Bài giảng Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam - Chương VII: Đường lối xây dựng, phát triển nền văn hóa và giải quyết các vấn đề xã hội - Trường Đại học Kinh tế quốc dân

+ Nghĩa rộng: “Văn hoá Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do công động các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ nước”.
+ Nghĩa hẹp: Văn hoá là đời sống tinh thần của xã hội: Văn hoá là hệ các giá trị truyền thống và lối sống; Văn hoá là năng lực sáng tạo của một dân tộc; Văn hoá là bản sắc của dân tộc, là cái phân biệt dân tộc này với dân tộc khác.
ppt 57 trang Khánh Bằng 02/01/2024 3520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam - Chương VII: Đường lối xây dựng, phát triển nền văn hóa và giải quyết các vấn đề xã hội - Trường Đại học Kinh tế quốc dân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_duong_loi_cach_mang_cua_dang_cong_san_viet_nam_chu.ppt

Nội dung text: Bài giảng Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam - Chương VII: Đường lối xây dựng, phát triển nền văn hóa và giải quyết các vấn đề xã hội - Trường Đại học Kinh tế quốc dân

  1. I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HOÁ Đường lối này gồm những nội dung chính: • Xác định mối quan hệ giữa văn hoá và cách mạng giải phóng dân tộc, cổ động văn hoá cứu quốc. • Xây dựng nền văn hoá dân chủ mới Việt Nam có tính chất dân tộc, khoa học, đại chúng trong đó nhấn mạnh tính chất dân tộc, dân chủ (yêu nước và tiến bộ). • Bài trừ nạn mù chữ, mở đại học và trung học, cải cách nội dung và phương pháp dạy học theo tinh thần mới. • Phát triển cái hay trong văn hoá dân tộc đồng thời bài trừ cái xấu xa, phản động, ngăn ngừa sự thâm nhập của văn hoá thực dân đồng thời học cái hay, cái tốt của văn hoá nhân loại. • Hình thành đội ngũ trí thức mới.
  2. I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HOÁ * Trong những năm 1955 – 1986: Đây là giai đoạn chúng ta đang tiến hành đồng thời 2 nhiệm vụ chiến lược (1954-1975) và cả nước quá độ lên CNXH (1976 – nay) - Đại hội III của Đảng (9-1960) đã chủ trương tiến hành cuộc cách mạng tư tưởng và văn hoá và xây dựng, phát triển nền văn hoá mới, con người mới.
  3. I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HOÁ - Sau khi đất nước thống nhất (1975), Đại hội IV, V về cơ bản tiếp tục chủ trương phát triển đường lối văn hoá được nêu lên ở Đại hội III, có bổ sung và phá triển thêm ở những vấn đề sau: + Nền văn hoá mới có nội dung XHCN và tính chất dân tộc, có tính đảng, tính nhân dân sâu sắc. + Nêu rõ tiêu chuẩn của con người mới XHCN. + Tiến hành cải cách giáo dục + Phát triển mạnh khoa học, coi khoa học kỹ thuật là then chốt. + Giáo dục tinh thần làm chủ tập thể, chống tư tưởng tư sản, phong kiến, tư tưởng tư sản, xoá bỏ ảnh hưởng của văn hoá thực dân ở miền Nam. + Phát triển văn hoá nghệ thuật.
  4. I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HOÁ 1. Thời kỳ trước đổi mới. b) Đánh giá sự thực hiện đường lối. - Về thành tựu: + Đã xoá bỏ dần những mặt lạc hậu, lỗi thời trong di sản văn hoá phong kiến, văn hoá nô dịch của chủ nghĩa thực dân cũ và mới. + Bước đầu xây dựng nền văn hoá dân chủ mới đem lại cho nhân dân một đời sống văn hoá tinh thần vui tươi, lành mạnh. + Nhiều triệu đồng bào biết đọc, biết viết, hệ thống giáo dục quốc dân được xây dựng và không ngừng phát triển. + Công tác văn hoá tư tưởng đã có tác động to lớn cổ vũ dân tộc ta vững tin vào thắng lợi của sự nghiệp chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. + Lối sống mới, con người mới bước đầu được hình thành, quan hệ giữa người với người diễn ra tốt đẹp.
