Giáo trình Dược liệu 2

1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH CHỨNG VÀ CÂY THUỐC VỊ THUỐC
Thuốc an thần gây ngủ là thuốc có tác dụng ngăn cản sự dẫn truyền và sự điều tiết tại các trung khu ở vỏ não làm cho bệnh nhân thờ ơ với những kích thích (strees) để tạo được giấc ngủ tự nhiên (khác với các thuốc ngủ, thuốc tê, thuốc mê…)
Thuốc an thần gây ngủ còn có tác dụng điều hòa các rối loạn ở tuần hoàn, hô hấp, điều nhiệt, làm mềm và chống co thắt cơ.
Thuốc an thần gây ngủ được dùng để chữa các bệnh chứng:

  • Mất ngủ, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt
  • Hồi hộp, lo âu, buồn phiền, sợ hãi, hoảng loạn, ảo giác, hoang tưởng …
  • Co giật, động kinh.

Ngoài ra thuốc còn được dùng phối hợp với các thuốc hạ huyết áp, thuốc cảm sốt, thuốc ho, thuốc chữa phong thấp…
Thuốc an thần gây ngủ tốt là thuốc

  • Có tác dụng sớm,
  • Thải trừ nhanh,
  • Không gây hiện tượng quen thuốc, lệ thuộc thuốc
  • Không gây tác dụng phụ như: lừ đừ, mệt mỏi, nặng nề, chậm chạp, mất sáng suốt tinh nhanh,trong hoạt động thể lực và trí não…

Thuốc an thần gây ngủ có nguồn gốc dược liệu được đánh giá là an toàn hơn so với thuốc hóa dược, nhưng có nhược điểm là chậm tác dụng, nhưng có thể khắc phục được nhờ sự lựa chọn thời điểm uống thuốc.

pdf 130 trang Hương Yến 01/04/2025 100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Dược liệu 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_duoc_lieu_2.pdf

Nội dung text: Giáo trình Dược liệu 2

  1. TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHẠM NGỌC THẠCH CẦN THƠ GIÁO TRÌNH DƯỢC LIỆU 2 Dùng cho đào tạo: Trung cấp Ngành: DƯỢC LƯU HÀNH NỘI BỘ 1
  2. BÀI 5 DƯỢC LIỆU AN THẦN GÂY NGỦ Mục tiêu học tập. 1. Trình bày được tác dụng, công dụng của thuốc an thần gây ngủ, ưu nhược điểm của thuốc an thần gây ngủ có nguồn gốc dược liệu. 2. Kể được tên Việt nam, tên khoa học, bộ phận dùng, thành phần hoá học, cách thu hái, chế biến, bảo quản, tác dụng, công dụng, cách dùng của 7 cây thuốc và vị thuốc sau: Lạc tiên, vông nem, táo, thảo quyết minh, viễn chí, bình vôi, sen. 3. Nhận biết đúng tên và hướng dẫn sử dụng được những cây thuốc, vị thuốc và thành phẩm thuốc an thần gây ngủ có nguồn gốc dược liệu hợp lý, an toàn. Nội dung chính. 