Giáo trình Kỹ thuật nông nghiệp

Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng và phức tạp. Nó không chỉ là
một ngành kinh tế đơn thuần mà còn là hệ thống sinh học - kỹ thuật, bởi vì một mặt cơ
sở để phát triển nông nghiệp là việc sử dụng tiềm năng sinh học - cây trồng, vật nuôi.
Chúng phát triển theo qui luật sinh học nhất định con người không thể ngăn cản các quá
trình phát sinh, phát triển và diệt vong của chúng, mà phải trên cơ sở nhận thức đúng
đắn các qui luật để có những giải pháp tác động thích hợp với chúng. Mặt khác quan
trọng hơn là phải làm cho người sản xuất có sự quan tâm thoả đáng, gắn lợi ích của họ
với sử dụng quá trình sinh học đó nhằm tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm cuối cùng hơn.
Nông nghiệp nếu hiểu theo nghĩa hẹp chỉ có ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi và ngành
dịch vụ trong nông nghiệp. Còn nông nghiệp hiểu theo nghĩa rộng nó còn bao gồm cả
ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản nữa.
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản giữ vai trò to lớn trong việc phát triển
kinh tế ở hầu hết cả nước, nhất là ở các nước đang phát triển. ở những nước này còn
nghèo, đại bộ phận sống bằng nghề nông. Tuy nhiên, ngay cả những nước có nền công
nghiệp phát triển cao, mặc dù tỷ trọng GDP nông nghiệp không lớn, nhưng khối lượng
nông sản của các nước này khá lớn và không ngừng tăng lên, đảm bảo cung cấp đủ cho
đời sống con người những sản phẩm tối cần thiết đó là lương thực, thực phẩm. Những
sản phẩm này cho dù trình độ khoa học - công nghệ phát triển như hiện nay, vẫn chưa
có ngành nào có thể thay thế được. Lương thực, thực phẩm là yếu tố đầu tiên, có tính
chất quyết định sự tồn tại phát triển của con người và phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước.
Xã hội càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu của
con người về lương thực, thực phẩm cũng ngày càng tăng cả về số lượng, chất lượng và
chủng loại. Điều đó do tác động của các nhân tố đó là: Sự gia tăng dân số và nhu cầu
nâng cao mức sống của con người. 
pdf 293 trang hoanghoa 09/11/2022 3700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kỹ thuật nông nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ky_thuat_nong_nghiep.pdf

Nội dung text: Giáo trình Kỹ thuật nông nghiệp

  1. tỷ trọng cây lương thực, tăng tỷ trọng cây công nghiệp, cây ăn quả v.v Diện tích cây lương thực năm 1976 chiếm 88,0%, trong đó lúa chiếm 75,2% tổng diện tích gieo trồng, các loại cây trồng khác chiếm tỷ trọng thấp, tỷ trọng cây công nghiệp chiếm 6,0%, cây ăn quả chiếm 25. Đến năm 2000 tỷ trọng diện tích cây lương thực giảm xuống 67,11% trong đó lúa chiếm 61,38%, tỷ trọng cây công nghiệp tăng lên 6,33% riêng cây công nghiệp lâu năm chiếm 11,21% tỷ trọng cây ăn quả tăng lên 4,34%. Lương thực dồi dào, nguồn thức ăn phong phú đã tạo điều kiện để phát triển chăn nuôi. Đàn trâu tăng từ 2,2565 triệu con năm 1976 tăng lên 2,5902 triệu con năm 1985 và lên 2,9773 triệu con năm 1994, từ năm 1995 trở đi đàn trâu giảm xuống, năm 2000 còn 2,8972 triệu con. Đàn bò năm 1976 số lượng đàn bò chỉ bằng 71,6% so với năm 1960. Song từ năm 1981 lại đây