Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lenin - Chương VII: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và cách mạng xã hội chủ nghĩa

Sứ mệnh lịch sử của 1 giai cấp là việc giai cấp đó xoá bỏ chế độ cũ, đã lỗi thời, không còn phù hợp với tiến trình của lịch sử để xây dựng một xã hội mới tiến bộ hơn, tạo điều kiện phát triển con người, phát triển xã hội.
ppt 93 trang Khánh Bằng 30/12/2023 480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lenin - Chương VII: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và cách mạng xã hội chủ nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_nhung_nguyen_ly_co_ban_cua_chu_nghia_mac_lenin_chu.ppt

Nội dung text: Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lenin - Chương VII: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và cách mạng xã hội chủ nghĩa

  1. a. Địa vị kinh tế - xã hội của GCCN trong xã hội TBCN  Về kinh tế -Họ là đại diện cho LLSX tiên tiến, mang tính chất xã hội hoá ngày càng cao. GCCN là lực lượng quyết định phá vỡ quan hệ sản xuất TBCN.
  2. a. Địa vị kinh tế - xã hội của GCCN trong xã hội TBCN  Về xã hội -GCCN bị áp bức và bóc lột tạo ra khả năng để đoàn kết với các giai cấp khác và đi đầu trong cuộc đấu tranh
  3. b. Những đặc điểm chính trị - xã hội của GCCN b1. Giai cấp công nhân là giai cấp tiên phong cách mạng b2. Có tinh thần cách mạng triệt để nhất b3. Có ý thức tổ chức kỷ luật cao b4. Có bản chất quốc tế.
  4. a. Tính tất yếu và quy luật hình thành, phát triển chính Đảng của GCCN -Đảng cộng sản là tổ chức cao nhất của GCCN, đảm bảo vai trò lãnh đạo của GCCN.
  5. a. Tính tất yếu và quy luật hình thành, phát triển chính Đảng của GCCN
  6. b. Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản với GCCN - GCCN là cơ sở xã hội - giai cấp của Đảng, là nguồn bổ sung cho Đảng chủ yếu nhất. - ĐCS là đội tiên phong của GCCN, là bộ tham mưu của giai cấp, là đại biểu tập trung cho lợi ích, nguyện vọng, phẩm chất trí tuệ của GCCN và của dân tộc.
  7. b. Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản với GCCN - Giữa ĐCS với GCCN có sự thống nhất hữu cơ chặt chẽ, không thể tách rời. Những Đảng viên ĐCS có thể không phải ở trong GCCN nhưng phải là người giác ngộ SMLS của GCCN và đứng trên lập trường của chủ nghĩa Mác – Lênin, tin yêu đảng, hiểu và thấm nhuần chủ nghĩa Mác – Lênin, lấy đó làm phương châm hành động cho mình.
  8. a. Khái niệm cách mạng xã hội chủ nghĩa - Cách mạng xã hội là đỉnh cao của đấu tranh giai cấp, là bước nhảy vọt trong sự phát triển của XH mà kết quả là sự thay thế một hình thái kinh tế - xã hội này bằng một hình thái kinh tế - xã hội khác cao hơn.
  9. a. Khái niệm cách mạng xã hội chủ nghĩa - Cách mạng XHCN là cuộc cách mạng nhằm thay thế chế độ TBCN lỗi thời bằng chế độ XHCN, trong đó GCCN là giai cấp lãnh đạo và cùng với quần chúng nhân dân lao động xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
  10. b. Nguyên nhân của cách mạng xã hội chủ nghĩa Nguyên nhân sâu xa của những cuộc CMXHCN là do sự phát triển của lực lượng sản xuất, khi lực lượng sản xuất phát triển sẽ mâu thuẫn với quan hệ sản xuất đã lỗi thời -> vì vậy tất yếu phải thay thế QHSX ấy bằng một QHSX mới tiên tiến hơn.
  11. a. Mục tiêu của cách mạng xã hội chủ nghĩa - Mục tiêu giai đoạn thứ nhất của CMXHCN là giành chính quyền về tay GCCN và nhân dân lao động. - Mục tiêu giai đoạn thứ hai của CMXHCN là “xóa bỏ mọi chế độ người bóc lột người, nhằm đưa lại đời sống ấm no cho toàn dân”.
