Giáo trình Vệ sinh phòng bệnh

2.3.1. Các yếu tố gây ô nhiễm đất
- Các chất thải sinh hoạt từ gia đình, cụm dân cư….
- Chất thải trong công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, khai thác mỏ….
- Các chất thải: nước tiểu, phân, nước chế biến thức ăn, nước tắm giặt giũ…. Chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh, nhiều khí thối: H2S, NH3, CH4….
- Các hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, ứ đọng trong đất tích tụ vào các cây trồng: cà rốt, củ cải….
- Các chất thải trong quá trình sản xuất từ các nguồn nước thải ở các khu công nghiệp, nhà máy hoặc trong không khí lắng đọng vào đất làm cho hàm lượng các chất hóa học: Fe, Hg, Mn… cao hơn tiêu chuẩn cho phép và ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
2.3.2. Ảnh hưởng môi trường đất tới sức khỏe
- Bệnh ở đường tiêu hóa do ô nhiễm môi trường đất như: tả, lỵ, thương hàn, bại liệt…. bệnh ký sinh trùng như: giun, sán….
- Do côn trùng, trung gian truyền bệnh: ruồi, muỗi, chuột, gián….
2.3.3. Một số biện pháp chủ yếu bảo vệ môi trường đất
- Muốn chế biến các chất thải đặc và lỏng của người và động vật thành phân bón hữu cơ, phải xây dựng hố tiêu hai ngăn ủ phân đúng quy định, hoặc các loại hố tiêu khác như: hố tiêu thấm dội nước, hố tiêu chìm, hố tiêu biôga….
- Ở đô thị xây dựng hố tiêu tự hoại.
- Có hệ thống cống dẫn các loại nước thải vào hệ thống cống chung.
pdf 63 trang Hương Yến 01/04/2025 220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Vệ sinh phòng bệnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ve_sinh_phong_benh.pdf

Nội dung text: Giáo trình Vệ sinh phòng bệnh

  1. Giáo trình (Dành cho Y sĩ đa khoa) Chủ biên: Tham gia biên soạn: BS. CKI. Nguyễn Năng Minh BS.Đỗ Thị Thu Hiền BS. Trần Thanh Khoa Lưu hành nội bộ Năm 2013
  2. MỤC LỤC TRANG Bài 1: MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE ........................................................................... 1 BS.CKI. Nguyễn Năng Minh. Bài 2: CUNG CẤP NƯỚC SẠCH ..................................................................................... 5 BS. Đỗ Thị Thu Hiền. Bài 3: VỆ SINH CÁ NHÂN ............................................................................................. 10 BS. Trần Thanh Khoa. Bài4: VỆ SINH TRƯỜNG HỌC ..................................................................................... 15 BS. Đỗ Thị Thu Hiền. Bài 5: VỆ SINH LAO ĐỘNG .......................................................................................... 19 BS.CKI. Nguyễn Năng Minh. Bài 6: PHÒNG CHỐNG TAI NẠN – THƯƠNG TÍCH ................................................ 28 BS. Đỗ Thị Thu Hiền. Bài 7: XỬ LÝ CHẤT THẢI ............................................................................................ 33 BS. Trần Thanh Khoa. Bài 8: VỆ SINH BỆNH VIỆN – TRẠM Y TẾ ................................................................ 38 BS. Đỗ Thị Thu Hiền. Bài 9: DỊCH TỂ HỌC ĐẠI CƯƠNG .............................................................................. 44 BS. Đỗ Thị Thu Hiền. Bài 10: PHÒNG VÀ DIỆT CÁC CÔN TRÙNG TRUYỀN BỆNH ................................. 49 BS. Đỗ Thị Thu Hiền. Bài 11: PHÒNG DỊCH, BAO VÂY DẬP TẮT MỘT VỤ DỊCH TẠI CỘNG ĐỒNG ... 55 BS. Đỗ Thị Thu Hiền. ĐÁP ÁN ............................................................................................................................. 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 61