con bò được xác định không chỉ cày kéo mà là nguồn cung cấp thịt, sữa cho nhân dân, đàn bò nước ta đã tăng lên nhanh chóng, năm 2000 đàn bò cả nước đã tăng lên 4,1279 triệu con tăng 152,21% so với năm 1976, trong đó đàn bò miền Bắc gấp 3,12 lần. Hiện nay lợn là gia súc cung cấp nguồn thịt chủ yếu cho nhân dân, số lượng đàn lợn từ 8,9581 triệu con năm 1976 tăng lên 12,2605, tăng 36,86%, đó là thời kỳ lương thực đang gặp khó khăn đàn lợn tăng chậm. Từ năm 1991 trở đi lương thực được giải quyết vững chắc, đàn lợn đã tăng nhanh từ 12,1404 triệu con tăng lên 17,6359 triệu con, chỉ trong vòng 7 năm số lượng đàn lợn tăng thêm nhiều hơn 2,29 lần của 15 năm trước đó. Điều đáng chú ý là số lượng đàn lợn năm 2000 tăng 125,42% so với năm 1976, trong khi đó sản lượng thịt lợn hơi tăng 326,85%. Đạt được kết quả đó là do chất lượng đàn lợn tăng lên; biểu hiện ở tỷ lệ đàn lợn lai kinh tế chiếm tỷ trọng cao 70-80% tổng đàn lợn, trọng lượng xuất chuồng bình quân cả nước đạt 69,0kg/con. Ngoài lợn, trâu bò chăn nuôi gia cầm đang phát triển mạnh về số lượng và chủng loại, cùng với phương thức chăn nuôi truyền thống, nông dân đã tiếp thu phát triển chăn nuôi kiểu công nghiệp. Sản lượng thịt hơi gia cầm từ 167,9 ngàn tấn năm 1990 tăng lên 226,1 ngàn tấn năm 1997. Những năm gần đây thuỷ sản đã có bước phát triển đáng kể, công tác nuôi trồng thủy sản được coi trọng, nhất là cùng ven biển. Những cơ sở sản xuất giống và nuôi tôm xuất khẩu được triển khai ở ven biển miền Trung. việc đáng bắt hải sản đang được khôi phục và phát triển ở nhiều địa phương, tàu thuyền và các phương tiện đánh bắt được tăng cường, nhất là hiện nay các tỉnh đang triển khai dự án đáng bắt cá xa bờ, tiềm lực của thuỷ sản được tăng nhanh, nhờ vậy mà sản lượng thuỷ sản tăng nhanh, sản phẩm xuất khẩu ngày càng lớn. Từng bước hình thành những vùng sản xuất chuyên môn hoá với qui mô lớn. Từ nền nông nghiệp tự cung tự cấp chuyển sang sản xuất nông sản hàng hoá, nông nghiệp nước ta đã và đang từng bước hình thành các vùng sản xuất chuyên môn hoá với qui mô lớn. Thành công nhất trong việc xây dựng chuyên môn hoá phải kể đến là cây cà phê, cây cao su v.v 9/291
  2. Hai vùng trọng điểm lúa của nước ta là đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng Sông Hồng đó là hai vùng sản xuất lúa hàng hoá lớn nhất của đất nước. ở đồng bằng sông Cửu Long, năm 2000 diện tích gieo trồng lúa đạt 3,936 triệu ha, hàng năm diện tích trồng lúa cần được mở rộng, trong đó có những tỉnh có qui mô diện tích tương đối lớn, như tỉnh Kiên Giang có gần 540 ngàn ha, An Giang có 464 ngàn ha, Cần Thơ có 413 ngàn ha v.v Sản lượng lúa đạt gần 16,69 triệu tấn, chiếm hơn 51,28% sản lượng lúa cả nước và đạt trên 80% sản lượng lúa hàng hoá và hàng hoá xuất khẩu. Năng suất bình quân toàn vùng đạt trên 42 tạ/ha, trong đó An Giang đạt 46,9 tạ/ha, Tiền Giang - 46,1 tạ/ha v.v Đồng bằng sông Hồng diện tích gieo trồng lúa năm 2000 đạt hơn 1,212 triệu ha, diện tích lúa được ổn định trong nhiều năm lại đây, năng suất lúa của đồng bằng sông Hồng đạt cao hơn so với đồng bằng sông Cửu Long, năm 2000 đạt 53,3 tạ/ha và có xu hướng tăng. Sản lượng lúa đạt 6,5948 triệu tấn, chiếm 20,26% tổng