Giáo trình Quản lý – tổ chức y tế
2.2. Bệnh viện đa khoa huyện:
2.2.1. Vị trí chức năng:
- Bệnh viện đa khoa cấp huyện là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở y tế có chức năng giúp Sở y tế chức năng khám, chữa bệnh cho tuyến huyện theo qui định về Quy chế bệnh viện của Bộ Y tế.
- Bệnh viện đa khoa huyện chịu sự lãnh đạo, quản lý về tổ chức, biên chế, tài chính, chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ của Giám đốc Sở Y tế; đồng thời, chịu sự chỉ đạo, quản lý nhà nước về công tác khám chữa bệnh có liên quan đến việc chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân của Phòng Y tế ở tại phương.
2.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn:
* Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh:
- Tiếp nhận tất cả trường hợp từ ngoài vào và từ các cơ sở y tế chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh nội trú, ngoại trú.
- Tổ chức khảm sức khoẻ và chứng nhận sức khoẻ theo qui định của Nhà nước.
- Có trách nhiệm toàn bộ bệnh thông thường về nội khoa và các trường hợp cấp cứu ngoại khoa.
- Tổ chức khám giám định sức khoẻ, khám giám định pháp y khi hội đồng giám định Y khoa tỉnh hoặc cơ quan pháp luật trưng cầu.
- Tổ chức chuyển người bệnh lên tuyến trên khi vượt quá khả năng của bệnh viện.
* Đào tạo cán bộ y tế:
- Bệnh viện là cơ sở thực hành cho các trường đào tạo cán bộ y tế.
2.2.1. Vị trí chức năng:
- Bệnh viện đa khoa cấp huyện là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở y tế có chức năng giúp Sở y tế chức năng khám, chữa bệnh cho tuyến huyện theo qui định về Quy chế bệnh viện của Bộ Y tế.
- Bệnh viện đa khoa huyện chịu sự lãnh đạo, quản lý về tổ chức, biên chế, tài chính, chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ của Giám đốc Sở Y tế; đồng thời, chịu sự chỉ đạo, quản lý nhà nước về công tác khám chữa bệnh có liên quan đến việc chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân của Phòng Y tế ở tại phương.
2.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn:
* Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh:
- Tiếp nhận tất cả trường hợp từ ngoài vào và từ các cơ sở y tế chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh nội trú, ngoại trú.
- Tổ chức khảm sức khoẻ và chứng nhận sức khoẻ theo qui định của Nhà nước.
- Có trách nhiệm toàn bộ bệnh thông thường về nội khoa và các trường hợp cấp cứu ngoại khoa.
- Tổ chức khám giám định sức khoẻ, khám giám định pháp y khi hội đồng giám định Y khoa tỉnh hoặc cơ quan pháp luật trưng cầu.
- Tổ chức chuyển người bệnh lên tuyến trên khi vượt quá khả năng của bệnh viện.
* Đào tạo cán bộ y tế:
- Bệnh viện là cơ sở thực hành cho các trường đào tạo cán bộ y tế.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Quản lý – tổ chức y tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
giao_trinh_quan_ly_to_chuc_y_te.pdf
Nội dung text: Giáo trình Quản lý – tổ chức y tế
- TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHẠM NGỌC THẠCH CẦN THƠ GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ – TỔ CHỨC Y TẾ Dùng cho đào tạo: Trung cấp Ngành: DƯỢC LƯU HÀNH NỘI BỘ
- MỤC LỤC Trang BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ QUẢN LÝ Y TẾ ................................................................. 1 BÀI 2. HỆ THỐNG TỔ CHỨC NGÀNH Y TẾ VIỆT NAM. ...................................... 4 BÀI 3. NHỮNG QUAN ĐIỂM, ĐƯỜNG LỐI CƠ BẢN CỦA ĐẢNG VỀ CÔNG TÁC CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ SỨC KHỎE NHÂN DÂN CHIẾN LƯỢC CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ SỨC KHOẺ NHÂN DÂN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY .................. 11 BÀi 4. TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN ....................................................... 18 BÀI 5. ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI CÁN BỘ Y TẾ ...................................................... 