Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

- Từ nửa sau thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản phương Tây chuyển nhanh từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền.
- Nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh, đặt ra yêu cầu bức thiết về thị trường. Ðó chính là nguyên nhân sâu xa dẫn tới những cuộc chiến tranh xâm lược các quốc gia phong kiến phương Ðông, biến các quốc gia này thành thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, mua bán nguyên vật liệu, khai thác sức lao động và xuất khẩu tư bản của các nước đế quốc.
pdf 67 trang Khánh Bằng 29/12/2023 600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_lich_su_dang_cong_san_viet_nam.pdf

Nội dung text: Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

  1. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Tổ cơ bản - Ðảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới. - Ðảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Ðảng Cộng sản Việt Nam được lịch sử giao cho sứ mệnh nắm quyền lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam. - Sự ra đời của Ðảng với hệ thống tổ chức chặt chẽ và cương lĩnh cách mạng đúng đắn đã chấm dứt tình trạng khủng hoảng về lãnh đạo cách mạng kéo dài mấy chục năm đầu thế kỷ XX. "Việc thành lập Ðảng là một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam ta. Nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng". - Ðảng ra đời làm cho cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khắng khít của cách mạng thế giới. - Sự ra đời của Ðảng là sự chuẩn bị tất yếu dầu tiên có tính chất quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt trong tiến trình lịch sử tiến hoá của dân tộc Việt Nam. - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, người Việt Nam yêu nước tiên tiến đã tìm được con đường giải phóng dân tộc đúng đắn, phù hợp với nhu cầu phát triển của dân tộc Việt Nam và xu thế của thời đại. - Ngay từ ngày mới thành lập "Ðảng ta liền giương cao ngọn cờ cách mạng, đoàn kết và lãnh đạo toàn dân ta tiến lên đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. CHƯƠNG II QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN (1930-1945) I. Phong trào cách mạng 1930 -1935 1. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Ðảng tháng 10-1930. Luận cương chính trị của Ðảng - Sau Hội nghị thành lập Ðảng, cương lĩnh và điều lệ của Ðảng được bí mật đưa vào quần chúng. Phong trào cách mạng phát triển mạnh và tiến dần lên cao trào. Trang 9
  2. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Tổ cơ bản - Tháng 4-1930, sau khi tốt nghiệp Trường Ðại học Phương Ðông của Quốc tế cộng sản ở Mátxcơva (Liên Xô), Trần Phú về nước hoạt động. - Từ ngày 14 đến ngày 31-10-1930, Ban Chấp hành Trung ương họp Hội nghị lần thứ nhất tại Hương Cảng (Trung Quốc) do Trần Phú chủ trì đã quyết định đổi tên Ðảng Cộng sản Việt Nam thành Ðảng Cộng sản Ðông Dương. - Hội nghị đánh giá Chánh cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt của Ðảng do Hội nghị hợp nhất thông qua đã "chỉ lo đến việc phản đế mà quên mất lợi ích giai cấp tranh đấu", Ban Chấp hành Trung ương quyết định phải dựa vào nghị quyết của Quốc tế Cộng