Bài giảng Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam - Bài 2: Đường lối đấu tranh giành chính quyền (1930-1945)

- Sau khi thống nhất các tổ chức cộng sản trong nước và cử Ban chấp hành Trung ương lâm thời, tháng 10-1930 Trung ương Đảng đã họp hội nghị đầu tiên tại Hồng Kông (TQ) dưới sự chủ trì của đồng chí Trần Phú. Hội nghị đã quyết định:
+ Đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương.
+ Thông qua bản Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo với những nội dung chủ yếu sau 
ppt 24 trang Khánh Bằng 02/01/2024 1160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam - Bài 2: Đường lối đấu tranh giành chính quyền (1930-1945)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_duong_loi_cach_mang_cua_dang_cong_san_viet_nam_bai.ppt

Nội dung text: Bài giảng Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam - Bài 2: Đường lối đấu tranh giành chính quyền (1930-1945)

  1. b) Chủ trương mới của Đảng để đưa cách mạng tiếp tục tiến lên - Những chuyển biến của tình hình quốc tế và trong nước đã tác động đến tư duy và nhận thức của Đảng ta: Đảng đã đề ra chủ trương mới Điều này thể hiện ở: (+) Nghị quyết Hội nghị Trung ương tháng 7 năm 1936' (+) Văn kiện "chung quanh vấn đề chiếu sách mới" (tháng 10-1936) (+) Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng tháng 3-1937; tháng 9-1937; tháng 3-1938 (+) Trong những bức thư của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc gửi từ nước ngoài về cho Trung ương Đảng (đọc giáo trình trang ). Nhận thức mới của Đảng được thể hiện rõ ở những vấn đề chủ yếu sau:
  2. Thứ nhất: Về mối quan hệ dân tộc và giai cấp: Đảng ta cho rằng "trong hoàn cảnh hiện tại nếu chỉ quan tâm đến sự phát triển của cuộc đấu tranh giai cấp có thể sẽ nảy sinh những khó khăn để mở rộng phong trào giải phóng dân tộc" (Đảng CSVN-Văn kiện Đảng toàn tập - NXB CTQG-H2005- tập 6 - trang 74). Đảng còn chỉ rõ: ở các nước thuộc địa như Đông Dương tinh thần dân tộc có ảnh hưởng to lớn đến tất cả các tầng lớp xã hội, những người công sản phải biết phát huy tinh thần đó trong cuộc đấu tranh chống những kẻ áp bức dân tộc. Thứ hai: Mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc để khắc phục tư tưởng "tả khuynh", cô độc. Thành lập mặt trận nhân dân phản đế (đến tháng 3-1938 đổi thành Mặt trận dân chủ Đông Dương) nhằm tập hợp tất cả các Đảng phái, các tầng lớp nhân dân đấu tranh đòi tự do, cơm áo, hoà bình.
  3. Thứ ba: Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa mục tiêu và nhiệm vụ trước mắt với mục tiêu và nhiệm vụ lâu dài. Đảng không bỏ chống đế quốc và phong kiến để giành độc lập dân tộc, dân chủ, ruộng đất là mục tiêu không bao giờ thay đổi song điều kiện cụ thể lúc này đây chưa phải là mục tiêu trực tiếp trước mắt. Mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể lúc này là chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi các quyền dân chủ cơ bản, đòi tự do, cơm áo, chống chiến tranh đế quốc, bảo vệ Hoà bình Thứ tư: Kết hợp nhiều hình thức đấu tranh và tập hợp quần chúng. Ngoài hình thức bí mật bất hợp pháp Đảng chủ trương đẩy mạnh hình thức đấu tranh công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp, để xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng.
  4. Nhận xét: - Với sự nhạy bén và dũng cảm Đảng đã tự phê phán những hạn chế trước đó của mình đồng thời xây dựng nhận thức mới trên vấn đề quan trọng của đường lối cách mạng mà nổi bật nhất là vấn đề quan hệ dân tộc - giai cấp; vấn đề chống đế quốc và chống phong kiến, vấn đề giải quyết nhiệm vụ trước mắt và nhiệm vụ lâu dài của cách mạng; vấn đề tổ chức xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng lực lượng cách mạng. - Thắng lợi của cao trào dân chủ 1936-1939 đã chứng minh cho sự đúng đắn của việc đổi mới tư duy của Đảng, của việc xây dựng thực hiện đường lối cách mạng trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động.
