Một số kinh nghiệm trong hoạt động của Đại biểu Quốc hội - Nguyễn Đình Xuân

Đại biểu Quốc hội tự mình tiến hành hoạt động giám sát hoặc tham gia hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội; tham gia Đoàn giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội tại địa phương khi có yêu cầu. 
ppt 22 trang Khánh Bằng 29/12/2023 1260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số kinh nghiệm trong hoạt động của Đại biểu Quốc hội - Nguyễn Đình Xuân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptmot_so_kinh_nghiem_trong_hoat_dong_cua_dai_bieu_quoc_hoi_ngu.ppt

Nội dung text: Một số kinh nghiệm trong hoạt động của Đại biểu Quốc hội - Nguyễn Đình Xuân

  1. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH • Đại biểu Quốc hội tự mình tiến hành hoạt động giám sát hoặc tham gia hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội; tham gia Đoàn giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội tại địa phương khi có yêu cầu.
  2. QUYỀN KIẾN NGHỊ • Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc của công dân, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật, xem xét trách nhiệm, xử lý người vi phạm, khôi phục lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị vi phạm. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân phải thông báo cho đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội biết việc giải quyết. Quá thời hạn nói trên mà không nhận được trả lời thì đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội có quyền kiến nghị với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp xem xét, giải quyết, đồng thời báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
  3. HẬU QUẢ PHÁP LÝ • Đề nghị xem xét trách nhiệm của người đứng đầu • Yêu cầu Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm với một chức danh cụ thể • Yêu cầu người có thẩm quyền xem xét các việc cụ thể • Công bố với cử tri thông qua tiếp xúc cử tri hay qua báo chí
  4. HẬU CHẤT VẤN • Nên chuẩn bị nhận xét về câu trả lời: tô đậm thêm vấn đề, thu hút sự quan tâm của dư luận • Tiếp tục theo đuổi sự việc • Gửi thư riêng, tiếp xúc hành lang • Chuẩn bị chất vấn ở các kỳ kế tiếp • Theo đuổi vấn đề cho đến khi được giải quyết
  5. THÔNG TIN: ĐẦU VÀO CỦA MỌI HOẠT ĐỘNG • CÁC KÊNH THÔNG TIN: tiếp xúc cử tri chính thức và không chính thức, các báo cáo, tài liệu được gửi, báo chí trong và ngoài nước, internet. • THU THẬP THÊM THÔNG TIN TỪ NHIỀU NGUỒN: – Từ chính cơ quan cần giám sát – Từ các cơ quan nghiên cứu – Các chuyên gia, các vị lão thành – Các đại biểu khác: chia sẻ thông tin
  6. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỤ THỂ ĐÃ THAM GIA • BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG • VẤN ĐỀ NUÔI NHỐT GẤU LẤY MẬT • THỦY ĐIỆN • ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG MỘT SỐ DỰ ÁN QUAN TRỌNG QUỐC GIA • GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TỐ CÁO.
  7. VÍ DỤ VỀ NẠN PHÁ RỪNG • Trong vòng 10 năm qua, không kể hàng nghìn khối gỗ bị trộm cắp, mỗi năm chúng ta mất trắng 51.000ha rừng, trong đó có khoảng 20 nghìn ha là chuyển sang mục đích khác, phần lớn là rừng tự nhiên ở thượng nguồn • Tây Nguyên dự kiến sẽ phá bỏ 100.000ha rừng nghèo để chuyển sang trồng cao su, tất cả đều là rừng phòng hộ đầu nguồn.
  8. Các lỗ hổng quản lý • Các quy định về quản lý rừng và đất rừng được quy định rất chặt chẽ trong Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Bảo vệ môi trường, luật Đa dạng sinh học, luật đất đai, nghị quyết số 73/2006/QH11 của QH và NQ số 66/NQ-QH/2006/QH11 về các công trình quan trọng quốc gia do QH quyết định đầu tư. Theo đó, việc chuyển đổi trên 200 đặc dụng, trên 1000 ha rừng sản xuất sang mục đích khác đó là công trình quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương. • Tuy nhiên, các văn bản dưới luật lại nới lỏng, nhiều điểm trái với văn bản của QH ban hành như: quyết định số 127/2008/TT-BNN ngày 31/12/2008 về việc trồng cao su trên đất lâm nghiệp; Thông tư số 58/2009/TT-BNNPTNT ngày 09/09/2009 về việc hướng dẫn trồng cao su trên đất lâm nghiệp; thông tư số 24/2009/TT-BNN ngày 5/5/2009 về chuyển đổi rừng đặc dụng, phòng hộ sang rừng sản xuất
  9. NGUYÊN NHÂN MẤT RỪNG • Chuyển sang mục đích khác: trang trại, đồn điền, trồng cao su, cây nguyên liệu giấy, khai mỏ, làm đường, khu dân cư, khu kinh tế, đô thị. Thực chất là chuyển dịch tài sản (đất đai, tài nguyên) từ khu vực công sang khu vực tư. • Phá rừng làm rẫy • Di dân tự do • Trộm cắp lâm sản • Cháy rừng
  10. NGUYÊN NHÂN CƠ BẢN CỦA CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG • Qúa chú trọng phát triển kinh tế • Xử lý chưa nghiêm • Không xem trọng đúng mức tầm quan trọng của rừng và sự đa dạng sinh học • Chính sách chưa đầy đủ, hợp lý, nhất là đối với địa phương và người dân nơi có rừng • Chế độ trách nhiệm chưa rõ ràng
  11. Một số đề xuất sau giám sát • Rà soát các văn bản pháp quy về bảo vệ môi trường • Phân công, phân cấp cụ thể, trách nhiêm, quyền hạn rõ ràng • Đầu tư thỏa đáng cho môi trường, có chính sách riêng cho các địa phương • Xử lý nghiêm các vụ vi phạm, kể cả các cán bộ có trách nhiệm. • Không hợp thức hóa đất do phá rừng mà có • Sự trợ giúp của nhà nước và các chính sách hưởng lợi từ rừng là hết sức quan trọng, không những với người dân mà với cả chính quyền địa phương
  12. KẾT LUẬN • Làm đại biểu Quốc hội là một nhiệm vụ vinh dự nhưng cũng rất nặng nề. Nhiều quyết định của Quốc hội sẽ có ảnh hưởng đến sự an nguy, thịnh suy của đất nước, có ảnh hưởng đến hàng chục, hàng trăm năm sau. Dù có rất nhiều người, nhiều cơ quan tham gia soạn thảo các quyết định của Quốc hội , nhưng trách nhiệm cao nhất và sau cùng thuộc về Quốc hội mà mỗi đại biểu là một thành viên. • Để hoàn thành cả hai nhiệm vụ, đại biểu cần phải làm việc thật nhiều, thật khoa học, sắp xếp hợp lý, tận dụng tốt các mối quan hệ và vị trí của mình để cho 2 việc có thể bổ sung cho nhau. • Cần chú trọng đến nhiệm vụ giám sát là một trong 3 nhiệm vụ quan trọng của Quốc hội và đại biểu Quốc hội. Thiếu chức năng này, nhà nước chúng ta không thể mạnh được, nhân dân ta không thể phát huy quyền làm chủ của mình.