sản để hoạch định cương lĩnh, chính sách và kế hoạch của Ðảng mà chỉnh đốn nội bộ. - Hội nghị đã thảo luận Dự án Luận cương chánh trị của Ðảng Cộng sản Ðông Dương. Luận cương xác định: + Mâu thuẫn giai cấp ngày càng diễn ra gay gắt ở Việt Nam, Lào và Cao Miên. + Về phương hướng chiến lược của cách mạng, Luận cương nêu rõ tính chất của cách mạng Ðông Dương lúc đầu là một cuộc "cách mạng tư sản dân quyền", "có tính chất thổ địa và phản dế". "Tư sản dân quyền cách mạng là thời kỳ dự bị để làm xã hội cách mạng". Sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi sẽ tiếp tục "phát triển, bỏ qua thời kỳ tu bổn mà tranh đấu thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa". + Nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng tư sản dân quyền là phải "tranh đấu để đánh đổ các di tích phong kiến, đánh đổ các cách bóc lột theo lối tiền tư bổn và để thực hành thổ địa cách mạng cho triệt dể" và "đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Ðông Dương hoàn toàn độc lập". + Về lực lượng cách mạng, Luận cương xác định giai cấp vô sản và nông dân là hai động lực chính của cách mạng tư sản dân quyền. + Về lãnh đạo cách mạng, Luận cương nhấn mạnh "Ðiều kiện cốt yếu cho sự thắng lợi của cách mạng ở Ðông Dương là cần phải có một Ðảng cộng sản có một đường chánh trị đúng, có kỷ luật, tập trung, mật thiết liên lạc với quần chúng, và từng trải tranh đấu mà truởng thành. + Về phương pháp cách mạng, Luận cương khẳng định để đạt đuợc mục tiêu cơ bản của cuộc cách mạng là đánh đổ đế quốc và phong kiến, giành chính quyền về tay công nông thì phải ra sức chuẩn bị cho quần chúng về con đường "võ trang bạo động". + Cách mạng Ðông Dương là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới. + Luận cương chính trị tháng 10-1930 đã vạch ra nhiều vấn đề cơ bản thuộc về chiến lược cách mạng. Trang 10
  3. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Tổ cơ bản - Tuy nhiên, do nhận thức giáo điều và máy móc về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp trong cách mạng thuộc địa, lại hiểu biết không đầy đủ về tình hình đặc điểm của xã hội, giai cấp và dân tộc ở Ðông Dương, đồng thời chịu ảnh huởng trực tiếp của khuynh hướng "tả" của Quốc tế Cộng sản và một số đảng cộng sản trong thời gian đó. - Sau này trong quá trình lãnh đạo cách mạng, nhất là đến Hội nghị lần thứ VIII của Ban Chấp hành Trung ương (5-1941), Ðảng đã khắc phục được những hạn chế đó và đưa cách mạng đến thành công. 2. Phong trào cách mạng những năm 1930-1935 - Những năm 1929-1933, khi Liên Xô đang đạt đuợc những kết quả lớn trong công cuộc công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh tế với tốc độ nhanh, thì ở các nước tư bản chủ nghia nổ ra một cuộc khủng hoảng kinh tế trên quy mô lớn. Thời kỳ tạm ổn của chủ nghĩa tư bản kết thúc. - Cuộc khủng hoảng lan nhanh đến các nước thuộc địa và phụ thuộc, trong đó có Việt Nam. Thực dân Pháp lại tăng cường vơ vét, bóc lột để bù đắp những hậu quả của cuộc khủng hoảng ở chính quốc. - Kể từ cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2-1930) thực dân Pháp tiến hành một chiến dịch khủng bố ở khắp nơi, gây nên một không khí chính trị căng thẳng, mâu thuẫn giữa dân