  3. Trường TC Phạm Ngọc Thạch Giáo trình Vệ Sinh Phòng Bệnh BÀI 1: MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng: 1. Trình bày được địnhnghĩa về môi trường và sức khỏe. 2. Trình bàyđược phân loại môi trường. 3. Trình bày được tác động của ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất đến sức khỏe con người và biện pháp đề phòng. NỘI DUNG 1. ĐẠI CƯƠNG - Một cá thể hay một quần thể đều sống trong môi trường đặc trưng, không có môi trường thì sinh vật không thể tồn tại. - Khi môi trường biến đổi thì sinh vật cũng biến đổi theo. - Trong mối quan hệ tương tác với môi trường, con người đều có những phản ứng thích nghi, đồng thời con người còn chủ động làm biến đổi môi trường . 2. MÔI TRƯỜNG Định nghĩa. Môi trường là toàn bộ các yếu tố bao quanh một người hoặc một nhóm người và có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến con người. Phân loại: có 2 loại môi trường. + Môi trường tự nhiên. + Môi trường xã hội. 3. SỨC KHỎE - Có nhiều quan niệm về sức khỏe và có nhiều định nghĩa về sức khỏe : Sức khỏe là không bệnh tật, ốm đau, to béo, cơ thể nở nang . - 1978 tại Alma - Ata , Hội nghị Quốc tế bàn về Chăm sóc Sức khỏe ban đầu đã thống nhất một định nghĩa vế sức khỏe như sau: * “ Sức khỏe là tình trạng thoải mái cả về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không đơn thuần là không có bệnh tật.” 4. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẾN SỨC KHỎE Ô nhiễm môi trường - Định nghĩa: Ô nhiễm môi trường là khi có một sự biến đổi của môi trường theo hướng không tiện nghi, bất lợi đối với cuộc sống con người, động vật, thực vật. - Tác động của môi trường tới sức khỏe. + Tác động trực tiếp: T0, ánh sáng, độ ẩm, tiếng ồn, chất phóng xạ . Ảnh hưởng trực tiếp các cơ quan, mắt, tai, da, niêm mạc. + Tác động gián tiếp: Tác động vào cơ thể qua môi trường trung gian như, đất, không khí, nước Tác động của ô nhiễm môi trường không khí tới sức khỏe 2.1.1. Định nghĩa: “Ô nhiễm môi trường không khí là khi trong không khí có mặt một hay nhiều chất lạ, hoặc có sự biến đổi trong thành phần không khí, gây ra những tác động có hại cho người và sinh vật”. 2.1.2. Các yếu tố gây ô nhiễm môi trường không khí - Bụi, khói, bãi rác, xác súc vật, các loại hóa chất hơi độc từ các nhà máy: giấy, sản xuất thuốc trừ sâu . 1