  5. II. ĐƯỜNG LỐI ĐẤU TRANH CỦA ĐẢNG THỜI KỲ TRỰC TIẾP GIÀNH CHÍNH QUYỀN (1939 - 1945) 1. Những căn cứ để Đảng hoàn thiện đường lối đấu tranh giành chính quyền - Ngày 1-9-1939 chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ tác động sâu sắc đến tình hình quốc tế. - Đế quốc Pháp tham chiến và đặt Đông Dương trong tình trạng chiến tranh. Một loạt chính sách thời chiến đã được chúng thi hành ở Đông Dương với mục tiêu là vơ vét nguồn nhân lực, vật lực của Đông Dương phục vụ cho chiến tranh của nước Pháp và đàn áp phong trào cách mạng do Đảng Cộng sản lãnh đạo. - Đảng Cộng sản Đông Dương đã kịp thời rút vào hoạt động bí mật một cách an toàn và bắt đầu chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng cho phù hợp với điều kiện mới.
  6. - Qua các cao trào cách mạng trước đó, Đảng ta đã xây dựng và chuẩn bị được một lực lượng cách mạng đông đảo. Đây cũng là một căn cứ quan trọng để Đảng đề ra và hoàn chỉnh đường lối đưa vấn đề chống đế quốc giải phóng dân tộc lên hàng đầu, coi đấu tranh giành chính quyền là nhiệm vụ trực tiếp và quan trọng nhất của Đảng và nhân dân ta lúc này. - Lý luận về mối quan hệ giữa chiến tranh và cách mạng của CN Mác - Lênin đã góp phần soi rọi cho Đảng khi đề ra đường lối đưa vấn đề chống đế quốc, giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
  7. 2. Chủ trương đưa nhiệm vụ chống đế quốc giải phóng dân tộc lên hàng đầu của Đảng Được thể hiện ở những văn kiện chủ yếu sau: + Thông cáo của Đảng ngày 29-9-1939 + Nghị quyết Hội nghị TW lần thứ 6 (11-1939) + Nghị quyết Hội nghị TW lần thứ 7 (11-1940) + Nghị quyết Trung ương lần thứ 8 (5-1941) (Đọc giáo trình trang. 64-67 ) Các văn kiện này đã giải quyết đúng đắn những vấn đề có ý nghĩa chiến lược của cách mạng
  8. Thứ nhất: Mối quan hệ dân tộc - giai cấp - Đây là vấn đề đặc biệt quan trọng liên quan đến sự thành bại của cách mạng. Vấn đề này nếu được giải quyết đúng đắn, khoa học thì sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy cách mạng tiến lên không ngừng, còn giải quyết không đúng sẽ gây tác hại to lớn cho phong trào cách mạng nước nhà. - Với kinh nghiệm thu được qua thực tiễn lãnh đạo cách mạng với sự nhạy bén, sáng tạo, Đảng đã tự mình vượt lên và có nhận thức mới rất đúng đắn khi giải quyết vấn đề dân tộc - giai cấp. Nghị quyết TW 8 (5-1941) chỉ rõ: "Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng dân tộc thì chẳng những toàn thể quốc gia, dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được" Như vậy trong khi giải quyết mối quan hệ dân tộc - giai cấp lúc này Đảng đã đưa lợi ích dân tộc lên hàng đầu.
  9. Thứ hai: Quan hệ dân tộc - dân chủ (chống đế quốc - chống phong kiến) Vấn đề này Đảng ta chỉ rõ: Đây là 2 nội dung, 2 nhiệm vụ chủ yếu có quan hệ mật thiết với nhau trong cách mạng dân tộc, dân chủ. Tuy nhiên trong điều kiện chiến tranh cần phải tập trung vào nhiệm vụ chống đế quốc giải phóng dân tộc. Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (11- 1939) đã chỉ rõ: "Cuộc cách mạng Đông Dương hiện tại, không phải là cuộc cách mạng tư sản dân quyền, cuộc cách mạng phải giải quyết hai vấn đề: phản đế và điền địa nữa, mà là cuộc cách mạng chỉ giải quyết một vấn đề cần kíp "dân tộc giải phóng", vậy thì cách mạng Đông Dương trong giai đoạn hiện tại là cuộc cách mạng dân tộc giải phóng" (Văn kiện Đảng - tập 6 - trang 118-119). Từ đó Đảng đã chủ trương tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất chỉ đề ra khẩu hiệu: tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc, việt gian chia cho dân cày nghèo, chia lại ruộng công, giảm tô Như vậy trong việc giải quyết mối quan hệ dân tộc - dân chủ Đảng ta đã đưa nhiệm vụ dân tộc lên hàng đầu còn nhiệm vụ dân chủ (chống phong kiến) được rải ra nhằm phục vụ cho nhiệm vụ chống đế quốc giải phóng dân tộc.
