Giáo trình Công nghệ DNA tái tổ hợp

Công nghệ DNA tái tổ hợp (còn gọi là kỹ thuật di truyền hay kỹ thuật gen) là một bộ phận quan trọng và là công nghệ chìa khóa (key technology) của lĩnh vực công nghệ sinh học. Công nghệ DNA tái tổ hợp được ra đời trên cơ sở các thành tựu của sinh học phân tử và hiện nay đang đóng vai trò cách mạng đối với sự phát triển của sinh học cũng như cải tạo sinh giới. 

Các kỹ thuật tái tổ hợp DNA đã cho phép các nhà công nghệ sinh học phân lập và khuếch đại một gen đơn từ genome của một sinh vật để có thể nghiên cứu, biến đổi và chuyển nó vào trong một cơ thể sinh vật khác. Các kỹ thuật này còn được gọi là tạo dòng gen do nó có thể sản xuất ra một số lượng lớn các gen xác định.

Bên cạnh các giáo trình như: sinh học phân tử, nhập môn công nghệ sinh học, công nghệ tế bào, công nghệ chuyển gen… giáo trình công nghệ DNA tái tổ hợp sẽ giúp sinh viên tiếp cận thêm một lĩnh vực khác của công nghệ sinh học thông qua việc cung cấp những kiến thức cơ bản theo hướng tạo dòng và biểu hiện gen như sau:

- Các enzyme dùng trong tạo dòng phân tử.

- Các hệ thống vector.

- Một số kỹ thuật cơ bản trong tạo dòng gen: điện di, PCR… 

- Tạo dòng và xây dựng các thư viện genomic DNA và cDNA.

- Biểu hiện các gen được tạo dòng trong E. coli.

doc 171 trang hoanghoa 08/11/2022 1780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Công nghệ DNA tái tổ hợp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_cong_nghe_dna_tai_to_hop.doc

Nội dung text: Giáo trình Công nghệ DNA tái tổ hợp

  1. còn 3-4 phần triệu mét. Tuy nhỏ như vậy, nhưng nhiễm sắc thể người có đến 3 tỷ gốc nucleotide. Sự sắp xếp đặc thù của chúng quyết định bản chất sinh học của cơ thể. Hoạt tính phóng xạ đặc hiệu (specific radioactivity). Là hoạt độ phóng xạ trên một đơn vị nguyên liệu, chẳng hạn: một mẫu dò đánh dấu phóng xạ có thể có hoạt tính đặc hiệu 106 lần đếm/phút trên microgram. Hoạt tính đặc hiệu cũng được dùng để xác định hoạt độ của enzyme. Huỳnh quang (fluorescence). Hiện tượng phát một sóng ánh sáng có bước sóng khác với bước sóng đã được hấp thụ trước đó. Một số phân tử được gọi là thể huỳnh quang (ví dụ: enzyme luciferase ở con đom đóm) do có đặc tính này. In dấu DNA (DNA fingerprinting) hay in dấu di truyền (genetic fingerprinting). Là phương pháp dùng các mẫu dò phóng xạ hoặc dùng kỹ thuật PCR để nhận dạng các băng DNA có các đoạn lặp lại với tần số cao. Bản mẫu hình các băng DNA là duy nhất đối với mỗi cá thể, và do vậy có thể dùng để xác định đặc trưng cá thể hoặc quan hệ huyết thống. In dấu chân DNA (DNA footprinting). Phương pháp nhận dạng các vùng DNA mà các protein điều hòa bám vào. Intron. Những đoạn DNA nhỏ ở sinh vật eukaryote không mang thông tin mã hóa amino acid, phân bố rải rác dọc theo phân tử DNA. Sau khi thông tin từ DNA được phiên mã sang mRNA thì các intron trên mRNA bị cắt bỏ, các đoạn mRNA còn lại gồm toàn các exon được nối lại với nhau và chuyển đến ribosome để dùng làm khuôn mẫu cho quá trình dịch mã. Intron không thấy có ở sinh vật prokaryote. In vitro và in vivo. Là thuật ngữ mô tả thí nghiệm trong ống nghiệm (in vitro) và trong cơ thể (in vivo). Cùng với sự phát triển ứng dụng của máy tính, hiện nay các nhà khoa học còn tiến hành thí nghiệm mô phỏng bằng computer. Quá trình này gọi là thí nghiệm in silico. Kéo dài đoạn mồi (primer extension). Sự tổng hợp một bản sao nucleic acid bắt đầu