Tài liệu Ôn tập Cao đẳng hộ sinh và Cao đẳng điều dưỡng phụ sản
1.2. Theo dõi tim thai
Nơi nghe: tùy vị trí ngôi thai, bình thường tim thai dao động trong khoảng 120-160 lần / phút, đều rõ.
Bất thường: dưới 120 lần/ phút, nhanh hơn 160 lần/ phút, hoặc tim thai không đều, nghe xa xăm. Nếu không có Monitoring nên nghe tim thai sau mỗi cơn co để phát hiện thai suy.
Sau khi giải thích về nội dung công việc với thai phụ:-Đặt lòng bàn tay áp sát trên bụng sản phụ, quan sát nét mặt, cử chỉ của thai phụ trong cơn đau kết hợp với nhận định về thay đổi mật độ tử cung mà xác định: Thời gian cơn co, khoảng cách giữa 2 cơn co, cường độ cơn co, trương lực cơ.
1.3. Theo dõi xóa mở cổ tử cung
Khám âm đạo: không có qui định chuẩn cho số lần khám âm đạo, thông thường khám lúc thai phụ nhập viện, 4 giờ một lần trong thời kỳ tiềm thời và mỗi giờ một lần trong thời kỳ hoạt động.
Số lần khám âm đạo có liên quan đến tỷ lệ nhiễm trùng, đặc biệt trong trường hợp ối vỡ.
Cổ tử cung xóa là quá trình cổ tử cung thu ngắn lại. Bình thường cổ tử cung dài 2cm, nếu còn 1cmlà đã xóa một nữa, nếu không còn là xóa hết. Cách khám dùng ngón trỏ và ngón giữa để ước lượng độ mở cổ tử cung, độ mở cổ tử cung tính bằng cm, cổ tử cung mở hoàn toàn là 10cm.
Ngoài ra xem mật độ cổ tử cung: mềm, chắc, phù nề; hướng cổ tử cung.
Con so cổ tử cung xóa trước mở sau, con rạ cổ tử cung vừa xóa vừa mở.
Nơi nghe: tùy vị trí ngôi thai, bình thường tim thai dao động trong khoảng 120-160 lần / phút, đều rõ.
Bất thường: dưới 120 lần/ phút, nhanh hơn 160 lần/ phút, hoặc tim thai không đều, nghe xa xăm. Nếu không có Monitoring nên nghe tim thai sau mỗi cơn co để phát hiện thai suy.
Sau khi giải thích về nội dung công việc với thai phụ:-Đặt lòng bàn tay áp sát trên bụng sản phụ, quan sát nét mặt, cử chỉ của thai phụ trong cơn đau kết hợp với nhận định về thay đổi mật độ tử cung mà xác định: Thời gian cơn co, khoảng cách giữa 2 cơn co, cường độ cơn co, trương lực cơ.
1.3. Theo dõi xóa mở cổ tử cung
Khám âm đạo: không có qui định chuẩn cho số lần khám âm đạo, thông thường khám lúc thai phụ nhập viện, 4 giờ một lần trong thời kỳ tiềm thời và mỗi giờ một lần trong thời kỳ hoạt động.
Số lần khám âm đạo có liên quan đến tỷ lệ nhiễm trùng, đặc biệt trong trường hợp ối vỡ.
Cổ tử cung xóa là quá trình cổ tử cung thu ngắn lại. Bình thường cổ tử cung dài 2cm, nếu còn 1cmlà đã xóa một nữa, nếu không còn là xóa hết. Cách khám dùng ngón trỏ và ngón giữa để ước lượng độ mở cổ tử cung, độ mở cổ tử cung tính bằng cm, cổ tử cung mở hoàn toàn là 10cm.
Ngoài ra xem mật độ cổ tử cung: mềm, chắc, phù nề; hướng cổ tử cung.