  10. Thứ ba: Quan hệ dân tộc - quốc tế + Đảng chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong từng nước Đông Dương. + Đảng chỉ rõ: chiến tranh lần này sẽ tạo điều kiện để cách mạng nhiều nước thành công, Đảng và nhân dân ta cần phải tích cực, chuẩn bị để khi tình hình quốc tế thuận lợi sẽ đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền. Trong mối quan hệ dân tộc - quốc tế, Đảng đã chỉ ra mối qua hệ biện chứng, sự tác động qua lại của 2 nhân tố này, từ đó có quyết định đúng đắn, kịp thời là phải ra sức phát triển lực lượng về mọi mặt để tận dụng thời cơ quốc tế thuận lợi phát động khởi nghĩa giành chính quyền.
  11. Thứ tư: Ra sức xây dựng lực lượng để chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền: + Xây dựng, củng cố, phát triển mặt trận dân tộc thống nhất để tập hợp lực lượng chống đế quốc và tay sai (thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương, Mặt trận Việt minh ) + Đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng, đào tạo bồi dưỡng cán bộ. + Chuyển trọng tâm hoạt động về nông thôn, xây dựng căn cứ địa. + Xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang tập trung, xây dựng phát triển du kích + Nêu lên phương pháp giành chính quyền: khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền từng địa phương, tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính chính quyền trên toàn quốc, bằng lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu.
  12. 3. Chủ trương Tổng khởi nghĩa giành chính quyền a. Những căn cứ - Tháng 9-1940 Nhật vào Đông Dương, Pháp và Nhật cấu kết với nhau bóc lột nhân dân ra song giữa chúng có những mâu thuẫn không thể điều hoà. Ngày 9-3-1945 Nhật đã đảo chính Pháp để độc chiếm Đ.D - Quá trình đấu tranh chống ách thống trị của Pháp - Nhật dưới sự lãnh đạo của Đảng đã thu được nhiều thắng lợi: + Khu căn cứ cách mạng Cao - Bắc - Lạng, Hà - Tuyên - Thái được thành lập, An toàn khu ở đồng bằng được mở rộng. + Lực lượng vũ trang được xây dựng và phát triển: Đội du kích Bắc Sơn, Ba Tơ, Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. + Đông đảo quần chúng được giác ngộ và tổ chức ở cả nông thôn và thành thị. Đây là lực lượng chính trị to lớn của cách mạng Việt Nam. + Đảng và quần chúng cách mạng đã sẵn sàng đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền. - Tình hình thế giới có những biến đổi to lớn: + Đức đầu hàng Liên Xô và đồng minh (9-5-1945) + Nhật đầu hàng Liên Xô và đồng minh (15-8-1945) + Quân đồng minh đang vội vã tiến vào Đông Dương
  13. b) Chủ trương kịp thời khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước: - Bước vào tháng 8-1945 tình thế cách mạng ở Việt Nam đã chín mùi, thời cơ cách mạng đã xuất hiện đặc biệt là sau sự kiện chính phủ Nhật đầu hàng Liên Xô và đồng minh (15-8-1945). - Trước tình hình đó, Hội nghị toàn quốc của Đảng đã họp từ ngày 13-15/8/1945 tại Tân Trào (Tuyên Quang) và quyết định kịp thời khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân ta đã nhất tề đứng lên đánh đổ chính quyền địch ở khắp nơi. Ngày 19/8/1945 chúng ta giành thắng lợi ở Huế; 23/8/1945 ở Huế; 25/8/1945 ở Sài Gòn Như vậy chỉ trong vòng 15 ngày, với gần 5000 đảng viên và với sức mạnh áp đảo của quần chúng cách mạng, chúng ta đã đánh đổ ách thống trị gần 80 năm của thực dân Pháp và ngai vàng phong kiến hàng ngàn năm, giành lại độc lập, tự do cho tổ quốc. (giáo trình trang 72-74)
  14. c) Kết quả, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng 8 - 1945 - Kết quả và ý nghĩa - Nguyên nhân thắng lợi - Bài học kinh nghiệm (Giáo trình trang.75-80 )