từ đoạn mồi. Được sử dụng để đánh dấu phóng xạ đoạn DNA làm mẫu dò hoặc khuếch đại một đoạn DNA bằng kỹ thuật PCR. Kháng nguyên (antigen). Phân tử thường tìm thấy trên bề mặt tế bào, có tác dụng kích thích sự tạo thành kháng thể. Do vậy, nó được dùng để gây nên một phản ứng miễn dịch. Kháng thể (antiboby). Một protein (immunoglobulin) do bạch cầu lympho B của hệ thống miễn dịch sản sinh, có tác dụng nhận biết một kháng nguyên ngoại nhập đặc hiệu và gắn với nó, nếu kháng nguyên nằm trên bề mặt tế bào thì việc gắn kết này sẽ dẫn tới sự kết cụm tế bào và làm bất hoạt kháng nguyên. Kháng thể đơn dòng (monoclonal antibody). Kháng thể xuất hiện trong phản ứng miễn dịch có nhiệm vụ gắn và tham gia loại bỏ chất lạ (antigen) lọt vào cơ thể. Thông
  2. thường, trong phản ứng miễn dịch có mặt hỗn hợp của nhiều loại kháng thể. Tuy nhiên, nhờ tế bào lai hybridoma người ta có thể tạo ra một loại kháng thể gọi là kháng thể đơn dòng. Kháng thể đơn dòng chủ yếu được sử dụng cho mục đích chẩn đoán bệnh. Khuếch đại (amplification.) Sự sản xuất nhiều bản sao của một trình tự DNA nhờ kỹ thuật PCR. Khung đọc mở (open reading frame, ORF). Là một trình tự mã hóa chuỗi polypeptide được bắt đầu với mã khởi đầu (initiation codon) và kết thúc bằng một mã dừng (stop codon). Một khung đọc mở bị ngăn chận nếu một stop codon được định vị gần với mã khởi đầu. Mặc dù về lý thuyết mã di truyền được xây dựng dựa trên bộ ba nucleotide, do đó sẽ có ba khung đọc có thể có trên mỗi sợi DNA, tuy nhiên trong thực tế khung đọc chính xác được xác định bởi một điểm bắt đầu cố định. Khuyết đoạn (deletion, deficiency). Đột biến nhiễm sắc thể dẫn đến làm mất một đoạn vật chất di truyền và thông tin di truyền chứa trong nó rời khỏi nhiễm sắc thể. Kiểu hoang dại (wild type). Dạng thường thấy nhất của một gen trong quần thể hoang dại. Allele kiểu hoang dại được ký hiệu bằng một chữ in hoa hoặc thêm dấu cộng sau chữ viết thường, ví dụ: A hay a +. Allele kiểu hoang dại thường là trội và cho kiểu hình bình thường. Kilobase (kb). 1000 base (hoặc cặp base), được dùng như đơn vị để đo hoặc xác định chiều dài của các phân tử DNA hoặc RNA. Kinase. Các enzyme xúc tác phản ứng phosphoryl hóa một phân tử nhận nhờ ATP. Kỹ thuật di truyền (genetic engineering). Còn gọi là công nghệ DNA tái tổ hợp. Bao gồm hệ thống các phương pháp di truyền phân tử dùng để thao tác vật chất di truyền, với ba bước chính gồm ba khâu chính. 1) Tách chiết DNA từ những sinh vật khác nhau; 2) Cắt và nối DNA ở những điểm đặc hiệu để tạo ra DNA tái tổ hợp (DNA mang các gen có nguồn gốc khác nhau), ví dụ: DNA plasmid có mang gen của người; 3) Đưa DNA tái tổ hợp vào hoạt động trong các tế bào hoặc cơ thể sống để sinh ra những sản phẩm đặc biệt cần thiết cho con người, ví dụ: DNA plasmid mang gen tạo insulin của người được đưa vào vi khuẩn E. coli để sản xuất. Lai khuẩn lạc (colony hybridization). Kỹ thuật lai in situ để xác định vi khuẩn mang vector khảm (chimeric vector) mà DNA của vector này tương đồng với một đoạn mã hóa đặc biệt nào đó. Lai phân tử (molecular hybridization). Quá trình trong đó hai mạch nucleic acid bổ sung (A-T, G-C) bắt cặp hình thành nên một mạch kép. Đây là một kỹ thuật hữu ích để phát hiện một trình tự nucleotide chuyên biệt. Lai tại chỗ (in situ hybridization). Quá trình bắt cặp giữa mẫu dò (là một trình tự DNA sợi đơn hay RNA) với DNA của tế bào được cố định trên lam kính.