  4. Trường TC Phạm Ngọc Thạch Giáo trình Vệ Sinh Phòng Bệnh - Ví dụ: SO2, H2S, NH3 .thải vào không khí. 2.1.3. Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới sức khỏe Khi con người tiếp xúc với môi trường không khí bị ô nhiễm, tùy theo mức độ và thời gian tiếp xúc với các yếu tố đó mà có thể mắc một số bệnh như: ung thư phổi, viêm phế quản mạn, hen, viêm mũi . 2.1.4. Một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí - Quản lý và kiểm soát môi trường nhằm làm giảm bớt các chất thải gây ô nhiễm không khí. - Quy hoạch đô thị và các khu công nghiệp phải phù hợp. - Sử dụng hệ thống cây xanh để bảo vệ môi trường không khí. - Kiểm soát và xử lý tốt các nguồn chất thải từ các khu công nghiệp, khu đô thị, có khả năng gây ô nhiễm môi trường không khí. Tác động của ô nhiễm môi trường nước đến sức khỏe 2.2.1. Định nghĩa: “ Ô nhiễm môi trường nước là sự biến đổi các thành phần của nước, khác với trạng thái ban đầu khi chưa bị ô nhiễm, đó là sự biến đổi về lý tính, hóa tính, và vi sinh vật, làm cho nước trở nên độc hại”. 2.2.2. Các yếu tố gây nên ô nhiễm môi trường nước - Các chất thải trong quá trình sinh hoạt hàng ngày của người dân, từ các cụm dân cư, khu vực công cộng, hệ thống cầu tiêu, nước tắm rửa, giặt giũ . - Các chất thải từ các nhà máy xí nghiệp .( đặc biệt là các nhà máy đường, nhà máy giấy, nhà máy sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu ). Thải ra các chất độc hại như: SO2, H2S, NH3 - Các chất thải từ bệnh viện, trạm y tế, phòng khám bệnh chứa nhiều vi khuẩn và virus như: tả, lỵ, thương hàn, viêm gan B, bại liệt . 2.2.3. Ảnh hưởng môi trường nước tới sức khỏe Khi sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm có thể mắc số bệnh về đường tiêu hóa như: tả, lỵ, thương hàn, bại liệt, viêm gan B một số bệnh ngoài da: ghẻ lở, chàm, mắt hột . 2.2.4. Một số biện pháp chủ yếu bảo vệ môi trường nước - Làm sạch các nguồn nước sạch và nước ngầm: + Tập trung xử lý các chất thải của người, trước khi chảy vào hệ thống chung. + Các bể chứa nước, các loại giếng khơi phải xây dựng đúng tiêu chuẩn vệ sinh. + Các nguồn chất thải có chứa chất độc, vi sinh vật gây bệnh, trước khi chảy vào hệ thống chung, phải thu hồi (các chất hóa học), hoặc phải tiêu diệt (các vi sinh vật gây bệnh). - Các nhà máy cung cấp nước, không được có nhà dân, có vườn rau xanh bón các loại phân, chuồng gia súc . Tác động của ô nhiễm môi trường đất đến sức khỏe. - Ô nhiễm môi trường đất nói chung do tập quán sinh hoạt mất vệ sinh trong cộng đồng. - Ô nhiễm đất do những loại hóa chất từ các thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, những chất gây ô nhiễm môi trường không khí lắng đọng vào mặt đất. 2.3.1. Các yếu tố gây ô nhiễm đất - Các chất thải sinh hoạt từ gia đình, cụm dân cư . - Chất thải trong công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, khai thác mỏ . - Các chất thải: nước tiểu, phân, nước chế biến thức ăn, nước tắm giặt giũ . Chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh, nhiều khí thối: H2S, NH3, CH4 . - Các hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, ứ đọng trong đất tích tụ vào các cây trồng: cà rốt, củ cải . 2