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH CHỨNG VÀ CÂY THUỐC VỊ THUỐC Thuốc an thần gây ngủ là thuốc có tác dụng ngăn cản sự dẫn truyền và sự điều tiết tại các trung khu ở vỏ não làm cho bệnh nhân thờ ơ với những kích thích (strees) để tạo được giấc ngủ tự nhiên (khác với các thuốc ngủ, thuốc tê, thuốc mê ) Thuốc an thần gây ngủ còn có tác dụng điều hòa các rối loạn ở tuần hoàn, hô hấp, điều nhiệt, làm mềm và chống co thắt cơ. Thuốc an thần gây ngủ được dùng để chữa các bệnh chứng: Mất ngủ, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt Hồi hộp, lo âu, buồn phiền, sợ hãi, hoảng loạn, ảo giác, hoang tưởng Co giật, động kinh. Ngoài ra thuốc còn được dùng phối hợp với các thuốc hạ huyết áp, thuốc cảm sốt, thuốc ho, thuốc chữa phong thấp Thuốc an thần gây ngủ tốt là thuốc Có tác dụng sớm, Thải trừ nhanh, Không gây hiện tượng quen thuốc, lệ thuộc thuốc Không gây tác dụng phụ như: lừ đừ, mệt mỏi, nặng nề, chậm chạp, mất sáng suốt tinh nhanh,trong hoạt động thể lực và trí não Thuốc an thần gây ngủ có nguồn gốc dược liệu được đánh giá là an toàn hơn so với thuốc hóa dược, nhưng có nhược điểm là chậm tác dụng, nhưng có thể khắc phục được nhờ sự lựa chọn thời điểm uống thuốc. Các cây thuốc, vị thuốc thường được dùng: Lạc tiên, vông nem, táo nhân, thảo quyết minh, viễn chí, sen, bình vôi. Các chế phẩm: 1. Sirop Rotunda (XNDP 2). 2. Rotunda viên nén chứa 30 mg rotundin hydroclorid (XNDP-2). 3. Sevona tràthuốc (XNDP 25). 4. Selavo trà thuốc (XNDP 24) 5. Cao lạc tiên (XNDP Hà nội) 6. Bổ tâm an thần (trà thuốc). 7. Thiên vương bổ tâm (cao lỏng) 2
  3. 8. Dưỡng lão hoàn 2. CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC: 1. CÂY LẠC TIÊN Tên khác: Chùm bao, Nhãn lồng, Lồng đèn. Tên khoa học: Passiflora foetida L., họ Lạc tiên (Passifloraceae) Mô tả thực vật. Dây leo bằng tua cuốn, cả cây có lông mịn. Lá mọc so le, đáy lá hình tim, phiến có 3 thùy. Hoa đơn độc màu trắng có tràng phụ màu tím rất đẹp. Quả hình cầu to bằng ngón tay cái, bao bọc bởi một bao lá bắc hình lồng đèn, khi chín có màu vàng đỏ, chứa nhiều hạt có áo hạt ăn được. Cây mọc hoang ở khắp nơi. Bộ phận dùng. Cả cây trừ rễ (Herba Passiflorae) Thành phần hóa học. - Qủa, hạt, lá chứa một hợp chất không bền vững, dễ phân huỷ cho axit cyanhydric và axeton. 1. Cây Lạc tiên - Cả cây có coumarin, umbelliferon, scopoletin, saponin, flavonoid (vitexin), alcaloid harman (hàm lượng alcaloid toàn phần khoảng 0,033%). Quả chín có đường, muối, calci, phospho, Thu hái - chế biến - bảo quản Thu hái cả cây lúc sắp ra hoa, cắt thành từng đoạn dài 4-5 cm, phơi hay sấy khô, đóng bao để nơi khô ráo hoặc nấu cao lỏng, cao mềm. Tác dụng - công dụng - cách dùng - An thần gây ngủ, giảm đau. - Chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ, hồi hộp, buồn phiền. - Dùng 6-12 g/ngày, dạng thuốc sắc. Dùng 1 thìa = 15 ml /lần, 2 lần /ngày, dạng cao lỏng 1/1. Uống trước khi đi ngủ buổi tối. Chế phẩm: Sevola trà thuốc (XNDP 25), Selavo trà thuốc (XNDP 24), Cao lạc tiên (XNDP Hà nội), Cortonyl thuốc giọt (XNDP 26), Camphonyl thuốc giọt (Pharimexco). Ghi chú: Dùng quá liều gây nhức đầu, choáng váng, rối loạn thị giác. 2. VÔNG NEM Tên khác: Ngô đồng, Vông, Thích đồng, Hải đồng. Tên khoa học: Erythrina orientalis (L.) Merr. Họ Đậu (Fabaceae) Mô tả thực vật Cây mộc, gỗ xốp nhẹ, thân và cành có gai màu nâu. Lá kép 3 lá chét mọc so le, cuống lá cũng có gai. Hoa mọc thành chùm, màu đỏ tươi. Quả loại đậu có 5-6 hạt hình thận màu nâu. 3
  4. Bộ phận dùng Lá (Folium Erythrinae) Vỏ thân (Cortex Erythrinae) (Thích đồng bì, Hải đồng bì). Thành phần hóa học: Lá và vỏ thân có chứa alcaloid (erythrinalin, erysotrin), saponin (migarrhin), flavonoid, coumarin, tanin Thu hái - chế biến - bảo quản Hái lá bánh tẻ vào mùa thu, phơi sấy khô. Bóc vỏ cây vào mùa xuân, cạo bỏ gai, cắt thành từng đoạn dài 20-30 cm phơi hay sấy khô, đóng bao để nơi khô mát, hoặc nấu cao lỏng, cao mềm. Tác dụng - công dụng - cách dùng 2. Vông nem - Ưc chế thần kinh trung ương, an thần gây ngủ, hạ sốt, hạ huyết áp. - Lá chữa suy nhược thần kinh mất ngủ, hồi hộp, lo âu. Dùng 6-12g/ngày, dạng thuốc sắc, siro thuốc, thuốc viên, cao lỏng 1/1 uống 30-40 ml/ lần. Uống trước khi đi ngủ buổi tối - Vỏ thân chữa phong thấp, chữa lở loét viêm ngứa ngoài da. Dùng 5-10g/ngày, dạng thuốc sắc, cao lỏng, thuốc rượu. Sắc đặc để rửa chỗ da bị lở loét. 3. TÁO Tên khác: Táo ta, Táo chua. Tên khoa học: Ziziphus mauritiana Lamk., họ Táo ta (Rhamnaceae) Mô tả thực vật: Cây nhỏ, cao từ 2-5 m, cành thường thõng xuống. Lá hình bầu dục hay trái xoan, mặt trên xanh đậm, mặt dưới có lông trắng, có 3 gân ở gốc lá. Hoa màu trắng, mọc thành xim ở nách lá. Quả hạch hình cầu có vỏ nhẵn, lúc non xanh, lúc già có màu hơi vàng, có 1 hạch cứng ở giữa. Quả có vị ngọt hơi chua. Mọc hoang và được trồng lấy quả để ăn và hạt dùng làm thuốc. Bộ phận dùng Nhân (Semen Ziziphus mauritianae), (Táo nhân), Lá (Folium Ziziphus mauritianae) Quả (Fructus Ziziphus mauritianae) 3. Cây táo Vỏ cây (Cortex Ziziphus mauritianae) Thành phần hóa học: + Lá có chứa flavonoid (rutin và quercetin). + Táo nhân có saponin (jujubozit A và jujubozit B), axit betulonic, betulin, dầu béo, phytosterol. 4
  5. + Quả táo có acid betulinic, betulin và vitamin C. Thu hái - chế biến - bảo quản Hái quả chín, chà rửa sạch phần thịt quả, thu lấy hạch cứng, phơi khô, đập vỡ sàng bỏ vỏ cứng, lấy nhân hạt, phơi hoặc sấy ở 50ºC tới khô, sao cháy tồn tính trước khi dùng. Tác dụng - công dụng - cách dùng - Táo nhân (sao cháy tồn tính) có tác dụng an thần, chữa mất ngủ, hồi hộp hay quên. Dùng 8- 12g/ngày, dạng thuốc