  3. Lập bản đồ hạn chế (restriction mapping). Kỹ thuật dùng để xác định vị trí các điểm cắt hạn chế trên phân tử DNA. Linker. Một oligonucleotide tổng hợp có hai đầu bằng, chứa một hoặc nhiều vị trí cắt hạn chế cho phép nối cDNA sợi đôi với các plasmid vector hoặc bacteriophage  vector. cDNA sợi đôi trước đó được xử lý với DNA polymerase của bacteriophage T4 hoặc DNA polymerase I của E. coli để tạo đầu bằng. Các linker sau khi gắn với hai đầu bằng của đoạn cDNA nhờ DNA ligase sẽ được cắt hạn chế để tạo ra đầu so le tương đồng với hai đầu của vector. Phản ứng gắn giữa đoạn cDNA có mang linker ở hai đầu với vector cũng được xúc tác nhờ DNA ligase. Lysosome. Một bào quan có màng bao bọc ở trong tế bào chất của những tế bào eukaryote. Lysosome chứa nhiều enzyme thủy phân. Ly tâm theo gradient mật độ (density gradient centrifugation). Kỹ thuật tách các hợp chất dựa vào sự khác nhau về mật độ của chúng được thực hiện bằng phương pháp ly tâm để làm lắng các chất qua một gradient nồng độ của saccharose hoặc CsCl. Mã di truyền (codon). Nhóm ba nucleotide nằm kề nhau (bộ ba) trên phân tử mRNA xác định một amino acid trên chuỗi polypeptide, hoặc là tín hiệu kết thúc việc tổng hợp polypeptide. Mã thoái biến (degenerate codon). Mã di truyền mà ở đó một amino acid được quy định bởi một số bộ ba nitrogen base, chứ không phải chỉ bởi một bộ ba. Thoái biến là đặc điểm vốn có của mã di truyền tồn tại phổ biến ở sinh giới. Mã vô nghĩa (nonsense codon) hay mã dừng (stop codon). Là codon mà ở đó quá trình dịch mã dừng lại (nơi kết thúc của chuỗi polypeptide). Có tất cả ba codon vô nghĩa với các tên gọi là amber (UAG), ocher (UAA) và opal (UGA) Maturation. Quá trình trong đó các mRNA vừa được phiên mã trải qua một số biến đổi hóa học để trở thành mRNA hoàn chỉnh sẵn sàng làm khuôn mẫu cho việc tổng hợp protein. Máy đếm nhấp nháy (scintillation counter). Máy dùng để xác định hoạt tính phóng xạ trong một mẫu thí nghiệm. Mẫu dò (probe). Một đoạn RNA hay DNA chuyên biệt được đánh dấu bằng đồng vị phóng xạ hay bằng hóa chất (chất phát huỳnh quang hoặc enzyme), dùng để định vị một trình tự nucleic acid nhất định thông qua kỹ thuật lai phân tử (xem Northern blot, Southern blot ) Mật độ quang (optical density). Thông số cho phép đo độ hấp thụ ánh sáng ở một bước sóng nào đó của một môi trường hoặc dung dịch. Monomer. Là các phân tử đơn vị nhỏ, có thể liên kết với các phân tử đơn vị giống nó để hình thành những phân tử lớn hơn (polymer). Ví dụ: các nucleotide là các monomer
  4. của nucleic acid và các amino acid là monomer của protein. Nấm men Saccharomyces cerevisiae. Là một vi sinh vật nhân thật được sử dụng nhiều trong công nghệ DNA tái tổ hợp. Genome của nấm men S. cerevisiae khoảng 1,35×107 base-pair nhiều hơn E. coli khoảng 3,5 lần. Nấm men thường được dùng làm tế bào vật chủ để biểu hiện những protein có cấu trúc phức tạp cần quá trình hậu dịch mã mà vi khuẩn E. coli không thể đáp ứng. Nhân tố kiểm soát phiên mã (transcription control element). Đoạn nucleotide nằm xung quanh điểm bắt đầu và kết thúc của mỗi gen, tham gia vào sự điều hòa hoạt động biểu hiện của gen. Nhiệt độ nóng chảy (melting temperature, T m). Là nhiệt độ mà ở