Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn Triết học Mác - Lenin - Trường Đại học Tôn Đức Thắng

Vật chất với tư cách là phạm trù triết học đã có lịch sử phát triển trên 2.500 năm.
Ngay từ thời cổ đại, xung quanh phạm trù vật chất đã diển ra cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Đồng thời, cũng giống những phạm trù khác, phạm trù vật chất có quá trình phát triển gắn liền với thực tiễn và nhận thức của con người.
pdf 26 trang Khánh Bằng 29/12/2023 5060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn Triết học Mác - Lenin - Trường Đại học Tôn Đức Thắng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_thi_tot_nghiep_mon_triet_hoc_mac_lenin_truong_da.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn Triết học Mác - Lenin - Trường Đại học Tôn Đức Thắng

  1. + Các hình thức cơ bản của bước nhảy. Bước nhảy là sự chuyển hóa tất yếu trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng. Sự thay đổi về chất diễn ra với nhiều hình thức bước nhảy khác nhau, được quyết định bởi mâu thuẫn, tính chất và điều kiện của mỗi sự vật. Đó là các bước nhảy: Bước nhảy đột biến, bước nhảy dần dần, bước nhảy toàn bộ, bước nhảy cục bộ. + Khi chất mới ra đời lại có sự tác động trở lại lượng của sự vật. Chất mới tác động tới lượng của sự vật trên nhiều phương diện như: làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật. Tóm lại, bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt chất và lượng. Sự thay đổi dần dần về lượng tới điểm nút tất yếu sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất thông qua bước nhảy. Đồng thời, chất mới ra đời sẽ tác động trở lại lượng của sự vật, tạo ra những biến đổi mới về lượng của sự vật. Quá trình đó liên tục diễn ra, tạo thành phương thức cơ bản, phổ biến của các quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy. c) Ý nghĩa phương pháp luận - Vì bất kỳ sự vật nào cũng có phương diện chất và lượng tồn tại trong tính quy định lẫn nhau, tác động và làm chuyển hóa lẫn nhau, do đó trong nhận thức và thực tiễn cần phải coi trọng cả hai loại chỉ tiêu về phương diện chất và lượng của sự vật, tạo nên sự nhận thức toàn diện về sự vật. - Vì sự thay đổi về lượng chỉ có thể dẫn tới những biến đổi về chất của sự vật với điều kiện lượng phải được tích lũy tới giới hạn điểm nút, cho nên trong công tác thực tiễn cần phải khắc phục tư tưởng nôn nóng tả khuynh; mặt khác, theo tính tất yếu của quy luật thì khi lượng đã được tích lũy đến giới hạn điểm nút sẽ tất yếu có khả năng diễn ra bước nhảy về chất của sự vật, do đó cũng cần phải khắc phục tư tưởng bảo thủ hữu khuynh trong công tác thực tiễn. Tả khuynh chính là hành động bất chấp quy luật, chủ quan, duy ý chí, không tích lũy về lượng mà chỉ chú trọng thực hiện những bước nhảy liên tục về chất. Hữu khuynh là sự biểu hiện tư tưởng bảo thủ, trì trệ, không dám thực hiện bước nhảy mặc dù lượng đã tích lũy tới điểm nút và quan niệm phát triển chỉ đơn thuần là sự tiến hóa về lượng. 2.Qui luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập - Vị trí của qui luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (còn gọi là qui luật mâu thuẫn) là qui luật quan trọng nhất của phép biện chứng, là “hạt nhân” của phép biện chứng duy vật. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là quy luật về nguồn gốc bên trong, động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận động và phát triển. a) Khái niệm mâu thuẫn và các tính chất chung của mâu thuẫn - Khái niệm mâu thuẫn Trong phép biện chứng, khái niệm mâu thuẫn dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất và đấu tranh, chuyển hóa giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, 11/26
