Khảo sát đặc điểm giải phẫu bệnh Lymphôm tế bào T ngoại vi

Lymphôm tế bào T ngoại vi (PTCL) là nhóm bệnh lý hiếm, biểu hiện không đồng nhất với lâm sàng tiến triển nhanh và tiên lượng xấu(1,2). Theo bảng phân loại của tổ chức y tế thế giới (WHO) về hệ tạo huyết và mô lymphô chỉnh lý năm 2016(3), lymphôm tế bào T chiếm khoảng 12% toàn bộ lymphôm không Hodgkin (NHL) ở người trưởng thành(4). Tuy nhiên, con số này cao hơn và rơi vào khoảng 15% – 20% theo một số báo cáo ở các quốc gia Châu Á(5,6). Bên cạnh đó, xuất độ của PTCL cũng thay đổi theo vị trí địa lý và chủng tộc(2).

Theo các số liệu thống kê sơ bộ từ cơ sở dữ liệu của Khoa Giải Phẫu Bệnh – Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM, số bệnh nhân PTCL được chẩn đoán dựa trên bảng phân loại WHO 2016 đã tăng dần trong những năm gần đây. Tuy nhiên, việc chẩn đoán, phân loại và đánh giá tiên lượng của những thực thể này vẫn còn là một bài toán khó cho các nhà giải phẫu bệnh; những hiểu biết cụ thể về dịch tễ học, các triệu chứng lâm sàng cũng như các đặc điểm mô bệnh học của nhóm bệnh lý này, không chỉ ở nước ta mà còn với các nước đã phát triển vẫn còn là một thách thức. Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với mong muốn tìm hiểu và (1) khảo sát các đặc điểm giải phẫu bệnh của nhóm bệnh lý PTCL.

pdf 9 trang Hương Yến 02/04/2025 200
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát đặc điểm giải phẫu bệnh Lymphôm tế bào T ngoại vi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfkhao_sat_dac_diem_giai_phau_benh_lymphom_te_bao_t_ngoai_vi.pdf

Nội dung text: Khảo sát đặc điểm giải phẫu bệnh Lymphôm tế bào T ngoại vi

  1. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 6 * 2021 Nghiên cứu Y học KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU BỆNH LYMPHÔM TẾ BÀO T NGOẠI VI Nguyễn Hoàng Vinh1, Trần Hương Giang2, Hứa Thị Ngọc Hà2 Đặt vấn đề: Lymphôm tế bào T ngoại vi là một nhóm bệnh lý hiếm gặp, có biểu hiện lâm sàng không đồng nhất, thường có diễn tiến nhanh và tiên lượng xấu. Chưa có nhiều nghiên cứu ghi nhận cụ thể như dịch tễ học, triệu chứng lâm sàng và đặc điểm mô bệnh học của nhóm bệnh lý này ở Việt Nam. Do đó, chúng tôi khảo sát một số đặc điểm cơ bản về hình thái và hóa mô miễn dịch của nhóm lymphôm tế bào T ngoại vi nhằm góp phần nâng cao tính chính xác của chẩn đoán, qua đó góp phần vào việc tiên lượng, theo dõi và điều trị bệnh nhân tốt hơn. Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm mô bệnh học và kiểu hình miễn dịch của nhóm lymphôm tế bào T tại hạch và lymphôm tế bào T ngoài hạch và đánh giá mối liên quan giữa các đặc điểm trên với các phân nhóm lymphôm tế bào T ngoại vi dựa trên bảng phân loại của Tổ chức y tế thế giới năm 2016. Phương pháp: Khảo sát 47 trường hợp lymphôm tế bào T ngoại vi tại hạch và ngoài hạch, được chẩn đoán tại khoa Giải Phẫu Bệnh – Bệnh Viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 01/2018 đến tháng 12/2019 với các đặc điểm chung: tuổi, giới tính, vị trí tổn thương, kích thước tổn thương; các đặc điểm về kiểu sắp xếp như tăng sản tĩnh mạch nội mô cao, thấm nhập bạch cầu ái toan và tế bào viêm, hoại tử, xơ hóa; về đặc điểm tế bào u như sự đồng dạng tế bào, hình thái tế bào u, biến đổi bào tương sáng; sự biểu hiện của các dấu ấn miễn dịch: CD2, CD3, CD4, CD5, CD7, CD8, CD56, CD10, CD21, CD30, ALK, BCL6, Ki-67, và lai EBER. Kết quả: 47 trường hợp lymphôm tế bào T ngoại vi được phân loại theo phân loại của Tổ chức y tế thế giới năm 2016 như sau: nhóm tại hạch gồm 18 trường hợp lymphôm tế bào T ngoại vi không đặc hiệu; 10 trường hợp lymphôm tế bào T nguyên bào miễn dịch mạch máu; 4 trường hợp lymphôm tế bào lớn thoái sản, ALK- và 5 trường hợp lymphôm tế bào lớn thoái sản, ALK+ với tỷ lệ lần lượt là 38,3%; 21,3%; 21,2%; 19,1%. Nhóm ngoài hạch: 4 trường hợp lymphôm nguyên bào