Khủng hoảng kinh tế hiện nay: Phân tích và khuyến nghị từ lý thuyết kinh tế trường phái Áo

Kinh tế Việt Nam và thế giới đang trong giai đoạn suy thoái, hoặc tệ hơn nữa, khủng hoảng.
Bài viết này hướng tới việc lý giải các nguyên nhân dẫn đến suy thoái/ khủng hoảng kinh tế
và từ đó đưa ra các khuyến nghị chính sách từ góc nhìn của lý thuyết kinh tế trường phái Áo.
Dựa trên kinh nghiệm của cuộc Đại khủng hoảng 1929-1932 và các diễn biến gần đây của
nền kinh tế Mỹ, bài viết này cho rằng khả năng kinh tế Mỹ và thế giới tiếp tục rơi sâu vào
khủng hoảng trong một thời gian tương đối dài là rất lớn. Đối với nền kinh tế Việt Nam, bài
viết cho rằng những chính sách kiểm soát giá cả, kiểm soát hàng hóa, tài chính mở rộng, tiền
tệ mở rộng, và duy trì vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước là những nguyên nhân làm cho
cấu trúc sản xuất của nền kinh tế Việt Nam bị méo mó nghiêm trọng, dẫn đến sự bất ổn vĩ mô
trong 2008. Thêm nữa, tình trạng cấu trúc méo mó của nền kinh tế Việt Nam hầu như chưa
được cải thiện trong những năm vừa qua, đặt ra nguy cơ của các bất ổn vĩ mô quay trở lại
trong thời gian tới. Để có thể tránh rơi vào khủng hoảng trong trước mắt cũng như đạt được
tăng trưởng bền vững trong dài hạn, Việt Nam nên rà soát loại bỏ các chính sách cản trở sự
phát triển của thị trường, theo đuổi chính sách tài khóa thận trọng và cắt giảm chi tiêu ngân
sách, theo đuổi chính sách tiền tệ trung tính, và tiếp tục đẩy mạnh cải cách khu vực doanh
nghiệp nhà nước. 
pdf 45 trang hoanghoa 7140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khủng hoảng kinh tế hiện nay: Phân tích và khuyến nghị từ lý thuyết kinh tế trường phái Áo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfkhung_hoang_kinh_te_hien_nay_phan_tich_va_khuyen_nghi_tu_ly.pdf

Nội dung text: Khủng hoảng kinh tế hiện nay: Phân tích và khuyến nghị từ lý thuyết kinh tế trường phái Áo

  1. có khả năng chuyển dịch sang những ngành nghề mới nhanh hơn. Việc hỗ trợ những người thất nghiệp cơ cấu ở một chừng cho phép cũng góp phần làm giảm tác động tiêu cực của hiệu ứng giảm thu nhập. 3. Về cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay: Một số nhận xét Kể từ khi ra đời vào năm 1912 tới nay, lý thuyết chu kỳ kinh doanh của trường phái kinh tế Áo liên tục được các nhà kinh tế thuộc trường phái này sử dụng để cảnh báo về các nguy cơ suy thoái và khủng hoảng, chẳng hạn Hayek cảnh báo đại khủng hoảng 1929-1933 ngay từ năm 1927, và liên tục cảnh báo trong giai đoạn trước đó về khủng hoảng kinh tế thập niên 1970. Trong khi các cuộc khủng hoảng trong thập niên 1970 nhận được nhiều đồng thuận của giới chuyên môn là do sự can thiệp của các chính phủ thì cuộc đại khủng hoảng thập kỷ 1930 vẫn còn những khác biệt đáng kể. Vì tính chất cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính lần này có nhiều nét tương đồng với cuộc Đại khủng hoảng nên tôi liệt kê những nguyên nhân mà các nhà kinh tế Áo cho rằng đã dẫn đến thảm họa đó. Trong Hộp 1 ở phía dưới ta thấy Đại khủng hoảng 1929-1933 xảy ra bắt nguồn từ chính sách nới lỏng tiền tệ của FED trước đó, cộng với một loạt các chính sách can thiệp sai lầm được đưa ra trong giai đoạn suy thoái. 11