  12. b. Động lực của cuộc cách mạng XHCN Động lực chủ yếu của cách mạng XHCN là các cấp giai cấp và tầng lớp mà lợi ích của họ có liên quan đến cách mạng XHCN. Nhưng động lực chủ yếu là sứ mệnh lịch sử của GCCN, ngoài ra còn có các động lực khác. Ví dụ: phong trào đấu tranh vì sự tiến bộ xã hội của nhân dân thế giới
  13. c. Nội dung của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa - Trong lĩnh vực chính trị: đưa quần chúng nhân dân lao động từ địa vị nô lệ làm thuê trở thành chủ thể của xã hội và làm chủ bản thân mình. - Trong lĩnh vực kinh tế: phát triển kinh tế, không ngừng nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống nhân dân, qua đó phát huy tính tích cực xã hội, khả năng sáng tạo của người lao động để nền kinh tế của CNXH ngày càng phát triển.
  14. c. Nội dung của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa -Trong lĩnh vực tư tưởng – văn hóa: trong CNXH, GCCN và nhân dân lao động là chủ thể của những TLSX chủ yếu của xã hội, là chủ thể của xã hội do vậy họ cũng là người sáng tạo ra và làm phong phú thêm những giá trị tinh thần của xã hội, đồng thời cũng là người hưởng thụ những giá trị tinh thần đó.
  15. a. Tính tất yếu và cơ sở khách quan của liên minh giữa GCCN với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác + Tính tất yếu của liên minh công – nông đã được các nhà kinh điển tổng kết qua thực tiễn lịch sử: * Sau thất bại của Công xã Pari. * Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga. * Trong một nước nông nghiệp đại đa số dân cư là nông dân thì vấn đề GCCN liên minh với họ là điều tất yếu.
  16. a. Tính tất yếu và cơ sở khách quan của liên minh giữa GCCN với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác + Cơ sở khách quan của việc xây dựng khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa •Thứ nhất, dưới CNTB, GCCN và GC nông dân đều là những người lao động, đều bị áp bức, bóc lột. •Thứ hai, trong quá trình xây dựng CNXH, công nghiệp và nông nghiệp là 2 ngành sản xuất chính trong xã hội. Nếu không có sự liên minh chặt chẽ giữa công nhân và nông dân thì 2 ngành kinh tế này không thể phát triển được. •Thứ ba, xét về mặt chính trị - xã hội GCCN, GC nông dân và những người lao động khác là lực lượng chính trị to lớn trong xây dựng bảo vệ chính quyền nhà nước, trong xây dựng khối đoàn kết dân tộc. Do vậy có thể nói, GC nông dân là người bạn “tự nhiên” tất yếu của GC công nhân.
  17. b. Nội dung và nguyên tắc cơ bản của liên minh giữa GCCN với GC nông dân - Nội dung của liên minh giữa GCCN với GC nông dân + Nội dung chính trị: Trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền: giành lấy chính quyền về tay GCCN cùng với nhân dân lao động. Trong quá trình xây dựng CNXH: cùng nhau tham gia vào chính quyền nhà nước từ cơ sở đến trung ương, cùng nhau bảo vệ chế độ XHCN và mọi thành quả cách mạng, làm cho nhà nước XHCN ngày càng vững mạnh, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, ổn định chính trị, xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
  18. b. Nội dung và nguyên tắc cơ bản của liên minh giữa GCCN với GC nông dân -Nội dung của liên minh giữa GCCN với GC nông dân + Nội dung kinh tế: thúc đẩy quan hệ hợp tác, trao đổi về kinh tế nhằm phát triển sức sản xuất, thỏa mãn nhu cầu vật chất ngày càng cao của nhân dân. Kết hợp lợi ích đúng đắn giữa 2 GC.
  19. b. Nội dung và nguyên tắc cơ bản của liên minh giữa GCCN với GC nông dân - Nội dung của liên minh giữa GCCN với GC nông dân + Nội dung văn hóa, xã hội: Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Phải nâng cao trình độ văn hóa, trình độ hiểu biết cho nhân dân, thường xuyên giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin trong công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động; phải khắc phục tâm lý tiểu nông và những tư tưởng phản động lạc hậu.