Con so cổ tử cung xóa trước mở sau, con rạ cổ tử cung vừa xóa vừa mở.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Ôn tập Cao đẳng hộ sinh và Cao đẳng điều dưỡng phụ sản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
tai_lieu_on_tap_cao_dang_ho_sinh_va_cao_dang_dieu_duong_phu.pdf
Nội dung text: Tài liệu Ôn tập Cao đẳng hộ sinh và Cao đẳng điều dưỡng phụ sản
- TÀI LIỆU ÔN TẬP Cao đẳng hộ sinh và Cao đẳng điều dƣỡng phụ sản Bài 1: CÁC NGUYÊN TẮC VÔ KHUẨN TRONG DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN 1.Môi trƣờng sạch ở các phòng kỹ thuật. - Trong cơ sở y tế, phòng kỹ thuật phải được ưu tiên ở nơi sạch sẽ, khô ráo, xa các nơi dễ lây nhiễm như nhà bếp, nhà vệ sinh công cộng, khoa lây... - Phòng kỹ thuật phải có nền và tường không thấm nước để có thể rửa bằng nước và xà phòng, có hệ thống kín dẫn nước thải. - Phòng kỹ thuật không dùng quạt trần, có quạt bàn hoặc điều hòa nhiệt độ. Các cửa sổ phải lắp kính, cao hơn sàn nhà 1,5 m, nếu không có cửa kính phải có lưới hoặc màn để tránh ruồi muỗi bay vào phòng. - Những lúc không làm kỹ thuật, phòng phải đóng cửa kín không ai được ra vào. Tuyệt đối không làm việc khác trong phòng kỹ thuật. - Sau mỗi ca thủ thuật phải thay tấm lót bàn thủ thuật, lau chùi sạch sẽ tấm trải bàn rồi mới sử dụng tiếp. - Phòng phẫu thuật: mọi đồ vật trong phòng phải luôn sạch, tiến hành lau chùi thường xuyên. 1. Khách hàng (ngƣời sử dụng các dịch vụ chăm sóc SKSS). Trước khi làm thủ thuật, phẫu thuật. - Trước khi làm thủ thuật và phẫu thuật, khách hàng tắm rửa, thay quần áo sạch. - Đi tiểu hoặc làm rỗng bàng quang. - Cán bộ y tế kiểm tra lại một lần nữa trước khi phẫu thuật xem vùng sắp làm thủ thuật có tổn thương xước, mụn, nhọt, ghẻ, có ổ nhiễm khuẩn không. Nếu có thì nên hoãn cuộc phẫu thuật trừ trường hợp cấp cứu. - Vùng sắp phẫu thuật phải được rửa sạch, bôi thuốc sát khuẩn da, niêm mạc như iod hữu cơ 10%. Sau khi làm thủ thuật, phẫu thuật. - Sau khi phẫu thuật, khách hàng phải mặc quần áo sạch, phải được giữ vết mổ sạch và khô, nếu tắm phải tránh làm ướt vết mổ. - Nếu băng vết mổ khô, sạch không có máu, thì không nên thay băng hàng ngày. Tới ngày cắt chỉ (5-7 ngày) sẽ vừa cắt chỉ vừa thay băng.