  5. Trường TC Phạm Ngọc Thạch Giáo trình Vệ Sinh Phòng Bệnh - Các chất thải trong quá trình sản xuất từ các nguồn nước thải ở các khu công nghiệp, nhà máy hoặc trong không khí lắng đọng vào đất làm cho hàm lượng các chất hóa học: Fe, Hg, Mn cao hơn tiêu chuẩn cho phép và ảnh hưởng tới sức khỏe con người. 2.3.2. Ảnh hưởng môi trường đất tới sức khỏe - Bệnh ở đường tiêu hóa do ô nhiễm môi trường đất như: tả, lỵ, thương hàn, bại liệt . bệnh ký sinh trùng như: giun, sán . - Do côn trùng, trung gian truyền bệnh: ruồi, muỗi, chuột, gián . 2.3.3. Một số biện pháp chủ yếu bảo vệ môi trường đất - Muốn chế biến các chất thải đặc và lỏng của người và động vật thành phân bón hữu cơ, phải xây dựng hố tiêu hai ngăn ủ phân đúng quy định, hoặc các loại hố tiêu khác như: hố tiêu thấm dội nước, hố tiêu chìm, hố tiêu biôga . - Ở đô thị xây dựng hố tiêu tự hoại. - Có hệ thống cống dẫn các loại nước thải vào hệ thống cống chung. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ. Câu 1: 1978 tại Alma - Ata, Hội nghị Quốc tế bàn về Chăm sóc Sức khỏe ban đầu đã thống nhất một định nghĩa vế sức khỏe như sau: A. Sức khỏe là không bệnh tật, ốm đau, to béo, cơ thể nở nang . B. Sức khỏe là không bệnh tật, ốm đau, mập mạp, cơ bắp nở nang . C. Sức khỏe là tình trạng thoải mái cả về thể chất, tâm thần và xã hội. D. Sức khỏe là tình trạng thoải mái về kinh tế, tâm thần kinh và xã hội, chứ không đơn thuần là không có bệnh tật. Câu 2: Môi trường được phân ra làm 2 loại, là: A. Môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. B. Môi trường gia đình và môi trường xã hội. C. Môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo. D. Môi trường tự nhiên và môi trường y học. Câu 3: Tác động của ô nhiễm môi trường đất đến sức khỏe là ô nhiễm môi trường đất do tập quán sinh hoạt mất vệ sinh trong cộng đồng, do những loại hóa chất từ các thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, những chất gây ô nhiễm môi trường không khí lắng đọng vào mặt đất. A. Đúng. B. Sai. Câu 4: Định nghĩa môi trường: Môi trường là toàn bộ các yếu tố bao quanh một người hoặc một nhóm người và con người có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường. A. Đúng. B. Sai. Câu 5: Các biện pháp bảo vệ môi trường không khí? A. Quản lý và kiểm soát môi trường nhằm làm giảm bớt các lối sống tiêu cực gây ô nhiễm. B. Kiểm soát và xử lý tốt các nguồn chất thải từ các khu công nghiệp, khu đô thị, có khả năng gây ô nhiễm môi trường không khí. C. Không cần sử dụng hệ thống cây xanh để bảo vệ môi trường không khí. D. Quy hoạch đô thị và các khu công nghiệp phải gần khu dân cư để thuận tiện trong việc đi lại. 3
  6. Trường TC Phạm Ngọc Thạch Giáo trình Vệ Sinh Phòng Bệnh BÀI 2 CUNG CẤP NƯỚC SẠCH MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này học viên có khả năng: 1. Trình bày được vai trò quan trọng của nước sạch đối với sức khoẻ con người. 2. Trình bày đầy đủ các tiêu chuẩn vật lý và hoá học cho một nguồn nước sạch. 3. Trình bày được tiêu chuẩn vi sinh vật của nguồn nước sạch, kể tên các nguồn nước trong thiên nhiên 4. Trình bày được các hình thức cung cấp nước, các biện pháp làm sạch nước khibị nhiễm bẩn. NỘI DUNG 1. ĐẠI CƯƠNG - Không khí, nước và thực phẩm rất cần thiết cho sự sống của con người và các sinh vật. - Cung cấp nước đầy đủ về số lượng và chất lượng là một trong những điều kiện cơ bản để bảo vệ sức khoẻ của con người. 