  2. Hộp 1 - Đại khủng hoảng kinh tế 1929-1933 Cuộc khủng hoảng kinh tế thập niên 1930 được gọi là Đại Khủng hoảng vì qui mô ảnh hưởng có tính thảm họa của nó. Ở Mỹ, chỉ riêng trong 4 năm 1929-1933, sản lượng công nghiệp giảm 30%, một nửa số ngân hàng sụp đổ, tỷ lệ thất nghiệp tăng tới 25%, và các chỉ số chứng khoán giảm tới xấp xỉ 90%. Mặc dù cuộc Đại khủng hoảng chạm đáy vào năm 1933 nhưng tình trạng đình trệ kéo dài suốt thập niên 1930. Các nhà kinh tế trường phái Áo chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến thảm trạng đó như sau (xem Skousen 1994): 1- Nới lỏng chính sách tín dụng trong thập niên 1920. Rothbard (1963) chỉ ra rằng trong thập niên 1920, FED đã thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ cũng như hạ lãi suất xuống mức thấp. Kết quả của chính sách này là thời kỳ bùng nổ kinh tế giai đoạn 1921-1929. Mặc dù chính sách này không làm tăng chỉ số giá hàng tiêu dùng nhưng nó lại dẫn đến sự gia tăng không bền vững sản lượng công nghiệp, giá trị chứng khoán và giá bất động sản (từ năm 1924-1929, thị trường chứng khoán tăng gấp ba lần giá trị). Suy thoái bắt đầu vào tháng 10/2009 sau khi FED quyết định tăng lãi suất và giảm cung tiền. Nếu không có một loạt các chính sách can thiệp sai lầm của các chính quyền Hoover và Roosevelt thì có lẽ suy thoái kinh tế không bị biến thành Đại khủng hoảng. 2 – chính sách hạn chế nhập khẩu. Vào năm 1930, Quốc hội Mỹ thông qua đạo luật Smoot- Hawley cho phép tăng thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng nông sản và kỹ nghệ (từ khoảng 19,8% lên 36,4%). Hậu quả là nhiều quốc gia khác áp dụng các biện pháp trả đũa, khiến cho thương mại quốc tế sau đó bị suy giảm nghiêm trọng. 3 – Chính sách ngăn cản giảm tiền công. Chính quyền Hoover đã tiến hành nhiều biện pháp để bắt các doanh nghiệp tiếp tục duy trì mức lương cao cho nhân công. Việc giá cả hàng hóa suy giảm mạnh đồng nghĩa với việc tiền công tăng lên mạnh. Điều góp phần làm tăng tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế. 4 – Hệ thống ngân hàng yếu kém. Trong giai đoạn này, các ngân hàng của Mỹ vẫn hoạt động có tính địa phương, không liên thông với nhau. Điều này dẫn đến khi suy thoái xuất hiện, dân chúng đổ xô đi rút tiền ra khỏi ngân hàng, khiến cho nhiều ngân hàng bị sụp đổ. Hơn nữa, do việc công bố thông tin các ngân hàng vay tiền từ Reconstruction Finance Corporation cũng như việc đồn thổi chính quyền Roosevelt sẽ phá giá đồng USD cũng khiến cho dân chúng đổ xô đi rút tiền chuyển sang vàng. 12