- 2. Ngƣời cung cấp dịch vụ (cán bộ y tế). - Giày dép của cán bộ y tế phải để ngoài phòng kỹ thuật (đi dép guốc của phòng kỹ thuật). Mũ phải kín không để lộ tóc ra ngoài, khẩu trang phải che kín mũi. Nhân viên y tế đang có bệnh nhiễm khuẩn không được phục vụ trong phòng kỹ thuật. Thay áo phẫu thuật, găng, khẩu trang sau mỗi ca phẫu thuật. - Phẫu thuật viên, người trợ thủ phải: cắt ngắn móng tay, tháo nhẫn, vòng tay, đội mũ, đeo khẩu trang vô khuẩn. Rửa tay theo đúng qui trình rồi mặc áo choàng. Chú ý: Rửa tay là một bước rất quan trọng trong chống nhiễm khuẩn khi thực hiện các dịch vụ chăm sóc SKSS. - Nguyên tắc sử dụng găng tay: Các dịch vụ chăm sóc SKSS đều cần sử dụng găng tay. Hầu hết găng vô khuẩn hiện nay sử dụng một lần. Găng dùng lại (cũng phải qua các thao tác vô khuẩn) chỉ còn dùng để lau rửa dụng cụ hoặc vệ sinh cơ thể cho người bệnh. Trước khi mang găng phải rửa tay sạch (thường qui hay phẫu thuật), lau khô tay bằng khăn sạch (nếu rửa tay thường quy) hay khăn vô khuẩn (nếu rửa tay phẫu thuật). Khi mang găng vô khuẩn (để phẫu thuật, đỡ đẻ...), dù tay đã rửa sạch vẫn không được để ngón tay chạm vào mặt ngoài (mặt sử dụng của găng), thực hiện nguyên tắc “tay chạm tay, găng chạm găng”. 3. Các dụng cụ, phƣơng tiện sử dụng trong thủ thuật, phẫu thuật. - Các thiết bị như bàn phẫu thuật, bàn đẻ,... phải được làm sạch sau mỗi lần làm thủ thuật bằng cách rửa, lau sạch máu, dịch sau đó lau lại bằng khăn với dung dịch sát khuẩn (dung dịch clorin 0,5%, glutaraldehyd 2%), cuối cùng lau lại bằng nước sạch; hàng tuần phải rửa bằng xà phòng và nước sạch rồi tiếp tục các bước tiếp theo; bàn phụ khoa ở các bệnh viện (do số lượng khám nhiều) phải được làm sạch hàng ngày theo cách đó. Thay khăn trải sau mỗi lần thủ thuật. - Các dụng cụ bằng kim loại, cao su, nhựa, vải, thuỷ tinh... phải được tiệt khuẩn theo qui trình vô khuẩn đối với từng loại dụng cụ. - Các phương tiện tránh thai như dụng cụ tử cung, thuốc, que cấy tránh thai được bảo quản trong bao bì vô khuẩn do nhà sản xuất thực hiện. Khi phát hiện bao bì rách, thủng thì không được sử dụng. Bài 2:THEO DÕI CHUYỂN DẠ VÀ BIỂU ĐỒ CHUYỂN DẠ
- 1.Mô tả 6 công việc cần làm đề theo dõi một cuộc chuyển dạ: - Theo dõi cơn gò tử cung - Theo dõi tim thai - Theo dõi xóa mở cổ tử cung - Theo dõi tình trạng ối - Theo dõi ngôi thai - Theo dõi độ lọt 1.1.Theo dõi cơn gò tử cung:Cơn gò tử cung là động lực của chuyển dạ và cũng là dấu hiệu đầu tiên của chuyển dạ. Tính chất sinh lý của cơn co tử cung -Thời gian cơn co, khoảng cách giữa 2 cơn co -Cường độ cơn co, trương lực cơ Cách theo dõi cơn gò: Tần suất theo dõi cơn gò: Mỗi lần theo dõi ít nhất 10 phút,/ hoặc tối thiểu 3 cơn co để tính tần số cơn co tử cung. Pha tiềm thời: 1 giờ 1 lần Pha hoạt động: 30 phút 1 lần 1.2. Theo dõi tim thai Nơi nghe: tùy vị trí ngôi thai, bình thường tim thai dao động trong khoảng 120- 160 lần / phút, đều rõ. Bất thường: dưới 120 lần/ phút, nhanh hơn 