Tài liệu Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh nhập khẩu và hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hóa tại doanh nghiệp

Có nhiều cách hiểu và diễn đạt khác nhau về kinh doanh. Kinh doanh là việc thực hiện
một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản
phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Tiến hành bất cứ
một hoạt động kinh doanh nào cũng có nghĩa là tập hợp các phương tiện, con người…
và đưa họ vào hoạt động sinh lợi cho doanh nghiệp
Kinh doanh thương mại là một lĩnh vực của hoạt động kinh doanh, đó chính là hoạt động
kinh doanh trong lĩnh vực lưu thông. Theo nghĩa rộng, kinh doanh thương mại là sự đầu
tư tiền của, công sức của một cá nhân hay tổ chức kinh tế vào lĩnh vực mua bán hàng
hóa nhằm tìm kiếm lợi nhuận . Theo nghĩa hẹp, kinh doanh thương mại là quá trình mua
bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường, là lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hóa. Theo
luật thương mại thì các hành vi thương mại bao gồm : mua bán hàng hóa, đại diện cho
thương nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa, đại lý mua bán hàng hóa,
gia công thương mại, đấu giá hàng hóa, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ giám định hàng hóa,
khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày giới thiệu hàng hóa và hội chợ triển lãm
thương mại. Hoạt động kinh doanh thương mại có thể được phân chia theo nhiều tiêu
thức khác nhau. Theo phạm vi hoạt động, bao gồm : kinh doanh thương mại nội địa (nội
thương), kinh doanh thương mại quốc tế (ngoại thương), thương mại khu vực, thương
mại thành phố, nông thông, thương mại nội bộ nghành…
Kinh doanh thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các nước thông
qua hành vi mua bán. Sự trao đổi đó là một hình thức của mối quan hệ xã hội và phản
ánh sự phụ tlhuộc lẫn nhau về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hóa riêng biệt
của các quốc gia khác nhau trên thế giới.
Kinh doanh thương mại quốc tế bao gồm hai lĩnh vực chính là kinh doanh nhập khẩu
và kinh doanh xuất khẩu. Kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là hoạt động đầu tư tiền của,
công sức của một cá nhân hay tổ chức kinh tế vào việc nhập khẩu hàng hóa để tiêu thụ
trong nước, xuất khẩu sang nước khác, đầu tư kinh doanh… với mục tiêu lợi nhuận.
Trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu, mục đích của việc nhập khẩu hàng hóa có thể
là để tiêu thụ trong nước, xuất khẩu sang nước khác, đầu tư phát triển sản xuất… và sản
phẩm nhập khẩu có thể là hàng hóa hay dịch vụ, các sản phẩm trí tuệ, hàng hóa vô hình.
Tại bài viết này, xin đề cập đến lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu hàng hóa mà trong đó
hàng hóa nhập khẩu được dùng để đáp ứng thị trường trong nước. 
pdf 36 trang hoanghoa 9780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh nhập khẩu và hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hóa tại doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_co_so_ly_luan_ve_hoat_dong_kinh_doanh_nhap_khau_va.pdf

Nội dung text: Tài liệu Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh nhập khẩu và hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hóa tại doanh nghiệp