  5. I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HOÁ - Hạn chế và nguyên nhân + Xây dựng thể chế văn hoá còn chậm, chưa kịp thời và chậm đổi mới, ảnh hưởng đến sự phát triển của văn hoá nước nhà. + Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống còn hời hợt và nặng về bảo thủ, thiếu nhạy bén. + Thiếu những tác phẩm văn học, nghệ thuật xứng tầm với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. + Vấn đề bảo tồn, thẩm định các giá trị của truyền thống văn hoá dân tộc còn nhiều yếu kém, không đáp ứng được yêu cầu.
  6. I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HOÁ * Nguyên nhân chủ yếu: - Chịu ảnh hưởng của tư tưởng "tả khuynh" khi nhìn nhận, đánh giá, xây dựng và thực thi đường lối văn hoá. - Do bị chiến tranh liên miên và cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung, quan liêu.
  7. I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HOÁ 2. Trong thời kỳ đổi mới. a) Quá trình đổi mới tư duy về xây dựng và phát triển nền văn hóa. - Đại hội VI (12-1986): Khoa học kỹ thuật là một động lực to lớn, có vị trí then chốt trong sự nghiệp xây dựng CNXH. - Đến Đại hội VII (6/1991): Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH đã khẳng định nền văn hoá Việt Nam có đặc trưng: tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
  8. I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HOÁ 2. Trong thời kỳ đổi mới. a) Quá trình đổi mới tư duy về xây dựng và phát triển nền văn hóa. - Đại hội VIII, IX, X và các Nghị quyết Trung ương tiếp theo đã xác định: + Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội. + Văn hoá vừa là mục tiêu vừa là động lực của phát triển. + Khoa học và giáo dục đóng vai trò then chốt, là động lực lớn đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn. + Coi giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu. - Nghị quyết Trung ương 5 (khoá 8 tháng 7-1998) nêu lên 5 quan điểm cơ bản chỉ đạo quá trình phát triển văn hoá trong thời kỳ đẩy mạnh CNH- HĐH đất nước.
  9. I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HOÁ 2. Trong thời kỳ đổi mới. a) Quá trình đổi mới tư duy về xây dựng và phát triển nền văn hóa. - Hội nghị Trung ương 9 (khoá IX tháng 7-2004) xác định: "Phát triển văn hoá đồng bộ với phát triển kinh tế". - Hội nghị Trung ương 10 (khoá IX tháng 7-2004) nêu quan điểm: + Phải gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế với xây dựng Đảng và nâng cao văn hoá - nền tảng tinh thần của xã hội. Như vậy nhận thức của Đảng về vị trí của văn hoá và công tác văn hoá đã được nâng lên một tầm cao mới. + Điều kiện kinh tế - xã hội đã có những thay đổi, các mối quan hệ trong xã hội cũng biến đổi do đó văn hoá và công tác quản lý văn hoá cũng cần phải thay đổi mới đáp ứng được yêu cầu mới đặt ra.
  10. I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HOÁ 2. Trong thời kỳ đổi mới. b) Quan điểm chỉ đạo và chủ trương về xây dựng và phát triển nền văn hóa. ❖ Một là, văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. ❖ Hai là, nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. ❖ Ba là, nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất trong đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. ❖ Bốn là, xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp chung của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng. ❖ Năm là, văn hóa là một mặt trận; xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng.
  11. I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HOÁ ❖ Một là, văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. - Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội. + Văn hoá phản ánh và thể hiện sống động mọi mặt cuộc sống của cá nhân và cộng đồng. Trải qua quá trình lịch sử đã tạo nên một hệ thống giá trị và lối sống thể hiện và khẳng định bản sắc riêng của mỗi dân tộc. + Các giá trị văn hoá đã tạo nên nền tảng tinh thần của mỗi dân tộc, trở thành tiêu chí định hướng cho hoạt động của mỗi cá nhân cũng như cả cộng đồng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, trong sinh hoạt hàng ngày.
  12. I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HOÁ
  13. I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HOÁ - Văn hoá là động lực thúc đẩy sự phát triển. + Trong lịch sử, sự phát triển của các quốc gia, dân tộc chịu sự tác động của nhiều yếu tố nhưng yếu tố căn bản nhất vẫn là nguồn lực nội sinh, nguồn lực bên trong. Nguồn lực bên trong của mỗi quốc gia chính là văn hoá, là những giá trị vật chất và tinh thần mà dân tộc đó tạo lập nên qua chiều dài lịch sử. + Trong thời đại ngày nay, nguồn lực quan trọng nhất để bảo đảm sự phát triển mạnh mẽ và bền vững nhất là mỗi dân tộc là con người. Đó là những con người được đào tạo, giáo dục một cách toàn diện với lý tưởng sống đúng đắn, có tri thức, có năng lực, có sức khoẻ Những con người như vậy là kết quả là sản phẩm của những tác động mang tính văn hoá cao.