27 BÀI 6. TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ Y TẾ CƠ SỞ ....................................................... 31 BÀI 7. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA DƯỢC SĨ TRUNG HỌC ......................... 40 BÀI 8. LẬP KẾ HOẠCH Y TẾ ................................................................................... 50 BÀI 9. THEO DÕI ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG Y TẾ ............................................... 60 BÀI 10. GIÁM SÁT ..................................................................................................... 66 BÀI 11 LÀM VIỆC THEO NHÓM ............................................................................. 74 BÀI 12 HUY ĐỘNG SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG ...................................... 81 BÀI 13. QUY ĐỊNH VỀ GIAO TIẾP VỚI ĐỒNG NGHIỆP ..................................... 87
- BÀI 1 ĐẠI CƯƠNG VỀ QUẢN LÝ Y TẾ MỤC TIÊU HỌC TẬP. 1.Trình bày được định nghĩa và nguyên tắc quản lý theo mục tiêu. 2. Trình bày và giải thích được chu trình quản lý. 3. Kể được sự cần thiết áp dụng quản lý để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ. NỘI DUNG. 1. Quản lý là gì? - Ở những góc độ khác nhau, quản lý được định nghĩa như sau: + Quản lý là làm cho mọi việc cần làm phải được mọi người làm. + Quản lý là sử dụng có hiệu quả (sử dụng tốt nhất) những nguồn tài nguyên (nhân lực, vật lực, tiền ) có trong tay, để hoàn thành nhiệm vụ nào đó. + Quản lý là làm cho tất cả mọi người, mọi bộ phận hoạt động đều có hiệu quả (nhấn mạnh tới nguồn nhân lực- nguồn tài nguyên quý nhất) để đạt được mục tiêu nào đó. + Quản lý là đưa ra những quyết định: làm việc này, chưa làm việc kia, không làm việc đó, việc này phải làm như thế này để đạt được mức như thế này (làm được bao nhiêu), việc này phải làm ở đâu, khi nào làm, bao giờ thì phải xong... + Các quyết định phải đưa ra đúng chỗ - vào lúc cần thiết - ai quyết định - quyết định gì - khi nào - ở đâu. 2. Nguyên tắc quản lý: 2.1. Quyết định đúng. - Trong hoàn cảnh hiện tại của nước ta, thiếu tiền, thiếu phương tiện và thiếu cả thông tin..., việc đưa ra những quyết định đúng là rất khó khăn cho người quản lý. Trong một cơ sở y tế, có rất nhiều công việc phải làm, người quản lý phải quyết định hiện tại không làm việc “a”, chưa làm việc “b”, tập trung làm việc “c” và làm được bao nhiêu, ai làm, làm bằng những nguồn lực cụ thể nào, bao giờ xong, sản phẩm cuối cùng là gì. - Tóm lại: Ra quyết định phải đúng: đúng chỗ, đúng thời điểm.... Do đó, cần phải đưa ra những mục tiêu, những chỉ tiêu đúng Mục tiêu đúng là mục tiêu sát hợp, vừa sức (tương xứng với các nguồn lực). 2.2. Sử dụng tốt các nguồn lực. - Người quản lý giỏi là sử dụng các “nguồn lực” của cơ quan tốt, để có nhiều sản phẩm, “nhiều lãi” phục vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân và phát triển cơ quan của mình. Cần phải phân công/ điều hành/ phối hợp hài hoà giữa các thành viên với các công việc, các nguồn lực trong cơ quan, trong cộng đồng để hoàn thành các nhiệm vụ, các mục tiêu, các kế hoạch - Quản lý cũng phải biết thay thế các nguồn tài nguyên. Khi các nguồn tài nguyên đang sử dụng bị thiếu hoặc đắt, cần phải tìm nguồn tài nguyên thích hợp thay thế. Kể cả nguồn tài nguyên quí nhất là con người, cũng cần được lưu ý: đào tạo liên tục, thay thế vị trí cho thích hợp hoặc trẻ hoá 2.3. Uỷ quyền. 1
