Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin phục vụ hoạt động giám sát - Huỳnh Ngọc Đáng

Vai trò quan trọng của thông tin trong hoạt động giám sát của đại biểu Quốc Hội.
Khái niệm thông tin và thực trạng về thông tin của đại biểu Quốc Hội.
Những loại thông tin mà đại biểu Quốc Hội cần lưu ý thu thập và xử lý trong hoạt động giám sát.
Phương thức thu thập và xử lý thông tin
ppt 23 trang Khánh Bằng 29/12/2023 3140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin phục vụ hoạt động giám sát - Huỳnh Ngọc Đáng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptky_nang_thu_thap_va_xu_ly_thong_tin_phuc_vu_hoat_dong_giam_s.ppt

Nội dung text: Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin phục vụ hoạt động giám sát - Huỳnh Ngọc Đáng

  1. 3. Những loại thông tin mà đại biểu Quốc Hội cần lưu ý thu thập và xử lý trong hoạt động giám sát (tiếp theo). 3. 2. Thông tin do đơn vị được giám sát cung cấp, có lúc: + Cố ý cắt xén, thêm thắt, làm sai lệch dẫn đến kết luận có lợi cho mình. Biểu hiện: - Chú trọng thông tin về hình thức hơn nội dung, số lượng hơn chất lượng, - Mập mờ về ý nghĩa dẫn đến kết luận nhận thức sai lệch - Chú trọng thông tin về một vài mặt không cơ bản, bỏ qua hoặc chỉ thông tin sơ sài về các mặt chính yếu, cơ bản. - Chọn lựa để đề cao thông tin tốt ở thời điểm (hoặc địa điểm) thuận lợi, cố ý bỏ qua thông tin ở các thời điểm (hoặc địa điểm) khác. - Đưa ra thông tin ít, sơ sài nhưng áp đặt kết luận lớn về các vấn đề quan trọng. Thu thập và sử dụng các thông tin cùng chuổi về thời gian, cùng địa bàn về không gian, đủ cả về nội dung và hình thức, minh bạch về ý nghĩa khái niệm để ủng hộ hay bác bỏ hoặc điều chỉnh một kết luận về chính sách hay thực thi pháp luật. Đó gọi là sử dụng thông tin khách quan
  2. 3. Những loại thông tin mà đại biểu Quốc Hội cần lưu ý thu thập và xử lý trong hoạt động giám sát (tiếp theo). 3.3. Thông tin do đơn vị được giám sát cung cấp có lúc: Cố ý bỏ qua, không cung cấp thông tin về một hay vài mặt hoạt động nào đó vốn thuộc chức năng, nhiệm vụ cơ bản của đơn vị do các mặt hoạt động đó có thể kém về thành tích hay còn khiếm khuyết. Cần có đầy đủ thông tin về chức năng nhiệm vụ cơ bản của đơn vị được giám sát để yêu cầu có báo cáo đầy đủ thông tin về các mặt hoạt động đó.
  3. 3. Những loại thông tin mà đại biểu Quốc Hội cần lưu ý thu thập và xử lý trong hoạt động giám sát (tiếp theo). 3.4. Thông tin do đơn vị được giám sát cung cấp có lúc: + Không có hoặc thiếu, hoặc tránh né những thông tin về dư luận xã hội liên quan đến những vấn đề thực tế về chất lượng hoạt động hoặc thực thi chính sách, pháp luật của ngành, đơn vị, tổ chức. Đây là những thông tin mà đại biểu QH có thế mạnh, được thu thập qua tiếp xúc cử tri, qua khảo sát thực tế, nghiên cứu ý kiến các giới chuyên môn, chọn lọc từ dư luận xã hội hoặc từ sinh hoạt truyền thông đại chúng. Thông tin thực tế là thông tin quan trọng mà đại biểu QH cần có để luôn thật sự là đại diện của dân, luôn xuất phát từ thực tế và luôn mong mỏi đáp ứng nguyện vọng của cử tri.
  4. 4. Phương thức thu thập và xử lý thông tin 4.1. Sử dụng tốt khối lượng đồ sộ những thông tin được cung cấp. Vì sao ? + Thông tin có sẵn, số lượng lớn, đủ chủng loại, không mất thời gian, kinh phí thu thập + Không phải kiểm tra về tính hợp pháp, chính thống + Hệ thống và xử lý để sử dụng tương đối thuận lợi, ít phức tạp. + Nguồn thông tin luôn mở vì đại biểu QH có thể yêu cầu thêm thông tin, cung cấp thông tin về những chuyên đề, định hướng nhất định.
  5. 4. Phương thức thu thập và xử lý thông tin 4.1. Sử dụng tốt khối lượng đồ sộ những thông tin được cung cấp (tiếp theo). + Phân loại và hệ thống các thông tin vào những vấn đề mình quan tâm, yêu cầu cung cấp thêm những thông tin còn thiếu trong chuyên đề đó. + Phát hiện những sai lệch và khoảng cách giữa các thông tin được cung cấp với những thông tin được sự dụng vào các báo cáo chính thức phục vụ giám sát. (xem lại các slide 10, 11) + Chọn lựa vấn đề (từ các phát hiện trên) để tiếp tục yêu cầu bổ sung thông tin hay tự thu thập từ nguồn khác những thông tin cần thiết. Từ đó hoàn chỉnh các thông tin thuận chiều,trái chiều, thông tin khách quan, thông tin về chức năng. + Sử dụng các kết quả đó trong hoạt động giám sát thích hợp.
  6. 4. Phương thức thu thập và xử lý thông tin (tiếp theo) 4.2. Thu thập và xử lý thông tin thực tế qua tiếp xúc cử tri và khảo sát thực tiễn. Rất quan trọng vì: + Là thế mạnh của đại biểu QH, sẽ bổ sung quan trọng cho lượng thông tin được cung cấp từ các cơ quan chức năng và đơn vị được giám sát. + Phản ánh phần nào kết quả thực tế của việc thực thi chính sách và pháp luật. + Đa dạng, phong phú, thể hiện trực tiếp tâm tư nguyện vọng của cử tri. Xử lý và sử dụng: + Phân loại theo hệ thống; chú ý tính phổ biến, tiêu biểu của vùng miền, ngành, giới. + Ưu tiên thu thập sử dụng những thông tin có tính minh họa nội dung của các thông tin chính thống hợp pháp mà đại biểu đã được cung cấp hoặc đã thu thập được từ các nguồn, các kênh khác. + Cần đa dạng, phong phú về hình thức thông tin, về các dữ liệu và tính hiệu. Nhưng phải cụ thể về cá nhân, tổ chức, địa phương, đơn vị phản ánh tạo ra thông tin.
  7. 4. Phương thức thu thập và xử lý thông tin (tiếp theo) 4.3. Thu thập thông tin từ truyền thông đại chúng: + Từ các báo, đài hàng ngày: thu thập thông tin về dư luận xã hội liên quan đến thực thi và chất lượng các chính sách, pháp luật. + Từ các tạp chí chuyên ngành: thu thập thông tin về các lãnh vực chuyên ngành với ý kiến của các nhà nghiên cứu lý luận và hoạt động thực tiễn. Cả hai loại trên đều thường đã có trên mạng internet + Mạng internet có thể cung cấp thêm thông tin về nhiều vân đề được quan tâm, cả tin tức thời sự, dư luận xã hội, các dữ liệu có hệ thống và chính thức hoặc không chính thức, cả trong và ngoài nước. Trong đó: - Các website của chính phủ, các bộ ngành, địa phương, các tổ chức quốc tế liên quan có thể cung cấp những thông tin chính thống. - Các blog cá nhân và mạng xã hội trưng bày nhiều thông tin đa dạng về dư luận xã hội. - Các phương tiện kỹ thuật số trên mạng cung cấp nhiều dữ liệu bằng hồ sơ chữ viết, bằng âm thanh, hình ảnh, video làm tăng độ thuyết phục và độ tin cậy của thông tin.
  8. 4. Phương thức thu thập và xử lý thông tin (tiếp theo) 4.4. Phương pháp đơn giản và tiện ích để thu thập thông tin qua khai thác mạng internet. Có thể tiến hành theo các bước: (thực hành) • Xác định chuyên đề của thông tin bằng một từ khóa cụ thể. • Chọn công cụ tìm kiếm • Tra từ khóa vào công cụ tìm kiếm để có được nhiều trang web có tư liệu liên quan. • Lướt web và lấy ra những dữ liệu cần thiết. • Bắt đầu quá trình xử lý, sắp xếp có hệ thống các dữ liệu có được để hình thành những thông tin liên quan. • Hoặc có thể đến thẳng những địa chỉ website mà ta cho rằng có thể chứa những thông tin hoặc dữ liệu liên quan. Thu thập các dữ liệu hoặc thông tin và bắt đầu việc tổ chức, sắp xếp để cấu trúc các dữ liệu tạo thành những thông tin, và tiếp tục xử lý, hệ thống các thông tin có được. • Tùy vào vốn ngoại ngữ mà có thể đến những website tiếng nước ngoài để thu thập dữ liệu và tìm kiếm thông tin. Kết quả này rất có lợi cho việc phân tích, đối chiêu với các thông tin tìm được trong nước.