  2. hiện tượng với nhau. Đây là quan niệm biện chứng về mâu thuẫn, khác căn bản với quan niệm siêu hình về mâu thuẫn. Theo quan niệm siêu hình, mâu thuẫn là cái đối lập phản lôgich, không có sự thống nhất, không có sự chuyển hóa biện chứng giữa các mặt đối lập. Nhân tố tạo thành mâu thuẫn là mặt đối lập. - Khái niệm mặt đối lập dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng vận động trái ngược nhau nhưng đồng thời lại là điều kiện, tiền đề tồn tại của nhau. Thí dụ, điện tích âm và điện tích dương trong một nguyên tử, đồng hóa và dị hóa của một cơ thể sống, sản xuất và tiêu dùng trong hoạt động kinh tế của xã hội, chân lý và sai lầm trong quá trình phát triển của nhận thức, v.v - Các tính chất chung của mâu thuẫn Mâu thuẫn có tính khách quan và tính phổ biến. Mâu thuẫn không những có tính khách quan, tính phổ biến mà còn có tính đa dạng, phong phú. Trong mỗi mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau. - Khái niệm thống nhất của các mặt đối lập dùng để chỉ sự liên hệ, ràng buộc, không tách rời nhau, quy định lẫn nhau của các mặt đối lập, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề tồn tại. Sự thống nhất của các mặt đối lập cũng bao hàm sự đồng nhất của nó. Trong một mâu thuẫn, sự thống nhất của các mặt đối lập không tách rời sự đấu tranh giữa chúng. - Khái niệm đấu tranh của các mặt đối lập dùng để chỉ khuynh hướng tác động qua lại, bài trừ, phủ định nhau của các mặt đối lập. b) Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và phát triển Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là hai xu hướng tác động khác nhau của các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn. Trong sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, sự đấu tranh giữa chúng là tuyệt đối, còn sự thống nhất giữa chúng là tương đối, có điều kiện, tạm thời; trong sự thống nhất đã có sự đấu tranh, đấu tranh trong tính thống nhất của chúng. Sự tác động qua lại dẫn đến chuyển hóa giữa các mặt đối lập là một quá trình. Quá trình ấy có thể chia ra từng giai đoạn. Mỗi giai đoạn lại có những đặc điểm riêng của nó. Lúc mới xuất hiện, mâu thuẫn thể hiện ở sự khác biệt và phát triển thành hai mặt đối lập. Chỉ có những mặt khác nhau nào liên hệ hữu cơ với nhau trong một chỉnh thể và có khuynh hướng phát triển trái ngược nhau thì mới hình thành bước đầu của mâu thuẫn. Khi hai mặt đối lập của mâu thuẫn xung đột với nhau gay gắt và khi điều kiện đã chín muồi thì chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết. Mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới được hình thành, và quá trình tác động, chuyển hóa giữa hai mặt đối lập lại tiếp diễn, làm cho sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động và phát triển. Bởi vậy, sự liên hệ, tác động và chuyển hóa giữa các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển trong thế giới. V.I.Lênin khẳng định rằng: “Sự phát triển là một cuộc “đấu tranh” giữa các mặt đối lập”. 12/26
  3. c) Phân loại mâu thuẫn - Mâu thuẫn bên trong, mâu thuẫn bên ngoài. - Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản. - Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu. - Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng. d) Ý nghĩa phương pháp luận - Vì mâu thuẫn có tính khách quan, tính phổ biến và là nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển, do vậy trong nhận thức và thực tiễn cần phải tôn trọng mâu thuẫn, phát hiện mâu thuẫn, phân tích đầy đủ các mặt đối lập, nắm được bản chất, nguồn gốc, khuynh hướng của sự vận động và phát triển. V.I.Lênin đã cho rằng: “Sự phân đôi của cái thống nhất và sự nhận thức các bộ phận mâu thuẫn của nó đó là thực chất của phép biện chứng”. - Vì mâu thuẫn có tính đa dạng, phong phú, do vậy trong việc nhận thức và giải quyết mâu thuẫn cần phải có quan điểm lịch sử, cụ thể, tức là biết phân tích cụ thể từng loại mâu thuẫn và phương pháp giải quyết phù hợp. Trong quá trình hoạt động nhận thức và thực tiễn, cần phân biệt đúng vai trò, vị trí của các loại mâu thuẫn trong từng hoàn cảnh, điều kiện nhất định; những đặc điểm của mâu thuẫn đó để tìm ra phương pháp giải quyết từng loại mâu thuẫn một cách đúng đắn nhất. - Phương pháp giải quyết mâu thuẫn. IV. Những phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật 1. Phạm trù cái riêng, cái chung, cái đơn nhất. a) Phạm trù cái riêng, cái chung Phạm trù cái riêng dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình nhất định. Phạm trù cái chung dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những yếu tố, những quan hệ tồn tại phổ biến ở nhiều sự vật, hiện tượng. Trong mỗi sự vật, ngoài cái chung còn tồn tại cái đơn nhất, đó là những đặc tính, những tính chất, chỉ tồn tại ở một sự vật, một hiện tượng nào đó mà không lặp lại ở các sự vật, hiện tượng khác. b) Quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung - Cái riêng, cái chung và cái đơn nhất đều tồn tại khách quan. Trong đó, cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại của mình; cái chung không tồn tại biệt lập, tách rời cái riêng, mà nó phải tồn tại trong từng cái riêng cụ thể, xác định. - Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung, hướng đến cái chung; không có cái riêng tồn tại độc lập tuyệt đối tách rời cái chung, mà tất yếu nó phải tồn tại trong mối liên hệ với cái chung. - Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú, đa dạng hơn cái chung; còn cái chung là cái bộ phận nhưng sâu sắc, bản chất hơn cái riêng. Bởi vì, cái riêng là tổng hợp của cái chung và cái đơn nhất; còn cái chung biểu hiện tính phổ biến, tính quy luật của nhiều cái riêng. 13/26
