Giáo trình Kỹ năng giao tiếp giáo dục sức khỏe

1.2.2. Phân loại các hiện tượng tâm lý
* Quá trình tâm lý:
- Là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối ngắn có mở đầu, diễn biến và kết thúc tương đối rõ ràng nhằm biến tác động bên ngoài thành hình ảnh tâm lý. - Các quá trình tâm lý thường xảy ra trong đời sống là:
+ Quá trình nhận thức: Bao gồm các quá trình cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng.
+ Quá trình cảm xúc: Biểu thị sự vui mừng hay tức giận, dễ chịu hay khó chịu, nhiệt tình hay thờ ơ, yêu thương hay căm ghét…
+ Quá trình ý chí: Thể hiện sự ham muốn, tham vọng, đặt mục đích phấn đấu về vấn đề đó hay quá trình đấu tranh tư tưởng.
* Trạng thái tâm lý:
Là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối dài, việc mở đầu và kết thúc không rõ ràng, thường ít biến động nhưng chi phối một cách căn bản các quá trình tâm lý đi kèm với nó, Ví dụ: Sự chú ý, tâm trạng, sự ganh đua, nghi ngờ,…
* Thuộc tính tâm lý:
Là những hiện tượng tâm lý tương đối ổn định, khó hình thành và khó mất đi (hình thành lâu dài và kéo dài rất lâu) có khi kéo dài suốt cả đời người, tạo thành những nét riêng của người đó (nhân cách), chi phối các quá trình và trạng thái tâm lý của người đó.
Ví dụ: Xu hướng, tính cách, khí chất, năng lực.
pdf 60 trang Hương Yến 02/04/2025 180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kỹ năng giao tiếp giáo dục sức khỏe", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ky_nang_giao_tiep_giao_duc_suc_khoe.pdf

Nội dung text: Giáo trình Kỹ năng giao tiếp giáo dục sức khỏe

  1. TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHẠM NGỌC THẠCH CẦN THƠ GIÁO TRÌNH KỸ NĂNG GIAO TIẾP GIÁO DỤC SỨC KHỎE Dùng cho đào tạo: Trung cấp Ngành: DƯỢC LƯU HÀNH NỘI BỘ 1
  2. Bài 1 ĐẠI CƯƠNG VỀ TÂM LÝ VÀ TÂM LÝ Y HỌC MỤC TIÊU 1. Trình bày được khái niệm về tâm lý, tâm lý học và tâm lýy học. 2. Trình bày được bản chất tâm lý và phương pháp nghiên cứu tâm lý người bệnh. 3. Kể được bốn yếu tố chính tác động đến tâm lý người bệnh. 4. Kể được bốn biện pháp cơ bản để giao tiếp tốt với người bệnh. 1. Khái niệm 1.1. Tâm lý là gì? Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta vẫn sử dụng từ tâm lý để ám chỉ người nàođó trước những hành động của họ tạo ra, song hiểu tâm lýlà gì thì không phải ai cũng hiểu đúng. Ví dụ:Hãy phân biệt các hiện tượng sau: Hiện tượng sinh lý Hiện tượng tâm lý Hòn than đen, tờ giấy trắng Hình ảnh hòn than đen, tờ giấy trắng Sinh sản, ho Hình ảnh sinh sản , ho Miệng cười Vui, buồn Anh A rất tâm lý, chị B rất cởi mởi và ngược lại Vậy tâm lý là gì? - Theo từ điển Tiếng Việt (1998): Tâm lý là ý nghĩ, tình cảm, làm thành đời sốngnội tâm, thế giới bên trong của con người. - Theo triết học Mac Lênin: “Tâm lý là sự phản ánh thế giới khách quan vào trong não người”. Nói một cách khái quát, tâm lý bao gồm tất cả những hiện tượng xuất hiện trongđầu óc con người, gắn liền và điều hành mọi hành động, hoạt động của con người. Chằng hạn: Hiện tượng tâm lý phản ánh vào nảo hình ảnh hòn than, tờ giấy trắng thông qua hành động sờ, cầm vật đó (cảm giác), qua nhìn (tri giác) vào trong nảo; đólàhiện tượng phản ánh về thái độ ứng xử, cách nói năng, cử chỉ, hành vi của người vàotrong não. Các hiện tượng tâm lý đó phát sinh, phát triển trong cuộc sống của từng cá nhân,nhóm người. Nó đóng vai trò quan trọng đặc biệt trong đời sống củacon người, trong quan hệ giữa con người với con người và cả xã hội loài người. Việc nghiên cứu các hiện tượng tâm lý đó được gọi là khoa học tâmlý. 