Xử lý tình huống chính trị - xã hội trong quản lý nhà nước ở cấp cơ sở

Là những sự kiện, những biến cố diễn ra không bình thường, có vấn đề phức tạp đòi hỏi con người (trong quản lý là các nhà quản lý) phải nhận thức và xử lý bằng những giải pháp không bình thường, giải pháp đặc biệt thì được gọi là tình huống.
ppt 17 trang Khánh Bằng 29/12/2023 520
Bạn đang xem tài liệu "Xử lý tình huống chính trị - xã hội trong quản lý nhà nước ở cấp cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxu_ly_tinh_huong_chinh_tri_xa_hoi_trong_quan_ly_nha_nuoc_o_c.ppt

Nội dung text: Xử lý tình huống chính trị - xã hội trong quản lý nhà nước ở cấp cơ sở

  1. c. Nguyên nhân xảy ra điểm nóng chính trị - xã hội ở nước ta c2. Nguyên nhân chủ quan - Sự yếu kém trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nói chung và nhà nước nói riêng trong quá trình huy động và phân bổ nguồn lực cho sự phát triển xã hội. Sự lãnh đạo của Đảng như nhận định là chưa ngang tầm với đòi hỏi tình hình mới. - Một bộ phận không nhỏ cán bộ năng lực thoái hóa, biến chất, vi phạm dân chủ làm cho nhiều nơi chưa phát huy được đầy đủ nội lực cho phát triển đất nước. - Một nguyên nhân chủ quan nữa mang tính trực tiếp dẫn đến điểm nóng chính trị - xã hội là sự yếu kém của chính quyền cơ sở và sự bức xúc, bất bình của quần chúng nhân dân.
  2. c. Nguyên nhân xảy ra điểm nóng chính trị - xã hội ở nước ta c3. Nguyên nhân trực tiếp - Thứ nhất, nhóm nguyên nhân từ phía quần chúng. Đó là tâm trạng bức xúc, dồn nén và cảm giác mất mát, thiệt thòi vì thấy lợi ích ngày càng giảm mà đóng góp, nghĩa vụ ngày càng nhiều. Đó là nhận thức của người dân còn nhiều hạn chế, văn hóa chính trị chưa cao nên không tìm ra được những hình thức phù hợp để thực hiện quyền dân chủ của mình bị kẻ xấu lôi kéo, kích động để mưu cầu lợi ích riêng. - Thứ hai, nhóm nguyên nhân từ cán bộ chính quyền địa phương và cơ sở. Bao gồm: do trình độ lãnh đạo, chuyên môn yếu, do sa sút về ý thức chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ.
  3. c. Nguyên nhân xảy ra điểm nóng chính trị - xã hội ở nước ta c3. Nguyên nhân trực tiếp - Thứ ba, Nhóm nguyên nhân cơ chế chính sách: Không đồng bộ, bất cập chậm thay đổi theo kịp yêu cầu thực tế khách quan, cơ chế “xin – cho”, “chạy dự án” vẫn còn nên dễ nảy sinh tiêu cực. - Thứ tư, nhóm nguyên nhân bên ngoài: ảnh hưởng mặt trái của quá trình toàn cầu hóa, hội nhập; âm mưu “diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến” nhằm gây chia rẽ giữa các dân tộc, đe dọa sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia.
  4. II. Vấn đề xử lý điểm nóng ở nước ta hiện nay 2. Quy trình xử lý điểm nóng chính trị - xã hội ở nước ta Bước 1: Nắm tình hình, phân tích nguyên nhân, mâu thuẫn, nhận dạng điểm nóng. Đây là bước có ý nghĩa quyết định vì nó cung cấp những căn cứ cho những giải pháp xử lý.
  5. 2. Quy trình xử lý điểm nóng chính trị - xã hội ở nước ta. Bước 2: Rút ngòi nổ, hạn chế ảnh hưởng xấu và sự lan tỏa sang nơi khác. - Lập được sự lãnh đạo, chỉ huy thống nhất. - Chọn phương thức giải quyết, những lực lượng và phương tiện phù hợp. - Tuân thủ các nguyên tắc: + Kiên định lập trường, mềm dẻo linh hoạt về phương pháp, biện pháp. + Chọn giải pháp tốt nhất sau mới đến giải pháp ít tốt hơn (thượng sạch, trung sách, hạ sách) + Xây dựng kịch bản cho các tình huống hướng đạt được mục tiêu cơ bản. - Phải đảm bảo sự hợp pháp, hợp lý, hợp tình. - Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng phải tin vào dân và phải dựa vào quần chúng nhân dân.
  6. 2. Quy trình xử lý điểm nóng chính trị - xã hội ở nước ta. Bước 3: Khắc phục hậu quả sau khi điểm nóng đã dập tắt. - Phải đưa xã hội nơi xảy ra tình huống chính trị - xã hội trở lại bình thường. - Khắc phục những thiệt hại về người và của (nếu có) - Từ bước xác định trách nhiệm của các bên gây ra điểm nóng và tiến hành xử lý vi phạm từ các phía.
  7. 2. Quy trình xử lý điểm nóng chính trị - xã hội ở nước ta. Bước 4: Rút kinh nghiệm, dự báo tình hình, áp dụng những biện pháp để điểm nóng không tái phát. - Khi rút kinh nghiệm cần chú ý đánh giá một cách toàn diện nhất là năng lực, phẩm chất cán bộ; phương thức lãnh đạo, chỉ đạo; bất cập trong chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước; đánh giá lại cơ sở chính trị - xã hội của Đảng trong quần chúng. - Dự báo tình hình để chuẩn bị kịch bản tình huống và phương thức xử lý và cần nhận thức sâu về vấn đề này vì đây là hiện tượng có tính quy luật của đời sống chính trị - xã hội trong điều kiện mới.