  14. I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HOÁ - Văn hoá là mục tiêu của phát triển. + Trong lịch sử không phải sự phát triển nào cũng vì văn hoá và hướng tới văn hoá, hướng tới con người. Thậm chí nhiều khi vì mục tiêu kinh tế người ta đã hi sinh văn hoá + Mục tiêu lâu dài của sự phát triển của chúng ta là "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" thực chất là mục tiêu văn hoá. + Mục tiêu văn hoá bao giờ cũng là mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng và Nhà nước ta đề ra. Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội 1991-2000 xác định: Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hoá, bảo vệ môi trường. + Mục tiêu văn hoá phải được thể hiện và thực hiện bằng những chủ tương, biện pháp giàu tính nhân văn, mang tính văn hoá: không thể đạt tới mục tiêu văn hoá nếu biện pháp và cách tiến hành phản văn hoá, phi nhân văn.
  15. I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HOÁ - Văn hoá có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người và xây dựng xã hội mới. + Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Muốn xây dựng CNXH trước hết cần có con người XHCN. + Trong các nguồn lực phát triển hiện nay của nhân loại, trí tuệ con người giữ vai trò quyết định. + Sự phát triển của con người là tiêu chí rất quan trọng để đánh giá sự phát triển của các quốc gia (chỉ số HDI) + Trong sự nghiệp đào tạo và phát triển con người thì văn hoá (gồm giáo dục, đào tạo, chăm sóc y tế, thể dục thể thao ) giữ vai trò quyết định.
  16. I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HOÁ • Bản đồ chỉ số phát triển con người (HDI) của các nước trên thế giới (2007) ██ 0.950 trở lên ██ 0.900-0.949 ██ 0.850-0.899 ██ 0.800-0.849 ██ 0.750-0.799 ██ 0.700-0.749 ██ 0.650-0.699 ██ 0.600-0.649 ██ 0.550-0.599 ██ 0.500-0.549 ██ 0.450-0.499 ██ 0.400-0.449 ██ 0.350-0.399 ██ dưới 0.350 Việt Nam đứng thứ 105/177 quốc gia, ██ không có số liệu thuộc nhóm trung bình.
  17. I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HOÁ ❖ Hai là, nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. - Tiên tiến: + Tiên tiến: Đó là yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi của nó là lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH. + Tiên tiến không chỉ về nội dung mà còn ở cả hình thức biểu hiện, cách thể hiện, vật liệu thể hiện.
  18. I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HOÁ - Bản sắc dân tộc: + Đó là những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc. + Bản sắc dân tộc là tổng thể những phẩm chất, tính cách, khuynh hướng tư tưởng và sức sáng tạo giúp dân tộc đó giữ vững và thể hiện được tính duy nhất, tính thống nhất, tính nhất quán trong quá trình phát triển. + Bản sắc dân tộc là sức sống bên trong của mỗi dân tộc, lá quá trình dân tộc tự ý thức, tự khám phá và thể hiện mình trong quá trình phát triển cùng với dân tộc khác. + Bản sắc dân tộc được thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nó phát triển theo sự phát triển của thể chế kinh tế, thể chế xã hội, thể chế chính trị.
  19. I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HOÁ - Đảng ta cho rằng bản sắc văn hoá dân tộc và tính tiên tiến của nền văn hoá mà chúng ta xây dựng gắn kết chặt chẽ với nhau, quan hệ biện chứng với nhau. Sự gắn kết và quan hệ chặt chẽ với nhau của các yếu tố trên phải được thể hiện trong mọi hoạt động xây dựng và sáng tạo các giá trị văn hoá, trong đào tạo giáo dục con người, trong giao lưu quốc tế.
  20. I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HOÁ - Để xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc chúng ta cần phải: + Bảo vệ bản sắc dân tộc, các giá trị văn hoá dân tộc. + Tiếp thu chọn lọc các giá trị văn hoá, văn minh của thời đại. + Chủ động giao lưu hội nhập văn hoá với các nước, tích cực quảng bá văn hoá Việt Nam ra thế giới. + Chống những thói hư, tật xấu, các hủ tục, tệ nạn.