  20. b. Nội dung và nguyên tắc cơ bản của liên minh giữa GCCN với GC nông dân -Những nguyên tắc cơ bản trong xây dựng khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân + Một là, bảo đảm vai trò lãnh đạo của giai cấp trong khối liên minh công – nông. + Hai là, phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện. + Ba là, kết hợp đúng đắn các lợi ích của GCCN và GC nông dân.
  21.  Khái niệm hình thái kinh tế - xã hội CSCN: + Là một phạm trù của CNDVLS. + Chỉ xã hội ở từng giai đoạn LS nhất định. + Với 1 kiểu QHSX đặc trưng cho XH đó, phù hợp với trình độ nhất định của LLSX. + 1 KTTT tương ứng xây dựng trên những kiểu QHSX ấy. HTKT-XH CSCN HTKT-XH TBCN HTKT-XH PHONG KIẾN HTKT-XH NÔ LỆ HTKT-XH NGUYÊN THỦY
  22.  Khái niệm hình thái kinh tế - xã hội CSCN: Hình thái KT – XH CSCN là chế độ xã hội phát triển cao nhất, có QHSX dựa trên sở hữu công cộng về TLSX, thích ứng với LLSX ngày càng phát triển, tạo thành CSHT có trình độ cao hơn so với CSHT của CNTB; trên cơ sở đó có KTTT tương ứng thực sự của nhân dân với trình độ xã hội hóa ngày càng HTKT-XH CSCN cao.
  23. a. Những điều kiện cơ bản của sự ra đời HT KT – XH CSCN từ các nước TBCN đã phát triển cao: - Thứ nhất là, dưới chế độ TBCN với sự ra đời và phát triển của nền đại công nghiệp, của khoa học và công nghệ ngày càng hiện đại thì LLSX mang tính chất xã hội hoá ngày càng cao. Điều đó tạo ra mâu thuẫn ngày càng gay gắt với QHSX TBCN dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN về TLSX chủ yếu. -Thứ hai là, trong CNTB có 2 giai cấp cơ bản, tiêu biểu nhất, đối lập nhau về lợi ích cơ bản đó là GCVS đại diện cho LLSX hiện đại, xã hội hoá cao với GCTS, đại diện cho QHSX chiếm hữu tư nhân về TLSX. Mâu thuẫn đó ngày càng gay gắt dẫn đến cuộc đấu tranh của GCVS chống lại và lật đổ GCTS.
  24. a. Những điều kiện cơ bản của sự ra đời HT KT – XH CSCN từ các nước TBCN đã phát triển cao: - Thứ ba là, CNTB cùng với những thành tựu to lớn về nhiều mặt nhưng do bản chất bóc lột của nó, CNTB đã gây ra nhiều tội ác cho GCCN, nhân dân lao động và cho cả nhân loại như: gây chiến tranh xâm lược, mở rộng thuộc địa, chạy đua vũ trang, tàn phá thiên nhiên, bóc lột giá trị thặng dư, vùi lấp các giá trị, các di tích văn hoá -> Điều đó chứng tỏ: CNTB không phải là 1 chế độ “vĩnh hằng” và phải nhường chỗ cho xã hội khác tốt đẹp hơn là xã hội XHCN mà đỉnh cao là CNCS.
  25. b. Những điều kiện cơ bản của sự ra đời HT KT – XH CSCN từ các nước TBCN trung bình và các nước chưa qua CNTB: - Một là, nhân loại đã chuyển sang “giai đoạn cuối cùng của chế độ TBCN” - tức là Chủ nghĩa đế quốc- đi xâm lược, đô hộ, áp bức, bóc lột và khai thác thuộc địa, gây chiến tranh đế quốc chia lại thị trường gây nhiều tai họa cho hằng trăm quốc gia dân tộc, hầu hết là các nước nông nghiệp lạc hậu. - Hai là, có tác động toàn cầu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, của hệ tưởng của GCCN làm thuê, đặc biệt là những luận điểm về CNĐQ và các dân tộc bị áp bức làm thức tỉnh nhiều dân tộc, dấy lên phong trào yêu nước, giành độc lập dân tộc. Từ đó cũng tất yếu hình thành các đảng chính trị, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm hệ tư tưởng để lãnh đạo các dân tộc giành lại quyền độc lập tự do và đi theo con đường XHCN.