tộc ta với đế quốc Pháp và bè lũ tay sai phát triển gay gắt hơn. - Giữa lúc đó Ðảng Cộng sản Việt Nam đã xây dựng đuợc hệ thống tổ chức thống nhất và cương lĩnh chính trị đúng đắn, đảm nhận sứ mệnh lãnh đạo cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ta chống đế quốc và tay sai. - Dưới sự lãnh đạo thống nhất của Ðảng, phong trào dđấu tranh của quần chúng trên đà phát triển từ năm 1929, đã bùng lên mạnh mẽ khắp cả ba miền: Bắc, Trung, Nam. - Từ tháng 1 đến tháng 4-1930 là buớc khởi đầu của phong trào. Nhiều cuộc bãi công của công nhân đã nổ ra liên tiếp ở nhà máy xi măng Hải Phòng, hãng dầu Nhà Bè (Sài Gòn), các đồn iề n Phú Riềng, Dầu Tiếng, nhà máy dệt Nam Ðịnh, nhà máy diêm và nhà máy cưa Bến Thủy - Từ tháng 5-1930, phong trào phát triển thành cao trào. Ngày 1-5-1930, lần đầu tiên nhân dân ta kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động. - Sau ngày 1-5, làn sóng đấu tranh tiếp tục dâng cao. - Từ tháng 6 đến tháng 8-1930 đã nổ ra 121 cuộc đấu tranh trong đó có 22 cuộc của công nhân, 95 cuộc của nông dân. Nổi bật nhất là cuộc tổng bãi công của toàn thể công nhân khu công nghiệp Bến Thủy - Vinh (8-1930). Trang 11
  4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Tổ cơ bản - Tháng 9-1930 phong trào cách mạng phát triển đến đỉnh cao với những hình thức đấu tranh quyết liệt. Cuộc biểu tình của 8.000 nông dân Hưng Nguyên ngày 12- 9-1930 bị địch dùng máy bay ném bom giết chết 171 người. Riêng ở Nghệ An có 393 người bị giết trong 7 cuộc biểu tình. Như lửa đổ thêm dầu, phong trào cách mạng bùng lên dữ dội. - Trước sức mạnh của quần chúng, bộ máy chính quyền của đế quốc và tay sai ở nhiều huyện bị tê liệt, ở nhiều xã bị tan rã. Trên thực tế trong các "khu đỏ" tự do đó, một chính quyền cách mạng của nông dân theo hình thức các uỷ ban tự quản theo kiểu Xôviết đã ra đời. Ðó là những "Xôviết nông dân" do giai cấp công nhân lãnh đạo. + Về chính trị: ban bố các quyền tự do dân chủ cho nhân dân. + Về kinh tế: chia lại ruộng đất công một cách hợp lý. + Về văn hóa, xã hội: bài trừ mê tín dị đoan như bói toán, ma chay, xóa bỏ các tệ nạn cờ bạc, rượu chè, trộm cắp. - Tuy mới thành lập ở một số xã, thời gian tồn tại ngắn ngủi song chính quyền Xôviết đã tỏ rõ bản chất cách mạng và tính ưu việt của nó. Đó thực sự là một chính quyền của dân, do dân, vì dân. - Từ khi chính quyền Xôviết ra đời, cuộc đấu tranh giữa ta và địch diễn ra càng gay go và quyết liệt hơn. - Từ dầu năm 1931, sự khủng bố của kẻ thù ngày càng dữ dội. Thêm vào đó, nạn đói xảy ra rất nghiêm trọng. Phong trào đấu tranh của quần chúng gặp nhiều khó khăn và giảm sút dần. - Sự khủng bố ác liệt của kẻ dịch đã làm cho phần lớn các cơ sở tổ chức của Ðảng và quần chúng bị tan vỡ. - Cao trào cách mạng 1930-1931, mà đỉnh cao là Xôviết Nghệ-Tĩnh là trận thử thách đầu tiên và toàn diện của quần chúng công nông duới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Ðông Dương, nhằm chống lại bọn đế quốc và phong kiến. - Những năm 1931-1935 là một giai đoạn đấu tranh cực kỳ gian khổ nhằm chống khủng bố trắng, khôi phục hệ thống tổ chức của Ðảng và phong trào cách mạng. II. Phong trào dân chủ 1936-1939 1. Nguy cơ chiến tranh của chủ nghĩa phátxít. Ðại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản - Hậu quả trầm trọng của cuộc khủng hoảng kinh tế trong những năm 1929- 1933 và tình trạng tiêu điều tiếp theo trong các nuớc thuộc hệ thống tư bản chủ nghĩa Trang 12
