Tư tưởng Hồ Chí Minh về chống tham ô lãng phí quan liêu

Ý nghĩa của chống tham ô, lãng phí, quan liêu
a) Chống tham ô, lãng phí, quan liêu là cách mạng
- Tham ô, lãng phí, quan liêu là nọc độc xấu xa của chế độ cũ.
Muốn xây dựng một xã hội mới phải tẩy cho sạch hết những thói xấu của xã hội cũ.
pdf 16 trang Khánh Bằng 30/12/2023 2360
Bạn đang xem tài liệu "Tư tưởng Hồ Chí Minh về chống tham ô lãng phí quan liêu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdftu_tuong_ho_chi_minh_ve_chong_tham_o_lang_phi_quan_lieu.pdf

Nội dung text: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chống tham ô lãng phí quan liêu

  1. Trong hơn 300 bài báo, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mà Bảo tàng Cách mạng Việt Nam đang lưu giữ bản gốc, thì có tới 90% bài viết Người sử dụng các mảnh giấy loại đã viết một mặt: như bản tin, giấy tiêu đề của Chủ tịch phủ in bằng tiếng Trung Quốc, thậm chí có những bản thảo bài báo ngắn khoảng gần 200 chữ, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dùng hai mảnh giấy nhỏ chắp lại. Trong một tài liệu dài 5 trang đánh máy do Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1949 dưới tiêu đề "Kiểm điểm công việc của Đảng", Người đã chỉ ra một số khuyết điểm của các đảng viên, như: Trong cuộc đấu tranh to lớn, lâu dài, gay go, ít nhiều đảng viên, ít nhiều nơi không tránh khỏi những khuyết điểm: chủ quan, hẹp hòi, mạo hiểm, hủ hóa, xa quần chúng, chủ nghĩa địa phương, không giữ kỷ luật, làm việc luộm thuộm, tự kiêu, tự mãn v.v Dù đó là chứng bệnh thanh niên (có lẽ từ bệnh thanh niên ở đây nên hiểu là bệnh ấu trĩ - TVH), nhưng từ nay Đảng đòi hỏi các Đảng viên phải kiên quyết tẩy cho kỳ sạch những bệnh ấy, vì nếu không trị cho khỏi hết thì nó có thể lây ra mà trở nên rất
  2. nguy hiểm cho Đảng. Sau đó Người viết tiếp: Mỗi một đảng viên phải kiên quyết thực hành những việc sau đây: - Nghiên cứu chủ nghĩa (không hiểu chủ nghĩa thì như mò trong đêm tối). - Gần gũi quần chúng (cách xa quần chúng, thì việc gì cũng không thành). - Giữ nghiêm kỷ luật (kỷ luật không nghiêm thì lực lượng kém sút) - Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư (không làm được như thế, thì không xứng đáng là người cộng sản). Trong một số tài liệu khác, Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy rằng, người cán bộ phải luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, vì trách nhiệm trước nhân dân chính là một trong những thước đo quan trọng về phẩm chất đạo đức của mỗi cán bộ đảng viên. Dưới tiêu
  3. đề "Tinh thần trách nhiệm", một bài báo được viết trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và lấy bút danh là C.B, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lý giải về tinh thần trách nhiệm của người nấu bếp, của người cán bộ quân sự được thể hiện các công việc hàng ngày và cuối cùng Người kết luận: Bất kỳ ai, ở địa vị nào, làm công tác gì, gặp hoàn cảnh nào, đều phải có tinh thần trách nhiệm. Tinh thần trách nhiệm là: nắm vững chính sách, đi đúng đường lối quần chúng, làm tròn nhiệm vụ. Cũng nằm trong phông tư liệu gốc về Chủ tịch Hồ Chí Minh, mà Bảo tàng Cách mạng Việt Nam đang lưu giữ có một tập Bản thảo chương trình lớp huấn luyện bổ túc cấp xã do Bộ Nội vụ chuyển giao ngày 14-8-1958. Tập