  26. • Tư tưởng của Mác Ăng ghen: * Một là, hình thái kinh tế xã hội CSCN phát triển qua 2 giai đoạn: giai đoạn thấp - CNXH giai đoạn cao - CNCS * Hai là, giữa xã hội TBCN và xã hội CSCN là một thời kỳ quá độ từ xã hội nọ sang xã hội kia. Giữa xã hội tư bản và xã hội Cộng sản là một thời kỳ quá độ từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ đó là một thời kỳ quá độ về chính trị trong đó nhà nước không phảI cáI gì khác hơn là chuyên chính vô sản (C. Mác: Phê phán cương lĩnh Gôta).
  27. Sơ đồ biểu diễn quan điểm phân kỳ của Mác - Ăngghen Hình thái kinh tế xã hội Hình thái kinh tế xã hội CSCN TBCN Giai đoạn thấp (CNXH) Giai đoạn cao(CNCS) t Giai đoạn thấp (CNXH) = Thời kỳ quá độ lên CNCS
  28. • Tư tưởng của Lênin Trong t¸c phÈm ”Chủ nghĩa Mác về vấn đề nhà nước” Lênin cho rằng: I- Những cơn đau đẻ kéo dài và đau đớn II- Giai đoạn đầu III- Giai đoạn đoạn cao. Lênin nhấn mạnh: cần phải có một TKQĐ từ CNTB lên CNXH
  29. Sơ đồ biểu diễn quan điểm phân kỳ của Lênin Hình thái kinh tế xã hội Hình thái kinh tế xã hội CSCN TBCNTBCN Giai đoạn đầu (CNXH) Giai đoạn cao(CNCS) t TKQĐ CNXH CNCS (Lên CNXH)
  30. Xã hội CSCN Xã hội Trình t XHCN độ Phát Triển TKQĐ Lên CNXH HTKT-XH CSCN C/m XHCN HTKT-XH TBCN HTKT-XH Phong kiến HTKT-XH Chiếm hữu nô lệ
  31. a. Thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH Hình thái kinh tế xã hội Hình thái kinh tế xã hội CSCN Giai đoạn cao(CNCS) TBCNTBCN Giai đoạn thấp (CNXH) t TKQĐ CNXH CNCS (Lên CNXH) Là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, toàn bộ các lĩnh vực đời sống xã hội, bắt đầu từ khi GCCN và nhân dân lao động giành được chính quyền nhà nước cho đến khi tạo ra những cơ sở của CNXH trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
  32. a. Thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH THỜI KỲ QUÁ ĐỘ Quá độ trực tiếp Quá độ gián tiếp
  33. a. Thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH - Quá độ trực tiếp: từ xã hội TBCN lên CNXH. + Kiểu quá độ này diễn ra ở những nước mà CNTB đã phát triển mạnh. Khi bằng cách này hay cách khác GCCN và nhân dân lao động giành được chính quyền thì bắt đầu bước vào thời kỳ quá độ. + Với kiểu quá độ này thì những tiền đề vật chất - kỹ thuật đã được CNTB chuẩn bị trong lòng nó. Do đó, GCCN và nhân dân lao động chỉ cần thay đổi thiết chế chính trị, pháp luật thì đã bước vào CNXH.
  34. a. Thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH - Quá độ gián tiếp: từ xã hội tiền TBCN lên CNXH, bỏ qua chế độ TBCN. + Kiểu quá độ này diễn ra ở những nước tiền TBCN, những nước mà CNTB chỉ phát triển ở mức trung bình hoặc dưới trung bình. Khi GCCN và nhân dân lao động giành được chính quyền thì bắt đầu vào thời kỳ quá độ. + Kiểu quá độ này trải qua thời gian hết sức lâu dài vì phải có thời gian xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật.
  35. a. Thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH - Tính tất yếu:  CNXH và CNTB khác nhau về bản chất -> cần phải có thời gian để xây dựng các yếu tố bản chất của CNXH. CNXH được xây dựng trên nền sản xuất đại công nghiệp có trình độ cao. Quá trình phát triển của CNTB đã tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật nhất định cho CNXH, nhưng muốn cho cơ sở vật chất kỹ thuật đó phục vụ cho CNXH cần có thời gian tổ chức, sắp xếp lại.