  3. Hộp 1 - Đại khủng hoảng kinh tế 1929-1933 (tiếp) 5 - Chính sách giảm phát. Vào tháng 09/1931, FED nâng lãi suất chiết khấu để ngăn cản không cho vàng chảy ra ngoài khi Anh chấm dứt chế độ bản vị vàng. Hệ quả là một loạt các ngân hàng bị phá sản khi cung tiền bị giảm mạnh mãi tới tận tháng 03/1933. 6 - Tăng thuế. Vào năm 1932, đối diện với việc ngân sách bị thâm hụt 2 tỷ USD, chính quyền Hoover đã quyết định tăng thuế để bù đắp. Tất cả các loại thuế như thuế thu nhập, thuế tài sản, thuế doanh nghiệp đều tăng đáng kể. Cuộc khủng hoảng gần như chạm đáy vào quí 2 năm 1932 và bắt đầu quá trình hồi phục vào quí 2 năm 1933. Sau khi Roosevelt đắc cử tổng thống, ông đã đưa ra chính sách cải tổ và khôi phục nền kinh tế, được biết đến với cái tên New Deal. New Deal gồm một loạt các chương trình như các đạo luật cải cách ngân hàng, các chương trình cứu trợ khẩn cấp, các chương trình cứu trợ việc làm, các chương trình phát triển nông nghiệp, các chương trình cải tổ khu vực công nghiệp v.v. Ở một mức độ nào đó New Deal đã tạo ra được niềm tin cho dân chúng Mỹ, giúp cho nền kinh tế hồi phục. Tuy nhiên, New Deal đã thực hiện một số chính sách cản trở hoạt động của thị trường, khiến cho quá trình khôi phục bị chậm lại. Cụ thể, mặc dù tỷ lệ thất nghiệp đã giảm từ mức 25% năm 1932 xuống mức 14,3% năm 1937, nhưng nó đã tăng lại lên mức 19% năm 1938 do cuộc suy thoái 1937-1938. Có hai nguyên nhân cản trở quá trình hồi phục được các nhà kinh tế trường phái Áo chỉ ra là: 7 – Tạo ra sự bất định về chính quyền (regime uncertainty). Một trong những bộ phận quan trọng của New Deal là sự hình thành Ủy ban khôi phục quốc gia (National Recovery Administration). Ủy ban này được phép đưa ra các đạo luật hình thành các tập đoàn nhà nước, giảm thời gian lao động, áp đặt các mức tiền công và giá cả, ngăn cản cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, v.v. nhằm tạo ra sự đồng thuận giữa các tầng lớp trong xã hội để khôi phục hoạt động sản xuất. Các quyết định cuả Ủy ban ban này đã khiến cho các nhà đầu tư tư nhân sợ hãi, không dám bỏ tiền ra để đầu tư mở rộng sản xuất vì họ không biết liệu tài sản của họ có bị quốc hữu hóa hay không. Rất may là Ủy ban này đã bị Tóa án tối cao giải tán năm 1935 vì vi hiến. 8 – Tạo ra quyền lực của công đoàn. Đạo luật Wagner về lao động, ban hành năm 1935, cho phép các công đoàn có quyền lực rất lớn trong việc đình công thậm chí đe dọa giới chủ về các vấn đề chế độ làm việc và lương bổng. Đạo luật này đã làm cho mức lương tăng nhanh trong những năm sau đó, trở thành một trong những nguyên nhân chính dẫn đến suy thoái trở lại vào năm 1937-1938. Đại khủng hoảng chỉ thực sự chấm dứt sau khi thế chiến II kết thúc. Các nhà kinh tế trường phái Áo chỉ ra rằng không phải chiến tranh cũng như New Deal dẫn đến sự chấm dứt Đại khủng hoảng. Nguyên nhân chủ yếu là nhờ nền kinh tế đã quay trở lại quĩ đạo bình thường sau chiến tranh như chính phủ nới lỏng việc kiểm soát lương bổng, kiểm soát giá cả, kiểm soát đầu tư và phát triển ngành, giảm các loại thuế quan và rào cản thương mại, và loại bỏ chế độ phân phối hàng hóa (Higgs, 1997). 3.1. Nguyên nhân cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay Về cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, ngay từ đầu thập niên 2000 cho đến nay các nhà kinh tế Áo đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ xuất hiện một cuộc suy thoái kinh tế lớn bắt nguồn từ các chính sách kinh tế tài chính của chính phủ Mỹ4. Dưới đây là những tóm lược chính về những nguyên nhân này. 4 Độc giả có thể thao khảo các cảnh báo của các nhà kinh tế Áo tại Bailout Reader, 13