1.2. Tâm lý học là gì? 1.2.1 Khái niệm Tâm lý học là khoa học nghiên cứu các hiệntượng tâm lý do thế giới khách quan tác động vào nảo con người sinh ra, tức là nghiên cứu quá trình hình thành hay nảysinh (quá trình tâm lý), sự diễn biến phát triển của chúng (trạng thái tâm lý) và sự tồntạihay thời gian tồn tại của hiện tượng tâm lý đó (thuộc tính tâmlý). 2
  3. Vậy, quá trình tâm lý, trạng thái tâm lý và thuộc tính tâm lýlàgì? 1.2.2. Phân loại các hiện tượng tâm lý * Quá trình tâm lý: - Là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối ngắncó mở đầu, diễn biến và kết thúc tương đối rõ ràng nhằm biến tác động bên ngoài thành hìnhảnhtâm lý. - Các quá trình tâm lý thường xảy ra trong đời sống là: + Quá trình nhận thức: Bao gồm các quá trình cảm giác, trigiác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng. + Quá trình cảm xúc: Biểu thị sự vui mừng hay tức giận, dễ chịu hay khó chịu,nhiệt tình hay thờ ơ, yêu thương hay căm ghét + Quá trình ý chí: Thể hiện sự ham muốn, tham vọng, đặt mụcđích phấn đấu về vấn đề đó hay quá trình đấu tranh tư tưởng. Trạng thái tâm lý: Là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối dài, việc mở đầu vàkết thúc không rõ ràng, thường ít biến động nhưng chi phối mộtcách căn bản các quá trình tâm lý đi kèm với nó, Ví dụ:Sự chú ý, tâm trạng, sự ganh đua, nghi ngờ, Thuộc tính tâm lý: Là những hiện tượng tâm lý tương đối ổn định, khó hình thành và khó mất đi(hình thành lâu dài và kéo dài rất lâu) có khi kéo dài suốt cả đời người, tạo thành những nétriêng của người đó (nhân cách), chi phối các quá trình và trạng thái tâm lý của ngườiđó. Ví dụ: Xu hướng, tính cách, khí chất, năng lực. Các hiện tượng tâm lý trên có mối quan hệ qua lại với nhau, được biểu hiện bằng sơđồ1.1: Hiện tượng tâm lý Quá trình tâm lý Trạng thái tâm lý Thuộc tính tâm lý Nhận thức Sự chú ý Xu hướng Cảm xúc Tâm trạng Tính cách Ý chí Khí chất Năng lực Sơ đồ 1.1. Các hiện tượng tâm lý 1.2.3. Nhiệm vụ của tâm lý học: - Nghiên cứu bản chất hoạt động của tâm lý. - Phát hiện ra các quy luật hình thành, phát triển tâm lý. - Tìm ra cơ chế diễn biến và thể hiện các hiện tượng tâm lý. - Các quy luật về mối quan hệ nảy sinh và phát triển tâm lý. 3
  4. 1.2.4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu tâm lý học: - Nghiên cứu tâm lý học sẽ góp phần đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho việc hình thành, phát triển tâm lý, sử dụng tâm lý trong nhân tố con người có hiệuquả nhất. - Nghiên cứu tâm lý học giúp cho các ngành khoa học khác có cơsở nghiên cứu chuyên ngành về những vấn đề có liên quan đến tâmlý người. 