đó có một nửa số phân tử của một trình tự DNA bị biến tính. Northern blot. Kỹ thuật chuyển và cố định RNA từ formaldehyde agarose gel (sau khi được phân đoạn bằng điện di) lên màng lai bằng nylon hoặc nitrocellulose để lai với mẫu dò được đánh dấu đồng vị phóng xạ [ -32P]dCTP hoặc digoxigenin-dUTP. Nucleic acids. Những polynucleotide sinh học thiên nhiên, trong đó những đơn vị nucleotide được kết hợp với nhau bởi những liên kết phosphodieste thành trình tự DNA hoặc RNA riêng biệt. Nucleoside. Một hợp chất gồm một base purine hoặc pyrimidine kết hợp đồng hóa trị với một phân tử đường pentose. Nucleotide. Một nucleoside phosphoryl hóa với một trong những hydroxyl của pentose. Phân tử đóng vai trò cấu trúc cơ sở của DNA và RNA, gồm ba phần: đường pentose (ribose trong RNA, deoxyribose trong DNA), nitrogen base và gốc phosphate. Nucleolytic. Phản ứng thủy phân một cầu nối phosphodiester trong một nucleic acid. Nuclease Bal 31. Một loại enzyme exonuclease thủy phân cả hai sợi của phân tử DNA cùng một lúc. Oligo. Tiếp đầu ngữ có nghĩa là “ít”, ví dụ: oligonucleotide (polynucleotide) có ít nucleotide hoặc oligopeptide (polypeptide) có ít peptide. Oligo(dT)-cellulose. Một đoạn ngắn gồm các gốc deoxy-thymidine liên kết với cơ chất cellulose, được sử dụng để tinh sạch mRNA eukaryote bằng phương pháp sắc ký cột. Oligomer. Thuật ngữ chung để chỉ một đoạn ngắn các monomer. Oligonucleotide. Một đoạn ngắn các monomer là nucleotide, thường từ 20-30 nucleotide. Ôn hòa (temperate). Trạng thái tiềm tan của các bacteriophage tế bào vật chủ.
  5. -peptide. Một phần của protein -galactosidase, được mã hóa bởi đoạn gen lacZ. Phage. Viết tắt của bacteriophage (thực khuẩn thể), là loại virus xâm nhiễm và sinh sản bên trong vi khuẩn. Phage thường có vỏ bọc protein, phức hợp bao gồm phần đầu có hình đa diện chứa nucleic acid và đuôi mà qua đó nucleic acid xâm nhập vào vi khuẩn chủ. Sau quá trình nhân lên của nucleic acid của phage, tế bào vi khuẩn chủ thường bị tan biến. Loại phage luôn luôn làm tan tế bào vi khuẩn khi chúng xâm nhiễm vi khuẩn gọi là phage độc. Ví dụ: phage T4. Ngược lại, còn có phage ôn hòa, khi xâm nhiễm vi khuẩn nó gây nên phản ứng tiềm tan, nghĩa là hệ gen của phage gắn vào nhiễm sắc thể vi khuẩn và được sao chép cùng với nhiễm sắc thể đó. Hệ gen của phage ở trạng thái gắn như vậy với nhiễm sắc thể vi khuẩn gọi là prophage. Phagemid. Là một loại plasmid vector có mang các đoạn trình tự của phage. Phản ứng chuỗi polymerase (polymerase chain reaction, PCR). Phương pháp dùng trong phòng thí nghiệm để khuếch đại các đoạn DNA đặc biệt lên hàng triệu lần trong vòng vài giờ thông qua 20-30 chu kỳ nhiệt, mỗi chu kỳ bao gồm ba mức nhiệt độ: biến tính ở 90-95 oC, bắt cặp với mồi ở 40-65 oC hoặc hơn và tổng hợp mạch mới nhờ DNA polymerase chịu nhiệt (Taq polymerase) ở 70-72 oC. PCR có ứng dụng rộng rãi trong chẩn đoán y học, phân tích sự đa dạng sinh học, chọn giống và trong nhiều lĩnh vực khác. Nhà khoa học Mỹ (Tiến sĩ Mullis) người phát minh ra kỹ thuật PCR đã nhận giải Nobel năm 1993. Cùng chia sẻ Giải Nobel với Mullis là Smith (Canada) do có những đóng góp mang tính nền tảng cho việc gây đột biến điểm định hướng, dựa trên