sản lượng lúa cả nước. Trong nhiều năm lương thực vùng đồng bằng sông Hồng không đủ trang trải nhu cầu trong vùng. Những năm gần đây đã có dư thừa, những năm gần đây thóc hàng hoá hàng năm đã đạt trên 1 triệu tấn. Cà phê là sản phẩm hàng hoá xuất khẩu quan trọng sau lúa gạo, năm 200 diện tích cà phê cả nước đạt 516,7 ngàn ha với sản lượng hơn 698,2 ngàn tấn cà phê nhân. Sản lượng cà phê xuất khẩu tăng nhanh từ 9000 tấn năm 1985 tăng lên 89.6000 tấn năm 1990, lên 212,0 ngàn tấn năm 1995 và trên 694,0 ngàn tấn năm 2000. Cà phê được phân bố tập trung nhất ở vùng Tây Nguyên chiếm 80,25% diện tích và 85,88 sản lượng, riêng tỉnh Đaklak chiếm 48,93% diện tích và 64,73% sản lượng cà phê nhân cả nước Ngoài vùng cà phê Tây Nguyên, cà phê cũng phát triển mạnh ở vùng Đông Nam Bộ, chiếm 13,27% diện tích và 11,85% sản lượng cà phê của cả nước, trong đó tập trung nhất là tỉnh Bình Phước. Cao su là cây công nghiệp lâu năm được phát triển mạnh ở nước ta, đến năm 2000 Việt Nam đã có 406,9 ngàn ha, với sản lượng mủ khô 291,9 ngàn tấn và lượng cao su mủ khô đã xuất khẩu năm 2000 là 280,0 ngàn tấn. Sản xuất cao su được phân bổ chủ yếu vùng Đông Nam Bộ, chiếm 71,14% diện tích và 78,64% sản lượng cao su mủ khô cả nước, trong đó tập trung ở hai tỉnh Bình Phước chiếm 44,39% diện tích và 42,44% sản lượng cao su cả nước. Cao su còn được phát triển mạnh ở Tây Nguyên, chiếm 21,44% diện tích và 17,20 sản lượng mủ cao su. Hạt điều là sản phẩm có giá trị kinh tế cao, là một trong những cây xuất khẩu quan trọng. Cây điều được trồng ở nước ta từ lâu, phân bổ từ Quảng nam trở vào, đến năm 2000, cả nước có 195,3 ngàn ha diện tích với 70,1 ngàn tấn sản lượng, trong đó vùng Đông Nam Bộ chiếm 69,4% về diện tích và 78,89% về sản lượng hạt điều cả nước, tập trung nhiều nhất là tỉn Bình Phước và Đồng Nai. Cây điều gần đây được phát triển mạnh ở các tỉnh Tây Nguyên. Về chăn nuôi được phân bố đồng đều ở các vùng trong cả nước, tính tập trung chưa cao, song bước đầu đã thể hiện sự hình thành vùng sản xuất hàng hoá tương đối rõ. Lợn 10/291
  3. là vật nuôi quan trọng, cung cấp nguồn thực phẩm chủ yếu cho nhân dân nước ta, sản lượng thịt hơi chiếm 76,80% tổng sản lượng thịt hơi. Tính bình quân cả nước trên 1 ha đất canh tác hàng năm có 3,18 con lợn và sản xuất được 207,8 kg thịt hơi, trong lúc đó vùng đồng bằng sông Hồng là nơi chăn nuôi lợn khá tập trung, chiếm 22,19% tổng đàn lợn và 26,41% tổng sản lượng thịt hơi sản xuất ra của cả nước tính trên ha đất canh tác hàng năm có 6,2 con lợn, cao gấp hai lần bình quân chung cả nước và 503,9 kg thịt hơi, cao gấp 2,5 lần so với bình quân chung cả nước. Đàn bò cả nước có gần 4,0 triệu con năm 1997, tính bình quân trên 1 ha đất nông nghiệp có 0,51 con và sản xuất được 9,4 kg thịt hơi, trong đó vùng Duyên hải miền Trung đạt mức cao nhất - 1,83 con/ha và 33,63 kg thịt hơi/ha cao gấp ba lần bình quân chung cả nước. Tiếp đó là vùng khu 4 đạt mức 1,29 con/ha và 13,48 kg thịt hơi/ha. Nhờ quá trình chuyển nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá theo hướng đa dạng đã tạo điều kiện để từng bước hình thành những vùng sản xuất chuyên môn hoá, có qui mô sản phẩm hàng hoá lớn. Nông