  4. Nguyên nhân 1 - Chính sách nới lỏng tiền tệ 2001 – 2004. Để cứu nền kinh tế thoát khỏi suy thoái kinh tế do bong bóng dot.com cũng như khủng bố 11-9-2001, FED đã hạ lãi suất cơ sở (federal funds target) từ 6,5% năm 2001 xuống mức 1% năm 2003. Sau 1 năm duy trì mức lãi suất 1%, FED tăng dần và trở lại mức 5,25% vào tháng 6 năm 2006. Điều này đã dẫn cung tiền cơ sở tăng ở mức 5% đến 10% trong suốt giai đoạn 2001-2004 (Murphy, 2008). Tương tự như giai đoạn thập kỷ 1920, việc duy trì mức lãi suất thấp không dẫn đến tăng CPI. Tuy nhiên, nó lại là nguyên nhân chính dẫn đến đầu tư sai lệch trong cơ cấu sản xuất. Các nhà đầu tư cũng bắt đầu đổ tiền bạc vào các thị trường tài sản cũng như chứng khoán và bất động sản, khiến cho các thị trường này tăng trưởng nóng. Người tiêu dùng cũng tăng vay tín dụng để mua nhà, ô tô và các vật dụng xa xỉ khác. Nền kinh tế bị định hướng đầu tư sai lệch, tạo ra cấu trúc ngày càng méo mó. Biểu hiện dễ thấy nhất của tình trạng này là tiền vay để mua bất động sản tại Mỹ đã tăng gần 3 lần trong giai đoạn 2000-2007 (Thornton, 2008). Nguyên nhân 2 – Sự hình thành các định chế tài chính do nhà nước bảo trợ. Hệ thống tài chính của Mỹ bao gồm hai định chế tín dụng – thế chấp bất động sản khổng lồ được nhà nước bảo trợ là Fannie Mae (Federal National Mortgage Association) và Freddie Mac (The Federal Home Loan Mortgage Corporation). Hai tổ chức này có nhiệm vụ mua lại các khoản thể chấp từ các tổ chức tài chính khác cũng như trực tiếp tham gia vào hoạt động cho vay thế chấp để duy trì dòng tín dụng lãi suất thấp, cho phép những gia đình có thu nhập thấp có thể mua nhà. Để thực hiện nhiệm vụ này, Freddie và Fannie được phép nhận tín dụng trực tiếp từ Cục ngân khố Mỹ, được miễn thuế thu nhập, và nằm ngoài sự giám sát của Ủy ban chứng khoán Mỹ (SEC). Nhờ những ưu đãi này, Fannie Mae và Freddie Mac đã mở rộng hoạt động cho vay dưới chuẩn, tạo ra bong bóng bất động sản. Hơn nữa, với việc hai tổ chức này được phép chứng khoán hóa các khoản cho vay thế chấp đó để bán ra ngoài cho các tổ chức tài chính khác, rủi ro bong bóng bất động sản đã lan tỏa sang toàn bộ hệ thống tài chính của Mỹ (Shostak, 2008). Nguyên nhân 3 – chính sách đồng nhân dân tệ yếu của Trung Quốc. Bằng chính sách duy trì đồng nhân dân tệ yếu (chính sách tiền tệ nới lỏng và tỷ giá cố định) (xem Shostak, 2006), Trung Quốc đã thành công trong việc khuyến khích xuất khẩu cũng như hạn chế nhập khẩu. Kết quả là quĩ dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc lên tới hơn 2 nghìn tỷ USD. Để bảo vệ quĩ dự trữ này, Trung Quốc đã đầu tư ngược trở lại Mỹ bằng cách mua trái phiếu của chính phủ Mỹ. Đây cũng là một nguyên nhân gián tiếp khiến cho mức các lãi suất của Mỹ thấp trong giai đoạn 2000-2005. 14