  1. Nội dung hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hóa Nội dung hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hóa Hoạt động nghiên cứu thị trường : Thị trường hàng hóa là tổng hợp các mối quan hệ về mua bán, trao đổi, tiêu thụ hàng hóa bằng tiền. Trên thị trường hàng hóa có các yếu tố tham gia là hàng, tiền, người bán, người mua, trong đó những người mua bán cạnh tranh với nhau hình thành nên giá cả thị trường. Nói đến thị trường hàng hóa là nói đến lĩnh vực trao đổi hàng hóa. Trước hết là nói đến cung cầu hàng hóa. Cầu hàng hóa là khả năng tiêu thụ của thị trường hoặc một cách cụ thể là khối lượng và cơ cấu của loại hàng hóa mà người mua sẵn sàng mua hoặc sẽ mua ứng với một mức giá nhất định. Cung hàng hóa là tổng khối lượng hàng hóa và cơ cấu của chúng đang có và sẽ có trên thị trường ứng với mức giá nhất định. Mỗi một thị trường hàng hóa lại có những quy luật vận động riêng, thể hiện qua sự biến đổi về cung, cầu và giá cả của hàng hóa đó trên thị trường. Việc nghiên cứu thị trường sẽ giúp cho các nhà kinh doanh hiểu biết được các quy luật đó. Mặt khác, thông qua nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp mới có được những thông tin cần thiết để hỗ trợ cho việc phân tích và giải quyết các vấn đề về marketing, giúp cho doanh nghiệp đạt hiệu quả cao trong kinh doanh và thành công trên thương trường. Do đặc điểm của kinh doanh nhập khẩu hàng hóa, hoạt động nghiên cứu thị trường cần được tiến hành trên cả hai thị trường : thị trường trong nước và quốc tế. • Nghiên cứu thị trường trong nước : Mục đích của hoạt động nghiên cứu thị trường trong nước là phải xác định được ba vấn đề cơ bản của hoạt động kinh doanh : Bán cái gì ? Bán cho ai ? Bán ở đâu và với số lượng bao nhiêu ? Để đạt được kết quả đó, hoạt động nghiên cứu thị trường tiêu thụ trong nước bao gồm các nội dung sau : • Nghiên cứu nhu cầu thị trường về hàng hóa nhập khẩu : thông qua các chương trình khảo sát thị trường và người tiêu dùng trong nước để tìm ra nhu cầu tiêu dùng đối với các loại hàng hóa, cơ cấu, quy mô cầu, yêu cầu đối với sản phẩm về chủng loại mẫu mã, quy cách chất lượng, giá cả Đồng thời tìm ra xu hướng biến động của cầu trong một khoảng thời gian. • Nghiên cứu mặt hàng nhập khẩu : việc lựa chọn mặt hàng kinh doanh nhập khẩu được xác định dựa trên các yếu tố : 9/34
  2. • Khả năng sản xuất và tiềm năng tiêu dùng hàng hóa đó ở trong nước : quy mô sản xuất ? quy mô tiêu dùng ? Khu vực thị trường chủ yếu của mặt hàng đó ? Khả năng cung ứng của các doanh nghiệp nhập khẩu khác đối với loại hàng hóa đó như thế nào ? • Chu kỳ sống của sản phẩm được lựa chọn : phải xác định được sản phẩm đó đang ở trong giai đoạn nào của chu kỳ sống đối với thị trường trong nước và cả thị trường thế giới. Trong thực tế, có nhiều trường hợp một sản phẩm đang bán rất chạy ở thị trường này nhưng lại không có khả năng tiêu thụ cao ở thị trường khác. • Chính sách của Nhà nước đối với mặt hàng đó : xác định hàng hóa đó nằm trong danh mục hàng hóa hạn chế nhập hay được khuyến khích nhập khẩu, khả năng xin hạn ngạch hay giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa hạn chế nhập, các chính sách thuế, các ưu đãi phi thuế quan hay các chính sách hạn chế, ưu đãi khác của Nhà nước. • Nghiên cứu giá cả hàng hóa đó trong nước : trước khi tiến hành nhập khẩu hàng hóa, doanh nghiệp phải tiến hành nghiên cứu, điều tra giá cả hiện hành của loại hàng hóa định nhập, đồng thời xác định xu hướng biến động giá cả trong nước trong thời gian tới. Từ giá cả trong nước, doanh nghiệp phải tiến hành dự toán giá nhập khẩu, chi phí kinh doanh nhập khẩu để có được một mức giá cạnh tranh so với hàng hóa trong nước, tránh hiện tượng nhập hàng với mức giá quá cao, không có khả năng cạnh tranh với các mặt hàng cùng loại được bán trong nước. • Nghiên cứu khách hàng : doanh nghiệp cần xác định rõ khách hàng truyền