- - Quản lý là phải biết đào tạo, bồi dưỡng, chia sẻ trách nhiệm và quyền hạn cũng như ủy quyền khi cần thiết. Người quản lý phải dưỡng các thành viên dưới quyền, nhất là người kế cận, người thay thế. Phải tin tưởng đồng nghiệp. Không độc đoán, bao biện, nhất là chia sẻ trách nhiệm và uỷ quyền khi cần thiết. 3. Chức năng và quy trình quản lý: 3.1. Chức năng chính của quản lý. - Lập kế hoạch. - Thực hiện kế hoạch. - Đánh giá kế hoạch thực hiện. 3.2. Quy trình cơ bản. * lập kế hoạch: + Thu thập những chỉ số những thông tin cần thiết : ý kiến, số liệu, sổ sách, lý do, nguyên nhân, đề nghị... để phát hiện những vấn đề của cộng đồng (chẩn đoán cộng đồng). + Chọn ưu tiên: Những vấn đề cần tập trung giải quyết trước. + Đề ra mục tiêu cụ thể. + Thành lập các đội, nhóm công tác, phân công, công việc. + Dự trù ngân sách. + Dự trù trang thiết bị, vật tư... + Quỹ thời gian cần thiết để thực hiện kế hoạch. * Thực hiện kế hoạch: - Bao gồm tổ chức thực hiện và điều hành giám sát các nguồn tài nguyên và xử lý kịp thời các thông tin thu nhập được, giám sát, kiểm tra trong quá trình thực hiện. * Đánh giá: - Đánh giá là đối chiếu kết quả đã làm so với mục tiêu : đạt, vượt, không đạt, những nguyên nhân dẫn đến kết quả trên. - Xem xét những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch. - Ra quyết định điều chỉnh. - Chuẩn bị kế hoạch tiếp theo tốt hơn. 3.3. Sơ đồ quản lý. - Mối quan hệ giữa 3 chức năng: 1- Trong kế hoạch đã bao hàm thực hiện. 2- Trong thực hiện đã bao hàm đánh giá. 3- Và đánh giá là xem lại các kết quả làm được có như kế hoạch đề ra không, từ đó định hướng cho kế hoạch tới. Lập kế hoạch Thực hiện kế hoạch Đánh giá 2
- Câu hỏi lương giá Câu 1. Quản lý theo mục tiêu là : A. Làm cho tất cả mọi người, mọi bộ phận hoạt động đều có hiệu quả B. nhấn mạnh tới nguồn nhân lực - nguồn tài nguyên quý nhất. C. là sử dụng có hiệu quả những nguồn tài nguyên có trong tay để hoàn thành nhiêm vụ. D. câu A và B đúng. Câu 2. Nguyên tắc quản lý là : A. Quyết định đúng. B. Sử dụng tốt các nguồn lực. C. Chia sẻ trách nhiệm và ủy quyền khi cần thiết. D. Cả 3 câu trên. Câu 3. Quản lý có : A. 1 chức năng chính là lập kế hoạch. B. 2 chức năng chính là lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch. C. 3 chức năng chính là lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch và đánh giá kế hoạch đã thực hiện. D. 4 chức năng chính là lập kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch, thực hiện kế hoạch và đánh giá kế hoạch đã thực hiện. Câu 4. Quy trình lập kế hoạch bao gồm : A. Thu thập số liệu, thông tin cần thiết và chọn vấn đề ưu tiên cần tập trung giải quyết. B. Đề ra mục tiêu cụ thể. C. Dự trù ngân sách, trang thiết bị vật tư, quỹ thời gian và con người. D. cả 3 câu trên. Câu 5. Chẩn đoán cộng đồng bao gồm các công việc : A. Thu thập những chỉ số, những thông tin cần thiết. B. Tìm thông tin qua sổ sách, số liệu, ý kiến, đề nghị . C. Phát hiện những vấn đề của công đồng. D. cả 3 câu trên. Câu 6. Quản lý có 3 chức năng chính là : A. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . B. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . C. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Câu 7. Quản lý có 3 nguyên tắc cần thiết : A. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . B. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . C. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . BÀI 2 3
- HỆ THỐNG TỔ CHỨC NGÀNH Y TẾ VIỆT NAM. MỤC TIÊU HỌC TẬP. 1. Trình bày được hệ thống tổ chức các tuyến của ngành y tế Việt Nam. 2. Trình bày được chức năng các tuyến. NỘI DUNG. HỆ THỐNG TỔ CHỨC CỦA NGÀNH Y TẾ. 1. Tổ chức chung của Ngành Y tế. - Ngành Y tế được Đảng và Nhà nước giao trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Hệ thống tổ chức được phân thành 4 tuyến : Trung ương, tỉnh, huyện, và y tế cơ sở (xã, phường, thị trấn và y tế thôn bản). Sơ đồ tổ chức hiện nay được thực hiện theo thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT/BYT-BNV ngày 12 tháng 04 năm 2005 của Bộ y tế và Bộ nội vụ, hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân quản lý nhà nước về y tế ở địa phương, và thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BYT-BNV ngày 25 tháng 4 năm 2008 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở y tế, Phòng y tế thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện. Hệ thống tổ chức Ngành y tế bao gồm: - Trung ương : Bộ Y tế - Tỉnh: Sở Y tế - Huyện: + Phòng Y tế trực thuộc Uỷ ban nhân dân huyện. + Bệnh viện đa khoa huyện và TTYTDP huyện chịu sự chỉ đạo của Sở Y tế. - Xã: các Trạm Y tế chịu sự quản lý của Phòng Y tế, PKKV chịu sự quản lý của BVĐK huyện. 