miễn dịch mạch máu ở da, 3 trường hợp lymphôm tế bào T/NK ngoài hạch thể mũi, 1 trường hợp lymphôm tế bào T dạng viêm mô mỡ dưới da, 1 trường hợp u dạng nấm, và 1 trường hợp lymphôm tế bào T ngoại vi ở da không đặc hiệu; với tỷ lệ lần lượt là (8,5%; 6,4%; 2,1%; 2,1% và 2,1%) Các đặc điểm chung: nam/nữ = 2/1, tuổi trung vị 55, đường kính trung vị 2cm, thường gặp nhất là hạch cổ 38,3%; đối với nhóm ngoài hạch, da là vị trí thường gặp nhất chiếm 14,9%. Hầu hết các đặc điểm vi thể đều không có mối liên quan với thể bệnh ngoại trừ đặc điểm tế bào u có bào tương sáng (p=0,021). Các đặc điểm hóa mô miễn dịch ghi nhận: kiểu hình miễn dịch CD4+/CD8+ thường gặp trong nhóm lymphôm nguyên bào miễn dịch mạch máu (p=0,017) và CD4-/CD8+ thường gặp trong nhóm lymphôm tế bào T ngoại vi không đặc hiệu (p=0,019). BCL6+/CD10+ thường gặp trong lymphôm nguyên bào miễn dịch mạch máu và ít gặp trong lymphôm tế bào T ngoại vi không đặc hiệu với giá trị p lần lượt là 0,001 và 0,003. CD21 dãn rộng chỉ có ở nhóm lymphôm nguyên bào miễn dịch mạch máu (p=0,001). Kết luận: Với một bộ hoá mô miễn dịch cơ bản cho nhóm bệnh lý này, cùng với việc ứng dụng bảng phân loại của Tổ chức y tế thế giới năm 2016 chúng ta có thể phân loại được một số nhóm lymphôm tế bào T ngoại vi thường gặp với tỷ lệ chính xác tương đối. Tuy nhiên để có được chẩn đoán xác định ở mức dưới phân nhóm, chúng ta phải cần thêm nhiều thông tin về lâm sàng, đại thể, vi thể, miễn dịch và cả sinh học phân tử. Từ khóa: lymphôm tế bào T ngoại vi, lymphôm nguyên bào miễn dịch mạch máu, lymphôm tế bào lớn thoái sản, hóa mô miễn dịch, sinh học phân tử. 1 Khoa Giải Phẫu Bệnh – Bệnh viện Ung Bướu TP. Hồ Chí Minh 2 Bộ môn Mô Phôi – Giải Phẫu Bệnh, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: TS.BS. Trần Hương Giang ĐT: 0933551778 Email: tranhuonggiangdhyd@gmail.com Chuy ên Đề Giải Phẫu Bệnh 141
  2. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 6 * 2021 ABSTRACT PATHOLOGICAL FEATURES OF PERIPHERAL T CELL LYMPHOMA Nguyen Hoang Vinh, Tran Huong Giang, Hua Thi Ngoc Ha * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 25 - No. 6 - 2021: 141 - 148 Background: Peripheral T cell lymphomas is a rare, heterogeneous group of lymphoma generally aggressive and poor outcome. Moreover, there have been relatively few studies of epidemiological, clinical and histopathological features of peripheral T cell lymphoma in Vietnam. Investigating the general morphology and immunohistochemistry of this disease could help to improve diagnostic accuracy, patient’s prognosis, and better management. Objectives: To describe histopathologic features and immunoprofile of the nodal peripheral T cell lymphoma and extranodal T cell lymphoma, as well as assess potential association of these characteristics with PTCL subtypes as classified on the 2016 World Health Organization classification of tumor of hematopoietic and lymphoid tissues. Methods: 47 peripheral T cell lymphoma cases, diagnosed at Ho Chi Minh City Oncology Hospital - Pathology Department from January 2018 to December 2019, were collected and reassessed. Clinical features include patient’s age at first diagnosis, sex, sites, and largest dimension of lymph nodes. Microscopic characteristics include patterns of tumor cells, proliferation of HEV, infiltration of eosinophils and inflammatory cells, sclerosis, necrosis; the morphology of the tumor cells: monomorphism, clear cell change, the expression of CD2, CD3, CD4, CD5, CD7, CD8, CD10, CD21, CD30, CD56, ALK, BCL6, Ki-67 immunohistochemical markers, and EBER-ISH. Results: The subtypes of peripheral T-cell lymphoma and extranodal T/NK cell lymphoma found after reviewing of 47 cases were: 18 cases of peripheral T-cell lymphoma, not otherwise specified (48.6%); 10 cases of angioimmunoblastic T-cell