  4. - Cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hóa cho nhau trong những điều kiện xác định. c) Ý nghĩa phương pháp luận - Cần phải nhận thức cái chung để vận dụng vào cái riêng trong các hoạt động của con người. Không nhận thức được cái chung thì trong thực tiễn khi giải quyết mỗi cái riêng, mỗi trường hợp cụ thể sẽ vấp phải những sai lầm, mất phương hướng. Muốn nắm được cái chung thì cần phải xuất phát từ những cái riêng bởi cái chung không tồn tại trừu tượng ngoài những cái riêng. - Mặt khác, cần phải cụ thể hóa cái chung trong mỗi hoàn cảnh, điều kiện cụ thể; khắc phục bệnh giáo điều, siêu hình, máy móc hoặc cục bộ, địa phương trong vận dụng mỗi cái chung để giải quyết mỗi trường hợp cụ thể. - Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, cũng cần phải biết vận dụng các điều kiện thích hợp cho sự chuyển hóa giữa cái đơn nhất và cái chung theo những mục đích nhất định, bởi vì giữa cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hóa cho nhau trong những điều kiện xác định. 2. Nguyên nhân và kết quả a) Phạm trù nguyên nhân, kết quả Phạm trù nguyên nhân dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau thì gây nên sự biến đổi nhất định. Phạm trù kết quả dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tác động giữa các mặt, các yếu tố trong một sự vật, hiện tượng, hoặc giữa các sự vật, hiện tượng. b) Các tính chất của quan hệ nhân – quả - Tính khách quan. - Tính phổ biến. - Tính tất yếu. c) Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả - Nguyên nhân sinh ra kết quả, cho nên nguyên nhân bao giờ cũng có trước kết quả, còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau nguyên nhân. Tuy nhiên, chỉ có mối quan hệ tất yếu về mặt thời gian mới là quan hệ nhân quả. Tính phức tạp của mối quan hệ nhân quả. Một nguyên nhân có thể sinh ra một hoặc nhiều kết quả, và một kết quả có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân tạo nên. Nếu các nguyên nhân tác động cùng chiều thì xu hướng hình thành kết quả nhanh hơn, còn nếu tác động ngược chiều thì sẽ hạn chế hoặc triệt tiêu sự hình thành kết quả. Phân loại nguyên nhân: do tính chất và vai trò của nguyên nhân đối với sự hình thành kết quả, nên có nhiều loại nguyên nhân. - Vị trí mối quan hệ nhân quả có tính tương đối. Cho nên, trong mối quan hệ này thì nó đóng vai trò là nguyên nhân, trong mối quan hệ khác lại là kết quả. Trong sự vận động của thế giới vật chất, không có nguyên nhân đầu tiên và kết quả cuối cùng. 14/26
  5. - Kết quả ảnh hưởng ngược trở lại nguyên nhân sinh ra nó. d) Ý nghĩa phương pháp luận - Vì mối liên hệ nhân quả có tính khách quan nên cần phải tìm nguyên nhân của các sự vật, hiện tượng dẫn đến kết quả trong thế giới hiện thực khách quan chứ không phải ở ngoài thế giới đó. - Vì mối liên hệ nhân quả rất phức tạp, đa dạng nên phải phân biệt chính xác các loại nguyên nhân để có phương pháp giải quyết đúng đắn, phù hợp với mỗi trường hợp cụ thể trong nhận thức và thực tiễn. - Vì một nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều kết quả và ngược lại, một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân nên trong nhận thức và thực tiễn cần phải có cách nhìn toàn diện và lịch sử cụ thể trong phân tích, giải quyết và ứng dụng quan hệ nhân - quả. Vận dụng bài học tổng hợp các nguyên nhân ? Phần 2. I. Hình thái kinh tế - xã hội 1. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất a) Khái niệm phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất - Bất cứ một quá trình sản xuất vật chất nào cũng được tiến hành với mục đích nhất định và được tiến hành theo những cách thức xác định. Cách thức tiến hành đó chính là phương thức sản xuất. Vậy, khái niệm phương thức sản xuất dùng để chỉ những cách thức mà con người sử dụng để tiến hành quá trình sản xuất của xã hội ở những giai đoạn lịch sử nhất định. - Bất kỳ một quá trình sản xuất vật chất nào cũng cần phải có các nhân tố thuộc về người lao động (như năng lực, kỹ năng, tri thức, của người lao động) cùng các tư liệu sản xuất nhất định (như đối tượng lao động, công cụ lao động, các tư liệu phụ trợ của quá trình sản xuất, ). Toàn bộ các nhân tố đó tạo thành lực lượng sản xuất của các quá trình sản xuất. Như vậy, lực lượng sản xuất chính là toàn bộ các nhân tố vật chất, kỹ thuật của quá trình sản xuất, chúng tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với nhau tạo ra sức sản xuất làm cải biến các đối tượng trong quá trình sản xuất, tức tạo ra năng lực thực tiễn làm biến đổi các đối tượng vật chất của giới tự nhiên theo nhu cầu nhất định của con người và xã hội. Cũng do đó, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất phản ánh trình độ chinh phục giới tự nhiên của con người. Trong các nhân tố tạo thành lực lượng sản xuất, “ người lao động” là nhân tố giữ vai trò quyết định. Mặc khác, trong tư liệu sản xuất thì nhân tố công cụ lao động là nhân tố phản ánh rõ nhất trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và thể hiện tiêu biểu trình độ con người chinh phục giới tự nhiên. Ngày nay, với sự phát triển và ứng dụng nhanh chóng, trực tiếp các thành tựu của khoa học, kỹ thuật, công nghệ cao vào quá trình sản xuất đã khiến cho các tri thức khoa học kỹ thuật ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp; tri thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ có được nhờ những quá trình nghiên cứu khoa học đã ngày càng trở thành những nhân tố quan trọng hàng đầu trong quá trình phát triển của lực lượng sản xuất, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển và từ đó dẫn đến sự hình thành những nhân tố cơ bản nhất của xu hướng 15/26
  6. phát triển kinh tế tri thức. Lực lượng sản xuất chính là nhân tố cơ bản, tất yếu tạo thành nội dung vật chất của quá trình sản xuất; không một quá trình sản xuất hiện thực nào có thể diễn ra nếu thiếu một trong hai nhân tố là người lao động và tư liệu sản xuất. Thế nhưng, chỉ có lực lượng sản xuất vẫn chưa thể diễn ra quá trình sản xuất hiện thực được mà còn cần phải có những quan hệ sản xuất đóng vai trò là hình thức kinh tế xã hội của quá trình sản xuất ấy. - Quan hệ sản xuất là mối quan hệ kinh tế giữa người với người trong quá trình sản xuất (sản xuất và tái sản xuất xã hội). Quan hệ sản xuất bao gồm: quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức – quản lý quá trình sản xuất và quan hệ trong phân phối kết quả của quá trình sản xuất đó. Những quan hệ sản xuất này tồn tại trong mối quan hệ thống nhất và chi phối, tác động lẫn nhau trên cơ sở quyết định của quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất. b) Qui luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. - Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất biện chứng, trong đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất và quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất. + Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt cơ bản, tất yếu của quá trình sản xuất, trong đó lực lượng sản xuất là nội dung vật chất của quá trình sản xuất, còn quan hệ sản xuất là hình thức kinh tế xã hội của quá trình đó. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tồn tại trong tính quy định lẫn nhau, thống nhất với nhau, tạo thành qui luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đây là yêu cầu tất yếu, phổ biến diễn ra trong mọi quá trình sản xuất hiện thực của xã hội. + Khuynh hướng chung của sản xuất vật chất là không ngừng phát triển. Sự phát triển đó xét đến cùng là bắt nguồn từ sự biến đổi và phát triển của lực lượng sản xuất. Sự phát triển của lực lượng sản xuất được đánh dấu bằng trình độ của lực lượng sản xuất. + Sự vận động, phát triển của lực lượng sản xuất quyết định và làm thay đổi quan hệ sản xuất cho phù hợp với nó. Hay nói cách khác, mối quan hệ thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tuân theo nguyên tắc khách quan: quan hệ sản xuất phải phụ thuộc vào thực trạng phát triển của lực lượng sản xuất trong mỗi giai đoạn lịch sử xác định. Bởi vì, quan hệ sản xuất chỉ là hình thức kinh tế - xã hội của quá trình