nghiệp đã góp phần quan trọng trong việc tăng nguồn hàng xuất khẩu, tăng nguồn ngoại tệ cho đất nước. Với quan điểm xuất khẩu để tăng trưởng kinh tế, nông nghiệp nước ta đã có những tiến bộ và chuyển biến tích cực. Năm 1986, giá trị xuất khẩu nông, lâm thuỷ sản đạt 513 triệu đô la tăng lên 3168,3 triệu đô la năm 1996. Sau 10 năm kim ngạch xuất khẩu đã cao gấp hơn 6 lần. Đáng chú ý là thời kỳ 1991-1995 trong 10 năm hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn của cả nước thì nông lâm thuỷ sản có 6 mặt hàng, đó là gạo, cà phê, cao su, hạt điều, lạc nhân và thuỷ sản. Năm 2000 kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản đã tăng lên 4,308 tỷ USD. Công nghiệp dịch vụ nông thôn đã bắt đầu khởi sắc, những ngành nghề và làng nghề truyền thống được khôi phục và phát triển. Hệ thống dịch vụ được mở rộng, thông qua các chợ, cửa hàng, các tụ điểm dân cư, các thị tứ, thị trấn đang trở thành những nơi giao lưu kinh tế văn hoá của các làng, xã để tiếp cận với thị trường. Bộ mặt nông thôn nhiều nơi đã đổi mới, đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt. Bên cạnh những thành tựu đạt được nêu trên, nông nghiệp nước ta cũng còn nhiều tồn tại và hạn chế: Nông nghiệp nước ta chưa thoát khỏi tình trạng tự cấp tự túc, đang ở trình độ sản xuất hàng hoá nhỏ là chủ yếu. Các ngành nông, lâm, ngư nghiệp chưa gắn bó với nhau trong cơ cấu kinh tế thống nhất, thậm chí còn mâu thuẫn gay gắt làm trở ngại đến quá trình phát triển. Nông nghiệp chưa gắn với nông thôn, tỷ lệ hộ thuần nông còn cao, số hộ kiêm và chuyên ngành nghề - dịch vụ chưa nhiều. Tác động của công nghiệp vào nông nghiệp còn ít, phần lớn công cụ lao động trong nông nghiệp vẫn là thủ công. Kinh tế hộ tự chủ đã có bước phát triển khá, song năng lực nội sinh của kinh tế hộ còn yếu chưa đủ sức tự vươn lên để phát triển kinh tế hàng hoá và chuyển dịch kinh tế nông nghiệp và nông thôn, thị trường nông sản còn hạn hẹp chưa được khai thông, sức mua của nông dân còn thấp v.v 11/291
  4. chiến lược phát triển nông nghiệp ở Việt Nam. Chiến lược chung. Căn cứ xây dựng chiến lược. Để có một chiến lược phát triển nông nghiệp đúng đắn phải dựa trên các căn cứ có cơ sở khoa học sau: - Phải đánh giá một cách khách quan và sâu sắc chiến lược phát triển nông nghiệp trong giai đoạn trước chỉ ra những thành tựu đã đạt được cũng như các hạn chế và tồn tại. Phải nói rằng lần đầu tiên kinh tế đất nước nói chung, nông nghiệp đã xây dựng chiến lược phát triển. Nhờ có chiến lược phát triển mà nông nghiệp nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn như đã trình bày ở trên. - Phải căn cứ vào nguồn tài nguyên của đất nước, bao gồm tài nguyên về đất đai, thời tiết, khí hậu. Đất nước ta với nguồn tài nguyên phục vụ cho nông nghiệp có nhiều lợi thế, song cũng có những khó khăn lớn. Cần đánh giá đúng các lợi thế và những khó khăn trong quá trình xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp. - Căn cứ vào cơ sở vật chất - kỹ thuật nông nghiệp bao gồm hệ thống công cụ máy móc, hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp. Với hệ thống đó đạt ở mức nào, cần thiết phải điều chỉnh bổ sung và nâng cấp xây dựng thêm nhằm