thống, khách hàng tiềm năng, tiến hành phân đoạn thị trường khách hàng chính xác. Kết quả nghiên cứu khách hàng sẽ giúp cho doanh nghiệp lập kế hoạch tiêu thụ, quảng cáo, tiếp thị phù hợp với từng đối tượng khách hàng, đặc biệt là các hoạt động chăm sóc khách hàng trước và sau bán hàng. • Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh : xác định xem đối thủ cạnh tranh trên thị trường là ai và mức độ cạnh tranh của họ như thế nào. Từ đó, doanh nghiệp xác định lợi thế cạnh tranh của mình so với các đối thủ khác, xác định điểm nhấn cho các hoạt động marketing,quảng cáo,chiến lược sản phẩm • Nghiên cứu thị trường nước ngoài : Nghiên cứu thị trường nước ngoài phải xác định được : nguồn cung ứng hàng hóa phù hợp ? Giá cả nhập khẩu ? Đối tác nhập khẩu ? Hoạt động nghiên cứu thị trường nhập khẩu bao gồm các nội dung chủ yếu sau : • Nghiên cứu mức cung của thị trường : xác định khối lượng cung ứng của hàng hóa trên thị trường thế giới, xu hướng biến động trong sản xuất của loại hàng hóa mà doanh nghiệp định kinh doanh, các nước nào có lợi thế trong sản xuất loại hàng hóa này, nhãn hiệu hàng hóa có uy tín và được ưa chuộng trên thị trường. 10/34
  3. • Nghiên cứu giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới : giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới phản ánh quan hệ cung cầu hàng hóa trên thị trường. Giá cả được xác định là giá cả quốc tế, phải là giá của những giao địch thương mại thông thường không kèm theo một điều kiện đặc biệt nào và thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi được. Các doanh nghiệp khi tham gia vào kinh doanh thương mại quốc tế nói chung và kinh doanh nhập khẩu nói riêng cần phải cố định mức độ tác động của các nhân tố khác tới giá, từ đó lựa chọn một mức giá nhập khẩu phù hợp nhất. Nhìn chung, khi nghiên cứu giá cả quốc tế cần tập trung vào một số vấn đề : • Giá hàng định nhập trên thị trường thế giới, thường được chọn giá giá ở trung tâm giao dịch truyền thống, ở những nước sản xuất chủ yếu hay ở những hãng sản xuất tập trung. Thông qua các trung tâm giao dịch, doanh nghiệp xác định cho mình một mức giá tối ưu. • Nghiên cứu tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu mục tiêu và tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu dự tính của các kế hoạch nhập khẩu. Tỷ suất ngoại tệ đối với hàng nhập khẩu là số lượng bản tệ có thể thu về được khi doanh nghiệp bỏ ra một đồng ngoại tệ để nhập khẩu. Doanh nghiệp tiến hành lựa chọn kế hoạch nhập khẩu hoặc giá nhập khẩu nào có khả năng đạt được mục tiêu lợi nhuận đã đặt ra. • Nghiên cứu và lựa chọn bạn hàng nhập khẩu : cần phải xác định xem có bao nhiêu đối tác có thể cung ứng được hàng hóa mà doanh nghiệp yêu cầu, giá cả như thế nào, các điều kiện thanh toán ra sao, khối lượng cung ứng là bao nhiêu, có những điều kiện ưu đãi cũng như ràng buộc như thế nào, có thể cung ứng vào lúc nào ? Các yếu tố này không chỉ ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu mà còn ảnh hưởng tới tính liên tục và ổn định của quá trình kinh doanh. • Nghiên cứu môi trường chính trị, luật pháp, tập quán buôn bán và hệ thống tài chính tiền tệ của quốc gia mà doanh nghiệp định nhập khẩu. Lập kế hoạch kinh doanh nhập khẩu : Dựa trên cơ sở nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, doanh nghiệp tiến hành lập phương án kinh doanh nhập khẩu. Muốn lập một phương án kinh doanh sát với thực tế và có tác dụng chỉ đạo cụ thể cho hoạt động kinh doanh, nhà kinh doanh phải thực hiện tốt công việc nghiên cứu, tiếp cận thị trường. Phương án kinh doanh sẽ là cơ sở cho các cán bộ nghiệp vụ thực hiện các nhiệm vụ được giao, nó phân đoạn các mục tiêu lớn thành các mục tiêu cụ thể để lãnh đạo doanh nghiệp quản lý và điều hành công việc được liên tục, chặt chẽ. Phương án kinh doanh được lập một cách đầy đủ và chính xác sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể lường trước được những rủi ro và đạt hiệu quả cao trong kinh doanh. Trình tự lập một phương án kinh doanh hàng nhập khẩu bao gồm các bước sau 11/34