1.3. Tâm lý y học là gì? 1.3.1 Khái niệm Tâm lý y học là khoa học nghiên cứu các hiện tượng tâm lý của người bệnh, củacán bộ y tế trong những điều kiện vàhoàn cảnh khác nhau. Nói cách khác tâm lý y học là khoa học nghiên cứu không chỉ quá trình phát sinhbệnh (nguyên nhân gây bệnh), quá trình phát triển, tiên lượng và kết quả điều trị bệnh củangười bệnh mà còn là khoa học nghiên cứu tác động của cán bộ y tế đối với người bệnh đểđiều trị hay phòng ngừa bệnh làm thay đổi một cách tích cực hoặc tiêu cực cănbệnh đó. 1.3.2. Nhiệm vụ của tâm lý học y học: Tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản sau: - Các trạng thái tâm lý của người bệnh và cán bộy tế. - Các yếu tố tâm lý của người bệnh và cán bộ y tế ảnh hưởng đến sự phát sinh,phát triển bệnh, quá trình điều trị và phòng bệnh - Mối quan hệ giao tiếp giữa cán bộ y tế với người bệnh trong phòng bệnh và chữa bệnh. 1.3.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu tâm lý học y học - Cung cấp kiến thức cho cán bộ y tế, người bệnh và những người quan tâm vềcác loại bệnh, nguyên nhân phát sinh, phát triển của bệnh và cách phòng ngừa, điều trị cóhiệu quả các bệnh đó. - Hướng dẫn cho cán bộ y tế, người bệnh và những người quan tâm về nghệ thuật giaotiếp, cách thức phối hợp hành động (thông qua hiểu tâm lý của đốitượng tác động) để thúc đẩy sự tiến bộ của người bệnh. - Nói cách khác việc nghiên cứu tâm lý học y học sẽ giúp nâng cao nhận thức, thái độ và hành động cho cán bộ y tế, người bệnh và những người quan tâm vềnhữngvấn đề có liên quan đến tâm lý người bệnh, cán bộ y tế, thực thể lâm sàng các loại bệnh vàmốiquan hệ giữa các vấn đề đó nhằm điều trị đạt kết quảtốt nhất. Xét cho rằng: Người thầy thuốc không những là chuyên gia vềtrạng thái thực thể mà còn là chuyên gia về tâm lý người bệnh. 2. Bản chất tâm lý và phương pháp nghiên cứu tâm lý người bệnh: 2.1. Bản chất tâm lý người: 2.1.1. Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thôngquachủ thể (Nói cách khác: Tâm lý người mang tính chủ thể) - Thế giới khách quan muôn màu, muôn vẻ, con người cảm nhận được thế giới khách quan thông qua việc phản ánh vật chất khách quan đó (sờ thấy, nhìn thấy, ngôn ngữmiêutả ) vào hệ thần kinh, bộ não người để tạo ra trên đó hình ảnh tinh thần (tâm lý) chứa đựngvật chất đó. - Tâm lý người mang tính chủ thể: + Cùng nhận một hiện thực khách quan tác động nhưng ở những chủ thể (con người)khác nhau cho ta những hình ảnh tâm lý với những mức độ và sắc thái khácnhau. 4
  5. + Hoặc, cũng có khi cùng một hiện thực khách quan tác động đến mộtchủ thể duy nhất nhưng vào những hoàn cảnh khác nhau, thời điểm khác nhau, với trạng thái cơ thể,trạng thái tinh thần khác nhau, có thể cho ta thấy hình ảnh tâm lý với những mức độ biểu hiệnvà sắc thái tâm lý khác nhau ởchủ thể ấy. Ví dụ: Cùng ngắm nhìn một bông hoa, người bảo đẹp, người khác nói không đẹp. Hoặccùng một bông hoa, nếu người ngắm nhìn nó ở trạng thái đang vui thì thấy nó đẹp, nhưngở trạng thái buồn hoặc cáu giận thìthấy bông hoa đó trở nên xấu xí và không có ý nghĩa gì cả. Cùng quan sát một người bệnh, điều dưỡng viên này phát hiện thấy da xanh, niêm mạc nhợt, song điều dưỡng viên khác lại không thấy điều đó. Hoặc cùng người bệnh đó tại thời điểm này thấy như vậy nhưng ở hoàn cảnh khác lại cho những kếtquả khác. Cùng một người bệnh trong trạng thái phấn khởi, sảng khoái nhìn thấymộtđiều dưỡng viên đang chăm sóc thấy họ chu đáo, tốt; song tại điểm bệnh đang đau thấy họ chăm sóc không tốt (mặc dù hành động chăm sóc cũng giống nhau). Vậy do đâu mà tâm lý người này khác tâm lý người kia về thế giới khách quan? Sự phản ánh thế giới khách quan của mỗi người khácnhau là do nó bị chi phối bởi nhiều yếu tố: Đặc điểm về cơ thể, giác quan, hệ thần kinh và não bộ; hoàn cảnh sống,trình độ văn hóa và điều kiện giáo dục của mỗi người khác nhau. Mỗi chủ thể trong khitạora hình ảnh tâm lý về thế giới khách quan đã đưa vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm, nhu cầucá nhân và khí chất của mình vào trong hình ảnh đó làm cho nó mang màu sắcchủ thể. Nói một cách khác đi, con người đã phản ánh thế giới kháchquan bằng hình ảnh tâm lý thông qua lăng kính chủ quan của mình. 2.1.2. Tâm lý người mang bản chất xã hội: “Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, con người sống vàtồntại không thể thoát ly khỏi các mối quan hệ người-người, người-thế giới tự nhiên nên tâm lý người mang bản chất xã hội-lịch sử. Tâm lý người được hình thành và phát triển trong quá trình của hoạt động và giaotiếp, là kết quả của quá trình lĩnh hội và tiếpthu vốn kinh nghiệm và nền văn hóa xã hội, đồng thời chính tâm lý đó lại tác động trở lại hiện thực khách quan theo chiều hướng hoặctích cực hoặc tiêu cực. Từ bản chất trên, chúng ta cần lưu ý trong thực tiễn yhọc: - Tâm lý có nguồn gốc thế giới khách quan nên khi điều trị, chăm sóc người bệnhcần chú ý đến hoàn cảnh sống và hoạt động của họ. - Tâm lý người mang tính chủ thể nên khi điều trị, chăm sóc người bệnh cần chúýcái riêng trong tâm lý của mỗi người. - Tâm lý người có nguồn gốc xã hội nên trong điều trị, chăm sóc người bệnh cầnchú ý đến môi trường xã hội, nền văn hóa xã hội và các mối quan hệ mà họ sốngvàlàm việc. Như vậy, việc hiểu được tậm lý người nói chung, tâm lý người bệnh nói riêng sẽ cótác dụng to lớn đối với nhân viên y tế trong việc thúc đẩy quá trình chuẩn đoán, chăm sóc,điều 5
  6. trị và tiên lượng bệnh; khích lệ, động viên nguời bệnh tin tưởng, yên tâm điều trị, cónghị lực vượt qua khó khăn thách thức nhằm chống lại căn bệnh của mình. Tóm lại: Tâm lý người mang tính chủ thể và mang bản chấtxã hội. Tâm lý người không chỉ có chức năng định hướng, điều khiền hoạt động mà còn điều chỉnh hoạt độngchophù hợp với mọi hoàn cảnh và cải tạo chúng cho phù hợp với bản thân nhằm đem lạihiệuquả cao nhất. 2.2. Bản chất tâm lý người bệnh: Bản chất tâm lý người bệnh vừa mang bản chất tâm lý người vừa mang những nét đặcthù riêng: 2.2.1. Tính chủ thể của người bệnh phản ánh thế giới khách quan bị ức chế bởinhững tác động của bệnh tật: Bệnh tật thường làm cho người bệnh nhận thức về thế giới khách quan bị sai lệch.Họ thường bị căng thẳng khi bị đối đầu với những nỗi đau của bệnh tật và hay suy luậnkhông căn cứ về bệnh viện hoặc nhân viên y tế nên dễ cónhững cách nhìn nhận không khách quan về họ. Ví dụ: Người bệnh tâm thần trong một số thể bệnh thương nghĩ rằng cán bộ ytếđiều trị cho mình là những người muốn giết mình và là kẻ thù của mình nên chống đốivớihọ, chống đối với liệu pháp điều trị của họ. 2.2.2. Tâm lý người bệnh tác động đến các mối quan hệ xã hội, môi trườngtự nhiên: Bệnh tật thường làm thay đổi tâm lý người bệnh, có khi chỉ làm thay đổi nhẹvềcảm xúc, có