  21. I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HOÁ ❖ Ba là, nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng dân tộc Việt Nam - Hiện nay trên đất nước Việt Nam có 54 dân tộc anh em đang cùng chung sống, cùng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hoá riêng, giá trị văn hoá đặc thù. Điều này đã làm nên sự phong phú, đa dạng của văn hoá dân tộc Việt Nam.
  22. I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HOÁ ❖ Ba là, nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng dân tộc Việt Nam - Đảng ta chủ trương các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng phát triển về mọi mặt trong đó có văn hoá. - Sự phát triển văn hoá của mỗi dân tộc là cơ sở là điều kiện cho nền văn hoá Việt Nam phát triển phong phú và đa dạng. Tất cả đều hướng tới tạo lập, xây dựng nền văn hoá thống nhất của dân tộc Việt Nam.
  23. I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HOÁ ❖ Bốn là, xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp chung của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng. - Quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử, cách mạng là sự nghiệp của nhân dân. Xây dựng và phát triển văn hoá do đó cũng là sự nghiệp của nhân dân. Chính nhân dân là người đã sáng tạo nên văn hoá, xây đắp nên những giá trị văn hoá của dân tộc. - Trong sự nghiệp vẻ vang này, trí thức với tư cách là những người có tri thức khoa học, kỹ thuật cao, có tiềm năng sáng tạo lớn nên có vai trò đặc biệt quan trọng trong xây dựng và phát triển nền văn hoá dân tộc trong thời kỳ mới.
  24. I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HOÁ ❖ Năm là, văn hóa là một mặt trận; xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng. - Để văn hoá thấm sâu vào xã hội, định hướng cho nhận thức và hành động của con người, điều này không thể diễn ra một cách mau chóng mà cần phải có thời gian. Xây dựng lối sống mới thay cho thói quen, cách thức, lối sống cũ là một quá trình phức tạp, khó khăn gian khổ và lâu dài. Quá trình bảo tồn những giá trị văn hoá trong truyền thống dân tộc cũng như sáng tạo ra những giá trị mới đòi hỏi nhiều thời gian, công sức, tiền bạc, trí tuệ. - Tất cả đã nói lên sự cần thiết phải có cách nhìn, cách làm phù hợp, thận trọng, kiên trì, không thể đốt cháy giai đoạn. Bài học nóng vội duy ý chí về vấn đề này ở thời kỳ trước đổi mới là một minh chứng.
  25. I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HOÁ c. Đánh giá thực hiện đường lối. - Ưu điểm: + Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành văn hoá bước đầu được tạo dựng theo hướng hiện đại, môi trường văn hoá có bước chuyển biến tích cực. Hợp tác quốc tế về văn hoá được mở rộng. + Giáo dục - đào tạo có bước phát triển mới. Quy mô giáo dục đào tạo được tăng ở tất cả các cấp. Dân trí được nâng cao. Đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học. + Khoa học công nghệ có bước phát triển, từng bước gắn bó và phục vụ tốt hơn cho sản xuất và đời sống. + Đời sống văn hoá của các tầng lớp nhân dân được cải thiện và nâng cao một bước.
  26. I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HOÁ c. Đánh giá thực hiện đường lối. - Hạn chế và nguyên nhân: + Văn hoá phát triển chưa tương xứng với sự phát triển của kinh tế xã hội. Lối sống, đạo đức của xã hội có nhiều biến động, tư tưởng, nhận thức có những diễn biến phức tạp. + Chưa xây dựng được hệ giá trị mới kịp thời đúng đắn để định hướng cho xã hội. + Nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam thời kỳ mới chưa được quan tâm đúng mức. + Sản phẩm văn hoá và dịch vụ tuy có phát triển hơn trước nhưng thiếu những tác phẩm lớn, có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật. + Xây dựng thể chế văn hoá còn chậm. Phương thức quản lý văn hoá chưa phù hợp với yêu cầu thực tiễn. + Tình trạng nghèo nàn, thiếu thốn về văn hoá ở vùng sâu và vùng xa rất phổ biến và chưa khắc phục được. + Các cấp quản lý văn hoá còn chưa nhạy bén, phần lớn không theo kịp yêu cầu của thực tế. Tính chất quan liêu, duy ý chí vẫn khá phổ biến trong các cấp quản lý văn hoá.