bản thảo dài 27 trang đánh máy trên giấy dó đã ngả màu. Đây là tập giáo trình do Bộ Nội vụ soạn thảo từ năm 1949 dùng để tập huấn bổ túc kiến thức lãnh đạo cho cán bộ cấp xã trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Điều đặc biệt là tập bản thảo này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc và sửa chữa trực tiếp. Tại mục D - Công việc lãnh đạo từ nay về sau phải như thế nào? của phần thứ V giới thiệu về "Phối hợp lãnh đạo", trong dự thảo có 5 tiểu mục là: Nhận thức cho rõ vai
  4. trò lãnh đạo; Học tập nghiên cứu; Phải có tinh thần trách nhiệm; Cùng nhau bàn bạc để thống nhất ý chí; Theo dõi đôn đốc điều tra. Sau khi xem Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thêm một số ý vào các tiểu mục và bổ sung thêm 2 tiểu mục mới. Cụ thể như sau: Tiểu mục Học tập nghiên cứu, Người sửa thành Học tập phương pháp lãnh đạo; tiểu mục Cùng nhau bàn bạc để thống nhất ý chí, Người sửa thành "Cùng nhau bàn bạc thống nhất chủ trương hành động"; Còn 2 tiểu mục Chủ tịch Hồ Chí Minh mới thêm là: 6/-Kiểm thảo; 7/- Học hỏi thêm. Sau đó Người viết thêm: Bất kỳ công việc gì, còn một người dân chưa hiểu rõ, chưa làm đúng tức là lãnh đạo còn kém (7). Cuối cùng, trong phần câu hỏi thảo luận, Người viết : Muốn lãnh đạo: 1/- Người cán bộ hiểu thật rõ công việc; 2/- Phải tìm cách giải thích cho mọi người hiểu việc đó; 3/- Cán bộ phải xung phong gương mẫu(8). Theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng, thì tự phê bình và phê bình là một nguyên tắc không thể thiếu được trong xây dựng nền đạo đức mới - đạo đức cách mạng. Trong một bài báo dưới tiêu đề Phê bình (bản gốc lưu tại BTCMVN viết là Fê
  5. bình), được viết vào năm 1951 đã đăng trên báo Nhân dân, số 16 ra ngày 12-7-1951, sau khi giải thích thế nào là phê bình, cách thức phê bình, mục đích phê bình, nguyên tắc phê bình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: Phê bình là quyền lợi và nhiệm vụ của mọi người, là thực hành dân chủ Không phê bình tức là bỏ mất một quyền dân chủ của mình. Song phê bình phải đường hoàng, chính đáng, tuyệt không nên "thầm thì thầm thụt", viết thư dấu tên như một vài cán bộ Thái Nguyên đã làm - (Chữ Thái Nguyên trong bản gốc, khi đưa đi đăng báo đã sửa lại thành ở T.N) (9). Phần cuối bài báo Người viết: Người ta luôn luôn cần lửa và nước cho đời sống. Người cách mệnh và đoàn thể cách mệnh cần phê bình và tự phê bình cũng thiết tha như người ta cần lửa và nước – (Theo như bản gốc thì 2 từ lửa và nước trước khi đăng báo sửa thành không khí). Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng là một di sản tinh thần vô cùng quí báu của Đảng và dân tộc ta. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng, vấn đề đặt ra không chỉ ở chỗ thừa nhận và khẳng định những giá trị thực tiễn
  6. to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh, mà một điều rất quan trọng là vận dụng và phát triển những giá trị tư tưởng đó vào sự nghiệp xây dựng đội ngũ cán bộ của đất nước ta trong giai đoạn hiện nay. Những tư liệu gốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện lưu giữ tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam là những di sản vật chất quí báu để góp phần nghiên cứu tư tưởng của Người. (Theo website báo Đồng Nai)