  5. Trên đây là 3 nguyên nhân chính dẫn đến sự tăng trưởng nóng của nền kinh tế Mỹ, sự mất cân đối thương mại toàn cầu, và đỉnh điểm của quá trình này là bong bóng bất động sản bắt đầu vỡ vào cuối năm 2007. Những dấu hiệu cho một đợt suy thoái để hiệu chỉnh các sai lầm trong quá khứ đã hiện diện. Tuy nhiên, một loạt các chính sách can thiệp sai lầm sau đó đã khiến cho một cuộc suy thoái bình thường trong chu kỳ kinh doanh trở thành cuộc khủng hoảng kinh tế sâu rộng chưa nhìn thấy điểm dừng. 3.2. Những lo lắng không đáng có Trước khi phân tích và đánh giá tiếp các chính sách của Mỹ gần đây, ta hãy xem xét hai lo lắng không đáng có của các nhà hoạch định chính sách: tính thanh khoản và giảm phát. Tính thanh khoản trong thời kỳ suy thoái. Khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, tiêu dùng và đầu tư đều bị suy giảm. Một suy luận thông thường sẽ là các chủ thể kinh tế đều lo sợ rủi ro và vì thế không dám chi tiêu; đồng thời các ngân hàng cũng không dám cho vay vì sợ khách hàng không có khả năng trả; nếu như một số ngân hàng bị phá sản người dân sẽ sợ không dám gửi tiền ở ngân hàng; hậu quả là tính thanh khoản trong toàn bộ nền kinh tế bị giảm mạnh. Nhưng đối với các nhà kinh tế trường phái Áo, hiện tượng xảy ra trong giai đoạn suy thoái là hiện tượng mất khả năng chi trả (insolvency) cục bộ của một bộ phận các doanh nhân chứ không phải là hiện tượng mất thanh khoản (illiquidity) của hệ thống tiền tệ. Việc cho phép các doanh nghiệp yếu kém giải thể giúp cho tính thanh khoản của hệ thống tăng lên chứ không phải là giảm đi. Để duy trì tính thanh khoản theo nghĩa duy trì mức độ trung tính của đồng tiền trong giai đoạn suy thoái, một mặt phải tăng cung tiền vì tốc độ lưu chuyển tiền tệ giảm. Tuy nhiên, do sản lượng sản xuất giảm cộng với mức giá cả chung có xu hướng giảm, nên mức tăng cung tiền trên nguyên tắc chỉ cần tăng ở một mức độ vừa phải5. Mặt khác, khi nền kinh tế suy thoái, quá trình giải thể các hoạt động kinh doanh yếu kém bắt đầu, khiến cho một lượng đáng kể các nguồn lực được giải phóng, góp phần vào việc cải thiện tính thanh khoản cho nền kinh tế. Vì vậy, cách tốt nhất để đảm bảo tính thanh khoản cho nền kinh tế là thanh lọc các ngân hàng yếu kém để lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng, nhờ đó những ngân hàng tốt có thể tiếp tục thực hiện các hoạt động tín dụng. Đồng thời nhà nước cũng nên cho phép phá sản để làm tăng nguồn tài sản có giá trị thực sự cho nền kinh tế. Việc cho phép phá sản cũng giúp cho 5 Theo ngôn ngữ kinh tế kỹ thuật, ngân hàng trung ương cần đảm bảo M*V ngang bằng với với P*Q. Trong giai đoạn suy thoái, V, P, và Q đều giảm, nhưng với gia tốc khác nhau. Để đảm bảo mức độ giảm của Q không bị rơi vào tình trạng giảm phát thì M có xu hướng tăng, nhưng mức độ tăng của M chỉ ở mức bù đắp (offset) mức sụt giảm tất yếu của Q chứ không ngăn cản sự suy giảm P (Hayek, 1931). 15