hướng vào phục vụ chiến lược phát triển nông nghiệp trong giai đoạn hiện tại và tương lai. - Căn cứ vào nguồn lao động và trình độ của người lao động: Số lượng và chất lượng của nguồn lao động, ở nước ta nguồn lao động nông nghiệp dồi dào, song chất lượng còn thấp, ít được đào tạo về kỹ thuật và quản lý, trình độ dân trí chưa cao. - Căn cứ vào nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế về sản phẩm nông nghiệp ở từng giai đoạn yêu cầu về số lượng, chất lượng và chủng loại các nông sản rất khác nhau ở trong nước cũng như trên thị trường quốc tế. Cần được phân tích, đánh giá và dự báo về nhu cầu của thị trường một cách có căn cứ khoa học. - Căn cứ vào trình độ khoa học và công nghệ của thế giới, của nước ta và khả ứng dụng những thành tựu tiến bộ khoa học và công nghệ của thế giới vào điều kiện Việt Nam hiện nay và sắp tới. Chiến lược phát triển nông nghiệp. Dựa vào những căn cứ và điều kiện trình bày ở trên, nền nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn tới có thể lựa chọn chiến lược phát triển sau: 12/291
  5. Phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa đa dạng có sức cạnh tranh cao trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh của cả nước và từng vùng sinh thái, đồng thời nhanh chóng áp dụng các thành tựu mới về khoa học và công nghệ, khoa học quản lý nhằm tạo nhiều sản phẩm với chất lượng cao, tạo việc làm, tăng nhanh thu nhập cho nông dân, làm cơ sở ổn định kinh tế, chính trị xã hội và làm cơ sở để công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Báo cáo của BCH TW Đảng tại Đại hội Đảng lần thứ IX đã nhấn mạnh “Đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn theo hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hoá lớn phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng; chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề, cơ cấu lao động, tạo việc làm thu hút nhiều lao động ở nông thôn ”1 Mục tiêu phát triển. Để thực hiện chiến lược phát triển trên, nông nghiệp cần phát triển để đạt các mục tiêu sau: - Bảo đảm an ninh lương thực quốc gia trước mắt và lâu dài. - Tăng nhanh sản xuất nông sản hàng hoá và hàng hoá xuất khẩu. - Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho dân cư nông nghiệp và nông thôn. - Bảo vệ môi trường sinh thái, giảm nhẹ thiên tai để phát triển bền vững. Cơ sở sản xuất nông nghiệp. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp của ta hiện nay còn lạc hậu, trồng trọt chiếm tỷ trọng lớn, chăn nuôi chậm phát triển và chiếm tỷ trọng thấp. Trong nội bộ trồng trọt còn bất hợp lý, đang tập trung vào sản xuất lúa gạo. Để đạt được mục tiêu nêu trên, cần nhanh chóng đổi mới cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Hướng đổi mới cơ cấu sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới là: đổi mới cơ cấu giữa trồng trọt và chăn nuôi, đổi mới cơ cấu trong nội bộ từng ngành. Trồng trọt và chăn nuôi là hai ngành sản xuất chính của nông nghiệp, trong nhiều năm qua giữa hai ngành mất cân đối nghiêm trọng. Đến năm 2000 tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành trồng trọt chiếm 76,8% và tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm 19,7% và