sản xuất, còn lực lượng sản xuất là nội dung vật chất, kỹ thuật của quá trình đó. Khi một phương thức sản xuất mới ra đời, quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Ở trạng thái đó, tất cả các mặt của quan hệ sản xuất đều tạo địa bàn đầy đủ cho lực lượng sản xuất phát triển. Điều đó có nghĩa là, nó tạo điều kiện sử dụng và kết hợp một cách tối ưu giữa người lao động với tư liệu sản xuất và do đó lực lượng sản xuất có cơ sở để phát triển hết khả năng của nó. Tính ổn định, phù hợp của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất càng cao thì lực lượng sản xuất càng có khả năng phát triển, nhưng chính sự phát triển của lực lượng sản xuất lại luôn luôn tạo khả năng phá vỡ sự thống nhất của nó với quan hệ sản xuất. Sự phát triển của lực lượng sản xuất đến một trình độ nhất định làm cho quan hệ sản xuất từ chỗ phù hợp trở thành không phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Khi đó, quan hệ sản xuất trở thành xiềng xích của lực lượng sản xuất, kìm hãm lực lượng sản 16/26
  7. xuất phát triển. Yêu cầu khách quan của sự phát triển lực lượng sản xuất tất yếu dẫn đến thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển mới của lực lượng sản xuất để thúc đẩy lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển. + Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất, nhưng quan hệ sản xuất cũng có tính độc lập tương đối và tác động trở lại sự phát triển của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất qui định mục đích của sản xuất, tác động đến thái độ của con người trong lao động sản xuất, đến tổ chức phân công lao động xã hội, đến phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ, v.v. Quan hệ sản xuất hoặc thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Việc giải quyết mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất không phải giản đơn. Chính nhờ các cuộc cách mạng xã hội mà những quan hệ sản xuất cũ của xã hội được thay thế bằng một quan hệ sản xuất mới, phù hợp với nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất hiện thực, tiếp tục phát huy tác dụng tích cực thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất trong một hình thức quan hệ sản xuất mới. Như vậy, mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ mâu thuẫn biện chứng giữa nội dung vật chất, kỹ thuật với hình thức kinh tế - xã hội của quá trình sản xuất. Sự vận động của mâu thuẫn này là một quá trình đi từ sự thống nhất đến những khác biệt và đối lập, xung đột, từ đó làm xuất hiện nhu cầu khách quan phải được giải quyết theo nguyên tắc quan hệ sản xuất phải phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất. - Trong phạm vi phân tích sự phát triển xã hội, mâu thuẫn và sự vận động của mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất chính là nội dung cơ bản của “quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất”. Sự tác động của quy luật này tạo ra nguồn gốc và động lực cơ bản nhất đối với sự vận động, phát triển của nền sản xuất vật chất và do đó là sự vận động, phát triển của toàn bộ đời sống xã hội; sự vận động, phát triển của lịch sử nhân loại từ phương thức sản xuất thấp lên phương thức sản xuất cao hơn; nó cũng là cơ sở để giải thích một cách khoa học về nguồn gốc sâu xa của toàn bộ các hiện tượng xã hội và các sự biến trong đời sống chính trị, văn hóa của các cộng đồng người trong lịch sử. 2. Biện chứng của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng a) Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng - Khái niệm cơ sở hạ tầng Khái niệm cơ sở hạ tầng dùng để chỉ toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội. Cơ sở hạ tầng của một xã hội, trong toàn bộ sự vận động của nó, được tạo nên bởi các quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư và quan hệ sản xuất mới tồn tại dưới hình thái mầm mống, đại biểu cho sự phát triển của xã hội tương lai, trong đó quan hệ sản xuất thống trị chiếm địa vị chủ đạo, chi phối các quan hệ sản xuất khác, định hướng sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội và giữ vai trò là đặc trưng cho chế độ kinh tế của một xã hội nhất định. - Khái niệm kiến trúc thượng tầng Khái niệm kiến trúc thượng tầng dùng để chỉ toàn bộ hệ thống kết cấu các hình thái ý thức xã hội cùng với các thiết chế chính trị - xã hội tương ứng, được hình thành trên một 17/26