lymphoma (27%); 4 cases of anaplastic large cell lymphoma, ALK- (10.8%) and 5 cases of anaplastic large cell lymphoma, ALK+ (13.5%); 4 cases of cutaneous anaplastic large cell lymphoma; 3 cases of extranodal T/NK cell lymphoma, nasal type; 1 case of subcutaneous paniculitis-like T cell lymphoma; 1 case of mycosis fungoides; 1 case of cutaneous T cell lymphoma, not otherwise specified. In this cohort, male:female ratio = 2/1, with median age of 55, besides, most of the biopsy tissues were cervical lymph node (48,6%) with median size is 2cm. Virtually, microscopic features did not have any association between subtypes except for the types of cells and clear cytoplasm (p=0.021). Immunohistochemical results included: CD4+/CD8+ usually found in angioimmunoblastic T-cell lymphoma (p=0.017) and CD4-/CD8+ in peripheral T cell lymphoma, not otherwise specified (p=0.019). Major angioimmunoblastic T-cell lymphoma cases and minor peripheral T-cell lymphoma, not otherwise specified cases had BCL6+/CD10+ immunoprofile (p value respectively 0.001 and 0.003). Expanded CD21 was only seen in angioimmunoblastic T-cell lymphomas (p=0.001). Conclusions: The 2016 World Health Organization classification is useful for classifying subtypes of peripheral T cell lymphoma. However, to sign out diagnosis precisely requires sufficient of information such as clinical features, grossing, microscopic, immunohistochemical and genetic features. Keywords: Peripheral T-cell lymphoma, angioimmunoblastic T-cell lymphoma, anaplastic large cell lymphoma, immunohistochemistry, biomolecules. 142 Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh
  3. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 6 * 2021 Nghiên cứu Y học ĐẶT VẤN ĐỀ B: CD20 hoặc CD79a. Lymphôm tế bào T ngoại vi (PTCL) là nhóm Tiêu chuẩn loại trừ bệnh lý hiếm, biểu hiện không đồng nhất với Các trường hợp bị thiếu các thông tin lâm lâm sàng tiến triển nhanh và tiên lượng xấu(1,2). sàng: tuổi, giới tính, vị trí hạch và kích thước Theo bảng phân loại của tổ chức y tế thế giới hạch. Mẫu sinh thiết bị vụn nát, không thể khảo (WHO) về hệ tạo huyết và mô lymphô chỉnh lý sát vi thể và hoá mô miễn dịch. (3) năm 2016 , lymphôm tế bào T chiếm khoảng Phương pháp nghiên cứu 12% toàn bộ lymphôm không Hodgkin (NHL) ở Mô tả loạt trường hợp bệnh. người trưởng thành(4). Tuy nhiên, con số này cao hơn và rơi vào khoảng 15% – 20% theo một số Các bước tiến hành (5,6) báo cáo ở các quốc gia Châu Á . Bên cạnh đó, Thu thập thông tin hành chánh: Thu thập các xuất độ của PTCL cũng thay đổi theo vị trí địa lý thông tin, dữ liệu: tuổi, giới tính, vị trí tổn (2) và chủng tộc . thương và kích thước tổn thương từ phiếu gửi Theo các số liệu thống kê sơ bộ từ cơ sở dữ mẫu xét nghiệm giải phẫu bệnh. liệu của Khoa Giải Phẫu Bệnh – Bệnh viện Ung Chuẩn bị mẫu mô: Khảo sát các đặc điểm vi Bướu TP.HCM, số bệnh nhân PTCL được chẩn thể trên các mẫu bệnh phẩm được cố định trong đoán dựa trên bảng phân loại WHO 2016 đã formalin 10% sau đó được cắt lọc, xử lý mô và tăng dần trong những năm gần đây. Tuy nhiên, vùi nến. Nhuộm thường quy với Hemtoxyline & việc chẩn đoán, phân loại và đánh giá tiên lượng Eosin. của những thực thể này vẫn còn là một bài toán Quy trình nhuộm hoá mô miễn dịch và lai khó cho các nhà giải phẫu bệnh; những hiểu biết EBER cụ thể về dịch tễ học, các triệu chứng lâm sàng cũng như các đặc điểm mô bệnh học của nhóm Nhuộm hóa mô miễn dịch tất cả các bệnh lý này, không chỉ ở nước ta mà còn với các trường hợp bằng máy nhuộm tự động nước đã phát triển vẫn còn là một thách thức. Do BenchmarkXT của hãng Roche – Ventana và đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với máy Dako tại khoa Giải phẫu bệnh – Bệnh mong muốn tìm hiểu và (1) khảo sát các đặc viện Ung Bướu Thành Phố Hồ Chí Minh. Các điểm giải phẫu bệnh của