khi làm biến đổi mạnh mẽ, sâu sắc đến toàn bộ nhân cách người bệnh. Người có bệnh tật thường có tính cách, khí chất thay đổi so với trước: nhút nhát,yếu hèn, trầm tư, phó mặt sự sống của mình hoặc ngược lại có những tínhcách, khí chất nóng nảy, dữ tợn, bất cần đời. Ví dụ: Người bệnh bị viêm dạ dày thường lo lắng, sợ hãi và suy nghĩ đến tính nguycơ của căn bệnh (ung thư -tử vong) nên dễ bị biến đổi về tâm lý theo chiều hướng tiêu cực (khí chất ưu tư, trầm cảm, tính cách nhút nhát, thiếu bản lĩnh hoặc ngược lại dẫnđếnkhí chất nóng nảy, khó tính, ích kỷ và có khi bi quan, tàn nhẫn nếu không được địnhhướng, động viên khích lệ của cán bộ y tế trong quá trình điều trị. Để giúp định hướng cho người bệnh, đem lại cho họ tinh thần sảng khoái và tíchcực cộng tác với nhân viên y tế trong điều trị, chăm sóc họ người cán bộ y tế cần quantâm, hiểu rõ bản chất tâm lý người bệnh và có kỹ năng giao tiếp thích hợp. 2.3. Phương pháp nghiên cứu tâm lý người bệnh: Phương pháp nghiên cứu tâm lý người bệnh được xây dựng trên cơ sở các phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung, nghiên cứu tâm lý học và tâmlý y học nói riêng. Đó là các phương pháp cơ bản sau: - Quan sát - Đàm thoại (trò chuyện, trao đổi nghiên cứu tiền sử, bệnh sử) - Phân tích sản phẩm. - Trắc nghiệm (TEST). - Thực nghiệm. - Phương pháp chuyên gia, Một số phương pháp nghiên cứu tâm lý người bệnh thường được áp dụng là: 2.3.1 Phương pháp quan sát: 6
  7. Là phương pháp sử dụng loại tri giác có chủ định để xác định những biểu hiệnbên ngoài của bệnh lý như cử chỉ, cách nói năng, cảm xúc, các mốiquan hệ,.. Có nhiều hình thức quan sát: Quan sát toàn diện hoặc quan sát bộ phận, có trọng điểm, quan sát trực tiếp hoặc gián tiếp. Muốn quan sát đạt kết quả cao cần chú ý: - Xác định mục đích, nội dung, bộ phận thực thể cần quan sát để chẩn đoán bệnhhoặc lập kế hoạch quan sát cụ thể trong hoạt động của người bệnh. - Tiến hành quan sát một cách cẩn thận và có hệ thống theo loại bệnh đangtiên lượng. - Ghi chép, thu thập thông tin quan sát một cách khách quan, trung thực, để xácđịnh thực thể loại bệnh. 2.3.2. Phương pháp đàm thoại, nghiên cứu tiền sử, bệnh sửcá nhân: Là phương pháp trao đổi trực tiếp thông qua ngôn ngữ nhằm thu thập những thông tin có liên quan đến bản thân người bệnh như: tuổi, giới tính, văn hóa, nghề nghiệp, hoàn cảnh sống, hay liên quan đến loại bệnh,như: tình trạng biến đổi trong cơ thể hiệnnay(ngủ, những đau đớn, ), thời điểm xuất hiện, sự bắt đầu, nguyên nhân và diễn biến củabệnh. Đây là phương pháp rất quan trọng và có ý nghĩa vì thông qua đàm thoại, mối quan hệgiữa nhân viên y tế với người bệnh thêm sâu sắc, họ hiểu người bệnh hơn về tâm lý và bệnhtật của người bệnh từ đó có thể xác định loại bệnh và đưaranhững lời khuyên hữu ích cho người bệnh. Muốn đàm thoại đạt kết quả cao, cần lưuý: - Thiết lập mối quan hệ gần gũi, thông cảm, chấp nhận và tôn trọng với ngườibệnh cũng như người thân của người bệnh nhằm tạo cho họ có niềmtin và cởi mở với cán bộ y tế. - Trao đổi tập trung và có mục đích vào những vấn đề cần quan tâm nhằm thunhận những vấn đề cần quan tâm đến chuẩn đoán và xác định liệu pháp phác đồđiềutrị cho phù hợp. - Sử dụng liệu pháp tâm lý. - Mỗi câu hỏi, lời nói của cán bộ y tế hay nhà nghiên cứu đều phải được lựa chọn,cân nhắc chu đáo để đạt được hiệu quả cao. 2.3.3. Phương pháp phân tích sản phẩm: Là phương pháp dựa vào các kết quả, sản phẩm (vậtchất, tinh thần) của hoạt động do người bệnh làm ra hoặc các bệnh phẩm để nghiên cứu chức năng tâm lý, bệnh lý.Bởivì trong mỗi sản phẩm, vật phẩm đó có chứa đựng“dấu vết” tâm lý của con người – với tư cách là chủ thể hoạt động. Thông qua sản phẩm hoạt động chúng ta tìm hiểu đượctính cách, năng lực, tình cảm của người bệnh. Các kết quả, sản phẩm của hoạt động phải được xem xét trong mối quan hệ với nhữngđiều kiện hoạt động. 2.3.4. Phương pháp thực nghiệm: Là quá trình tạo ra những tình huống tác động vào người bệnh mộtcáchchủđộng, trong những điều kiện đã được xác định để người bệnh bộc lộ những biểu hiện vềquanhệ nhân quả, tính quy luật, cơ cấu, cơ chế của bệnh, qua đó thu thập thông tin định tính hay định lượng một cách khách quan để khẳng định hay phủ định với tiên lượngban đầu. Có 2 loại thực nghiệm cơ bản: 7
  8. - Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm (hay thực nghiệm trong điếu kiện, hoàn cảnh được sắp đặt trước có chủ định). - Thực nghiệm tự nhiên (được tiến hành trong điều kiện bình thường củacuộcsống và hoạt động). Đây là loại phương pháp rất có hiệu quả trong chẩn đoán lâm sàng các bệnh thần kinh,tâm thần. 2.3.5 Phương pháp trắc nghiệm (Test) Là một phép thử để đo lường tâm lý đã được chuẩn hóa về kỹ thuật, đượcquy định về nội dung và quy trình thực hiện nhằm đánh giá hành vi và kết quả hoạt động của mộtngười hoặc một nhóm người. Trong y học phương pháp trắc nghiệm được áp dụng để xác định phản ứng củangười bệnh hay nhóm người bệnh trước căn bệnh, cách điều trị; nó giữ vai trò chủ yếu đểgiải quyết các nhiệm vụ của chuẩn đoán lâm sàng. Trong các phương pháp nghiên cứu tâm lý y học, mỗi phương pháp đều có những ưuđiểm và hạn chế nhất định, do đó trong quá trình nghiên cứu tâm lý cần lựa chọn và sử dụnghợp lý, phối hợp đồng bộ các phương pháp nhằm bổ trợ cho nhau để đưa lại kết quả nghiêncứu khách quan, khoa học. 3. Một số yếu tố chính tác động đến tâmlý người bệnh: Khi bị bệnh, tâm lý của người bệnh không thể không bị thay đổi. Sự thay đổi tâmlý người bệnh thường bị tác động tương hỗ bởi nhiều phương tiện: - Nhận thức của người bệnh về căn bệnh của mình. - Nhân cách của người bệnh. - Phẩm chất nhân cách của cán bộy tế. - Môi trường xung quanh. 3.1. Nhận thức của người bệnh về bệnh tật: Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong đờisống tâm lý của con người (nhận thức, tình cảm, hành động). Nhận thức nói chung, nhận thức bệnh tật nói riêng là một quá trình phản ánh hiệnthực khách quan dưới nhiều mức độ khác nhau: từ cảm giác, tri giác (gọi là quá trình nhậnthức cảm tính, nó phản ánh những thuộc tính bề ngoài, cụ thể của bệnh tật) đến tư duy tưtưởng (gọi là quá trình nhận thức lý tính, nó phản ánh những thuộc tính bên trong, những mốiliên hệ bản chất của bệnh tật) và kết quả củaphản ánh là những sản phẩm khác nhau về hiện tượng khách quan (hình ảnh, hình tượng, biểu tượng, khái niệm). Bệnh tật có thể làm người bệnh thay đổi nhẹ về cảm xúc của mình như hơi hóchịu,đôi lúc hơi buồn rầu, v.v. khi họ nhận thức còn đơn giản về căn bệnh của mình, song cũngcó thể làm biến đổi mạnh mẽ nhân cách người bệnh như: luôn cáu kỉnh, bực tức, thiếu tựchủ, thậm chí bi quan dẫn đến những hành vi sai lệch (tự tử, trả thùđời) khi họ nhận thức rõ hơn về bản chất của căn bệnh. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nhận thức, đời sống tâm lý vốn có của người bệnh màmỗi người có thái độ, trạng thái tâm lý, hành vi ứng xử khác nhau. Cùng loại bệnh,cóngười nhận thức đúng và có bản lĩnh sẽ hợp tác với thầy thuốc để điều trị; có người hiểubiếtchưa đầy đủ, thiếu niềm tin sẽ gây khó khăn cho thầy thuốc trong chuẩn đoán và điềutrị. 3.2. Nhân cách người bệnh: 8
  9. Nhân cách người bệnh là hệ thống các phẩm chất của họ được tạo nên trong quátrình hoạt động xã hội và được phản ánh vào toàn trạng người bệnh tác độngtíchcực hoặc tiêu cực lên sự phát sinh, phát triển của bệnh. Nhân cách con người nói chung, nhân cách người bệnh nói riêng bao gồm 4 thuộc tínhcơ bản: Xu hướng, tính cách, năng lực, khí chất. Hệ thống các thuộc tính nàycóảnhhưởng lớn đến tâm lý người bệnh. - Xu hướng nhân cách của nguời bệnh: Bao gồm những thuộc tính vềquanđiểm, niềm tin, khát vọng, khuynh hướng, sự say mê, hứng thú làm cơ sở hình thành động cơ hoạt động của người bệnh. Bởivì: Bệnh tật có khi làm thay đổi cà những quan niệm sống và cách nhìn, đánh giá thế giới xung quanh của người bệnh (họ chuyểntừ cách nhìn lạc quan, yêu đời sang thất vọng, bi quan, suy sụp niềm tin) làm cho việc nhìn nhận, tiên lương bệnh không khoa học dẫn đến bệnh tật càng nặng thêm. Vì vậy, cán bộ y tế cần phải biết gây niềm tin, tạo hứng thú cho người bệnh trongquá trình khám, điều trị; nó sự thực sự có lợi cho người bệnh vềtinhthần và sức lực. - Tính cách của người bệnh: Là hệ thống thái độ của người bệnh đối với môitrường tự nhiên, xã hội và bản thân khi bị bệnh. Khi bịnh bệnh tật, người bệnh có thểthay đổi thái độ trong cách nhìn về thếgiới khách quan tác động vào họ; người bệnh có thể tỏ những thái độ khác nhau: Rất ghét hoặc rất vui mừng với những airủlòng thương họ. - Năng lực hoạt động của người bệnh: Bao gồm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, bản năngvà kinh nghiệm của người bệnh. Những hoạt động sáng tạo, sự tiếp thu kiến thứcmới, sự khéo léo trong công việc, sự đáp ứng hoạt động bản năng của người bệnh bịgiảm đi đã tạo nên những khó khăn trong việc phòng, chữa bệnh và làm cho bệnh nặng thêm. - Khí chất của người bệnh: Là những thuộc tính cá thể của tâm lý quy định độngthái của hoạt động tâm lý người bệnh, quy định sắc thái thể hiện bên ngoài của đờisống tinh thần của họ. Bệnh tật có thể làm cho người bệnh mang kiểu khí chất không cân bằng, không linh hoạt và dễ bị tổn thương; họ thường có biểu hiện giảm trí nhớ, đãng trí, không tậptrung chú ý, giảm khả năng nhận thức, lao động, dễ bị ámthị, bị động, phụ thuộc, thậm chí tin vào bất cứ điều gì (kể cả mê tín, số phận) nhằm mong thoát nhanh khỏi bệnh tậthiện tại. Nhân cách người bệnh sẽ tạo nên những phản ứng phủ nhận hoặc quá đề cao bệnh tật.Vì vậy, cán bộ y tế cần nắm được đặc điểm về nhân cách của người bệnh để thôngcảmvà giúp đỡ họ vượt qua bệnh tật. 3.3. Nhân cách của