  27. II. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ CHỦ TRƯƠNG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI
  28. II. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ CHỦ TRƯƠNG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI. 1. Thời kỳ trước đổi mới. - Vấn đề xã hội là một vấn đề hết sức quan trọng của một quốc gia, liên quan, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước. - Vấn đề xã hội mà chúng ta nghiên cứu trong chương trình này bao gồm các lĩnh vực: + Việc làm, thu nhập, bình đẳng xã hội. + Xoá đói, giảm nghèo, khuyến khích làm giàu. + Chăm sóc sức khoẻ, dân số và kế hoạch hoá gia đình. + Cung ứng dịch vụ công, an sinh xã hội, cứu trợ xã hội.
  29. II. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ CHỦ TRƯƠNG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI. 1. Thời kỳ trước đổi mới. a) Chủ trương của Đảng về giải quyết các vấn đề xã hội. * Giai đoạn 1945 – 1954. + Sau khi chúng ta giành chính quyền (1945), chế độ thực dân đã để lại hàng loạt vấn đề xã hội rất cấp bách phải giải quyết. * Vấn đề ăn (nạn đói), mặc. * Vấn đề ở. * Vấn đề học hành. * Vấn đề chăm sóc sức khoẻ, chữa bệnh cho nhân dân. * Vấn đề cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân theo tinh thần: người nghèo thì đủ ăn; người đủ ăn thành khá, giàu; người giàu, giàu thêm
  30. II. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ CHỦ TRƯƠNG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI. 1. Thời kỳ trước đổi mới. a) Chủ trương của Đảng về giải quyết các vấn đề xã hội. * Giai đoạn 1945 – 1954. + Để giải quyết vấn đề xã hội, Đảng và Chính phủ đã thực thi nhiều biện pháp nhưng chủ yếu dựa vào trong nước, dựa vào huy động sức dân, tinh thần tương thân tương ái của đồng bào; có chính sách đúng đắn để khôi phục kinh tế, phát triển sản xuất.
  31. II. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ CHỦ TRƯƠNG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI.
  32. II. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ CHỦ TRƯƠNG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI. 1. Thời kỳ trước đổi mới. a) Chủ trương của Đảng về giải quyết các vấn đề xã hội. * Giai đoạn 1955 – 1975 Được giải quyết trong điều kiện của mô hình chủ nghĩa xã hội kiểu cũ, trong điều kiện chiến tranh, chủ nghĩa bình quân, công bằng hình thức được triển khai thực hiện.
  33. II. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ CHỦ TRƯƠNG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI. 1. Thời kỳ trước đổi mới. a) Chủ trương của Đảng về giải quyết các vấn đề xã hội. * Giai đoạn 1975 – 1985 Các vấn đề xã hội được giải quyết trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp, trong điều kiện khủng hoảng kinh tế xã hội, trong điều kiện bị bao vây, cấm vận. Sự eo hẹp về các nguồn lực dành cho các vấn đề xã hội cùng với cơ chế quan liêu, bao cấp đã ảnh hưởng to lớn đến việc giải quyết vấn đề xã hội. Tiêu cực xã hội ngày càng phát sinh.
  34. II. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ CHỦ TRƯƠNG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI. 1. Thời kỳ trước đổi mới. b) Đánh giá việc thực hiện đường lối. - Ưu điểm: + Đã đảm bảo được sự ổn định của xã hội để tập trung vào sự nghiệp "kháng chiến, kiến quốc" góp phần quan trọng vào thắng lợi của 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. + Đạt được nhiều thành tựu rất đáng tự hào trong lĩnh vực văn hoá, giáo dục, y tế, an sinh xã hội.
  35. II. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ CHỦ TRƯƠNG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI. 1. Thời kỳ trước đổi mới. b) Đánh giá việc thực hiện đường lối. - Hạn chế và nguyên nhân: + Tâm lý thụ động, ỷ lại, dựa vào nhà nước trở thành phổ biến trong xã hội, tính tích cực cá nhân bị triệt tiêu. + Cách phân phối mang tính bình quân, cào bằng nên không khuyến khích được cá nhân, tập thể cố gắng vươn lên. + Nguyên nhân chủ yếu là chúng ta chưa nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của chính sách xã hội với sự phát triển của các lĩnh vực khác. + Áp dụng, duy trì quá lâu cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp.