Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền

Hồ Chí Minh - người khai sinh nước Việt nam dân chủ cộng hoà, trực tiếp đứng đầu Nhà nước đó trong 24 năm, đã
lãnh đạo nhân dân ta nhằm thực hiện sứ mệnh lịch sử: giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc và đưa đất nước đi lên
con đường ấm no hạnh phúc, sánh vai với các nước tiên tiến trên thế giới .
pdf 24 trang Khánh Bằng 30/12/2023 2600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdftu_tuong_ho_chi_minh_ve_nha_nuoc_phap_quyen.pdf

Nội dung text: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền

  1. Minh để mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, nhằm tập hợp lực lượng, lôi kéo các đảng phái, các tầng lớp xã hội tham gia xây dựng và bảo vệ đất nước. Được sự uỷ nhiệm của Quốc hội, trong “Lời tuyên bố sau khi thành lập Chính phủ mới”, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Chính phủ mới phải tỏ rõ tinh thần đại đoàn kết, không phân đảng phái Kết quả là, có những vị có tài năng nhận lời tham gia Chính phủ: như Cụ Huỳnh, vì tuổi già sức yếu mà cố từ, nhưng vì tôi lấy đại nghĩa mà lưu Cụ, Cụ cũng gắng ở lại. Lại có nhiều vị đứng ngoài sẵn sàng ra sức giúp đỡ: như Cụ Bùi Bằng Đoàn, linh mục Phạm Bá Trực Dầu ở trong hay ngoài Chính phủ, ai nấy đều hứa sẽ cố gắng làm việc, một lòng vì nước, vì dân Tôi có thể tuyên bố trước Quốc hội rằng, Chính phủ này tỏ rõ cái tinh thần quốc dân liên hiệp, là một Chính phủ chú trọng thực tế và sẽ nỗ lực làm việc, để tranh thủ quyền độc lập và thống nhất lãnh thổ cùng xây dựng một nước Việt Nam mới.
  2. Chính phủ này là Chính phủ toàn quốc, có đủ nhân tài Trung, Nam. Bắc tham gia” Quyền bính của nhân dân cũng được thể hiện rõ trong việc nhân dân có quyền kiểm tra, kiểm soát và bãi miễn đại biểu. Người nhắc nhở: “Chính phủ ta là Chính phủ của nhân dân, chỉ có một mục đích là ra sức phụng sự lợi ích của nhân dân. Chính phủ rất mong đồng bào giúp đỡ, đôn đốc kiểm soát và phê bình để làm tròn nhiệm vụ của mình là người đầy tớ trung thành, tận tuỵ của nhân dân”. Để nhân dân có thể kiểm tra, kiểm soát , Người yêu cầu cơ quan nhà nước phải có cách tổ chức thuận tiện cho nhân dân thực hiện quyền của mình, tránh “cửa quyền”, hách dịch, chống “lạm quyền”, “đứng trên dân”, “đè đầu cưỡi cổ,ức hiếp dân”, thực hiện quyền khiếu tố của nhân dân, đảm bảo quyền tự do dân chủ của nhân dân. Người thường nhắc nhở: Nạn lãng phí, tham ô, là do bệnh quan liêu, mệnh lệnh trong công tác của các cấp lãnh đạo ở các cơ quan nhà nước gây ra Vì vậy, cần có cơ quan thanh tra nhà nước, chẳng những chống lãng phí tham ô mà còn chống
  3. bệnh quan liêu, mệnh lệnh để giúp đỡ các cơ quan nhà nước cải tiến công tác, giữ gìn kỷ luật, thực hành dân chủ, góp phần củng cố bộ máy nhà nước. “Đồng bào có oan ức, có thắc mắc mới khiếu nại. Ta giải quyết tốt các khiếu nại, đồng bào thấy Đảng và Chính phủ quan tâm lo lắng đến họ, do đó mối quan hệ giữa quần chúng nhân dân với Đảng và Chính phủ được củng cố tốt hơn.” Người còn nói: “Từ ngày thành lập Chính phủ, trong nhân viên còn có nhiều khuyết điểm. Có người là quan cách mạng, chợ đen, chợ đỏ, mưu vinh thân phì gia Xin đồng bào hãy phê bình, giám sát công việc chính phủ.” Hồ Chí Minh yêu cầu: Để nhà nước thực sự là của dân thì cán bộ nhà nước phải thường xuyên thực hiện phê bình và tự phê bình, lấy ý kiến tín nhiệm hay không tín nhiệm, khen, chê rõ ràng. Vì theo Người: kiểm soát, giám sát là một nguyên tắc để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân: nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Nguyên tắc ấy đảm bảo quyền kiểm soát của nhân dân đối với đại biểu của mình. Những
  4. người trong bộ máy các cấp phải là “công bộc của dân, do dân cử ra trực tiếp hay gián tiếp thực thi quyền lực của dân, là người phục vụ nhân dân”. bản thân Hồ Chí Minh tự nhận là “Người lính già vâng mệnh lệnh của quốc dân ra mặt trận”. Nhận thức rõ vai trò to lớn của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng nhà nước do dân . Điều đó có nghĩa là dân không chỉ lập ra Nhà nước mà còn phải tham gia vào công việc quản lý nhà nước, Người nói: “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ ". “Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân.” Bao nhiêu nhiệm vụ, quyền hạn đều của dân, xây dựng đất nước trách nhiệm của dân . Trong Báo cáo về Dự thảo Hiến pháp sửa đổi tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá I ngày 18 tháng 12 năm 1959 của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Người nói: Quốc hội là cơ quan quyền lực cao
  5. nhất của Nhà nước. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực cao nhất ở địa phương. Dân bầu ra người đại diện cho mình và sử dụng cơ quan quyền lực thông qua người đại diện đó, đồng thời dân có quyền kiểm soát, giám sát người mình bầu ra và bãi miễn khi họ không làm tròn sự uỷ thác. Nhà nước do dân tức là dân phải tham gia vào công việc của nhà nước. Quốc hội nước ta tuy vị trí cao nhất song không phải là cơ quan tập trung tất cả quyền lực. Khi xuất hiện những công việc liên quan đến vận mệnh của quốc gia, thì sẽ được đưa ra nhân dân giải quyết, nếu ba phần tư tổng số đại biểu của quốc hội đồng ý (điều 22 Hiến pháp 1946). Hội đồng nhân dân được xem như là một cơ quan tự quản của dân, do dân địa phương bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương. Nhà nước do dân tức là mọi công việc xây dựng đất nước là trách nhiệm của quần chúng nhân dân. Do đó, phải phát huy vai trò của mặt trận, các đoàn thể trong công tác
  6. quản lý Nhà nước và xã hội, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề nhân dân thảo luận, phát huy sáng kiến và tìm cách giải quyết các vấn đề của đất nước. Người nói: “Dân như nước, mình như cá”, “lực lượng nhiều là ở dân hết”, “ công việc đổi mới, xây dựng đất nước là trách nhiệm của dân ”. Do vậy, Nhà nước muốn điều hành, quản lý xã hội có hiệu lực, hiệu quả, nhất định phải dựa vào dân, dựa vào sáng kiến và trí tuệ của dân. “Đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân Chính phủ chỉ giúp kế hoạch cổ động.” Nhà nước do dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh là dân tự làm, tự lo việc, thông qua các mối quan hệ trong xã hội, qua các đoàn thể, chứ không phải Nhà nước bao cấp, lo thay dân, làm cho dân thụ động, ỷ lại, chờ đợi. Người cho rằng: “Làm việc gì cũng phải có quần chúng tham gia bàn bạc, khó đến mấy cũng trở nên dễ dàng và làm được tốt Dễ mười lần không dân cũng chịu Khó trăm lần dân liệu cũng xong”.
  7. Chính vì vậy, Nhà nước do dân xây dựng và làm chủ, đặt dưới sự kiểm tra và kiểm soát của nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh còn là Nhà nước tin dân, mọi lực lượng đều ở nơi dân, do dân nắm mọi quyền hành. Nhà nước tin dân, dân tin ở sự lãnh đạo của Nhà nước thì việc gì cũng làm được. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà nước vì dân là Nhà nước phục vụ lợi ích của nhân dân, đảm bảo quyền dân chủ rộng rãi và có hiệu quả trong đời sống xã hội. Đây là tư tưởng nhất quán, nổi bật trong đời hoạt động của Người từ những năm bôn ba ở nước ngoài cho đến khi trở thành lãnh tụ tối cao của dân tộc Việt Nam, của Nhà nước Việt Nam. Chỉ sau hơn một tháng thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, trong thư “Gửi các Uỷ ban nhân dân, các bộ, tỉnh, huyện và làng”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở: “Chúng ta hiểu rằng, các cơ quan Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh vác công việc chung cho dân, chứ không phải đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật.
  8. Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì có hại cho dân, ta phải hết sức tránh.” Bản thân cuộc đời Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng ngời về một con người suốt đời phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Người yêu cầu mọi quy định của pháp luật đều phải vì dân, cán bộ từ Trung ương đến địa phương phải hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, phải thực sự gương mẫu, thực sự trong sạch, phải lo trước thiên hạ và hưởng sau thiên hạ, thực hành tiết kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Sau khi Nhà nước Việt Nam mới ra đời (1945), Người đã nhìn thấy trước một loạt các vấn đề phức tạp xuất hiện ở một nước nông nghiệp lạc hậu, sản xuất đình trệ. Trong hoàn cảnh đó, dễ nảy sinh những tệ nạn tham nhũng, lãng phí, quan liêu. Đề phòng tệ nạn đó, Người nêu bật những đòi hỏi trên đối với người cán bộ là có ý nghĩa rất thiết thực. Bản thân Hồ Chí Minh là con người không có tham vọng quyền lực, chức vụ của Người đảm nhiệm là trọng trách mà Người phải gánh vác trước nhân
  9. dân, đất nước mà thôi ”Tôi tuyệt nhiên không muốn công danh phú quý chút nào, bây giờ phải gánh vác chức Chủ tịch là vì đồng bào uỷ thác thì tôi phải cố gắng làm Bao giờ đồng bào cho tôi lui thì tôi rất vui lòng lui. Tôi chỉ có một sự ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ nơi có non xanh nước biếc, để câu cá, trồng hoa, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, trẻ em chăn trâu, không dính líu gì đến vòng danh lợi.” Đây quả là điều tuyệt vời trong đạo đức Hồ Chí Minh. Người nhận thấy rõ rằng những kẻ quá ham muốn quyền lực sẽ dẫn đến tình trạng chuyên quyền, độc đoán, sa vào chủ nghĩa cá nhân, làm cho nhà nước biến dạng. Nhà nước kiểu mới không cho phép như vậy. Nói chuyện với đồng bào trước lúc sang Pháp đàm phán với Chính phủ Pháp về nền độc lập của dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh bày tỏ: "Cả đời tôi chỉ có một mục đích là phấn đấu cho lợi ích của Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân. Khi tôi ẩn nấp nơi núi non, ra vào chốn tù tội, xông pha nơi hiểm
  10. nghèo vì mục đích đó. Đến lúc nhờ quốc dân đoàn kết, giành được chính quyền, uỷ thác tôi gánh vác việc của Chính phủ, tôi lo lắng ngày đêm, nhẫn nhục, cố gắng là vì mục đích đó.“ Trong cuộc họp đầu tiên của Uỷ ban nghiên cứu kế hoạch kiến quốc sau tháng 8 năm 1945, Người nêu rõ mục tiêu của Nhà nước là: 1.”Làm cho dân có ăn 2. Làm cho dân có mặc 3. Làm cho dân có chỗ ở 4. Làm cho dân có học hành” Người còn nói: “ Chúng ta hy sinh phấn đấu để giành độc lập. Chúng ta đã tranh được rồi Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ. ” Nhà nước vì dân không chỉ biết làm lợi cho dân mà còn phải kính dân. Người nói: “Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì
  11. dân mới yêu ta, kính ta”. Trong lời dạy của Người thể hiện rõ sự kế thừa có sáng tạo các tư tưởng của những bậc tiền bối: Dân là gốc, là quý và phải đối đãi dân như thế nào thì dân mới kính mến, yêu nhà cầm quyền. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà nước vì dân còn là nhà nước sống trong lòng dân, tạo sự công bằng cho dân, đặt lợi ích của Nhà nước gắn chặt với lợi ích của quần chúng nhân dân. Như vậy, Nhà nước ta do dân xây dựng, phải là Nhà nước hoạt động vì lợi ích của con người. Con người ở đây trước hết là nhân dân lao động nói chung, bao gồm công nhân, nông dân, trí thức và các giai tầng xã hội khác trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Các giai cấp, tầng lớp ấy là lực lượng của toàn dân tộc, là những người chung lưng đấu cật cho sự nghiệp chấn hưng dân tộc, gắn vận mệnh của mình với vận mệnh dân tộc. Vì dân, vì con người, vì sự nghiệp thúc đẩy tiến bộ của con người, của dân tộc là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Để có được một Nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân, Hồ Chí Minh luôn luôn nhắc nhở phải xây dựng một bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, đấu tranh với những bệnh
  12. tật như tham nhũng, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, vi phạm quyền và lợi ích của nhân dân lao động. Nhà nước vì dân còn là Nhà nước có trách nhiệm trước dân. Nhiều lần Người căn dặn: “bất cứ việc gì cũng vì lợi ích của nhân dân mà làm và chịu trách nhiệm trước nhân dân”. “Chính sách của Đảng và Chính phủ phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân, nếu dân đói là Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi.” Trong lịch sử, tư tưởng Nhà nước “lấy dân làm gốc” đã sớm xuất hiện ở những nhà lãnh đạo, những nhà chính trị lớn. Nhưng đến Hồ Chí Minh, tư tưởng về Nhà nước của dân, do dân và vì dân được phát triển sâu sắc, phong phú về nội dung, với chất lượng mới, trở thành một quan điểm khoa học, nhân đạo về bản chất nhà nước mới - Nhà nước của dân, do dân, vì dân . Nếu như nước “ lấy dân làm gốc ” là tư tưởng chính trị truyền thống thì đến Hồ Chí Minh, tư tưởng ấy được diễn đạt trong một mệnh đề chủ động hết sức giản dị, tự nhiên: "Dân là gốc nước" đúng như mấy câu thơ của Người:
  13. “Gốc có vững thì cây mới bền Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân” Ngày nay, chúng ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa và lấy tư tưởng về nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân của Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng cho chúng ta trong công cuộc xây dựng đó. Với những kết quả đạt được trong qúa trình đổi mới, cũng như những khó khăn, tồn tại quả hơn 18 năm đổi mới, hoàn thiện nhà nước theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến quá trình đổi mới đất nước nói chung. Thực tế cho thấy, vấn đề đổi mới và hoàn thiện nhà nướ chiện nay là công việc còn khó khăn cả về lý thuyết và thực tiễn. Điều đó đòi hỏi Đảng, Nhà nước và nhân dân ta cần có những bước đi và giải pháp vừa khẩn trương, vừa vững chắc trong hiện thực, tiếp tục cải cách triệt để hơn nữa tổ chức và hoạt động của Nhà nước để đáp ứng được tình hình mới của đất nước trong quá trình chấn hưng dân tộc và hội nhập hiện nay.
  14. PGS.TS Lê Doãn Tá