  6. những doanh nghiệp còn lại có cơ hội phát triển hơn, nhờ đó họ có thể dễ dàng tiếp cận được với hệ thống ngân hàng hơn. Giảm phát trong thời kỳ suy thoái. Khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, các mức giá cả có xu hướng giảm mạnh. Nhiều người cho rằng khi các mức giá cả giảm mạnh sẽ dẫn đến giảm phát. Trước hết, ta không nên nhầm lẫn giữa hiện tượng các mức giá cả giảm với hiện tượng giảm phát – khái niệm sau vốn dùng để chỉ sự suy giảm tổng khối lượng tiền và/hoặc tổng tiêu dùng trong nền kinh tế. Các mức giá cả hàng hóa có thể giảm nếu như năng suất lao động tăng, dẫn đến tăng cung hàng hóa. Trong thời kỳ suy thoái, các mức giá cả hàng hóa có xu hướng giảm bởi vì (i) trước đó giá cả của hầu hết các mặt hàng đã bị đẩy lên tăng vọt trong thời kỳ tăng trưởng nóng, và (ii) dư cung do lượng tồn kho của các công ty còn nhiều. Hình 1. Chỉ số giá cả hàng hóa toàn cầu 1967-2008 (cuối tháng) Tháng 01/1967 – 10/2008 Nguồn: Bonn (2008). Ta có thể thấy rõ điều này qua đồ thị ở Hình 1. Chỉ số giá cả của hàng hóa toàn cầu trong suốt giai đoạn 1975 đến 2006 chỉ giao động tăng giảm khoảng +/- 20% đến +/- 30%. Nhưng chỉ trong vòng chưa đầy 2,5 năm, từ tháng 1/2006 đến tháng 6/2008, giá cả bị đẩy tăng tới 50%! Điều này có nghĩa là trong thời gian suy thoái hiện nay, giá cả chung các mặt hàng sẽ có xu hướng quay trở lại mức năm 2006. Có thể mức sụt giảm sẽ lớn hơn mức năm 2006, nhưng đó là do lượng tồn kho còn tồn đọng lại nhiều. Sau đó, mức giá cả chung sẽ giao động ổn định trở lại như trước đây. Các nhà kinh tế Áo chỉ ra rằng, trong giai đoạn suy thoái, sự sụt giảm các mức giá cả góp phần ngăn chặn giảm phát chứ không phải dẫn đến giảm phát (Reisman, 2009). Khi các mức 16
  7. giá cả giảm, người dân sẽ có khả năng mua được những hàng hóa mà trước đây họ không thể mua. Những doanh nghiệp gặp khó khăn trước đây do giá cả đầu vào tăng có khả năng làm ăn có lãi trở lại. Các lực lượng thị truờng sẽ góp phần thanh lọc những hoạt động kinh tế sai lầm, trả lại cấu trúc sản xuất bền vững cho nền kinh tế. Việc ngăn chặn các mức giá cả sụt giảm trong thời kỳ suy thoái sẽ góp phần vào làm cho giảm phát ngày càng trở nên trầm trọng chứ không phải là ngược lại. 3.3. Đánh giá các giải pháp đang được chính phủ Mỹ áp dụng gần đây Từ cuối năm 2007, chính phủ Mỹ đã thực hiện một loạt các chính sách nhằm ngăn cản suy thoái, duy trì tính thanh khoản cho nền kinh tế, và cuối cùng là ngăn chặn giảm phát. Theo các nhà kinh tế trường phái Áo, vì các nhà hoạch định chính sách của Mỹ đã không nhận thức được rằng suy thoái là một quá trình tất yếu sau giai đoạn tăng trưởng nóng, rằng mất khả năng chi trả của một bộ phân doanh nghiệp không đồng nghĩa với mất tính thanh khoản của hệ thống tiền tệ, và rằng sự giảm giá hàng hóa khác với giảm phát, nên họ đã đưa ra một loạt chính sách sai lầm, khiến cho tình hình kinh tế từ chỗ là một cuộc suy thoái không thể tránh khỏi sau thời kỳ tăng trưởng nóng trở thành một cuộc khủng hoảng kinh tế mang tính toàn cầu. Dưới đây là 3 nhóm