2. VAI TRÒ CỦA NƯỚC SẠCH 2.1. Nước là một thành phần quan trọng trong cơ thể - Nước chiếm khoảng 75% trọng lượng toàn cơ thể, riêng trong huyết tương và phủ tạng có tỷ lệ cao hơn. - Nước tham gia vào quá trình chuyển hoá các chất, đảm bảo sự cân bằng các chất điện giải trong điều hoà thân nhiệt. - Nước là một nguồn cung cấp cho cơ thể những nguyên tố cần thiết như: iod, flo, mangan, kẽm, sắt . để duy trì sự sống. 2.2. Nước rất cần thiết cho các nhu cầu vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi công cộng và các yêu cầu của sản xuất. 2.3. Trung bình mỗi ngày, một người cần từ 1,5 lít đến 2,5 lít nước để uống. Khát nước là dấu hiệu đầu tiên của cơ thể bị thiếu nước. 3.TIÊU CHUẨN MỘT NGUỒN NƯỚC SẠCH Một nguồn nước được gọi là sạch phải đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh sau đây: 3.1. Tiêu chuẩn về số lượng - Số lượng nước cung cấp phải đủ để đảm bảo cho nhu cầu ăn, uống, vệ sinh cá nhân... cho một người trong một ngày. Ở nước ta hiện nay quy định về số lượng cho một người dùng trong 1 ngày đêm như sau: + Ở các thành phố và thị xã: 100 lít. + Ở thị trấn: 40 lít. + Ở nông thôn: 20 lít. 3.2. Tiêu chuẩn về chất lượng 3.2.1. Tiêu chuẩn về lý tính - Nguồn nước phải trong, khi nước bị đục có nghĩa là nguồn nước đã bị nhiễm bùn, đất và có dấu hiệu nhiễm bẩn. - Màu: nguồn nước sạch phải không có màu rõ rệt khi nhìn bằng mắt thường. - Mùi, vị: nguồn nước uống không được có mùi, vị lạ. 3.2.2. Tiêu chuẩn về hoá tính Chất hữu cơ: có 2 loại: chất hữu cơ động vật và chất hữu cơ thực vật. Tiêu chuẩn chất hữu cơ thực vật từ 2 - 4 mg/lít nước, khi vượt quá tiêu chuẩn này tức là nguồn nước đó bị nhiễm bẩn. Chất hữu cơ động vật rất nguy hiểm. 4
  7. Trường TC Phạm Ngọc Thạch Giáo trình Vệ Sinh Phòng Bệnh 3.2.3. Các chất dẫn uấtx của Nitơ gồm: Amôniac (NH3), Nitrit (NO2) và Nitrat (NO3) - Amôniac (NH3) là chất phân giải đầu tiên của chất hữu cơ. Tiêu chuẩn vệ sinh cho phép là 1,5 mg/ lít nước. - Nitrit (NO2) do quá trình ôxy hoá của chất đạm hữu cơ biến thành NO2. Tiêu chuẩn vệ sinh cho phép là 3,0 mg/lít nước. - Nitrat (NO3) do chất NO2 vị ôxy hoá thành, NO3 là sản phẩm cuối cùng của chất hữu cơ trong quá trình phân huỷ. 3.2.4. Muối Clorua Tiêu chuẩn cho phép 250mg/lít nước. Riêng ở các vùng ven biển, nồng độ muối có thể cao hơn (400 – 500mg/lít nước). 3.2.5. Sắt (Fe) - Sắt là một trong những chỉ số có ý nghĩa về mặt sinh học. - Khi lượng sắt hoà tan hoặc không hoà tan ở trong nước vượt quá tiêu chuẩn cho phép sẽ làm cho nước có màu vàng và có vị tanh mùi sắt. - Tắm bị ngứa khó chịu. - Tiêu chuẩn cho phép là 0,3 – 0,5 mg/lít nước. 3.2.6. Độ cứng Nước cứng là nước có nhiều muối Ca++ và Mg++, độ cứng của nước cao có ảnh hưởng tới sinh hoạt... Tiêu chuẩn từ 4 – 8 độ Đức là nước tốt. Nước có độ cứng từ 12 – 18 độ Đức là nước khá cứng. 3.3. Tiêu chuẩn vi sinh vật - Nguồn nước sạch phải là nguồn nước không được có các loại vi khuẩn gây bệnh và các vi khuẩn khác. - Có 3 loại vi khuẩn biểu hiện sự nhiễm phân người trong nước, đó là: + Vi khuẩn Escherichia Coli (E.Coli). + Vi khuẩn yếm khí có nha bào: Clostridium Perfringens. + Thực