160 lần/ phút, hoặc tim thai không đều, nghe xa xăm. Nếu không có Monitoring nên nghe tim thai sau mỗi cơn co để phát hiện thai suy. Sau khi giải thích về nội dung công việc với thai phụ:-Đặt lòng bàn tay áp sát trên bụng sản phụ, quan sát nét mặt, cử chỉ của thai phụ trong cơn đau kết hợp với nhận định về thay đổi mật độ tử cung mà xác định: Thời gian cơn co, khoảng cách giữa 2 cơn co, cường độ cơn co, trương lực cơ. 1.3. Theo dõi xóa mở cổ tử cung Khám âm đạo: không có qui định chuẩn cho số lần khám âm đạo, thông thường khám lúc thai phụ nhập viện, 4 giờ một lần trong thời kỳ tiềm thời và mỗi giờ một lần trong thời kỳ hoạt động. Số lần khám âm đạo có liên quan đến tỷ lệ nhiễm trùng, đặc biệt trong trường hợp ối vỡ. Cổ tử cung xóa là quá trình cổ tử cung thu ngắn lại. Bình thường cổ tử cung dài 2cm, nếu còn 1cmlà đã xóa một nữa, nếu không còn là xóa hết. Cách khám dùng ngón trỏ và ngón giữa để ước lượng độ mở cổ tử cung, độ mở cổ tử cung tính bằng cm, cổ tử cung mở hoàn toàn là 10cm. Ngoài ra xem mật độ cổ tử cung: mềm, chắc, phù nề; hướng cổ tử cung. Con so cổ tử cung xóa trước mở sau, con rạ cổ tử cung vừa xóa vừa mở. 1.4. Theo dõi tình trạng ối Các loại đầu ối: ối phồng, ối dẹt, ối quả lê (thai chết lưu) Khi ối vỡ: cần ghi giờ ối vỡ, lượng nước ối, màu sắc , mùi. 1.5. Theo dõi ngôi thai Nắn ngoài và thăm khám âm đạo Xác định ngôi: dựa vào điểm mốc của ngôi thai. Xác định kiểu thế: tương xứng giữa mốc ngôi thai so với điểm mốc của khung chậu mẹ. Đầu có quay tốt không?
- Có hiện tượng uốn khuôn: chồng xương, bướu huyết thanh. Ngôi chỏm có kiểu thế trái trước, lọt đối xứng, không có chồng xương hoặc bướu huyết thanh là bình thường. 1.6. Theo dõi độ lọt Khi phần thấp nhất của ngôi thai ngang với 2 gai chậu: là ngôi thai ở vị trí 0. Theo phân loại Hiệp Hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ 1989 chia khung chậu ở trên hay dưới hai gai chậu làm 5 phần: Sử dụng phƣơng pháp nắn ngoài: - Đầu cao 5/5:phần đầu nắn thấy trên xương mu đo được 5 khoát ngón tay - Đầu chúc 4/5:phần đầu nắn thấy trên xương mu đo được 4 khoát ngón tay - Đầu chặt 3/5:phần đầu nắn thấy trên xương mu đo được 3 khoát ngón tay - Đầu lọt cao 2/5:phần đầu nắn thấy trên xương mu đo được 2 khoát ngón tay - Đầu lọt vừa 1/5:phần đầu nắn thấy trên xương mu đo được 1 khoát ngón tay - Đầu lọt thấp 0/5:không nắn thấy đầu thai nhi trên xương mu Hình: Độ lọt ngôi thai Dấu hiệu Farabeuf, ngôi đầu chƣa lọt Ngón tay khám từ bờ dưới khớp vệ hướng về đốt sống cùng số 2. - Nếu sờ được đốt sống cùng thứ 2 là ngôi chưa lọt - Nếu không sờ được đốt sống cùng thứ 2 là ngôi đã lọt Theo dõi dấu hiệu sinh tồn: - Mạch: 1 giờ 1 lần - Huyết áp: 4 giờ 1 lần - Thân nhiệt: 4 giờ 1 lần Theo dõi giờ chuyển dạ - Giờ chuyển dạ thật sự khi tần số cơn co là 2 và thời gian mỗi cơn co từ 20 giây. 2. CÁC TRƢỜNG HỢP CHUYỂN DẠ KHÔNG BÌNH THƢỜNG (Cần báo bác sĩ hoặc chuyển tuyến) -Thay đổi dấu hiệu sinh tồn: Mạch: 60 lần/ phút 90 lần/ phút Huyết áp: 90 mmHg 140 mmHg Thân nhiệt:>38 độ C Toàn thân: mệt, khó thở - Tim thai thay đổi - Nước ối lẫn phân su, có dấu nhiễm trùng ối - Cơn co tử cung bất thường: quá dài (trên 60 giây), quá ngắn (dưới 20 giây), quá mau (tần số trên 5) - Cổ tử cung mở chậm - Bất tương xứng: đầu không lọt, chồng xương - Các bệnh toàn thân nặng