  4. • Nhận định tổng quát về diễn biến tình hình thị trường : trên cơ sở thông tin thu nhận được từ quá trình nghiên cứu thị trường doanh nghiệp tiến hành nhận định tổng quá về diễn biến thị trường, rút ra những nét tổng quát về cung cầu, giá cả, đối thủ cạnh tranh cũng như dự báo được những biến động có thể xảy ra, lường trước được những rủi ro tiềm ẩn. Kết thúc bước này cần phải chọn lựa được các cơ hội kinh doanh hấp dẫn cho doanh nghiệp đồng thời đưa ra được những thông tin tổng quát nhất về diễn biến của thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài. • Đánh giá khả năng của doanh nghiệp : mỗi doanh nghiệp để có những điểm mạnh và điểm yếu của mình. Trứoc những diễn biến thực tế phức tạp của thị trường, doanh nghiệp phải tự đánh giá khả năng của mình xem có thể tiến hành kinh doanh đạt hiệu quả cao hay không. Điều này có thể giải thích bằng một lý do cơ bản đó là : mọi cơ hội kinh doanh sẽ chỉ trở thành cơ hội hấp dẫn khi nó phù hợp với khả năng của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần phải cân đối nguồn vốn của mình xem có đủ khả năng chi trả cho hoạt động nhập khẩu hay không. Đồng thời tiến hành đánh giá đội ngũ cán bộ nghiệp vụ cũng như hệ thống cơ sở vật chất của doanh nghiệp xem có đủ khả năng kinh doanh hay không. Kết quả là doanh nghiệp phải đưa ra được quyết định có nên tham gia kinh doanh nhập khẩu hay không. Nếu tham gia thì phải sữa chữa, bổ sung những yếu tố gì ? • Xác định thị trường, mặt hàng nhập khẩu và khối lượng mua bán : trên cơ sở những nhận định tổng quát về thị trường và kết quả đánh giá khả năng của mình, doanh nghiệp phải xác định cụ thể hơn về thị trường, mặt hàng dự định kinh doanh, những yêu cầu về quy cách, phẩm chất, nhãn hiện, bao bì, kích thứơc của hàng hóa đó. Nghĩa là trong giai đoạn này, doanh nghiệp phải chỉ ra được một thị trường phù hợp với mình và các mặt hàng dự định kinh doanh tối ưu nhất. Trong đó một vấn đề khá quan trọng là xác định khối lượng, số lượng hàng hóa nhập khẩu. Để xác định được điều này doanh nghiệp phải dựa trên việc xác định số lượng đặt hàng tối ưu. Số lượng đặt hàng tối ưu là số lượng nhập về vừa thỏa mãn được nhu cầu trong nước vừa tiết kiệm được chi phí đặt hàng. Thông thường lượng đặt hàng tiết kiệm được xác định như sau : Gọi A : nhu cầu nhập khẩu hàng năm Q : lượng đặt hàng của mỗi đơn hàng. P : chi phí nhập khẩu cho mỗi đơn hàng. S : chi phí vận chuyển trong nước và lưu kho. S/2 là chi phí bình quân vận chuyển và lưu kho. Tổng chi phí thu mua là : 12/34
  5. d = A.P/2Q + S/2 Khi tìm vi phân của hàm số d và cho nó bằng 0 để tím điểm cực điểm, ta xác định được lượng đặt hàng tối ưu Q : 2AP Q = √ S • Xác định đối tượng giao dịch để tiến hành nhập khẩu : trong kế hoạch, doanh nghiệp phải xác định được nhà cung cấp phù hợp nhất với mình. Phải nêu được các vấn đề sau : quan điểm, thái độ kinh doanh của đối tượng giao dịch, lĩnh vực kinh doanh, khả năng tài chính và cơ sở vật chất của họ, trình độ tư cách của người đại diện cho đối tác trong giao dịch và phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của