  36. a. Thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH - Tính tất yếu: Các quan hệ xã hội của CNXH không tự phát nảy sinh trong lòng CNTB, chúng là kết quả của quá trình xây dựng và cải tạo XHCN. Công cuộc xây dựng CNXH là một công việc mới mẻ, khó khăn và phức tạp -> cần có thời gian để GCCN từng bước làm quen với những công việc đó.
  37. a. Thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH Đặc điểm nổi bật của TKQĐ lên CNXH là những nhân tố của xã hội mới và những tàn tích của xã hội cũ tồn tại đan xen lẫn nhau, đấu tranh với nhau trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá, tư tưởng, tập quán xã hội.
  38. a. Thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH Đặc điểm cụ thể: + Về kinh tế: trong TKQĐ tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế này vừa thống nhất, vừa đấu tranh cùng tồn tại. + Về xã hội: Do sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần nên trong xã hội còn tồn tại nhiều giai cấp,tầng lớp khác nhau: công nhân, nông dân, trí thức, tư sản Còn có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động trí óc và lao động chân tay. Giữa các giai cấp và tầng lớp xã hội vừa có sự thống nhất, vừa có sự đối kháng nhau về lợi ích cơ bản.
  39. a. Thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH Đặc điểm cụ thể: + Về chính trị: Cái bản chất nhất của TKQĐ lên CNXH là sự quá độ về chính trị, ở đó nhà nước chuyên chính vô sản được thiết lập, củng cố và ngày càng dược hoàn thiện, nhân dân lao động đã được làm chủ thực sự cuộc sống của mình. + Về văn hoá, tư tưởng: tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin về nền văn hoá mới thật sự đã giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn tàn dư của văn hoá cũ, hệ tư tưởng cũ lạc hậu.
  40. a. Thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH Nội dung kinh tế, chính trị và văn hóa, xã hội của thời kỳ quá độ lên CNXH + Trong lĩnh vực kinh tế: Thực hiện việc sắp xếp, phối trí lại các lực lượng sản xuất hiện có của xã hội; cải tạo các quan hệ sản xuất cũ, xây dựng QHSX mới theo hướng tạo ra sự phát triển cân đối của nền kinh tế, đảm bảo phục vụ ngày càng tốt đời sống nhân dân lao động.
  41. a. Thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH Nội dung kinh tế, chính trị và văn hóa, xã hội của thời kỳ quá độ lên CNXH + Trong lĩnh vực kinh tế: Đối với những nước chưa trải qua quá trình CNH TBCN, tất yếu phải tiến hành CNH XHCN nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH -> phải tiến hành CNH – HĐH nền kinh tế theo định hướng XHCN.
  42. a. Thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH Nội dung kinh tế, chính trị và văn hóa, xã hội của thời kỳ quá độ lên CNXH + Trong lĩnh vực chính trị: Tiến hành cuộc đấu tranh chống lại những thế lực thù địch, chống phá sự nghiệp xây dựng CNXH; tiến hành xây dựng, củng cố nhà nước và nền dân chủ XHCN ngày càng vững mạnh; xây dựng các tổ chức chính trị - xã hội thực sự là nơi thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động; xây dựng Đảng Cộng sản ngày càng trong sạch, vững mạnh.
  43. a. Thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH Nội dung kinh tế, chính trị và văn hóa, xã hội của thời kỳ quá độ lên CNXH + Trong lĩnh vực tư tưởng văn hóa: Thực hiện tuyên truyền phổ biến những tư tưởng khoa học và cách mạng của CN Mác – Lênin trong toàn xã hội; khắc phục những tư tưởng và tâm lý có ảnh hưởng tiêu cực đối với tiến trình xây dựng XHCN; xây dựng nền văn hóa mới XHCN đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa trên thế giới.
  44. a. Thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH Nội dung kinh tế, chính trị và văn hóa, xã hội của thời kỳ quá độ lên CNXH + Trong lĩnh vực xã hội: Khắc phục những tệ nạn xã hội do xã hội cũ để lại; từng bước khắc phục sự chênh lệch phát triển giữa các vùng miền, các tầng lớp dân cư trong xã hội nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng xã hội; xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người theo mục tiêu lý tưởng tự do của người này là điều kiện, tiền đề cho sự tự do của người khác.