giải pháp can thiệp chính của chính phủ Mỹ. Giải pháp 1 – Các nghiệp vụ hoán đổi tài sản – TAF (Term Auction Facility) và TSLF (Term Securities Lending Facility): Vào cuối năm 2007 và đầu 2008, cuộc khủng hoảng cho vay bất động sản dưới chuẩn đã khiến cho nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) và tổ chức đầu tư tài chính lớn rơi vào tình trạng không còn khả năng chi trả, có thể rơi vào tình trạng phá sản. Vì các tổ chức đầu tư tài chính không được phép tiếp cận FED thông qua thị trường mở và vì các tổ chức tài chính đã cạn kiệt trái phiếu chính phủ (T-bonds), nên FED đã đưa ra hai công cụ điều hành tiền tệ hoàn toàn mới là TAF và TSLF để đối phó với tình trạng này. Về bản chất, hai công cụ này cho phép các NHTM và một số tổ chức tài chính lớn được phép dùng các loại trái phiếu thương mại để vay tiền mặt hoặc tráo đổi (swap) lấy trái phiếu chính phủ từ FED. FED hy vọng rằng hai công cụ này có thể giải quyết được vấn đề thanh khoản, đồng thời vẫn duy trì được các nghiệp vụ truyền thống của mình (như thiết lập các mức lãi suất cơ sở và lãi suất chiết khấu, và các nghiệp vụ thị trường mở). Nghiệp vụ hoán đổi tài sản này tuy không làm thay đổi tổng tài sản của FED nhưng đã làm giảm chất lượng tài sản của FED, tức đồng USD. Đồ thị trong Hình 2 dưới đây thể hiện cấu trúc tài sản của FED. Nó cho ta thấy từ tháng 12/2007 những tài sản tốt của FED như trái phiếu chính phủ (sercurity held outright) đã bị giảm đáng kể, và thay vào đó là những tài sản 17
  8. xấu mà các NHTM và tổ chức tài chính mang ra hoán đổi (thể hiện trên đồ thị là các mục term auction credits, commercial paper và other assets). Hình 2. Cấu trúc tài sản trong bảng cân đối tài sản của FED, 6/28/2007–1/15/2009 Đơn vị: triệu USD Nguồn: Bagus and Schiml (2009). Chú thích: 1.Tài sản khác 2.Hứa phiếu ngân hàng (Bank promises) 3. Các khoản mục đang thu hồi (Items in process of collection) 4. Danh mục trái quyền tại Maiden Lane III LLC (Net portfolio holdings of Maiden Lane III LLC) 5. Danh mục trái quyền tại Maiden Lane II LLC (Net portfolio holdings of Maiden Lane II LLC) 6. Danh mục trái quyền tại Maiden Lane LLC (Net portfolio holdings of Maiden Lane LLC) 7. Danh mục trái quyền tại các LLC được tài trợ bởi các nhà đầu tư trên thị trường tiền tệ 8. Danh mục các trái khoán thương mại (CPFF) 9. Các khoản vay khác 10. Tín dụng đấu thầu có kỳ hạn (Term auction credit) 11. Các thỏa thuận mua lại tài sản (Repurchase agreements) 12. Các loại trái phiếu (Securities held outright) 13. Tiền xu 14. Các khoản có giá với quyền ưu tiền đặc biệt (Special drawing rights certificate account) 15. Các khoản đảm bảo bằng vàng Giải pháp 2 – Gói kích cầu trị giá 168 tỷ USD. Vào tháng 3/2008, chính quyền Bush đưa ra một gói kích cầu trị giá 168 tỷ USD nhằm giảm thuế cho tất cả những người đóng thuế ở Mỹ cũng như cho các doanh nghiệp đầu tư mới. Gói kích cầu này, như ta đã thấy, không những không ngăn chặn được suy thoái do chu kỳ kinh doanh, mà lại còn khiến cho các nhà đầu tư tiếp tục lao vào đầu cơ các loại nguyên liệu thô vì hy vọng rằng nền kinh tế sẽ hồi 18
  9. phục. Hệ quả là giá các loại nguyên liệu thô đã bị đấy lên cao chưa từng có, đẩy hệ thống sản xuất toàn cầu vào tình trạng mất cân đối nghiêm trọng. Giải pháp 3 – Chính sách giải cứu các tổ chức tài chính sắp phá sản. Chính sách này được chính phủ Mỹ thực hiện từ tháng 3-20086. Những gói giải cứu này tất nhiên đã giúp cho những tổ chức được nhận tiền cứu trợ không bị phá sản. Tuy nhiên, hậu quả mà nó gây ra không chỉ đơn thuần là làm tăng gánh nặng cho những người đóng thuế cũng như ngăn cản những doanh nghiệp tốt còn lại phát triển. Điều nguy hiểm nhất của những chương trình cứu trợ này là chúng tạo ra sự bất định chính quyền (regime uncertainty), tương tự như New Deal của chính quyền Roosevelt tạo ra trong thời kỳ 1933-19387. Với việc FED cho các định chế tài chính như AIG, Citigroup vay trực tiếp cũng như mua lại các khoản nợ xấu của Fannie Mae, Freddie Mae, và các ngân hàng cho vay cầm cố khác, FED đã không chỉ dừng ở việc hoán đổi tài sản tốt lấy tài sản xấu mà còn trực tiếp bơm ra ngoài thị trường hàng ngàn tỷ USD để đối lấy những tài sản ngày càng xấu hơn. Hình 2 cho thấy đến cuối năm 2008, tài sản tốt của FED chỉ còn chiếm khoảng hơn 30% so với mức 95% của cuối năm 2007. 3.4. Kinh tế thế giới đi về đâu? Tổng thống Obama lên cầm quyền với quyết tâm thực hiện một New Deal mới. Chính quyền của ông ngay lập tức đưa ra gói kích cầu trị giá 787 tỷ USD vào giữa tháng 2/2009, bao gồm cắt giảm thuế cũng như đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Nhưng với những gì chúng ta quan sát từ lịch sử cuộc Đại suy thoái 1929-1933 cũng như những hậu quả của những biện pháp can thiệp gần đây của chính phủ Mỹ, ta có quyền nghi ngờ liệu gói kích cầu của chính quyền Obama có thể đem đến một kết cục khả quan nào hay không, hay là chỉ khiến cho tình hình từ chỗ suy thoái bình thường, sang khủng hoảng, và có thể là một Đại khủng hoảng mới. Thái độ nghi ngờ của ta là có cơ sở khi ta nhìn vào cấu trúc kinh tế mà chính phủ Mỹ đang cố gắng duy trì. Cấu trúc này được đặc trưng bởi một ngân sách liên bang hàng năm thâm hụt lên tới gần nghìn tỷ USD (và còn cao hơn nhiều nữa trong những năm tới), bằng một khoản nợ quốc gia lên tới hơn 10 ngàn tỷ USD, và bằng FED với mức lãi suất gần bằng 0 và với một bảng tài sản bao gồm già nửa là tài sản có chất lượng thấp. Một khi nền kinh tế thế 6 Theo trình tự thời gian, bao gồm: 30 tỷ USD cho J.P. Morgan vay để mua Bear Stern, 200 tỷ USD để quốc hữu hóa Fannie Mae và Freddie Mac, 150 tỷ USD cho tập đoàn bảo hiểm AIG để thoát khỏi phá sản, 25 tỷ USD cho ngành ôtô vay với lãi suất thấp (trong đó General Motors, Ford và Chrysler được hưởng lợi chính), 700 tỷ USD cho TARP(Trouble Asset Relief Program), 247,5 tỷ USD cấp cho Citigroup để bù đắp cho các khoản lỗ khổng lồ của tập đoàn này, và cuối cùng, 25 tỷ USD hai tập đoàn ô tô GM và Chrysler để tránh phá sản. 7 Về regime uncertainty, xem Higgs (1997). 19