các oligonucleotide và việc phát triển chúng trong các nghiên cứu protein. Phân tích trình tự gen (gene sequencing). Là kỹ thuật xác định trình tự theo cấu trúc bậc một của chuỗi các nucleotide trong một phân tử nucleic acid. Phân tích trình tự của DNA có các phương pháp hóa học của Maxam-Gilbert và phương pháp enzyme của Sanger. Trong những năm gần đây, một số phương pháp xác định trình tự mới nhờ sự hỗ trợ của máy tính đã xuất hiện. Bên cạnh kỹ thuật thông thường sử dụng các polyacrylamide gel để phân ly các phân tử DNA có độ dài khác nhau, các kỹ thuật mới liên quan đến phát hiện huỳnh quang của các nucleotide được đánh dấu, phân tích trình tự DNA bằng khối phổ, điện di mao dẫn hoặc lai với các đoạn oligonucleotide được tổng hợp nhân tạo cũng đã ra đời. Năm 1980, Sanger (Anh) và Gilbert (Mỹ) đã được trao giải Nobel do đã có những đóng góp quan trọng về phương pháp xác định trình tự các nucleotide trong phân tử DNA. Đóng góp này là mốc lịch sử to lớn trong sinh học phân tử, là nguyên lý của tất cả các máy xác định trình tự DNA tự động đang sử dụng hiện nay trên khắp thế giới. Phần cuối (telomere). Đoạn cuối, phần cuối của một nhiễm sắc thể thẳng của eukaryote, bao gồm những trình tự DNA ngắn được lặp lại nhiều lần. Phần tâm (centromere). Phần co thắt được thấy trên nhiễm sắc thể ở kỳ giữa, đó là nơi hai nhiễm sắc tử đính với nhau.
  6. Phiên mã (transcription). Là quá trình được xúc tác bởi enzyme phiên mã RNA polymerase để tổng hợp mRNA từ khuôn mẫu DNA. Phiên mã ngược (reverse transcription). Quá trình tổng hợp DNA từ khuôn mẫu mRNA nhờ enzyme phiên mã ngược (reverse transcriptase). Phóng xạ tự ghi (autoradiography). Kỹ thuật phát hiện các phân tử có đánh dấu phóng xạ thông qua hiệu ứng tạo ảnh của các phân tử này trên phim X-quang. Phosphatase kiềm (alkaline phosphatase). Enzyme loại bỏ các nhóm 5’- phosphate từ đầu của các phân tử DNA và để lại các nhóm 5’-hydroxyl. Plasmid. Là DNA vi khuẩn có cấu trúc mạch vòng kép, nằm trong tế bào chất và ngoài nhân, có khả năng sao chép độc lập đối với nhiễm sắc thể của tế bào. Tồn tại cả ở sinh vật prokaryote và eukaryote. Ngày nay, các plasmid thiết kế nhân tạo được sử dụng rộng rãi như là các vector dùng trong các kỹ thuật tạo dòng và biểu hiện gen. Plasmid không tiếp hợp (non-conjugative plasmid). Ví dụ: plasmid ColE1, là loại plasmid không dùng sự tiếp hợp cho quá trình sống, thông thường là các plasmid có kích thước bé, tồn tại với một số lượng nhiều. Cơ chế nhân lên (nhiều bản sao) của chúng cũng khác hoàn toàn với plasmid tiếp hợp. Plasmid không tương hợp (incompatible plasmid). Là những plasmid có thể cùng tồn tại với nhau trong một vài thế hệ ở tế bào vật chủ, sau đó trong quá trình phân chia của tế bào, một số trong chúng sẽ bị thải loại. Muốn tương hợp trong cùng một tế bào vật chủ, các plasmid khác nhau phải có chung một số đặc điểm trong quá trình tồn tại. Plasmid tiếp hợp (conjugative plasmid) hay plasmid F (fertility (F) plasmid). Là các plasmid chuyển giao những bản sao DNA của chúng từ vi khuẩn này sang vi khuẩn khác nhờ phương thức tiếp hợp (do chúng có tổ hợp gen để sản xuất các ống protein hay còn gọi là lông giới tính (sex pile) làm cầu nối