  45. b . X ã h ộ i X H C N
  46. c. Giai đoạn cao của hình thái KT – XH CSCN * Về mặt kinh tế: Lực lượng sản xuất phát triển vô cùng mạnh mẽ, của cải xã hội tuôn ra dào dạt, ý thức con người được nâng lên, khoa học phát triển, lao động của con người được giảm nhẹ, lúc đó nhân loại mới thực hiện được nguyên tắc “làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu”.
  47. c. Giai đoạn cao của hình thái KT – XH CSCN * Về mặt xã hội: Trình độ xã hội ngày càng phát triển, trình độ dân trí ngày càng nâng cao, con người có điều kiện phát triển toàn diện năng lực của mình, không còn có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn, Nhà nước tự tiêu vong, luật pháp cũng tự tiêu vong vì lúc này không còn cần đến sự trấn áp của nhà nước, pháp luật trở thành phong tục, tập quán, quan niệm đạo đức, mọi người tự giác thực hiện. Nền dân chủ thực sự hoàn bị (dân chủ cho tất cả mọi người, không còn đối tượng bị hạn chế dân chủ
  48. “Là hệ thống quan điểm và học thuyết” khoa học của C.Mác, Ph. Ăngghen và sự PT của V.I.Lênin; được hình thành và phát triển trên cơ sở kế thừa những giá trị của lịch sử tư tưởng nhân loại và tổng kết thực tiễn của thời đại; là TGQ và PPL phổ biến của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng;là khoa học về sự nghiệp giải phóng GCVS, giải phóng NDLĐ khỏi chế độ áp bức, bóc lột và tiến tới giải phóng con người.
  49. Giới thiệu C.Mác Hãy xem! Anh có thể viết hoài, viết mãi tên em Hai chữ GIENNY lên ngàn cuốn sách Nhưng làm sao ghi được hở em, những ý tình hiển hách Những ước mong trong sáng ngọt ngào Những vần thơ tươi mát dạt dào Những ánh thép ngời ngời tinh khí Những niềm vui của thánh thần, dũng sĩ Những nỗi đau u uất của dân thường! Anh có thể đọc tên em trong muôn vàn tinh tú Và gió mây, và sóng cồn bão tố Sẽ trả lại hồn anh hai tiếng tên em Bao thế kỷ sẽ ngước nhìn, và cảm thấy thân quen Vĩnh viễn Gienny là cái tên tình ái! (Trích “Gửi Gienny”)
  50. Giới thiệu C.Mác THƯ CỦA MÁC GỬI CHO CON GÁI Gien-ny và Lau-ra.
  51. Giới thiệu C.Mác Các Mác sinh ngày 5 tháng 5 năm 1818 ở thành phố Terier trong gia đình luật sư Heinrich Marx. Năm mười hai tuổi (1830) Các Mác vào học trường trung học ở Terier. Sức học của Các Mác thuộc loại giỏi, đặc biệt Các Mác nổi bật ở những lĩnh vực đòi hỏi tính độc lập sáng tạo. Các Mác cũng tỏ ra có năng lực về toán học. Mùa thu 1835, Các Mác tốt nghiệp trường trung học, sau đó không lâu, tháng mười 1835, Các Mác vào trường đại học tổng hợp Bon để học luật. Hai tháng sau theo lời khuyên của bố Các Mác tiếp tục học ở trường Đại học Tổng hợp Berlin. (5/5/1818 - 14/3/1883) Ở trường Đại học, năm 1836, ngoài luật học, sử học và ngoại ngữ Các Mác bắt đầu đi sâu nghiên cứu triết học. Mùa xuân 1837, Các Mác bắt đầu nghiên cứu kỹ những tác phẩm của Hê- ghen, sang năm 1839 thì vùi đầu vào nghiên cứu triết học, suốt cả năm 1939 và một phần của năm 1840 Các Mác tập trung nghiên cứu những vấn đề lịch sử triết học Cổ đại. Ngày 15 Tháng Tư 1841, khi mới 23 tuổi, Các Mác nhận được bằng Tiến sĩ triết học với luận án Về sự khác nhau giữa triết học tự nhiên của Démocrite, và triết học tự nhiên của épicure.