bổ sung: - Danh mục các công việc của gói thầu do tổng thầu, các thầu phụ dự kiến đảm nhận; - Bố trí nhân sự và giải pháp thực hiện công việc của tổng thầu theo yêu cầu của gói thầu, bao gồm giải pháp quản lý, điều phối các thầu phụ thiết kế giải pháp quản lý và tổ chức thực hiện công việc của các thầu phụ; Giải pháp huy động nhấn, giải pháp thực hiện gói thầu của các nhà thầu phụ phù hợp với nội dung công việc dự kiến đảm nhận; - Giải pháp quản lý, điều phối các nhà thầu thi công xây dựng công trình trong việc phối hợp với nhà thầu thiết kế để đảm bảo tiến độ, chất lượng của dự án; 3.2. Yêu cầu đối với đề xuất tài chính - Giá dự thầu bao gồm mọi chi phí cần thiết để thực hiện gói thầu, kể các loại thuế nhà thầu phải nộp, chi phí quản lý của tổng thầu, các điều kiện tài chính, thương mại và các đề xuất ưu đãi của nhà thầu liên quan đến tài chính thương mại (nếu có); các đề xuất có tính cạnh tranh mang lại hiệ quả cho chủ đầu tư và dự án được lượng hóa thành tiền. 4. Đối với gói thầu tổng thầu EPC 4.1. Về nội dung đề xuất kỹ thuật Yêu cầu về đề xuất kỹ thuật đối với phần thi công xây dựng công trình và thiết kế tương tự như đối với gói thầu tổng thầu thiết kế và thi công, đồng thời bổ sung thêm; - Giải pháp tổ chức, quản lý tổng mặt bằng xây dựng công trình; - Giải pháp quản lý, điều phối các bộ môn thiết kế, giữa thiết kế và thi công giữa cung ứng vật tư thiết bị và thi công, giữa thi công xây dựng và cung ứng vật tư thiết bị để đảm bảo tiến độ chung và chất lựợng của dự án. - Yêu cầu đề xuất kỹ thuật đối với phần cung ứng vật tư, thiết bị, bổ sung yêu cầu nhà thầu đề xuất về dây chuyền công nghệ và thiết bị phù hợp với phần thiết kế xây