- - Tiền sản giật.. 3.Ghi và phân tích đƣợc tình trạng thai nhi, tiến độ của chuyển dạ, tình trạng của mẹ qua biểu đồ chuyển dạ 3.1. Cấu trúc biểu đồ: cần điền đủ 10 nội dung của biểu đồ 1. Tim thai 2. Nước ối Thai nhi 3. Độ chồng khớp 4. Độ mở cổ tử cung 5. Độ lọt ngôi thai Tiến độ chuyển dạ 6. Cơn co tử cung 7. Mạch 8. Huyết áp Dấu hiệu sống của người mẹ 9. Thân nhiệt 10. Giờ 3.2. Cách ghi biểu đồ: Trước tiên phải xác định lúc bắt đầu lập biểu đồ chuyển dạ đang ở pha nào. - Pha tiềm thời (cổ tử cung mở <3 cm), giờ đầu với các số liệu thăm khám sẽ được ghi ở dòng đầu của biểu đồ - Pha tích cực (cổ tử cung mở từ 3 cm trở lên), giờ đầu với các số liệu thăm khám sẽ được ghi ở dòng ứng với số độ mở trên đường báo động Cách ghi các ký hiệu: - Tim thai: (.) pha tiềm thời 1 giờ ghi 1 lần, pha tích cực 30 phút ghi 1 lần, - Nước ối: dẹt (D), phồng (P), nếu ối vỡ sẽ đánh mũi tên ở giờ vỡ, màu trong (T), có màu (M) - Chồng xương: Không (-), Có (+), (++) - Độ mở cổ tử cung: (X), ghi 4 giờ 1 lần - Độ lọt: (0) - Cơn co tử cung:Pha tiềm thời 1 giờ 1 lần, pha tích cực 30 phút 1 lần, cường độ nhẹ dấu chấm( .), cường độ vừa vạch đơn (///), cường độ mạnh vạch kép - Mạch: (.) ghi 1 giờ 1 lần - Huyết áp : ghi 4 giờ 1 lần - Thân nhiệt: ghi 4 giờ 1 lần - Giờ: ghi theo 24 giờ trong ngày o Lập pha tiềm thời thì giờ vào được ký hiệu trên dòng kẻ dọc đầu o Lập pha tích cực thì giờ vào được ký hiệu trên dòng kẻ dọc ứng với độ mở cổ tử cung tương ứng lúc vào./.
- Hình: Biểu đồ chuyển dạ
- Hình: Mẫu biểu đồ chuyển dạ bất thường
- Bài 3: ĐỠ ĐẺ NGÔI CHỎM 1. CHUẨN BỊ CHO ĐỠ ĐẺ NGÔI CHỎM 1.1. Phương tiện. - Bộ dụng cụ đỡ đẻ và khăn vô khuẩn. - Bộ dụng cụ cắt, may tầng sinh môn. - Khăn, bông, băng, gạc hấp, chỉ may, kim may. - Phương tiện chăm sóc sơ sinh bình thường và hồi sức sơ sinh (máy hút, ống nhựa). - Thuốc thiết yếu. - Thông tiểu. - Găng tay 1.2. Thai phụ. - Được động viên, hướng dẫn cách thở, cách rặn và thư giãn ngoài cơn rặn - Được hướng dẫn đi đại tiện hoặc thụt tháo phân lúc mới bắt đầu chuyển dạ và tiểu tiện khi sắp đẻ. Nếu có cầu bàng quang mà không tự tiểu được thì thông tiểu. - Rửa vùng sinh dục ngoài. - Sát khuẩn rộng vùng sinh dục và bẹn, đùi, trải khăn vô khuẩn. - Tư thế sản phụ: nằm ngửa tư thế sản khoa. 1.3. Thầy thuốc - Người đỡ đẻ và người phụ giúp trong lúc đỡ đẻ. 2. ĐỠ ĐẺ ĐÚNG LÚC Đúng lúc có nghĩa là không muộn quá và cũng không sớm quá. + Đỡ sớm quá sẽ phí thời gian công sức bỏ ra không cần thiết, lại có thể đi đến nhận định không chính xác là rặn lâu không chuyển. + Đỡ muộn quá sẽ giảm phần hổ trợ tích cực của người hộ sinh, lại có nguy cơ đẻ rơi, rách tầng sinh môn. 6 điều kiện đỡ đẻ đúng lúc 1. CTC mở trọn 2. Thai mắc rặn 3. Tầng sinh môn căng. 4. Hậu môn căng tròn. 5. Âm môn hướng lên trên. 6. Đầu thập thò âm môn (chỏm quả cam) - Cần thận trọng đề phòng có thể sổ thai lúc người hộ sinh đi rửa tay 3. ĐỠ ĐẺ TẠI BÀN – KIỂU SỔ CHẨM VỆ Người đở đứng giữa hai đùi thai phụ và hơi chếch sang phải (nếu thuận tay phải) dụng cụ để trên bàn chuyên dùng. 3.1. Đỡ chẩm: Nguyên tắc là giúp đầu cúi hết. Theo cơ chế đẻ - Đầu từ cúi vừa chuyển sang cúi hết. - Cơn co tử cung cộng với cơn co thành bụng (sức rặn của thai phụ) đẩy đầu xuống về phía dưới (xương cùng cụt và tầng sinh môn), trán bị giữ lại, chẩm sổ dần dần. - Động tác đỡ chẩm (hỗ trợ cơ chế đẻ tự nhiên). - Bàn tay trái giữ tầng sinh môn: + Đặt một miếng gạc vô khuẩn (20 x 20 cm), dày vừa che được tầng sinh môn và hậu môn, vừa thêm độ dày cho lòng bàn tay áp sát vào.
- + Bàn tay để úp ngang, ngón cái một bên, các ngón còn lại ở một bên. - Bàn tay kia dùng 4 đầu ngón ấn xuống cho chẩm cúi tối đa. Cần thận trọng không để các đầu ngón làm thương tổn vùng tiền đình. - Khi hạ chẩm đến đưới khớp vệ là hoàn tất thì đỡ chẩm. 3.2. Đỡ mặt: Nguyên tắc là giúp mặt ngửa từ từ. - Tay giữ tầng sinh môn: vị trí và tác động giống như động tác đỡ chẩm, nhưng lực giữ phải lớn hơn để trán ra từ từ , giúp tầng sinh môn có điều kiện giãn nở tốt. - Tay hướng cho mặt sổ: trường hợp đẻ con so hoặc đầu thai to có thể dùng bàn tay lách cho một bướu đỉnh sổ trước, ta sẽ thay thế đường kính 2 đỉnh 9,5cm bằng đường kính đỉnh – thái dương nhỏ hơn. Trong cơ chế đẻ tự nhiên không có thì này. - Sau khi mặt sổ hết, đầu sẽ có hai động tác quay + Quay thứ nhất: trở lại vị trí ban đầu để sửa tư thế cổ vặn Ví dụ: Nếu lọt kiểu thế chẩm trái. Trước thì đầu sẽ quay lại 45 độ – từ Chẩm mu về trái trước . + Quay thứ hai: quay theo vai vì trước khi sổ vai phải quay từ đường kích chéo về trước sau. Như vậy, đầu sẽ tiếp tục quay thêm 45 độ. Tổng hai lần quay: Nếu lưng trái, chẩm sẽ về trái ngang, Nếu lưng phải chẩm sẽ về phải ngang. - Hút nhớt để khi thở không hít phải dịch này - Xử trí dây rốn quấn cổ nếu có: Trước hết nếu dây rốn lỏng thì gỡ qua đầu hoặc gỡ qua vai, nếu không gỡ được thì kẹp và cắt giữa hai kẹp; Nếu dây nhau quấn cổ hai vòng, cặp cắt giữa hai kẹp, xử trí lúng túng dây nhau quấn cổ có thể làm trẻ ngạt. Giúp đầu cúi Giúp đầu ngửa mặt sổ xong 3.3. Đỡ vai trước - Hai bàn tay kéo nhẹ đầu xuống trong cơn rặn cho vai trước sổ. Động tác này sẽ kết thúc khi cơ delta của vai trước đã sổ. 3.4. Đỡ vai sau - Một tay dỡ gáy thai nhi - Một tay giữ tang sinh môn, nâng đầu lên cho vai sau sổ. - Thận trọng vì rất dễ gây rách tầng sinh môn. 3.5. Đỡ mông và chân Điều quan trọng là không để rơi bé. Tay đỡ cổ vẫn giữ nguyên như lúc đỡ vai sau nhưng có chuyển nhẹ để lưng nằm ngang. Tay giữ tầng sinh môn đỡ lần lượt từ lưng –mông –hai chân và giữ hai cổ chân giữa các ngón 1-2-3.