2. Tổ chức theo các tuyến. 2.1. Tuyến trung ương - Bộ Y tế. * Vị trí và chức năng: - Bộ Y tế là cơ quan của Chính Phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, bao gồm các lĩnh vực: y tế dự phòng, khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, y học cổ truyền, thuốc phòng chữa bệnh cho người, mỹ phẩm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, an toàn vệ sinh thực phẩm và trang thiết bị y tế, quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc các lĩnh vực quản lý của Bộ và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc, Bộ quản lý theo quy định của pháp luật. * Nhiệm vụ và quyền hạn: - Bộ Y tế có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây: 4
- + Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn triển khai và kiểm tra, thanh tra. + Về y tế dự phòng. + Về khám chữa bệnh, phục hồi chức năng. + Về y học cổ truyền. + Về thuốc và thẫm mỹ. + Về an toàn vệ sinh thực phẩm. + Về trang thiết bị và công trình y tế. + Về đào tạo cán bộ y tế. + Tổ chức và thực hiện nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ. + Thẩm định và kiểm tra các dự án đầu tư. + Quyết định chủ trương, biện pháp cụ thể và chỉ đạo cơ chế hoạt động của các tổ chức dịch vụ công. + Quản lý, chỉ đạo hoạt động các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế. + Thanh tra chuyên ngành. 2.1.1. Các cơ quan Bộ Y tế: là cơ quan quản lý hành chính Nhà nước, có 15 tổ chức cấu thành bao gồm 9 vụ, 4 cục, văn phòng và thanh tra; cụ thể hiện nay gồm: 1. Vụ điều trị. 2. Vụ Y học Cổ truyền. 3. Vụ Sức khoẻ sinh sản. 4. Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế. 5. Vụ Khoa học và Đào tạo. 6. Vụ Hợp tác quốc tế. 7. Vụ kế hoạch - tài chính. 8. Vụ pháp chế. 9. Vụ Tổ chức cán bộ. 10. Văn phòng. 11. Thanh tra. 12. Cục Y tế dự phòng và Phòng chống HIV/AIDS. 13. Cục quản lý dược Việt Nam. 14. Cục An toàn vệ sinh thực phẩm. 15. Cục phòng chống HIV/AIDS Việt Nam. - Ngoài ra còn có 49 đơn vị sự nghiệp và 4 đơn vị sản xuất kinh doanh được chia thành 6 lĩnh vực. 2.1.2.Các lĩnh vực y tế. + Lĩnh vực Y tế dự phòng. + Khám chữa bệnh, điều dưỡng, phục hồi chức năng. + Lĩnh vực đào tạo. + Giám định, kiểm nghiệm. + Giáo dục, truyền thông và chiến lược, chính sách y tế. + Lĩnh vực Dược - thiết bị y tế. 2.2. Y tế địa phương. 5
- 2.2.1. Sở y tế: * Vị trí và chức năng của Sở y tế : - Sở y tế là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ( sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ) có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, gồm: y tế dự phòng, khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, y dược cổ truyền, thuốc phòng chữa bệnh cho người, mỹ phẩm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, an toàn vệ sinh thực phẩm, trang thiết bị y tế, dân số, bảo hiểm y tế và các dịch vụ công thuộc ngành Y tế, thực hiện một số nhiệm vụ quyền hạn theo sự uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và theo quy định của pháp luật. - Sở y tế chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Y tế. * Các tổ chức chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở: Các tổ chức được thành lập thống nhất, gồm : Phòng Nghiệp vụ y, Phòng Nghiệp vụ dược, Phòng Kế hoạch-Tài chính, Phòng Tổ chức cán bộ, Thanh tra, Văn phòng ; Tổ chức được thành lập theo đặc thù : Phòng Quản lý hành nghề y dược tư nhân hoặc tổ chức có tên gọi khác. * Chi cục trực thuộc Sở : Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình ; Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm. * Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở : - Tuyến tỉnh : + Lĩnh vực y tế dự phòng, gồm các Trung tâm : Y tế dự phòng ; Phòng, chống HIV/AIDS; Phòng, chống Sốt rét-Ký sinh trùng-côn trùng ở những tỉnh được phân loại có sốt rét trọng điểm ; Kiểm dịch y