họ Đồng thời, cũng phải xác định phương thức giao dịch cụ thể : gia dịch trực tiếp, qua trung gian • Xác định thị trường và khách hàng tiêu thụ : dựa trên thông tin tổng hợp qua nghiên cứu thị trường trong nước, doanh nghiệp phải xác định đúng đắn thị trường và khách hàng tiêu thụ. Cụ thể doanh nghiệp phải trả lời được các câu hỏi sau : Bán hàng ở thị trường nào ? Khách hàng là những ai ? Đâu là đối tượng tiêu thụ chính ? Bán hàng vào thời điểm nào và khối lượng là bao nhiêu ? ở đây cần có sự hỗ trợ của các công cụ marketing, đặc biệt là trong việc xác định được đâu là người tiêu thụ chính đối với những đối tượng này. • Xác định giá cả mua bán trong nước : giá cả buôn bán trong nước phải được dựa trên cơ sở phân tích giá cả quốc tế, giá chào hàng, điều kiện thanh toán hoặc giá của hàng hóa cùng loại trước đây đã nhập hay đang bán trên thị trường. Giá bán trong nước phải đảm bảo được mục tiêu lợi nhuận đã đề của doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo tính cạnh tranh về giá cho sản phẩm trên thị trường nội địa. Nếu như hàng mà doanh nghiệp định nhập dã từng xuất hiện ở thị trường trong nước thì việc đặt giá cao hơn giá cũ là một bất lợi cho doanh nghiệp. Còn nếu là hàng khan hiếm thì việc đặt giá hơi cao một chút để tăng lợi nhuận là điều có thể chấp nhận được. • Đề ra các biện pháp thực hiện : trong kế hoạch kinh doanh, doanh nghiệp phải đề ra các biện pháp cụ thể để thực hiện các mục tiêu về giá cả, lợi nhuận, thị trường đã được đề ra. Biện pháp thực hiện phải dựa trên cơ sở những thông tin đã được phân tích ở những bước trước đó. Đồng thời phải dựa vào đặc điểm của hàng hóa và khả năng của doanh nghiệp cũng như theo từng giai đoạn cụ thể mà đề ra biện pháp thực hiện cho phù hợp, tránh việc đưa ra các biện pháp thiếu tính thực tế, không sát với tình hình cụ thể của thị trường và khả năng thực hiện của doanh nghiệp. Cụ thể các biện pháp được đề ra ở bước này như : các chiến lược về quảng cáo sản phẩm, kế hoạch nhập hàng, kế hoạch và phương thức tiêu thụ sản phẩm, bảo quản và gia cố lại sản phẩm, các chương trình chăm sóc khách hàng 13/34
  6. Một kế hoạch kinh doanh chặt chẽ, đầy đủ và có tính thực tế sẽ là cơ sở tốt để thực hiện công tác chuẩn bị về vốn, thời gian huy động các nguồn lực, mức huy động cần thiết và là cơ sở để các phòng ban thực hiện một cách nhất quán, cơ sở để quản lý và giám sát quá trình thực hiện đó. Giao dịch, đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu : Giao dịch, đàm phán kinh doanh : Giao dịch và đàm phán là một nghệ thu ật trong kinh doanh, là bước đầu tiên đưa doanh nghiệp và bạn hàng của mình đến những thỏa thuận chung, nhằm đạt được mục đích của mình trong hoạt động kinh doanh. Kết quả của giai đoạn này là cơ sở cho toàn bộ quá trình thực hiện kinh doanh giữa hai bên. Giao dịch là bước đầu tiên tìm hiểu về điều kiện mua và bán giữa hai bên bao gồm các bước chủ yếu : hỏi giá, chào hàng, đặt hàng, hoàn giá, chấp nhận và xác nhận. Giao dịch là quá trình để hai bên thăm dò, nắm được những đòi hỏi, yêu cầu của đối tác, tạo cơ sở cho quá trình đàm phán thuận lợi. Đàm phán là quá trình trao đổi ý kiến của các chủ thể trong một xung đột nhằm đi tới sự thống nhất cách nhận định, quan niệm, thống nhất cách xử lý những vấn đề nảy sinh trong quan hệ buôn bán giữa hai hay nhiều bên. Trong thương mại quốc tế, nội dung của cuộc đàm phán thường xoay quanh những vấn đề : tên hàng, phẩm chất, số lượng, bao bì đóng gói, giao hàng, giá cả, bảo hiểm, bảo hành, khiếu nại, phạt và bồi thường thiệt hại, trọng