  5. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Tổ cơ bản đã làm cho mâu thuẫn nội tại của chủ nghĩa tư bản thêm gay gắt và phong trào cách mạng của quần chúng dâng cao. - Ở một số nước, giai cấp tư sản lũng đoạn không muốn duy trì nền thống trị bằng chế độ dân chủ tư sản đại nghị như cũ, nên đã âm mưu dùng bạo lực để đàn áp phong trào đấu tranh trong nước và ráo riết chạy đua vũ trang, chuẩn bị phát động một cuộc chiến tranh thế giới mới. Chủ nghĩa phátxít xuất hiện. - Nguy cơ chủ nghĩa phát xít và chiến tranh thế giới đe doạ nghiêm trọng nền hòa bình và an ninh quốc tế. - Trước tình hình đó, Ðại hội VII của Quốc tế Cộng sản họp tại Mátxcơva (tháng 71935) dưới sự chủ trì của G. Ðimitơrốp. Ðoàn đại biểu Ðảng Cộng sản Ðông Dương do Lê Hồng Phong dẫn dầu. - Ðại hội xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới chưa phải là chủ nghĩa đế quốc nói chung mà là chủ nghĩa phátxít. - Ðể thực hiện nhiệm vụ cấp bách đó, giai cấp công nhân các nước trên thế giới phải thống nhất hàng ngũ của mình, lập mặt trận nhân dân rộng rãi chống phátxít và chiến tranh phátxít. - Ðại hội chỉ rõ đối với các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, vấn đề lập mặt trận thống nhất chống đế quốc có tầm quan trọng đặc biệt. - Chủ trương mới do Ðại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản vạch ra phù hợp với yêu cầu chống chủ nghĩa phátxít và chiến tranh, nguy cơ lớn nhất đối với vận mệnh của các dân tộc lúc bấy giờ. 2. Chủ trương mới của Ðảng - Tháng 7-1936, Ban Chấp hành Trung ương Ðảng và Ban Chỉ huy ở ngoài họp Hội nghị tại Thuợng Hải (Trung Quốc), dưới sự chủ trì của Lê Hồng Phong và Hà Huy Tập. - Xuất phát từ đặc điểm tình hình Ðông Dương và thế giới, vận dụng Nghị quyết Ðại hội VII của Quốc tế Cộng sản, Hội nghị xác định cách mạng ở Ðông Dương vẫn là "cách mạng tư sản dân quyền. - Hội nghị chỉ rõ kẻ thù truớc mắt nguy hại nhất của nhân dân Ðông Dương cần tập trung đánh đổ là bọn phản động thuộc địa và bè lũ tay sai của chúng, "lập Mặt trận nhân dân phản đế rộng rãi chính để bao gồm các giai cấp, các đảng phái, các đoàn thể chính trị và tín ngưỡng tôn giáo khác nhau, các dân tộc ở xứ Ðông Dương để cùng nhau tranh đấu để đòi những điều dân chủ đơn sơ". - Hoàn cảnh mới, chủ trương mới đòi hỏi phải có một đường lối tổ chức mới. Vì vậy, Hội nghị chủ trương phải chuyển hình thức tổ chức bí mật không hợp pháp Trang 13
  6. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Tổ cơ bản sang các hình thức tổ chức và đấu tranh công khai, nửa công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp. - Cùng với việc đề ra chủ trương mới để lãnh đạo nhân dân thành lập Mặt trận nhân dân rộng rãi, đấu tranh đòi các quyền dân chủ, dân sinh. - Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào quần chúng từ giữa năm 1936 trở đi khẳng định sự chuyển huớng chỉ đạo cách mạng đúng đắn. - Tháng 3-1938, Ban Chấp hành Trung ương Ðảng họp hội nghị toàn thể nhấn mạnh