nhóm bệnh lý PTCL. dấu ấn miễn dịch dựa trên tiêu chuẩn chẩn ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU đoán PTCL của bảng phân loại WHO 2016: CD2, CD3, CD4, CD5, CD7, CD8, CD10, CD21, Đối tượng nghiên cứu CD30, ALK, BCL6, Ki-67, CD56. Toàn bộ trường hợp lymphôm tế bào T được Đối với phương pháp lai EBER, Chúng tôi sử chẩn đoán tại khoa Giải Phẫu Bệnh – Bệnh Viện dụng bộ phát hiện ISH iVIEWBlue, mẫu dò Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng INFORM EBER Probe, ISH protease, Red 01/2018 đến tháng 12/2019. counterstain II, RNA Positive Control Probe, Tiêu chuẩn chọn mẫu Negative Control Probe. Các bước nhuộm tương tự như nhuộm hoá mô miễn dịch. Các trường hợp bệnh có chẩn đoán giải phẫu bệnh là lymphôm tế bào T được xác định bằng Đánh giá kết quả hoá mô miễn dịch có tế bào u dương tính với Khảo sát các đặc điểm mô bệnh học: tăng một trong các dấu ấn tế bào T: CD2, CD3, CD5, sản tĩnh mạch nội mô cao; kiểu sắp xếp; thấm CD7, CD4, CD8 và âm tính với các dấu ấn tế bào nhập tế bào viêm phản ứng; hoại tử; hình thái Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 143
  4. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 6 * 2021 tế bào u. và 6,4%. Các nhóm lymphôm ở da hiếm gặp bao Khảo sát sự mất biểu hiện hoặc giảm biểu gồm lymphôm tế bào T dạng viêm mô mỡ dưới hiện trên màng và/hoặc bào tương của các dấu da (SPTCL), u dạng nấm (MF) và lymphôm ấn dòng T (CD2, CD3, CD5, CD7) so với dấu ấn ngoài hạch chưa phân định loại gọi là lymphôm có biểu hiện mạnh nhất. tế bào T ngoại vi ở da không đặc hiệu (CPTCL, NOS) với 1 trường hợp mỗi loại (2,1%). Khảo sát sự biểu hiện của của các dấu ấn khác khi >5% tế bào u biếu hiện trên nhân tế bào Các đặc điểm chung đối với dấu ấn BCL6; trên màng và bào tương tế Bảng 1 Một số đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu bào u đối với CD4 và CD8; trên màng tế bào đối Số trường Đặc điểm Tỷ lệ với dấu ấn CD10 và CD56; trên màng, bào hợp Nam 30 63,8% tương, bộ golgi tùy theo loại đột biến với dấu ấn Giới CD30 và ALK. Nữ 17 36,2% <60 tuổi 30 63,8% Xử lý số liệu ≥60 tuổi 17 36,2% Số liệu trong nghiên cứu được thu thập Trung vị 55 tuổi (22 – 90) Đầu - cổ 18 38,3% bằng bảng thu thập số liệu. Sau đó được nhập Tuổi Nách 9 19,1% Hạch vào Epidata; mã hóa biến số và phân tích bằng Bẹn 8 17% SPSS 25.0. Bụng 2 4,3% Y đức Ngoài Mũi – họng 3 6,4% hạch Da 7 14,9% Nghiên cứu này thực hiện trên mẫu bệnh Số trung vị: 2.0cm Kích thước tổn thương (0.5 – Bách phân vị 25: 2.0cm phẩm, không gây ảnh hưởng đến bệnh nhân, các 15cm) thông tin của bệnh nhân đều được giữ bí mật và Bách phân vị 75: 4.0cm Kích thước tổn thương ≥2cm 32 68,1% kết quả nghiên cứu không được sử dụng cho mục đích thương mại. Nghiên cứu đã được đã Đặc điểm vi thể xét duyệt thông qua và cho phép tiến hành theo Tăng sản tĩnh mạch nội mô cao (HEV) quyết định số 435/HĐĐĐ-ĐHYD của Hội Đồng Hiện tượng này chiếm tỷ lệ rất cao trong Y Đức, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. nghiên cứu của chúng tôi: PTCL, NOS (66,7%); KẾT QUẢ AITL (100%); ALCL, ALK+ (50%); ALCL, ALK- Sự phân bố lymphôm (80%). Nhóm ngoài hạch không ghi nhận. Nhóm lymphôm tế bào T tại hạch gồm: 18 Kiểu sắp xếp trường hợp lymphôm tế bào T ngoại vi không Phân loại nhóm PTCL tại hạch thành: xóa đặc hiệu (PTCL, NOS); 10 trường hợp cấu trúc hạch toàn bộ, xóa cấu trúc hạch một lymphôm tế bào T nguyên bào miễn dịch phần và tăng sản nang. Nhóm PTCL ngoài hạch mạch máu (AITL), 9 trường hợp và lymphôm có 2 kiểu sắp xếp: lan tỏa và xâm nhiễm. Hình tế bào lớn thoái sản (ALCL), 9 trường hợp (bao ảnh xóa toàn bộ cấu trúc hạch chiếm 48,9%; xóa gồm ALK- và ALK+) với tỷ lệ lần lượt là một phần cấu trúc hạch chiếm 29,8%; tăng sản 38,3%; 21,3% và 19,1%. nang chiếm 21,3% trên tổng số trường hợp Các trường hợp ngoài hạch ưu thế bao gồm 4 nghiên cứu. Đối với nhóm PTCL ngoài hạch, trường hợp lymphôm tế bào lớn thoái sản ở da chúng tôi ghi nhận 40% trường hợp lan tỏa và (CALCL) và 3 trường hợp lymphôm tế bào T/NK 60% trường hợp xâm nhiễm các cấu trúc lân cận. thể mũi (ENKTCL, NT), với tỷ lệ lần lượt là 8,5% Thấm nhập tế bào viêm phản ứng 144 Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh
  5. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 6 * 2021 Nghiên cứu Y học 12 trường hợp (25,5%) có thấm nhập bạch Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận 18,9% cầu ái toan (chủ yếu nhóm tổn thương tại trường hợp PTCL có biểu hiện CD30 với tỷ lệ tế hạch) kèm với sự hiện diện của các nguyên bào u bắt màu dấu ấn này từ 70% trở lên và được bào miễn dịch, tế bào dạng biểu mô và một ít chẩn đoán là ALCL. Với nhóm ngoài hạch, ghi tương bào. nhận toàn bộ ENKTCL, NT biểu hiện CD56. Hoại tử Giá trị Ki-67 Chỉ có 21,3% trường hợp có hình ảnh hoại tử Nhóm tại hạch có Ki-67 trung vị là 60%. trên vi thể; trong đó các trường hợp ALCL, Nhóm ngoài hạch ghi nhận MF có chỉ số Ki-67 ALK+; ALCL, ALK- và ENKTCL, NT thường lên đến 60% và SPTCL là 50%. gặp nhất. EBER Hình thái tế bào u 50% AITL và 44,4% PTCL, NOS có hiện Nghiên cứu này ghi nhận trong nhóm tế diện tế bào biểu hiện EBER. 100% ENKTCL, bào đồng nhất có 8,1% trường hợp đi kèm với NT có biểu hiện EBER. sự hiện diện nhiều loại tế bào viêm; 40,5% BÀN LUẬN viêm ít hoặc không có tế bào viêm. Nhóm đa dạng tế bào có và không có sự hiện diện nhiều Sự phân bố lymphôm loại tế bào viêm đi kèm lần lượt chiếm 24,3% Theo nghiên cứu của tác giả Vose và cs(2): và 27,1%. Nhóm PTCL ngoài hạch ghi nhận tỷ lệ phân bố 5 nhóm PTCL thường gặp nhất các trường hợp u dạng nấm (MF) có tế bào u theo thứ tự như sau: PTCL, NOS; AITL; ALCL, có nhân cuộn; nhóm CALCL có nhân dị dạng ALK+; ALCL, ALK-; và ENKTCL, NT (Bảng 2). kiểu tế bào đặc trưng. Các nghiên cứu khác trên thế giới về tổn Đặc điểm hoá mô miễn dịch thương lymphôm tế bào T nguyên phát ngoài hạch cho thấy nhóm này có tỷ lệ rất thấp, hầu Sự mất biểu hiện các dấu ấn dòng T như chỉ chiếm <1% toàn bộ bệnh lymphôm. Đa Trong nghiên cứu này, có 78,7% trường hợp phần PTCL ngoài hạch chủ yếu là do tổn có mất biểu hiện ít nhất một trong số các dấu ấn thương thứ phát sau lymphôm hạch hoặc dòng T. Trong đó CD2 thường mất biểu hiện bệnh bạch cầu lan tràn; những trường hợp nhiều nhất với 40,4% trường hợp. Trong nhóm như vậy thường có tiên lượng rất xấu. PTCL ngoài hạch có nhóm ENKTCL, NT chỉ Bảng 2 Phân bố các nhóm PTCL tại hạch giữa các biểu hiện CD2 và CD3 ở bào tương. nghiên cứu PTCL, AITL ALCL, ALCL, Sự biểu hiện CD4 và CD8 Nghiên cứu NOS (%) (%) ALK+ (%) ALK- (%) Về kiểu hình CD4 và CD8 thì nhóm cùng Nghiên cứu này 48,6 27,0 10,8 13,5 dương (CD4+/CD8+) trong nghiên cứu này Vose JM. (N. A)(2) 34,4 16,0 16,0 7,8 chiếm ưu thế nhất; kế đến là CD4-/CD8+; Vose JM. (EU.)(2) 34,3 28,7 6,4 9,4 (2) CD4+/CD8- và cuối cùng là nhóm cùng âm. Vose JM. (Asia) 22,4 17,9 3,2 2,6 Sự biểu hiện của các dấu ấn trung tâm mầm Các đặc điểm chung Đa số PTCL, NOS không biểu hiện BCL6 và Về giới tính CD10; toàn bộ AITL biểu hiện 2 dấu ấn này. Các Theo Interlymph, tỷ lệ nam/nữ của PTCL nhóm khác biểu hiện không đồng nhất. tại hạch rơi vào khoảng 2/1. Tương tự như Sự biểu hiện CD30; ALK và CD56 nghiên cứu này với tỷ lệ nam/nữ là 2,3/1 (Bảng Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 145