cán bộ y tế: Nhân cách của cán bộ y tế là hệ thống các phẩm chất của họ, biểu hiệnởbảnsắc và giá trị xã hội của người đó, nó có tác động mạnh mẽ đến ngưới bệnh. Nhữngphẩm chất này được xem xét qua 4 thuộc tính cơ bản của nhân cách có liên quan đếntính chất nghề nghiệp: o Xu hướng nghề y: Là một bộ phận quan trọng của xu hướng nhân cách, được thúc đẩy bởi các động cơ nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định củacá nhân trong một hệ thống thống nhất và tương đối ổn định, quy định tính tích cực và sự lựa chọn thái độ của người thấy thuốc trong các hoạt động thông qua các mặt: Nhu cầu, hứng thú, niềm tin, lý tưởng. 9
  10. o Tính cách người thầy thuốc: Là hệ thống thái độ của họ đối với thế giớixung quanh và bản thân được thể hiện trong hành vi của họ thông qua hoạt động giải quyết các nhiệm vụ và giao tiếpxã hội; nó có thể bao gồm những nét tính cách: Yêu nghề, say mê với công việc, tinh thần trách nhiệm, tính trung thực, sự dũng cảm, tính tự chủ, tính khiêm tốn. - Năng lực người thầy thuốc: Là một trong những thành tố quantrọng bậc nhất trong năng lực chuyên môn, bảo đảm cho sự thành công của người thầy thuốc; baogồm hệ thống kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp mà thông thường được gọi là khả nănghay tài năng. - Khí chất của người thầy thuốc: Lànhững thuộc tính cá thể của tâm lý quy định động thái hoạt động của tâm lý con người, quy định sắc thái thể hiện bên ngoài đờisống tinh thần của họ. Phẩm chất của cán bộ y tế có thể được khái quát ở 2 mặt: Đứcvàtài, nói cách khác là đạo dức và tài năng. - Đạo đức của người thầy thuốc đòi hỏi phải có tâm với nghề nghiệp, không làmđiều ác, chân thật, tình cảm, độ lượng, giúp đỡmọi người - Tài năng của người thầy thuốc đòi hỏi phải có kiến thức sâu rộng, có kỹ năng, kỹ xảo trong chuyên môn, biết cộng tác trong hoạt động, biết nghiên cứu khoa họcđể áp dụng trong thực tiễn. Bác Hồ đã từng dạy “Lương y như từ mẫu”,”Thầy thuốc như mẹ hiền”. Hải Thượng Lãn Ông đã tổng kết được 8 đức tính cơ bản của người thầy thuốcchân chính mà đến nay vẫn là những lời khuyên quý báu: - Nhân: nhân từ, bát ái, không ích kỷ. - Minh: hiểu biết sâu rộng, sáng suốt. - Trí: khôn khéo, nhạy bén, không cẩu thả. - Đức: phải có đạo đức, không làm điều ác. - Thành: thành thật, trung thực. - Lượng: độ lượng. - Khiêm: khiêm tốn học hỏi, thật sự cầu thị. - Cần: chuyên cần, chịu khó. Đạo đức và tài năng là những phẩm chất cần có ở người thầy thuốc. Để có được những phẩm chất này, người thầy thuốc phải không ngừng học tập về chuyên môn, đồng không ngừng tự rèn luyện tu dưỡng về đạo đức trong quá trình hoạt độngnghề nghiệp. 3.4. Môi trướng xung quanh Môi trường xung quanh bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội có quan hệ mật thiết với nhau và thường có tác động mạnh mẽ đến tâm lý của ngườibệnh. Môi trường tự nhiên gồm những yếu tố như: nhiệt độ, màusắc, âm thanh, mùi vị, thời tiết, khí hậu và các yếu tố địa lý khác thường tác động trực tiếp hoặc gián tiếp làmthayđổi trạng thái tâm lý, khí sắc, sức khỏe, tình trạng tâm lý củangười bệnh. Chẳng hạn: - Màu xanh thường tạo cảm giác mát mẻ; màu vàng tạo cảm giác lạnh; màuđỏtạo cảm giác nóng, dễ bị kích động, nổi nóng. 10