tài, trường hợp bất khả kháng. Để kết quả đàm phán tốt đẹp, doanh nghiệp cần phải các một kế hoạch cụ thể cho đàm phán như mục tiêu, cách thức đạt mục tiêu, xác định đầy đủ thông tin về đối tác, chỉ định người đại diện tham gia đàm phán thích hợp Ký kết hợp đồng nhập khẩu : 1. Phương thức ký kết hợp đồng : Việc kí kết hợp đồng có thể được thực hiện bằng một số cách sau đây: • Hai bên ký kết hợp đồng mua –bán (một văn bản ) • Người mua xác định nhận thư chào hàng cố định của người bán (bằng văn bản). • Người bán xác định (bằng văn bản ) là người mua đã đồng ý với các điều khoản của thư chào hàng tự do. • Người bán xác định (bằng văn bản) đơn đặt hàng của người mua. Trường hợp này hợp đồng thể hiện bằng hai văn bản, đơn đặt hàng của người mua và văn bản xác nhận của người bán • Trao đổi bằng thư xác nhận đạt được thỏa thuận trước đây giữa các bên (nêu rõ cá điều khoản đã thảo thuận ). 14/34
  7. Hợp đồng có thể coi như đã ký kết chỉ trong trường hợp được các bên ký vào hợp đồng . Các bên đó phải có địa chỉ pháp lý ghi rõ trong hợp đồng . Hợp đồng được coi như ký kết chỉ khi những người tham gia ký có đủ thẩm quyền ký vào các văn bản đó, nếu không thì hợp đồng không được công nhận là một văn bản có cơ sở pháp lý. 1. Các điều kiện của hợp đồng nhập khẩu : • Điều kiện tên hàng : nói lên chính xác đối tượng mua bán, trao đổi. Tên hàng phải đảm bảo chính xác để các bên mua, bán đều hiểu và thống nhất. Do vậy ngoài tên chung còn cần phải gắn với ký hiệu, mã hiệu hoặc địa danh, tên hàng được cơ quan có trách nhiệm cấp giấy phép giữ bản quyền • Điều kiện phẩm chất : phẩm chất hàng hóa là tổng hợp các chỉ tiêu về tính năng (lý tính, hóa tính, cơ lý tính), công suất, hiệu suất, thẩm mỹ để phân biệt giữa hàng hóa này với hàng hóa khác. • Điều kiện số lượng : nội dung điều kiện số lượng bao gồm : kích thước, dung tích; trọng lượng; chiều dài; đơn vị; đơn vị đóng kiện . • Điều kiện bao bì : gồm những vấn đề về yêu cầu chất lượng của bao bì, phương hướng cung cấp bao bì và giá cả của bao bì. • Điều kiện cơ sở giao hàng : phản ánh mối quan hệ hàng hóa với điều kiện giao hàng (như nơi, địa điểm giao hàng và các yếu tố cấu thành giá). Điều kiện giao hàng quy định những cơ sở có tính nguyên tắc của việc giao nhận hàng hóa giữa bên bán với bên mua. • Điều kiện giá cả : điều kiện giá cả trong buôn bán quốc tế là điều kiện cơ bản, bao gồm những vấn đề : đồng tiền tính giá, mức giá, phương pháp quy định giá, điều kiện cơ sở giao hàng có liên quan đến giá cả và việc giảm giá. • Điều kiện giao hàng : nội dung cơ bản là xác định thời hạn, địa điểm, phương thức và việc thông báo giao hàng. • Điều kiện thanh toán tiền trả : điều kiện thanh toán tiền trả là điểm rất quan trọng. Có thể nói rằng cách giải quyết vấn đề thanh toán là bộ phận chủ yếu của công việc buôn bán, bao gồm các nội dung : đồng tiền thanh toán (đồng tiền của bên xuất khẩu, bên nhập khẩu hoặc của nước thứ ba), thời hạn trả tiền (trả tiền trước hoặc trả tiền sau), phương thức trả tiền, điều kiện bảo đảm hối đoái. Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu : BIỂU 1 : SƠ ĐỒ QUY TRÌNH THỰC HIỆN NHẬP KHẨU HÀNG HÓA 15/34