vấn đề lập mặt trận thống nhất dân chủ, coi đây là nhiệm vụ trung tâm của Ðảng trong giai đoạn hiện tại. - Cuối năm 1938, từ Liên Xô, Nguyễn Ái Quốc trở lại Trung Quốc. Người chú ý theo dõi và chỉ đạo phong trào cách mạng ở Ðông Dương. - Tháng 3-1939, Ðảng ra bản Tuyên ngôn của Ðảng Cộng sản Ðông Dương đối với thời cuộc, nêu rõ họa phátxít đang đến gần. - Tháng 7 năm 1939, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ cho xuất bản tác phẩm Tự chỉ trích, nhằm rút kinh nghiệm về những sai lầm, thiếu sót của các đảng viên. 3. Ðảng lãnh đạo phong trào dân chủ, dân sinh (1936-1939) - Chủ trương mới của Ðảng phù hợp với yêu cầu và nguyện vọng bức thiết của quần chúng, làm dấy lên trong cả nước một phong trào đấu tranh mạnh mẽ, sôi nổi hướ ng vào mục tiêu truớc mắt là tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình. - Trong một thời gian ngắn, ở khắp các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, nông thôn đã lập ra các "ủy ban hành động" để tập hợp quần chúng. - Ðầu năm 1937, nhân dịp phái viên của Chính phủ Pháp là Gôda (Godard) đi kinh lý Ðông Dương và tiếp đó là Bơrêviê (Brévié) sang nhận chức toàn quyền Ðông Dương, Ðảng vận động hai cuộc biểu dương lực lượng quần chúng rộng lớn dưới danh nghĩa "đón ruớc", míttinh, biểu tình, đưa đơn "dân nguyện". - Mặc dù thực dân Pháp cố tìm cách ngăn chặn. Nhưng nhờ khéo lợi dụng các hình thức đấu tranh hợp pháp nên từ năm 1936 đến giữa năm 1939 phong trào quần chúng đấu tranh theo những khẩu hiệu đòi tự do dân chủ, cải thiện đời sống đã phát triển liên tục, rộng rãi khắp cả thành thị và nông thôn suốt ba năm. - Năm 1937 là năm phong trào công nhân cao nhất, có gần 400 cuộc bãi công, vang dội nhất là cuộc bãi công của công nhân xe lửa Trường Thi (tháng 7-1937). - Năm 1938, có trên 130 cuộc bãi công và 6 tháng đầu năm 1939 có khoảng 50 cuộc bãi công. - Trong thời kỳ này, Ðảng còn xuất bản nhiều tập sách chính trị phổ thông để giới thiệu chủ nghĩa Mác-Lênin và chính sách mới của Ðảng. Trang 14
  7. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Tổ cơ bản - Từ giữa năm 1939 trở đi, Chính phủ Pháp nghiêng hẳn về phía hữu, và phátxít hóa. ở Ðông Dương, bọn thực dân Pháp quay ra đàn áp quyết liệt phong trào dân chủ. - Ðảng liền chuyển hướng chỉ đạo chiến lược và sách lược cho phù hợp với thời kỳ chiến tranh và cách mạng. Thời kỳ vận động dân chủ kết thúc. - Cuộc vận động dân chủ của Ðảng Cộng sản Ðông Dương trong những năm 1936-1939 thực sự là một cuộc đấu tranh cách mạng sôi nổi, có tính quần chúng rộng rãi nhằm thực hiện mục tiêu truớc mắt là chống phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình. - Cao trào dân chủ 1936-1939 là cuộc chuẩn bị lực lượng cho giai đoạn cách mạng 1939-1945. III. Phong trào giải phóng dân tộc, khởi nghĩa giành chính quyền 1939-1945 1. Chính sách thống trị thời chiến của Pháp - Nhật ở Ðông Dương - Ngày 1-9-1939, phátxít Ðức tiến công Ba Lan, hai ngày sau Anh, Pháp tuyên chiến với Ðức, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. - Ngày 4-1-1940, Toàn quyền Ðông Dương Catơru (George Catroux) tuyên bố : "Chúng ta đánh toàn diện và mau chóng vào các tổ chức cộng sản; trong cuộc đấu tranh này, phải