  6. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 6 * 2021 1). Tác giả Liao(7) ghi nhận tỷ lệ nam:nữ là 1,3:1 PTCL của chúng tôi với nghiên cứu của tác giả (10) trên 56 trường hợp PTCL ở da. Trong khi đó Patel tại Ấn Độ (Bảng 4). Đối với nhóm ngoài hạch, đặc điểm mô bệnh học này chỉ trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ nam:nữ chiếm 40% tổng số PTCL ngoài hạch và chủ của nhóm PTCL ngoài hạch là 1:1. yếu tập trung ở nhóm CALCL. Về độ tuổi Bảng 4 Phân bố sự tăng sản HEV trong các nhóm Rất nhiều nghiên cứu cho thấy lymphôm tế PTCL tại hạch giữa hai nghiên cứu) bào T thường hay xảy ra ở người già với độ tuổi PTCL, ALCL, ALCL, Nghiên cứu AITL (%) trung vị ghi nhận từ 55 - 62 tuổi(3,8,9). Nghiên cứu NOS (%) ALK+ (%) ALK- (%) này của chúng tôi cũng ghi nhận độ tuổi trung vị Nghiên cứu này 66,7 100 50 80 Patel BK. là 55 tuổi; thấp nhất 22 tuổi và cao nhất 90 tuổi. (10) 54 87 65 75 (Ấn độ) Đối với nhóm PTCL ngoài hạch, nghiên cứu này có độ tuổi trung vị là 54 (khoảng tuổi 30-90). Kiểu sắp xếp Theo nghiên cứu của tác giả Liao(7), tuổi trung vị Kết quả trên cho thấy PTCL là một nhóm là 68 (16-86 tuổi)(7). bệnh lý có kiểu sắp xếp rất đa dạng và rất dễ Về vị trí tổn thương nhầm lẫn với hạch viêm tăng sản vùng cận vỏ. Do đó cần chú ý để tránh bỏ sót những trường (10) Nghiên cứu của tác giả Patel cho thấy rằng hợp này. nhóm PTCL tại hạch thường gây tổn thương Thấm nhập tế bào viêm phản ứng nhiều vị trí. Trong đó đáng chú ý nhất là nhóm Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, PTCL AITL, với 100% trường hợp tổn thương đa hạch, thường đi kèm với hiện tượng thấm nhập tế bào (10) đa cơ quan . Các vị trí hạch nách, hạch bẹn và viêm(11), đặc biệt là bạch cầu ái toan và tương hạch bụng của các nhóm ALCL thấp hơn đáng bào. Mặc dù không phải lúc nào PTCL cũng có kể. Đối với nhóm PTCL ngoài hạch, chúng tôi hiện tượng này, nhưng trong quá trình thực ghi nhận: 5 trường hợp ở vùng đầu-mặt-cổ; 1 hành cần cảnh giác với những trường hợp phản trường hợp da cánh tay, 1 trường hợp da cẳng ứng viêm mạnh, vì chúng rất dễ bị bỏ sót và chẩn đoán nhầm thành hạch viêm tăng sản. chân, 1 trường hợp da ngực và 2 trường hợp da lưng. Như vậy gần như vị trí nào trên cơ thể Hoại tử cũng có thể bị ảnh hưởng. Đối với PTCL, chỉ một số ít trường hợp được Bảng 3 So sánh vị trí tổn thương của nhóm PTCL ghi nhận là có hoại tử. Bên cạnh đó, tác giả Suchi, ngoài hạch giữa các nghiên cứu T. ghi nhận nhóm PTCL, NOS thể cổ điển hoàn (12) Thân Đầu-mặt- toàn không có hoại tử . Patel, BK. thì chỉ nhận Nghiên cứu Chi dưới Chi trên mình cổ định có 12,5% trong nghiên cứu của mình có Nghiên cứu này 10% 10% 30% 50% hoại tử(10). Tương đồng với nghiên cứu này. Liao J.B.(7) 71% 29% 26% 13% Hình thái tế bào u *Ghi chú: tác giả Liao, J.B ghi nhận tổn thương nhiều vị trí Một số nghiên cứu gần đây cho thấy rằng tế Đặc điểm vi thể bào u đơn dạng kèm thấm nhập tế bào viêm ít Tăng sản tiểu tĩnh mạch nội mô cao thường sẽ biểu hiện GATA3; ngược lại, tế bào u Không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ các đa dạng thấm nhập tế bào viêm nhiều sẽ biểu trường hợp có tăng sản HEV giữa các nhóm hiện TBX21. Từ đó chúng ta có thể phân loại PTCL, NOS thành 2 dưới nhóm là: PTCL- 146 Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh
  7. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 6 * 2021 Nghiên cứu Y học GATA3 (tiên lượng xấu); và PTCL-TBX21 (tiên biểu hiện trong AITL và ALCL(14,15,16). Nhóm lượng tốt hơn)(13). Mặc dù nghiên cứu này chưa CALCL biểu hiện các dấu ấn dòng T rất đa dạng. sử dụng GATA3 và TBX21, nhưng chúng tôi Trong nghiên cứu của chúng tôi có 2 trường hợp nhận thấy có một sự tương đồng với nghiên cứu CALCL biểu hiện đầy đủ cả CD2, CD3, CD5, trên. Đối với nhóm PTCL ngoài hạch, nhiều CD7; 1 trường hợp mất biểu hiện CD2 và 1 nghiên cứu cho thấy rằng đặc điểm hình thái tế trường hợp mất biểu hiện CD5. bào như tế bào có nhân cuộn, nhân dị dạng nên Sự biểu hiện CD4 và CD8 được dùng để tiếp cận các trường hợp lymphôm tế bào T ở da. Kiểu hình CD4-/CD8+ lại chiếm một tỷ lệ rất lớn trong nhóm PTCL, NOS và có ý nghĩa thống Đặc điểm hóa mô miễn dịch kê (p<0,05). Đối với nhóm ngoài hạch, chúng tôi Sự mất biểu hiện các dấu ấn dòng T có 1 trường hợp MF điển hình với tỷ lệ CD4:CD8 > 4 lần và SPTCL với tế bào u bắt màu CD8 viền Theo bảng phân loại WHO 2016, các quanh các tế bào mỡ. Riêng đối với nhóm lymphôm tế bào T thường mất biểu hiện của một ENKTCL, NT chúng tôi ghi nhận các tế bào u chỉ hoặc nhiều dấu ấn trong số các dấu ấn dòng T có CD8+, điều này có thể lý giải sự tương quan bao gồm CD2; CD3; CD5; CD7(3). Trong đó, CD5 giữa các lymphô bào T gây độc và lymphô bào và CD7 thường bị mất biểu hiện nhất; CD3 bề diệt tự nhiên. mặt thường biểu hiện kém hoặc thậm chí mất Bảng 5 Liên quan về sự biểu hiện CD4 và CD8 của nhóm PTCL tại hạch Kiểu hình CD4 PTCL, NOS AITL ALCL, ALK+ ALCL, ALK- và CD8 n % p n % p n % p n % p CD4+/CD8+ 4 10,8 0,170 7 18,9 0,017 1 2,7 1,000 1 2,7 0,638 CD4+/CD8- 3 8,1 0,321 3 8,1 0,679 1 2,7 1,000 2 5,4 0,577 CD4-/CD8+ 7 18,9 0,019 0 0,0 0,079 0 0,0 0,557 1 2,7 1,000 CD4-/CD8- 4 10,8 0,693 0 0,0 0,155 2 28,6 0,155 1 2,7 1,000 Sự biểu hiện của các dấu ấn trung tâm mầm nhóm ENKTCL, NT; chúng ta cần có các công cụ như sau: CD56, EBER, dấu ấn gây độc tế bào Các dấu ấn trung tâm mầm bao gồm CD10, (TIA1, Perforin, Granzym B); với 2/3 nhóm hoá BCL6, PD1, ICOS và CXCL13. Tuy nhiên nghiên mô miễn dịch này dương tính thì có thể kết luận cứu này chỉ sử dụng CD10 và BCL6 để khảo sát được ENKTCL, NT. Trong nghiên cứu này, các trường hợp lymphôm tế bào T. Qua đó chúng tôi ghi nhận toàn bộ trường hợp khảo sát chúng tôi thấy rằng, CD10 và BCL6 cùng biểu đều biểu hiện với CD56 và EBER. hiện lần lượt là 5% và 10% trở lên trên tế bào u cho thấy sự tương quan có ý nghĩa thống kê ở Giá trị Ki-67 nhóm AITL với tỷ lệ đạt 100%. Chỉ số tăng sinh Ki-67 là một dấu ấn quan Sự biểu hiện CD30; ALK và CD56 trọng trong việc tiên lượng cho các bệnh nhân PTCL. Ki-67 > 80% kèm với tuổi > 60 tuổi và Đặc điểm chung của các trường hợp này là LDH cao là 3 yếu tố tiên lượng nặng(9). Trong sự hiện diện của những tế bào chỉ điểm xen lẫn nghiên cứu của chúng tôi, PTCL, NOS và với các tế bào lớn dị dạng. Tuy nhiên trong số AITL có trung vị bằng nhau: 60%; ALCL, các trường hợp này, có một trường hợp PTCL, ALK+ trung vị là 55%; còn nhóm ALCL, ALK- NOS biểu hiện CD30 trên tế bào B dạng nguyên thì mức độ biểu hiện Ki-67 cao nhất, dao động bào miễn dịch. Các trường hợp này có EBER từ 70-90%. Trong nhóm ngoài hạch, ENKTCL, dương tính. Với nhóm ngoài hạch, để phân loại Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 147
  8. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 6 * 2021 NT biểu hiện Ki-67 > 65% thường có tiên 3. Swerdlow SH, Elias C, Stefano AP et al. (2016), "The 2016 revision of the World Health Organization classification of lượng xấu hơn và có tỷ lệ 100% trong nghiên lymphoid neoplasms", Blood, 127 (20), pp. 2375. cứu này. Nhóm MF khi chuyển dạng sang tế 4. InterLymph, (1997), "A clinical evaluation of the International bào lớn thì sẽ có Ki-67 tăng, kết hợp với H&E, Lymphoma Study Group classification of non-Hodgkin's lymphoma. The Non-Hodgkin's Lymphoma Classification nghiên cứu của chúng tôi cho thấy Ki-67 biểu Project", Blood, 89 (11), pp. 3909-3918. hiện đến 60% trên các tế bào u lớn và dị dạng. 5. Anderson JR, Armitage JO, Weisenburger DD and for the Nhóm SPTCL có Ki-67 cao hơn nếu so sánh Non-Hodgkin's Lymphoma Classification Project, (1998), "Epidemiology of the non-Hodgkin's lymphomas: với nhóm MF; nghiên cứu của chúng tôi cho Distributions of the major subtypes differ by geographic thấy giá trị Ki-67 ở nhóm này đạt 50%. locations", Annals of Oncology, 9 (7), pp. 717-720. 