  8. • Xin giấy phép nhập khẩu : Giấy phép nhập khẩu là vấn đề quan trọng đầu tiên về mặt pháp lý để tiến hành các khâu khác trong quá trình nhập khẩu hàng hóa. Tùy thuộc điều kiện được ghi trong hợp đồng, trách nhiệm xin giấy phép nhập khẩu có thể thuộc về bên mua hoặc bên bán. Theo quy tắc, muốn được cấp giấy phép nhập khẩu, nhà kinh doanh nhập khẩu phải làm theo mẫu in sẵn đính kèm với bản sao hợp đồng nhập khẩu và bản sao của thư tín dụng L/C (nếu có); một phiếu hạn ngạch (nếu mặt hàng nhập khẩu thuộc diện quản lý bằng hạn ngạch) hoặc bản trích sao kế hoạch nhập khẩu đã được đăng ký và gửi đến bộ phận cấp giấy phép của Bộ Thương mại. Ngoài ra, doanh nghiệp phải xin giấy phép của các cơ quan chuyên nghành nếu hàng hóa nhập khẩu thuộc diện quản lý của bộ, cơ quan chuyên nghành theo quy định của chính phủ. • Mở L/C : Nếu trong hợp đồng nhập khẩu quy định thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ thì nhà nhập khẩu phải tiến hành mở L/C, thông thường là khoảng 15 – 20 ngày trước thời hạn giao hàng (nếu trong hợp đồng không quy định rõ ngày mở L/C). Nội dung của thư tín dụng bao gồm : số hiệu, địa điểm và ngày mở L/C; tên, địa chỉ của những người có liên quan đế phương thức tín dụng chứng từ; số tiền của thư tín dụng; thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền và thời hạn giao hàng; những nội dung về hàng hóa; những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hóa; những chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình; sự cam kết trả tiền của ngân hàng mở L/C; những điều khoản đặc biệt khác; chữ ký của ngân hàng mở L/C. Những nội dung được đề cập trong L/C phải phù hợp với hợp đồng nhập khẩu, sẽ là căn cứ thanh toán cho người xuất khẩu. 16/34
  9. Ngoài phương thức tín dụng chứng từ, hoạt động thanh toán có thể được thực hiện bằng các hình thức khác như : phương thức chuyển tiền, phương thức ghi sổ, phương thức nhờ thu và thời gian thanh toán có thể trả trước, trả sau. Tùy theo điều kiện trong hợp đồng nhập khẩu mà doanh nghiệp tiến hành thanh toán theo các phương thức và thời gian phù hợp. • Thuê phương tiện vận chuyển : Trong quá trình thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế, việc thuê phương tiện vận chuyển hàng hóa thường dựa vào các căn cứ : • Những điều khoản trong hợp đồng nhập khẩu. • Đặc điểm hàng hóa nhập khẩu. • Điều kiện vận tải. Dựa vào những cơ sở trên nhà nhập khẩu sẽ xác định được phương tiện vận chuyển và phương thức thuê phù hợp với các điều khoản của hợp đồng và với tính chất hàng hóa chuyên chở. Thông thường, đơn vị nhập khẩu ủy thác việc thuê phương tiện vận chuyển cho một công ty vận tải chuyên nghiệp. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay, phần lớn các hợp đồng nhập khẩu đều quy định cơ sở giao hàng là CIF, trong trường hợp này, nhà nhập khẩu không có trách nhiệm thuê phương tiện vận chuyển. • Mua bảo hiểm hàng hóa : Tùy thuộc vào các điều khoản được quy định trong hợp đồng nhập khẩu, giá tính hàng nhập khẩu (giá CIF, FOB, CFR ) trách nhiệm mua bảo hiểm hàng hóa có thể thuộc về bên mua hoặc bên bán, và mức độ mua bảo hiểm là bao nhiêu. Thông thường, các doanh nghiệp Việt Nam thường nhập khẩu theo giá CIF và do đó, trách nhiệm mua bảo hiểm hàng hóa thuộc về người xuất khẩu. • Làm thủ tục hải quan : • Khai báo hải quan : chủ hàng phải kê khai chi tiết về hàng hóa lên tờ khai để cơ quan hải quan kiểm tra các thủ tục giấy tờ. Nội dung kê khai bao gồm : loại hàng, tên hàng, số lượng, khối lượng, giá trị hàng hóa, phương tiện vận tải, nhập khẩu với nước nào. • Xuất trình hàng hóa : hàng hóa nhập khẩu phải được xuất trình cho Hải quan để kiểm lượng, làm thủ tục hải quan và nộp thuế (nếu có). Việc kiểm tra có thể được thực hiện tại kho của hải quan, tại cảng bốc dỡ hoặc kho ngoại quan. • Thực hiện các quyết định của hải quan : chủ phải có trách nhiệm nghiêm túc thực hiện các quyết định do hải quan đưa ra, nếu vi phạm sẽ thuộc vào tội hình sự. • Nhận hàng : 17/34