tiêu diệt cộng sản thì Ðông Dương mới được yên ổn và trung thành với nước Pháp. Chúng ta không có quyền không thắng". - Tháng 6-1940, Ðức tiến công Pháp. Chính phủ Pháp đầu hàng Ðức. Tháng 61941, Ðức tiến công Liên Xô. ở Ðông Dương bọn thực dân Pháp thi hành một chính sách thời chiến rất phản động. - Chính sách phản động trên đây của thực dân Pháp đã đẩy nhân dân ta vào một cảnh sống ngột ngạt về chính trị, bần cùng về kinh tế. Mâu thuẫn giữa dân tộc ta với ưế quốc Pháp và tay sai càng trở nên gay gắt hơn. - Tháng 9-1940, phátxít Nhật vào Ðông Dương, thực dân Pháp đầu hàng và cấu kết với Nhật để thống trị và bóc lột nhân dân ta, làm cho nhân dân ta phải chịu cảnh "một cổ hai tròng”. 2. Chủ trương chiến luợc mới của Ðảng - Ngay khi Chiến tranh thế giới thứ hai mới bùng nổ, Ðảng kịp thời rút vào hoạt động bí mật và chuyển trọng tâm công tác về nông thôn, đồng thời vẫn chú trọng các đô thị. - Tháng 11 năm 1939, Ban Chấp hành Trung ương Ðảng họp Hội nghị lần thứ sáu tại Bà Ðiểm (Hóc Môn, Gia Ðịnh) do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ chủ trì. - Hội nghị nhận định: trong điều kiện lịch sử mới, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng dầu và cấp bách nhất của cách mạng Ðông Dương. Trang 15
  8. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Tổ cơ bản - Khẩu hiệu "cách mạng ruộng đất" phải tạm gác lại và thay bằng các khẩu hiệu chống địa tô cao, chống cho vay lãi nặng, tịch thu ruộng đất của bọn thực dân đế quốc và bọn địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc đem chia cho dân cày nghèo. - Khẩu hiệu "cách mạng ruộng đất" phải tạm gác lại và thay bằng các khẩu hiệu chống địa tô cao, chống cho vay lãi nặng, tịch thu ruộng đất của bọn thực dân đế quốc và bọn địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc đem chia cho dân cày nghèo. - Hội nghị lần thứ sáu của Ban Chấp hành Trung ương đánh dấu sự thay đổi cơ bản về chiến lược cách mạng và mở ra một thời kỳ đấu tranh mới, thời kỳ trực tiếp xúc tiến chuẩn bị lực lượng để khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. - Ngày 27-9-1940, nhân khi quân Pháp ở Lạng Sơn bị Nhật đánh bại phải rút chạy qua đường Bắc Son-Thái Nguyên, nhân dân Bắc Sơn dưới sự lãnh đạo của đảng bộ địa phương nổi dậy khởi nghĩa, chiếm đồn Mỏ Nhài, làm chủ châu lỵ Bắc Sơn. Sau cuộc khởi nghĩa, Ðội du kích Bắc Sơn được thành lập. - Tháng 11 năm 1940, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Ðảng họp ở làng Ðình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh). - Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng về việc đình chỉ kế hoạch khởi nghĩa ở Nam Kỳ chưa được triển khai thì cuộc khởi nghĩa đã nổ ra đêm 23-11- 1940. Cuộc khởi nghĩa bị đế quốc Pháp và tay sai đàn áp đẫm máu và thất bại - Khói lửa của cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ chưa tan, ngày 13-1-1941, một cuộc binh chiến đã nổ ra ở đồn Chợ Rạng thuộc huyện Ðô Lương, tỉnh Nghệ An do Ðội Cung chỉ huy. Nhưng cuộc nổi dậy này đã bị thực dân Pháp dập tắt nhanh chóng. - Ba cuộc nổi dậy trên đây là những đòn tiến công trực diện vào nền thống trị của thực dân Pháp. - Tình hình quốc tế và trong nước diễn ra ngày càng khẩn