dịch vụ chiếm 2,5% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tính theo giá trị hiện hành. Hướng tới phải đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính, có vị trí tương xứng với ngành trồng trọt, trong 5-10 năm tới, nâng tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi lên trên 30,0%. Cần thiết phải đa dạng hoá ngành chăn nuôi, coi trọng phát triển đàn gia súc nhằm cung cấp sức kéo, cung cấp thịt và sữa cho nền kinh tế quốc dân. Đến năm 2000 sản lượng thịt hơi trâu bò mới chiếm 8,16% trong tổng sản lượng thịt hơi của cả nước, trong khi đó tỷ trọng thịt hơi chiếm chủ yếu 76,8% và tỷ 13/291
  6. trọng thịt hơi gia cầm chiếm 15,04%. Như vậy bản thân ngành chăn nuôi cũng mất cân đối nghiêm trọng. Cần thiết phải đổi mới cơ cấu chăn nuôi hợp lý, tăng nhanh tỷ trọng thịt trâu bò và gia cầm bằng cách phát triển mạnh đàn bò thịt. Phát triển mạnh đàn gia cầm bao gồm gà, vịt, ngan, ngỗng, trong đó coi trọng đàn gà, vịt. Hiện nay và một thời gian nữa, thịt lợn còn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thịt cả nước ta. Phải ngay từ bây giờ và những năm tới phải phát triển mạnh đàn lợn hướng nạc, nâng tỷ lệ nạc trong thịt lợn lên 40-50% vừa đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước vừa đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Ngành trồng trọt đang chiếm tỷ trọng cao, song cơ cấu sản xuất của ngành trồng trọt cũng mất cân đối nghiêm trọng. Hiện nay tỷ trọng giá trị sản xuất cây lương thực chiếm 63,92%, cây công nghiệp chiếm 18,92% cây ăn quả chiếm 9,14% và cây rau đậu chiếm 9,02%. Là nước đất chật người đông, quĩ đất nông nghiệp không lớn, nhưng đến năm 2000, cây lương thực còn chiếm 67,11% tổng diện tích gieo trồng cả nước, trong đó lúa chiếm 61,38%, tỷ trọng diện tích các loại cây trồng khác còn thấp. Hướng tới phải phát triển đa dạng hoá sản xuất ngành trồng trọt và giảm tỷ trọng giá trị sản xuất lương thực, nhưng vẫn đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước. Duy trì và bảo vệ để giữ vững 4,2 triệu ha đất canh tác lúa hiện có bằng nhiều biện pháp đầu tư thâm canh tăng sản lượng lúa, đồng thời khai hoang và tăng vụ ở một số vùng cần thiết cho phép chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng đa dạng hoá cây trồng, nhất là những cây có giá trị cao, như cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, hoa cây cảnh. Phát triển nhanh ngành thuỷ sản bao gồm cả nuôi trồng, khai thác và chế biến đề nâng cao tỷ trọng giá trị sản xuất ngành thuỷ sản vì đó là thế mạnh của nước ta. Đẩy mạnh phát triển nhanh ngành lâm nghiệp bao gồm cả trồng rừng, khai thác và chế biến. Đặc biệt phục vụ nhu cầu sản xuất giấy và chế biến gỗ và góp phần giữ vững cân bằng sinh thái và phát triển nông nghiệp bền vững. Phát triển nền nông nghiệp bền vững. Nông nghiệp bền vững là vấn đề thời sự được nhiều nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau quan tâm, như: nông học, sinh thái học, xã hội học Hiện có nhiều định nghĩa khác nhau, trong đó đáng quan tâm là định nghĩa của tổ chức sinh thái và môi trường thế giới (WORD) bởi tính tổng hợp và khái quát cao: nông nghiệp bền vững là nền nông nghiệp thoả mãn được các yêu cầu của thế hệ hiện nay, mà không giảm khả năng ấy đối với các thế hệ mai sau. Điều đó có nghĩa là nền nông nghiệp không những cho phép các thế hệ hiện nay khai thác tài nguyên thiên nhiên vì lợi ích của họ mà còn duy trì được khả năng ấy cho các thế hệ mai sau, cũng có ý kiến cho rằng sự bền vững của hệ thống nông nghiệp là khả năng duy trì hay tăng thêm năng suất và sản lượng nông sản trong một thời gian dài mà không ảnh hưởng xấu đến điều kiện sinh thái. Như vậy, nền nông nghiệp bền vững phải đáp ứng được hai yêu cầu cơ bản là: đảm bảo nhu cầu nông sản của loài người hiện nay và duy trì được tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ mai sau, 14/291
  7. bao gồm gìn giữ được quĩ đất, quĩ nước, quĩ rừng, không khí và khí quyền, tính đa dạng sinh học v.v Xây dựng nền nông nghiệp bền vững là việc làm cấp thiết và là xu hướng tất yếu của tiến trình phát triển. - Tài nguyên nông nghiệp chủ yếu là đất đai. Nó vừa là sản phẩm của tự nhiên vừa là sản phẩm của lao động. Nhiệm vụ cơ bản của nông nghiệp bền vững là quản lý tốt đất đai: sử dụng hợp lý, bảo vệ và không ngừng bồi dưỡng đất đai, làm cho đất đai ngày càng màu mỡ. Xét về nguồn gốc có hai nhóm đất: nhóm đất phù sa được bồi tụ ở các châu thổ và nhóm đất hình thành tại chỗ - các loại đất được ohong hoá trên các loại đá mẹ khác nhau. Các loại đất sa bồi châu thổ nước ta tương đối dễ sử dụng, chủ yếu là hệ thống lúa nước. Hệ thống lúa Việt Nam phát triển khá bền vững, lịch sử ghi chép lại cho biết đồng ruộng ở khu vực đền hùng - Phong Châu, Phú Thọ đã tồn tại hơn bốn ngàn năm, đồng bằng sông Hồng cũng trên ba ngàn năm với năng suất từ 4 tạ/ha (theo ghi chép của Lê Quý Đôn trong sách “cổ kim chi”, đến nay vẫn là vựa lúa thứ hai của cả nước với năng suất hơn 50 tạ/một ha một vụ. Các loại đất hình thành tại chỗ có địa hình cao, thấp khác nhau, nói chung khó sử dụng, dễ bị thoái hoá, hiện nay diện tích đất trống đồi núi trọc lên tới 11 triệu ha. Việc sử dụng các loại đất này cần coi trọng vấn đề phát triển nông nghiệp bền vững. Trước hết phải chống tình trạng suy thoái đất do xuống cấp, sa mạc hoá, kết von hoá, mặn hoá. Thế giới có hơn 3 tỷ ha đất canh tác đang có nguy cơ suy thoái làm giảm mất 20-30% (FAO, 1992). ở vùng Tây Bắc nước ta chỉ sau một vụ mưa xói mòn đã cuốn đi 150-200 tấn đất mầu trên 1 ha (Viện Khoa học nông nghiệp, 1970). Mất đất là tổn thất lớn, mất khả năng sản xuất của đất là tổn thất lớn hơn nhiều. Thứ đến, thực hiện tốt nông nghiệp sinh thái học nhằm đảm bảo việc sử dụng đất bền vững, ở vùng khí hậu nhiệt đới với lượng mưa lớn, cường độ mưa cao, nắng nhiều, cường độ ánh sáng lớn, phải lựa chọn những mô hình nông nghiệp sinh thái thích hợp, nhất là vùng trung dụ, bán sơn địa. Các vườn cây, đồi cây nên sử dụng các tầng sinh thái, bao gồm cây cao ưa ánh sáng trực xạ ở tầng trên, tầng dưới là những cây cao ưa ánh sáng tán xã và tầng thấp dưới cùng là cây ưa bóng râm. Có rất nhiều mô hình nông nghiệp sinh thái nhiều tầng này, như: mô hình cao su, quế ở tầng cao, ca cao, cà phê ở tầng giữa và rừng cây bụi ở sát đất. Trong vườn có mít ở tầng cao, tiêu ở tầng giữa, dưa ở tầng thấp v.v Như vậy nông nghiệp bền vững là phạm trù tổng hợp, vừa đảm bảo các yêu cầu về sinh thái, kỹ thuật vừa thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Ngoài việc bảo vệ và sử dụng tốt quĩ đất, cần coi trọng việc duy trì và bảo vệ quĩ rừng, nhất là rừng nhiệt đới. ở nước tình trạng chặt phá rừng rất nghiêm trọng, cần chặn đứng và coi trọng việc bảo vệ rừng, đẩy mạnh chương trình trồng 5 triệu ha rừng. Bảo vệ 15/291