giữa hai tế bào vi khuẩn với nhau). DNA của plasmid, thậm chí cả DNA của hệ gen vi khuẩn, thông qua các ống protein này để chuyển từ tế bào vi khuẩn “cho” sang tế bào vi khuẩn “nhận”. Các plasmid, ngoài việc chuyển giao DNA của riêng chúng, còn có khả năng chuyển giao một phần hay nhiều phần hệ gen của tế bào vi khuẩn vật chủ đến tế bào vi khuẩn “nhận” khác. Do vậy, chúng được gọi là các nhân tố giới tính (sex factor) của vi khuẩn vật chủ, có vai trò quan trọng trong bảo tồn di truyền của vi khuẩn theo phương thức này. Plasmid tương hợp (compatible plasmid). Là những loại plasmid có trong cùng một tế bào vật chủ nhưng không ảnh hưởng lẫn nhau. Khi tế bào vật chủ phân chia, chúng cùng đồng thời phân chia và tồn tại vĩnh viễn. Polyacrylamide. Là polymer của acrylamide và bisacrylamide có cấu trúc gồm các liên kết chéo tạo ra một mảng xốp (giống bọt biển). Các chất phải chui vào lỗ gel mới ra được, vì vậy những chất nào có khối lượng phân tử nhỏ sẽ ra trước và ngược lại.
  7. Polynucleotide. Trình tự những nucleotide nối đồng hóa trị với nhau, trong đó vị trí 3’ của pentose của một trong những nucleotide được nối với một liên kết phosphodieste ở vị trí 5’ của pentose của nucleotide tiếp theo. Polypeptide. Một chuỗi dài những amino acid nối với nhau bởi những liên kết peptide. Prokaryote. Sinh vật đơn bào không có nhân tế bào điển hình, DNA nằm trong tế bào chất không có màng bao bọc, không có nguyên phân và giảm phân; đại diện điển hình là vi khuẩn. Prophage. Phage ôn hòa đã xen vào nhiễm sắc thể của vi khuẩn tiềm tan. Nó sao chép đồng thời với nhiễm sắc thể của tế bào vi khuẩn chủ. Protein. Một phân tử lớn gồm một hoặc nhiều chuỗi polypeptide, mỗi chuỗi có một trình tự amino acid và một khối lượng phân tử đặc trưng. Protein là hợp chất quan trọng bậc nhất đối với cơ thể sống. Về cấu trúc, protein là phân tử mạch dài gồm các đơn vị cấu trúc nhỏ là các amino acid nối với nhau qua mối liên kết peptide. Khối lượng phân tử của protein từ vài nghìn đến vài triệu. Có khoảng 20 loại amino acid. Các loại protein phức tạp hơn có liên kết thêm với các nhóm bổ sung. Protein dung hợp (fusion protein). Là một protein tái tổ hợp lai được mã hóa bởi một gen lai (fusion gene) do sự dung hợp in vitro các đoạn gen khác nhau trên plasmid vector và sau đó biến nạp vào vi sinh vật chủ (chẳng hạn E. coli). Vì vậy, protein dung hợp sẽ mang trình tự amino acid của hai protein khác biệt được tổng hợp từ đầu N của vector biểu hiện. Protein nguyên thể (native protein). Là một protein tái tổ hợp được mã hóa bởi một gen ngoại lai (foreign gene) trong vi sinh vật chủ. Khác với protein dung hợp, protein nguyên thể được tổng hợp từ đầu N của nó chứ không phải từ đầu N của vector. Purine. Một hợp chất dị vòng, kiềm, có nitrogen, là thành phần của những nucleotide và nucleic acid. Purine chứa một nhân pyrimidine kết hợp với một nhân imidazol. Pyrimidine. Một nitrogen base dị vòng có ở trong các nucleotide và nucleic acid. Retrovirus. Là loại virus RNA chứa enzyme reverse transcriptase và sinh sản dưới dạng DNA mạch kép. Chúng có khả năng xâm nhiễm tế bào vật chủ cao. Khi xâm nhiễm nó có khả năng gắn hệ gen của virus với hệ gen của tế bào vật chủ, là cơ sở để thiết kế các vector liệu pháp gen hiệu quả. Ribonuclease. Enzyme xúc tác đặc hiệu việc phân hủy RNA bằng cách cắt các mối liên kết phosphodiester trên RNA. Ribonucleic acid (RNA). Thường là phân tử đa phân mạch đơn gồm các đơn vị cấu trúc cơ sở là ribonucleotide. Về mặt hóa học RNA rất giống với DNA. RNA là vật