trương. Nguyễn Ái Quốc quyết định trở về nước để trực tiếp lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng. - Tháng 5-1941, với tưcách đại diện cho Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Ðảng tại Pác Bó (Cao Bằng). - Hội nghị nhận định rằng Chiến tranh thế giới đang lan rộng, phátxít Ðức đang chuẩn bị đánh Liên Xô và chiến tranh ở khu vực Thái Bình Dương sẽ bùng nổ. - Trên cơ sở phân tích thái độ chính trị của các giai cấp, tầng lớp Hội nghị nêu rõ ở nước ta mâu thuẫn chủ yếu đòi hỏi phải được giải quyết cấp bách là mâu thuẫn giữa dân tộc ta với bọn đế quốc phátxít Pháp-Nhật. - Hội nghị tiếp tục đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, tạm gác khẩu hiệu "đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày" thay bằng các khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo, chia lại ruộng đất công cho công bằng, giảm tô, giảm tức. Trang 16
  9. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Tổ cơ bản - Hội nghị đặc biệt coi trọng công tác đào tạo cán bộ, nâng cao năng lực tổ chức và lãnh đạo của Ðảng. - Sau Hội nghị, Nguyễn Ái Quốc gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước đoàn kết thống nhất đánh đuổi Pháp-Nhật. - Hội nghị lần thứ tám của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng đã hoàn chỉnh sự thay đổi chiến lược cách mạng được vạch ra từ Hội nghị lần thứ sáu (tháng 11- 1939). 3. Ðảng lãnh dạo phong trào chống Pháp - Nhật, chuẩn bị lực lượng cho cuộc khởi nghĩa vũ trang (1940-1945) - Từ giữa năm 1941 trở đi, tình hình trong nước và thế giới tiếp tục diễn ra rất căng thẳng. Tháng 6-1941, phát xít Ðức bội ước, tiến công Liên Xô. - Tháng 12-1941, chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ. - . Ở Ðông Dương, Pháp-Nhật tiếp tục đẩy mạnh khủng bố phong trào cách mạng quần chúng và đàn áp Ðảng Cộng sản Ðông Dương. - Cũng trong tháng 12-1941, Trung ương ra thông cáo Cuộc chiến tranh Thái Bình Dương và trách nhiệm cần kíp của Ðảng. - Ngày 25-10-1941 Việt Minh công bố Tuyên ngôn với đồng bào cả nuớc: "Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh) ra đời". - Từ năm 1943 đến 1945, phong trào cách mạng phát triển ngày càng mạnh và đều khắp. - Năm 1943, Ðảng đưa ra bản Ðề cương văn hóa Việt Nam. - Ngày 22-12-1944, Ðội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp tổ chức ra đời ở huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. - Tình hình thời cuộc lúc này rất khẩn truong. Tháng 10-1944, Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào toàn quốc, thông báo chủ trương của Ðảng về việc triệu tập Ðại hội đại biểu quốc dân. 4. Ðảng lãnh đạo cao trào kháng Nhật cứu nước và tổng khởi nghĩa giành chính quyền (tháng 3-1945 - tháng 8-1945) - Ðầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. - Hồng quân Liên Xô đang truy kích phátxít Ðức trên chiến trường châu Âu, giải phóng nhiều nuớc ở Ðông Âu và tiến như vũ bão về phía Béclin. Số phận của phátxít Ðức sắp kết liễu. - Ở mặt trận Thái Bình Dương, phátxít Nhật cũng rất nguy khốn. - Tình thế thất bại của phátxít Nhật ở Thái Bình Dương buộc chúng phải làm cuộc đảo chính lật đổ Pháp để dđộc chiếm Ðông Dương và trừ mối họa bị quân Pháp Trang 17