6. Nakamura S, Koshikawa T, Koike K, Kitoh K et al. (1993), EBER "Phenotypic analysis of peripheral T cell lymphoma among the Japanese", Acta Pathol Jpn, 43 (7-8), pp. 396-412. Theo nhiều y văn, sự hiện diện của nguyên 7. Liao JB, Chuang SS, Chen HS et al. (2010), "Clinicopathologic bào miễn dịch B nhiễm EBV thường tồn tại Analysis of Cutaneous Lymphoma in Taiwan: A High Frequency of Extranodal Natural Killer/T-Cell Lymphoma, trong các nhóm PTCL. Cụ thể, theo những Nasal Type, With an Extremely Poor Prognosis", Arch Pathol nghiên cứu được đề cập trong bảng phân loại Lab Med, 134 (7), pp. 996-1002 WHO 2016, tỷ lệ PTCL, đặc biệt là AITL, sự 8. Rizvi MA, Evens AM, Tallman MS, Nelson BP et al. (2006), "T- cell non-Hodgkin lymphoma", Blood, 107 (4), pp. 1255-1264. hiện diện của tế bào B nhiễm EBV lên đến 80- 9. Went P, Agostinelli C, Gallamini A et al (2006), "Marker 95%. Tác giả Attygalle ghi nhận có đến 81% expression in peripheral T-cell lymphoma: a proposed clinical- trường hợp AITL trong nghiên cứu và 57% pathologic prognostic score", J Clin Oncol, 24 (16), pp. 2472- 2479. trường hợp PTCL, NOS có sự hiện diện của 10. Patel BK, Rakhee K, Dubashi B (2019), "Clinicopathological các tế bào nhiễm EBV(17). Khảo sát nhóm PTCL Spectrum of Nodal Peripheral T-cell Lymphomas: Observations and Inferences of Half a Decade", Journal of ngoài hạch, chúng tôi ghi nhận chỉ có duy nhất Clinical and Diagnostic Research, 13 (2), pp. EC12-EC17. nhóm ENKTCL, NT biểu hiện EBER. Qua đó 11. Weiss LM, Crabtree GS, Rouse RV, et al., (1985), "Morphologic có thể thấy rằng các trường hợp này đều and immunologic characterization of 50 peripheral T-cell lymphomas", Am J Pathol, 118 (2), pp. 316-324. nhiễm EBV vùng hầu, mũi; và EBER rất cần 12. Suchi T, Lennert K, Tu LY, et al., (1987), "Histopathology and thiết trong chẩn đoán ENKTCL, NT. immunohistochemistry of peripheral T cell lymphomas: a proposal for their classification", J Clin Pathol, 40 (9), pp. 995- KẾT LUẬN 1015. 13. Amador C, Greiner T, Heavican LM (2019), "Reproducing the Với một bộ hoá mô miễn dịch cơ bản cho molecular subclassification of peripheral T-cell lymphoma- nhóm bệnh lý này, cùng với việc ứng dụng NOS by immunohistochemistry", Blood, 134 (24), pp. 2159- bảng phân loại của Tổ chức y tế thế giới năm 2170. 14. Benharroch D, Meguerian-Bedoyan Z, Lamant L (1998), "ALK- 2016 chúng ta có thể phân loại được một số positive lymphoma: a single disease with a broad spectrum of nhóm lymphôm tế bào T ngoại vi thường gặp morphology", Blood, 91 (6), pp. 2076-2084. 15. Bonzheim I, Geissinger E, Roth S et al. (2004), "Anaplastic với tỷ lệ chính xác tương đối. Tuy nhiên để có large cell lymphomas lack the expression of T-cell receptor được chẩn đoán xác định ở mức dưới phân molecules or molecules of proximal T-cell receptor signaling", nhóm, chúng ta phải cần thêm nhiều thông tin Blood, 104 (10), pp. 3358-3360. 16. Wang W, Gao L, Gong M, Tang Y, Li Y et al. (2018), "Non- về lâm sàng, đại thể, vi thể, miễn dịch và cả malignant T-cells lacking multiple pan-T markers can be sinh học phân tử. found in lymph nodes", Leuk Lymphoma, 59 (1), pp. 155-161. 17. Attygalle AD, Cabeçadas J, Gaulard P, et al., (2014), TÀI LIỆU THAM KHẢO "Peripheral T-cell and NK-cell lymphomas and their mimics; 1. Foss FM, Pier LZ, Julie MV, Randy DG, Steven TR, Kensei T taking a step forward – report on the lymphoma workshop of (2011), "Peripheral T-cell lymphoma", Blood, 117 (25), pp. 6756. the XVIth meeting of the European Association for 2. Vose J, Armitage J, Weisenburger D (2008), "International Haematopathology and the Society for Hematopathology", peripheral T-cell and natural killer/T-cell lymphoma study: Histopathology, 64 (2), pp. 171-199. pathology findings and clinical outcomes", J Clin Oncol, 26 (25), pp. 4124-4130. 148 Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh
  9. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 6 * 2021 Nghiên cứu Y học Ngày nhận bài báo: 10/11/2021 Ngày bài báo được đăng: 08/12/2021 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 25/11/2021 Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 149