  8. chất di truyền của một số virus và là các phân tử trung gian trong quá trình tổng hợp protein mà thông tin về trình tự amino acid của chúng đã được mã hóa trong DNA. Ribonucleotide. Đơn vị cấu trúc cơ sở của RNA, gồm ba thành phần: đường ribose, nitrogen base và nhóm phosphate. Ribosome. Là cơ quan tử khi kết hợp với mRNA tạo ra bộ máy tổng hợp protein. Trong tế bào thường có hàng nghìn ribosome, ribosome của mọi tế bào đều gồm một tiểu đơn vị nhỏ và một tiểu đơn vị lớn. Mỗi tiểu đơn vị có mang nhiều protein và rRNA (trong đó rRNA là thành phần chủ yếu chiếm khoảng 65%) có kích thước khác nhau. Người ta cũng thấy ribosome trong ty thể, ở đó có sự tổng hợp một số protein ty thể. RNA bổ sung (complementary RNA). RNA sinh ra bằng cách phiên mã từ khuôn mẫu sợi đơn DNA tương ứng. RNA ligase. Enzyme nối các đoạn RNA với nhau sau khi các intron được cắt rời khỏi tiền chất của mRNA (pre-mRNA) ở các sinh vật eukaryote, tạo ra mRNA hoàn chỉnh sẵn sàng tham gia vào quá trình dịch mã diễn ra trên ribosome. RNA polymerase. Còn gọi là RNA polymerase phụ thuộc DNA (DNA-dependent RNA polymerase), xúc tác việc tổng hợp RNA trên khuôn mẫu DNA trong quá trình phiên mã. RNA ribosome (ribosomal RNA, rRNA). Là thành phần cơ bản của ribosome, đóng vai trò xúc tác và cấu trúc trong tổng hợp protein. Tùy theo hệ số lắng rRNA được chia thành nhiều loại: ở eukaryote có rRNA 28S; 18S; 5,8S và 5S; còn các rRNA ở E. coli có ba loại: 23S, 16S và 5S. rRNA chiếm nhiều nhất trong bốn loại RNA (khoảng 80% tổng số RNA tế bào), tiếp đến là tRNA khoảng 16%, mRNA chỉ khoảng 2%. Ngoài ra, tế bào sinh vật eukaryote còn chứa những phân tử RNA kích thước nhỏ của nhân (small nuclear, snRNA) chiếm khoảng <1% tham gia vào ghép nối các exon. RNA thông tin (messenger RNA, mRNA). Một loại RNA được phiên mã từ một trình tự DNA. mRNA truyền thông tin di truyền từ nhiễm sắc thể tới ribosome để tổng hợp protein. Trong quá trình đó một sợi của chuỗi xoắn kép DNA được dùng làm khuôn mẫu, dọc theo nó các nucleotide của mRNA bổ sung được xếp thành hàng, nối với nhau tạo nên một polynucleotide giống hệt sợi DNA không làm khuôn mẫu ngoại trừ thymine được thay bằng uracil. Quá trình này gọi là phiên mã và phân tử mRNA mang mã di truyền được dùng để điều khiển sự hình thành protein trên ribosome. RNA vận chuyển (transfer RNA, tRNA). Loại RNA mang các amino acid đến ribosome và sắp xếp chúng dọc theo phân tử mRNA đã nằm sẵn ở đó. Tại đây, các amino acid nối với nhau bằng liên kết peptide để tạo thành phân tử protein. Mỗi amino acid có một phân tử RNA vận chuyển riêng với bộ ba đặc trưng và như vậy các amino acid được sắp xếp theo trật tự của các nitrogen base trên mRNA trong quá trình dịch mã. RNA kích thước nhỏ của nhân (small nuclear RNA, snRNA). Ngoài mRNA, tRNA Và rRNA, tế bào eukaryote còn chứa những phân tử RNA kích thước nhỏ của nhân