khuẩn thể. - Khi có mặt của E.Coli trong nước, có nghĩa là nguồn nước đó mới bị nhiễm phân người. - Khi có mặt của Clostridium Perfringens trong nước, có nghĩa là nguồn nước đã bị nhiễm phân từ lâu ngày. - Khi có mặt của thực khuẩn thể gây bệnh ở trong nước, có nghĩa là nguồn nước đó đang có mặt loại vi khuẩn gây bệnh tương ứng với thực khuẩn thể đã tìm thấy. - Tiêu chuẩn vệ sinh: - Colititre là thể tích nước nhỏ nhất chứa 1 E.Coli (Colititre = 333). - Coli index là số lượng E.Coli có trong 1 lít nước (Coli index = 3). 3.4. Các vi yếu tố Có một số vi yếu tố ở trong nước có ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người, nếu hàm lượng các vi yếu tố này thừa hoặc thiếu đều có khả năng gây bệnh cho người. Ví dụ: iod, flo. 3.5. Các chất độc trong nước Acsenic, chì, đồng không được có trong nước sạch. 5
  8. Trường TC Phạm Ngọc Thạch Giáo trình Vệ Sinh Phòng Bệnh 4. CÁC NGUỒN NƯỚC TRONG THIÊN NHIÊN Trong thiên nhiên có 3 nguồn nước chính sau đây: 4.1. Nước mưa Do hơi nước ở trên mặt đất, mặt biển, sông, ao, hồ bốc lên không trung gặp gió và lạnh tụ lại thành mưa. 4.2. Nước bề mặt Gồm các loại: nước biển, nước sông, suối, hồ, đầm, ao. 4.3. Nước ngầm Nước ngầm được hình thành do lượng nước mưa ngấm xuống mặt đất. Có hai loại nước ngầm: nước ngầm nông và nước ngầm sâu. 5. CÁC HÌNH THỨC CUNG CẤP NƯỚC Ở CÁC VÙNG 5.1. Ở vùng nông thôn đồng bằng Có các hình thức cung cấp nước chủ yếu sau: 5.1.1. Bể chứa nước mưa Là hình thức cung cấp nước phổ biến ở các vùng nông thôn Việt Nam, đặc biệt là ở những vùng không có hoặc thiếu nước ngầm, nước lộ, nước ngầm có nhiều sắt, vùng ven biển... 5.1.2. Nước giếng khơi Thường gặp loại giếng khơi để lấy nước ngầm nông. Giếng khơi thường có đường kính từ 0,8 - 1,2m. Chiều sâu của giếng từ 4 - 7m, có nơi từ 8 - 9m. Giếng phải có sân rộng từ 1,2 - 1,5m được láng xi măng, thành giếng cao 0,8 - 0,9m, ở xa chuồng gia súc và hố tiêu trên 10m. 5.1.3. Giếng hào lọc - Ở những vùng có cấu tạo đại chất không có mạch nước ngầm người ta phải lấy nước bề mặt từ nước ao, đầm, hồ... cho ngấm vào một giếng giả qua một hệ thống hào lọc chứa cát sạch. Tuỳ theo từng vị trí của các nguồn nước bề mặt mà chiều dài của hào khác nhau. Có hai loại giếng hào lọc: + Giếng hào lọc đáy hở dùng cho các vùng đồng bằng. + Giếng hào lọc đáy kín dùng cho vùng ven biển. 6
  9. Trường TC Phạm Ngọc Thạch Giáo trình Vệ Sinh Phòng Bệnh 5.1.4. Giếng khoan Giếng khoan có độ sâu 10 – 30m. Dùng máy bơm tay để lấy nước. Nước ở trong giếng khoan thường là nước có lượng sắt cao hơn quy định. 5.2. Ở vùng miền núi và trung du Có các hình thức cung cấp nước chủ yếu sau: 5.2.1. Dùng máng lần (nước tự chảy) Nước từ các khe núi chảy lần theo hệ thống máng nước được làm từ ống bương, ống vầu hay ống nhựa chảy về các gia đình... 5.2.2. Bể chứa lấy nước về từ khe núi Ở các vùng núi cao hay núi đá vôi thường xây các bể chứa nước để chứa nước mưa hoặc nước từ các khe núi đã chảy về. Từ đó nước theo các đường ống chảy đến các cụm dân cư nhờ có sự chênh lệch độ cao. 5.2.3. Đào giếng ở chân đồi thoải hay ở cạnh các dòng suối Giếng có chiều sâu từ 3 – 7m để lấy nước ngầm hoặc nước suối ngấm sang. 5.3. Hình thức cung cấp nước ở vùng ven biển 5.3.1. Đào giếng Giếng có chiều sâu từ 1 – 3m để lấy nước ngầm ngọt và nổi ở trên lớp nước biển. 5.3.2. Giếng hào lọc đáy kín Cấu tạo giống như giếng hào lọc ở vùng đồng bằng nhưng có một điểm khác là hào dẫn nước, giếng chứa nước phải được xây kín để không cho nước biển ngấm vào. 7
  10. Trường TC Phạm Ngọc Thạch Giáo trình Vệ Sinh Phòng Bệnh 5.4. Hình thức cung cấp nước ở thành phố, thị xã Nguồn cung cấp nước chủ yếu cho các thành phố, thị xã là nhà máy nước. Có hai loại nhà máy nước: 5.4.1. Nhà máy nước lấy nước ngầm sâu - Loại nhà máy này gồm các bộ phận sau: + Giếng khoan: giếng có độ sâu từ 60 – 80m tuỳ theo từng vùng, có nơi phải khoan sâu tới hàng trăm mét mới có mạch nước ngầm. + Hệ thống dàn mưa: nước từ giếng khoan được hút lên và chảy qua dàn mưa để khử sắt hoà tan trong nước. + Hệ thống bể lắng, lọc: nước được dẫn từ dàn mưa về qua hệ thống bể lắng và chảy sang bể lọc. + Đường dẫn dung dịch Clo đổ vào hệ thống đường ống dẫn nước sạch chảy từ bể lọc sang bể chứa. - Từ bể chứa, nước sạch sẽ tiệt trùng được đưa vào trạm bơm để bơm nước theo hệ thống đường dẫn từ nhà máy đến các khu vực được cung cấp. 5.4.2. Nhà máy nước lấy nước bề mặt (nước sông, nước hồ) Loại nhà máy này dùng cho những vùng không có nguồn nước ngầm sâu hoặc gần các vùng ven biển như: Hải phòng, Nam Định, Thanh Hoá Nhà máy nước dùng nước bề mặt gồm các bộ phận sau: + Khu vực cấp nước: nước sông, hồ nước lớn. + Trạm bơm lấy nước từ sông, hồ về nhà máy. + Hệ thống bể lọc chậm, bể chứa nước sau khi đã được làm trong. + Đường dẫn dung dịch Clo để tiệt trùng. + Bể chứa nước sạch (sau khi đã được làm trong và tiệt trùng). + Trạm bơm và hệ thống ống dẫn nước từ nhà máy đến khu vực được cung cấp. 5.4.3. Một số thành phố, thị xã miền núi, vùng cao Ở những nơi này thường áp dụng hình thức khai thác nước bằng hệ thống tự chảy. Nguồn nước từ khe núi được dẫn về bể chứa nước lớn, sau khi đã được lắng, lọc, tiệt trùng sẽ theo hệ thống đường ống tự chảy (theo độ chênh lệch về độ cao) nước chảy về khu vực được cung cấp. 6. CÁC BIỆN PHÁP LÀM SẠCH NƯỚC - Các nguồn nước bề mặt và nước ngầm thường bị đục do nhiễm đất, chất hữu cơ và nhiễm khuẩn. Do đó để đảm bảo nước sạch, phải có biện pháp làm trong nước và tiệt khuẩn. - Các nguồn nước ngầm sâu thường có mùi tanh do chứa nhiều sắt, dễ bị nhiễm khuẩn phải có biện pháp khử sắt và diệt khuẩn. - Một số biện pháp làm sạch nước: 6.1. Nước bị đục - Để nước tự lắng hoặc cho nước chảy qua bể lọc khi nguồn nước có độ đục trung bình. - Dùng phèn chua (Al2(SO4)3) cho vào nước, phèn sẽ tác dụng với các muối kiềm của Ca, Mg để tạo thành các hydroxit kết tủa. 6.2. Nước có nhiều sắt - Xây dựng các bể lọc 2 hoặc 3 ngăn ở cạnh giếng. Trong bể lọc cho các lớp cát, cuội, sỏi. Đổ nước giếng vào bể lọc, sau khi chảy qua hệ thống lọc, nước trong sẽ chảy sang bể chứa. - Làm thoáng nước: đổ nước vào bể chứa hoặc chum, vại khuấy nhiều lần, chất sắt sẽ đọng xuống đáy bể chứa và nước trở nên trong. 8