tế ở những tỉnh có cửa khẩu quốc tế ; Bảo vệ sức khỏe lao động và môi trường ở những tỉnh có nhiều khu công nghiệp. + Lĩnh vực chuyên ngành, gồm các trung tâm : Chăm sóc sức khỏe sinh sản ; kiểm nghiệm ; truyền thông giáo dục sức khỏe ; Phòng chống bệnh xã hội (gồm các bệnh lao, phong-da liễu, tâm thần, mắt) ở những tỉnh không có Bệnh viện chuyên khoa tương ứng ; Nội tiết ; Giám định (Ykhoa,Pháp y, Pháp y tâm thần) ; Vận chuyển cấp cứu ; + Lĩnh vực khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng, gồm : Bệnh viện Đa khoa ; Bệnh viện y dược cổ truyền ; Các bệnh viện chuyên khoa. Mỗi khu vực cụm đân liên huyện có BV đa khoa khu vực ; Việc thành lập các bệnh viện khi đáp ứng các tiêu chí do cấp có thẩm quyền quy định. + lĩnh vực đào tạo : Trương Cao đẳng hoặc Trung học y tế. - Tuyến huyện : + Trung tâm Y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Trung tâm Y tế huyện) được thành lập thống nhất trên địa bàn cấp huyện ; Nơi chưa có đủ điều kiện tách riêng bệnh viện thì thực hiện hai chức năng : y tế dự phòng và khám, chữa bệnh ; nơi có đủ điều kiện thành lập bệnh viện thì Trung tâm Y tế huyện chỉ 6
- thực hiện chức năng y tế dự phòng. Việc chọn mô hình nào do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định ; + Bệnh viện đa khoa huyện được thành lập khi đáp ứng đủ các tiêu chí do cấp có thẩm quyền quyết định. - Trạm y tế xã, phường, thị trấn là đơn vị sự nghiệp thuộc Trung tâm Y tế huyện. 2.2.2. Phòng Y Tế: * Vị trí và chức năng. + Phòng Y tế là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là UBND cấp huyện ) có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn huyện. + Phòng Y tế chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Y Tế. * Nhiệm vụ và quyền hạn: Phòng y tế thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn huyện theo hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, tham mưu cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh môi trường; quản lý các trạm y tế xã, phường, thị trấn và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự ủy quyền của Sở Y tế. 2.2.3. Trạm y tế xã, phường thị trấn. Trạm y tế cơ sở là đơn vị kỹ thuật y tế đầu tiên tiếp xúc với nhân dân, nằm trong Hệ thống Y tế Nhà nước, có nhiệm vụ thực hiện các dịch vụ kỹ thuật chăm sóc sức khỏe ban đầu, phát hiện dịch sớm và phòng chống dịch bệnh và đở đẻ thông thường, cung ứng thuốc thiết yếu, vận động nhân dân thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, tăng cường sức khỏe. Trạm y tế cơ sở có trách nhiệm giúp Giám đốc Trung tâm Y tế huyện và Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn thực hiện các nhiệm vụ được giao về công tác y tế trên địa bàn. Trạm y tế cơ sở chịu sự quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn của Giám đốc trung tâm y tế huyện, quận về chuyên môn, nghiệp vụ, kinh phí và nhân lực y tế; chịu sự quản lý, chỉ đạo của Chủ tịch UBND xã trong việc xây dựng kế hoạch phát triển y tế; phối hợp với các ban, ngành đoàn thể trong xã tham gia vào công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân daan. Trưởng trạm, Phó trưởng trạm y tế cơ sở do Giám đốc Trung tâm y tế huyện, quận bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi có sự thỏa thuận bằng văn bản của Chủ tịch UBND xã. 2.2.4. Y tế thôn bản. Y tế thôn bản không có tổ chức, chỉ có nhân lực bán chuyên trách, có tên là nhân viên y tế thôn bản. Y tế thôn bản do nhân dân chọn cử, được Ngành Y tế đào tạo và cấp chứng chỉ để họ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn. Nhân viên y tế thôn bản có các nhiệm vụ sau: 7
- + Truyền thông, giáo dục sức khỏe; Hướng dẫn nhân dân thực hiện vệ sinh phòng dịch bệnh; Chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia đình; Sơ cứu ban đầu và chăm sóc bệnh thông thường; Thực hiện các chương trình y tế thôn bản. Nhân viên y tế thôn bản chịu sự quản lý và chỉ đạo của Trạm Y tế xã và chịu sự quản lý của Trưởng thôn, Trưởng bản. .3 8