- Đỡ vai trước Đỡ vai sau Đỡ mông và chân 4. ĐỠ ĐẺ TẠI BÀN KIỂU SỔ CHẨM CÙNG Kiểu sổ này chỉ gặp trong 1-2 %o khi đỡ ngôi chỏm. 4.1. Đỡ trán Giữ tầng sinh môn (giữ chẩm) để sức rặn đẩy phần trán phía trước sổ, đầu ngửa. Tới gốc mũi thì này dừng lại. 4.2. Đỡ chẩm - Sức rặn dồn về phía sau vì lực cản lúc này ít hơn đẩy cho chẩm sổ dần, đầu cúi ra phía trước. - Khi chẩm đã sổ hết thì mặt tiếp tục ngửa cho phần còn lại của mặt sổ hết. - Đường kính sổ lớn nhất của ngôi là trán - chẩm = 11,5 cm, dễ gây rách tầng sinh môn và do đó cũng có yêu cầu cắt tầng sinh môn cao hơn hoặc phải can thiệp bằng forceps, giác hút. 4.3. Đởvai trước, vai sau, thân mông và chân: các thì này giống như phần đỡ đẻ tại bàn. 5. CÁC HỖ TRỢ KHÁC KHI ĐỠ NGÔI CHỎM 5.1. Hỗ trợ tinh thần - Phải thật sự thông cảm, động viên, không để sản phụ có tâm lý phải “vượt cạn một mình”. Trước khi làm gì phải thông báo trước vì sao làm, sẽ làm gì để có sự hợp tác tốt. - Sự có mặt của người nhà cũng là một hỗ trợ tinh thần tốt. - Thường xuyên thông báo tiến độ để sản phụ vững tâm. 5.2. Hỗ trợ sức rặn - Ngoài việc hướng dẫn cách rặn, động viên sự cố gắng trong mỗi cơn rặn có thể giúp cơn co bằng phản xạ vú –tử cung (vê đầu vú). - Trong đỡ đẻ ngôi chỏm, chủ yếu là để tự nhiên theo cơ chế đẻ có thể hỗ trợ sức rặn nhưng phải theo đúng cơ chế đẻ. 7. KẾ HOẠCH CHĂM SÓC THAI PHỤ CHUYỂN DẠ ĐẺ THƢỜNG 7.1. Nhận định - Tâm lý: trai? gái? Điều kiện kinh tế, hoàn cảnh gia đình? - Hành chánh: + Tuổi: bình thường? bất thường? chú ý vị thành niên. + Nghề nghệp, địa chỉ: ảnh hưởng đến kiến thức về chăm sóc thai nghén, chuyển dạ? + PARA: có nguy cơ? số lần sinh? + Lý do vào viện: tuyến trước chuyển? lý do? - Sức khoẻ người mẹ: tiền sử nội, ngoại, sản? có bệnh lý? toàn trạng, dấu hiệu sinh tồn, sức rặn (sức khỏe?)