Quyền lực chính trị và hệ thống chính trị - Huỳnh Tham

+ Quyền lực hiểu theo nghĩa chung nhất là cái mà nhờ đó buộc người khác phải phục tùng, là khả năng thực hiện ý chí của mình trong quan hệ với người khác.
ppt 16 trang Khánh Bằng 29/12/2023 600
Bạn đang xem tài liệu "Quyền lực chính trị và hệ thống chính trị - Huỳnh Tham", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptquyen_luc_chinh_tri_va_he_thong_chinh_tri_huynh_tham.ppt

Nội dung text: Quyền lực chính trị và hệ thống chính trị - Huỳnh Tham

  1. 1/ Xây dựng thể chế dân chủ, bảo đảm quyền lực của nhân dân: + Hai hình thức thực hiện dân chủ: - Dân chủ trực tiếp: là hình thức dân chủ được thực hiện bằng cách nhân dân trực tiếp bày tỏ chính kiến của mình, trực tiếp tham gia giải quyết những vấn đề chung của cộng đồng xã hội.
  2. - Dân chủ đại diện: là nhân dân thông qua các đại biểu của mình để bày tỏ chính kiến, để quyết định những vấn đề chung của cộng đồng xã hội. + Hai hình thức dân chủ trên được thể chế hóa bằng pháp luật nhà nước và được thực thi bằng hệ thống chính trị gọi là chế độ dân chủ.
  3. 2/ Vị trí, tầm quan trọng của việc thực hiện dân chủ ở cơ sở: + Ở cơ sở - đặc biệt là xã, phường, thị trấn là nơi trực tiếp triển khai, thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước làm cho chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thành hiện thực. + Việc thực hiện dân chủ ở cơ sở là xây dựng nền tảng của chế độ chính trị theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chế độ chính trị ở nước ta thực chất là chế độ dân chủ của nhân dân lao động mà nòng cốt là liên minh công – nông – trí thức. + Thực hiện dân chủ ở cơ sở là thực hiện hình thức dân chủ trực tiếp. + Quyền lực, lợi ích của nhân dân được thực hiện thông qua những công việc thường xuyên, trực tiếp ở cơ sở. Do vậy, nhân dân phải biết, bàn, làm và kiểm tra những công việc ấy mới có thể thực hiện quyền lực và lợi ích của mình.
  4. 3/ Đổi mới phương thức hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở bảo đảm quyền lực của nhân dân: Dân chủ ở cơ sở được thực hiện bằng hệ thống tổ chức chính trị ở cơ sở. Cơ chế vận hành của hệ thống chính trị là Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ. + Đảng lãnh đạo toàn diện đời sống kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh, văn hóa, xã hội ở cơ sở. Muốn làm tốt vai trò đó, chi, đảng bộ cơ sở phải đề ra nghị quyết đúng đắn: - Muốn đề ra nghị quyết đúng thì phải được bàn bạc thật sự dân chủ trong Đảng; phải phát huy hết vai trò của từng đảng viên trong chi bộ. - Nghị quyết của Đảng cần thông qua Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn. Đảng trình bày nghị quyết của mình trước Hội đồng nhân dân và được các đại biểu bàn bạc, đóng góp ý kiến. Hội đồng nhân dân có quyền chấp nhận, bổ sung, sửa đổi hoặc không chấp nhận đề xuất của Đảng bộ.
  5. + Nhà nước quản lý xã hội. Chính quyền cơ sở dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chi bộ, cấp ủy cơ sở, song lại có tính độc lập tương đối, thể hiện ở hai mặt sau: - Chính quyền cơ sở phải chấp hành ý nguyện và quyết định của nhân dân. - Chính quyền cơ sở phải chấp hành pháp luật, chỉ thị, mệnh lệnh của chính quyền cấp trên. + Hoạt động của mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân: - Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ, chi bộ, các cấp ủy Đảng cơ sở. - Các đoàn thể nhân dân trước đây và cả hiện nay hoạt động mang tính chất thuần túy chính trị và tính chất hành chính, ít mang tính chất là các hội, đoàn thể. Do vậy, cần phải đổi mới nội dung và phương thức hoạt động để mang lại lợi ích thiết thân cho thành viên của mình.
  6. XINXIN CÁMCÁM ƠNƠN CHÚCCHÚC CÁCCÁC ANHANH CHỊCHỊ MẠNHMẠNH KHỎEKHỎE