  9. 4. Phương thức thu thập và xử lý thông tin (tiếp theo) 4.5. Những điều cần lưu ý trong xử lý và sử dụng thông tin thu thập từ truyền thông đại chúng và mạng internet • Phải hướng đến việc bổ sung, hoàn chỉnh và thống nhất, hài hòa với 3 loại thông tin cần có (đã nêu ở trên): thông tin thuận và ngược chiều, thông tin khách quan, thông tin chức năng. • Dư luận xã hội chưa là thông tin hoàn chỉnh, chỉ có tác dụng hỗ trợ cho các thông tin khách quan và chính thức. Tự nó không thể dẫn đến kết luận chính thức về chất lượng thực thi chính sách và pháp luận hoặc làm căn cứ cho những kiến nghị chính sách sau giám sát. Không dùng dư luận xã hội như một thông tin chính thức để tiến hành hoạt động chất vấn. • Thông tin thu thập từ các trang web nước ngoài, các tổ chức quốc tế chỉ có giá trị tham khảo, đối chiếu. Nó chỉ trở thành thông tin chính thức khi có sự xác nhận chính thức của cơ quan có thẩm quyền. • Khi có sự sai biệt giữa các dữ liệu, số liệu về cùng một chuyên đề của thông tin thu thập được từ mạng và thông tin được các cơ quan chức năng cung cấp thì phải thận trọng đối chiếu, xác định. Nếu vẫn không đối chiếu, xác định được thì không được sử dụng chính thức.
  10. 4. Phương thức thu thập và xử lý thông tin 4.5. Những lưu ý trong xử lý và sử dụng thông tin thu thập từ truyền thông đại chúng và mạng internet (tiếp theo) • Chú ý nội dung và chất lượng thông tin không chú ý đến cá nhân hay tổ chức phản ánh tin. • Thu thập thông tin, loại bỏ yếu tố bình luận hay phê phán chính trị xã hội lẫn trong thông tin. • Thận trọng tối đa khi sử dụng trong hoạt động giám sát, nhất là trong hoạt động chất vấn, những thông tin dự báo, nhất là dự báo về kinh tế xã hội và chính trị.
  11. Ba nội dung cơ bản cần lưu ý • Ba loại thông tin cần có trong giám sát: thông tin thuận và ngược chiều, thông tin khách quan, thông tin chức năng. • Ba nguồn thông tin quan trọng: được các cơ quan chức năng và đơn vị được giám sát cung cấp, thu thập được từ tiếp xúc cử tri và khảo sát thực tế, thu thập được từ truyền thông đại chúng và mạng toàn cầu. • Ba nguyên tắc lớn trong xử lý thông tin: - Thống nhất hài hòa, bổ sung, hoàn thiện ba loại thông tin, ba nguồn thông tin. - Thận trọng khi tham khảo, sử dụng với thông tin dự báo, thông tin từ nước ngoài, thông tin có sai biệt với thông tin chính thức. - Ba không chú ý: các đặc điểm, xu hướng của cá nhân hay tổ chức phản ánh thông tin; các yếu tố bình luận và phê phán chính trị xã hôi lẫn trong thông tin; các dư luận xã hội chưa kiểm chứng.
  12. Bài tập thực hành • Quốc Hội đang khảo sát, lấy ý kiến để sửa đổi luật lao động. Vấn đề tuổi nghỉ hưu, nhất là đối với nữ đang được nhiều người quan tâm với nhiều ý kiến và dư luận khác nhau. Hãy thu thập thông tin từ mạng internet và xử lý các thông tin đó để đưa ra chính kiến của bạn. • Hãy tìm kiếm trên mạng internet để thu thập và xử lý các thông tin liên quan đến kết quả của việc thực hiện đề án đào tạo nghề cho nông dân đã và đang triển khai. • Tìm trên mạng internet những tư liệu liên quan đến quyền được cung cấp thông tin của đại biểu Quốc Hội được quy định trong các văn bản luật hiện hành.
  13. Xin cảm ơn đã chú ý lắng nghe. Hẹn gặp lại trong chuyên đề khác.