  8. và khai thác hợp lý quĩ nước, giữ ginf tính đa dạng sinh học, bảo vệ không khí và khí quyền. Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu môn kinh tế nông nghiệp. Đối tượng môn kinh tế nông nghiệp . Trong khi xã hội loài người đang phát triển ở trình độ thấp, nền kinh tế xã hội mới bắt đầu phát triển ở một vài ngành sản xuất chủ yếu, thì các môn khoa học cơ bản đóng vai trò mở đường, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển. Thế nhưng, khi xã hội loài người đã phát triển ở trình độ cao, phân công lao động đã đi vào tỷ mỷ, có rất nhiều ngành kinh tế mới được hình thành và phát triển. Sự phát triển mạnh mẽ và sâu rộng ấy của nền kinh tế - xã hội đã làm cho các môn khoa học cơ bản không thể đảm đương nổi vị trí trước đây nữa. Từ thực tiễn đó đòi hỏi sự cấp thiết phải ra đời các môn kinh tế ngành. Kinh tế nông nghiệp - môn học kinh tế ngành ra đời là tất yếu khách quan của quá trình ấy. Kinh tế nông nghiệp là môn khoa học xã hội. Nó nghiên cứu khía cạnh kinh tế xã hội của hoạt động sản xuất nông nghiệp. Nếu như kinh tế chính trị nghiên cứu các quan hệ kinh tế giữa người và người trong quá trình sản xuất của xã hội; thì kinh tế nông nghiệp chỉ nghiên cứu các mối quan hệ đó trong phạm vi nông nghiệp mà thôi, đồng thời, kinh tế nông nghiệp cũng nghiên cứu những nét đặc thù của hoạt động sản xuất nông nghiệp do sự tác động của những điều kiện tự nhirn, kinh tế và xã hội mang lại. Kinh tế nông nghiệp nghiên cứu các quan hệ kinh tế, quan hệ sản xuất trong sự tác động qua lại của lực lượng sản xuất và sự phát triển của kỹ thuật, nhất là kỹ thuật nông nghiệp. Chính đây là tiền đề vật chất của sự đổi mới các quan hệ kinh tế, sự hoàn thiện của hệ sản xuất nhằm nâng cao không ngừng năng suất, chất lượng và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, biến đổi tận gốc bộ mặt kinh tế - xã hội nông thôn theo định hướng XHCN. Điều đó có nghĩa là kinh tế nông nghiệp phải lấy kinh tế chính trị và kinh tế học vĩ mô làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu. Đồng thời kinh tế nông nghiệp có quan hệ mật thiết với các môn khoa học kinh tế khác, nhất là các môn quản trị kinh doanh các cơ sở sản xuất nông nghiệp và kỹ thuật nông nghiệp. Nhiệm vụ của môn kinh tế nông nghiệp. Để giải quyết được mục đích nghiên cứu đã phân tích ở trên, kinh tế nông nghiệp Việt Nam giải quyết tốt các nhiệm vụ sau: - Phải nghiên cứu một cách có hr và sâu sắc các học thuyết kinh tế kinh tế học vĩ mô và đặc biệt là hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác Lê nin có liên quan đến nông nghiệp. Trên cơ đó vận động một cách sáng tạo vào điều kiện cụ thể của Việt Nam để phát triển có hiệu quả nền nông nghiệp hàng hoá theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 16/291