sắc, thuốc bột, thuốc hoàn. - Lá táo chữa ho, chữa hen. Dùng 20-40g/ngày, dạng thuốc sắc. Lá tươi giã nát với muối ăn để đắp ngoài da, chữa mụn nhọt, lở ngứa. Chế phẩm Quy tỳ hoàn: Hoàng kỳ 152g Đương quy 152g Bạch truật 152g Phục linh 152g Đại táo 76g Táo nhân 76g Viễn chí 76g Cam thảo 76g Chữa tỳ hư, đại tiện ra máu, kém ăn, mất ngủ, hay quên. Uống 10g/ lần, 2-3 lần/ ngày. 4. THẢO QUYẾT MINH Tên khác: Quyết minh, Hạt muồng, Đậu ma, Lạc giời. Tên khoa học: Cassia tora L. họ Đậu (Fabaceae). Mô tả thực vật: Thảo quyết minh là cây nhỏ cao 0,3 – 0,9m có khi cao tới 1,5m. Lá kép, mọc so le gồm 2-4 đôi lá chét trông rất giống lá cây đậu phộng (lạc). Phiến lá chét hình trứng ngược. Hoa mọc ở kẽ lá có từ 1-3 hoa màu vàng tươi. Quả loại đậu dài 12-14cm trong có chứa nhiều hạt. Hạt hình trụ 2 đầu vát chéo trông giống viên đá lửa, màu nâu nhạt, bóng. Vị nhạt hơi đắng và nhầy. Cây mọc hoang ở khắp nơi. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến: Hạt (Semen Cassiae). Thu hái quả gìa, phơi khô, đập lấy hạt. Thành phần hóa học: Trong hạt có anthraglycosid (emodin, chrysophanol, 4. Thảo quyết minh rhein), chất béo và protid. Tác dụng dược lý và công dụng: - Kháng khuẩn, kháng nấm. Tăng nhu động ruột. - Hạt thảo quyết minh chữa mất ngủ, nhức đầu, hoa mắt. Còn làm thuốc nhuận tràng, lợi tiểu, chữa cao huyết áp, chữa đau mắt đỏ. - Dùng: 5-10g / ngày dưới dạng thuốc sắc, trà thuốc hay thuốc bột. Lá tươi giã nát ngâm rượu và dấm để trị hắc lào, chàm mặt ở trẻ em. Chế phẩm: Chè thanh nhiệt. 5
  6. 5. SEN Tên khoa học: Nelumbo nucifera Gaerth., họ Sen (Nelumbonaceae) Mô tả thực vật Cây mọc ở nước, có thân rễ hình trụ, Lá hình tròn to, có cuống dài, không thấm nước. Hoa to, màu trắng hay đỏ hồng, có nhiều nhị và những lá noãn rời. Nhiều quả bế hình trứng đính trên 1 đế hoa có hình nón ngược (gương sen), khi chín màu đen rất cứng ( liên thạch) chứa 1 hạt, trong hạt có chồi mầm (liên tâm) Bộ phận dùng + Qủa sen (liên thạch), (Fructus Nelumbinis) + Hạt sen (liên nhục), (Semen Nelumbinis) +Cây mầm (liên tâm), (Embryo Nelumbinis), 5. CÂY SEN + Gương sen (liên phòng), (Receptaculum Nelumbinis), + Chỉ nhị và bao phấn (liên tu), (Stamen Nelumbinis), + Lá sen (liên diệp), (Folium Nelumbinis) + Thân rễ (liên ngẫu), (ngó sen), (Rhizoma Nelumbinis), + Mấu ngó sen (ngẫu tiết), (Nodus Nelumbinis Rhizomatis) Thành phần hóa học: Hạt sen (liên nhục) có tinh bột, chất béo, calci, sắt, phosphor. Cây mầm (liên tâm): có alcaloid là liencimin, isoliencimin, neferin . Gương sen (liên phòng) có flavonoid ( quercetin). Chỉ nhị và bao phấn (liên tu) có tanin, tinh dầu. Lá sen (liên diệp) có alcaloid (nuciferin, roemerin), tannin, flavonoid (quercetin), vitamin C Liên ngẫu và ngẫu tiết có vitamin C, A, B, P, tinh bột, tanin. Thu hái - chế biến - bảo quản Các bộ phận của cây được thu hái quanh năm, phơi khô, bảo quản nơi khô mát. Tác dụng - công dụng - cách dùng Liên tâm: Có tác dụng an thần. Chữa tim hồi hộp, mất ngủ, huyết áp cao. Dùng 1,5 – 3 g/ngày, dạng thuốc sắc. Liên nhục: Được dùng làm thuốc bổ, chữa suy nhược, kém ăn ít ngủ. Dùng 20 – 100 g/ngày, dạng thuốc sắc. Liên phòng: Có tác dụng cầm máu . Chữa băng huyết, rong huyết, tiêu, tiểu ra máu. Dùng 10 - 15 g/ngày, dạng thuốc sắc, thường phối hợp với các vị thuốc khác. Liên tu: Có tác dụng cầm máu. Chữa băng huyết, thổ huyết, di mộng tinh, đái dầm. Dùng 3 - 10g/ngày, dạng thuốc sắc. Liên diệp: Có tác dụng cầm máu, hạ huyết áp. Chữa viêm ruột, nôn ra máu, chảy máu cam. Dùng 5 g/ngày, dạng thuốc sắc 6
  7. 6. BÌNH VÔI Tên khác: Ngải tượng, Củ một, Dây mối tròn Tên khoa học: Stephania glabra (Roxb) Miers., họ Tiết dê (Menispermaceae) Mô tả thực vật Dây leo, láng bóng, không có gai, thân màu xanh rất nhỏ so với củ. Rễ củ to, mầu nâu đen, có khi trên 20 kg, hình dạng gần giống cái bình vôi. Lá mỏng, hơi tròn, mọc so le, cuống lá đính trong phiến, cách gốc lá khoảng 1/3 chiều dài phiến lá. Cụm hoa là tán kép, hoa màu lục nhạt, đơn tính khác gốc. Quả hình cầu, khi chín màu đỏ. Cây mọc hoang ở những vùng có núi đá vôi. Bộ phận dùng Củ (Tuber Stephaniae glabrae) Thành phần hóa học: Củ bình vôi có alcaloid: rotundin (hindarin, L-tetrahydropalmatin), cycleanin, stepharin, roemerin v.v... Thu hái - chế biến - bảo quản Củ được thu hái quanh năm, đem về cạo bỏ vỏ đen, thái mỏng, phơi khô. Dược liệu khô có dạng miếng mỏng trắng xám, nhăn nheo, có vị đắng. 6. Cây bình vôi Tác dụng - công dụng - cách dùng Bình vôi và rotundin có tác dụng an thần gây ngủ, giảm đau, hạ sốt. Công dụng Dược liệu khô dùng làm thuốc an thần, chữa mất ngủ. Dùng 3-5 g/ngày, dạng thuốc bột, thuốc sắc hoặc rượu thuốc. Còn dùng để chiết xuất alcaloid toàn phần và Rotundin để làm nguyên liệu bào chế các chế phẩm thuốc an thần, gây ngủ. Chế phẩm: Sirop Rotunda (XNDP 2). Viên nén Rotunda chứa 30 mg rotundin hydroclorid (XNDP-2). Dùng 1-2 viên/ lần trước khi đi ngủ buổi tối. 7. VIỄN CHÍ Rễ (Radix Polygalae). Nguồn gốc vị thuốc: Rễ đã bỏ lõi gỗ, phơi hoặc sấy khô của một số loài Polygala sp. Thường dùng cây Viễn chí lá nhỏ (Polygala tenuifolia Wild.) và Viễn chí Siberi (Polygala sibirica L.), họ Viễn chí (Polygalaceae). Mô tả vị thuốc: Bên ngoài. Rễ (Radix Polygalae) hình ống hoặc từng mảnh, thường cong queo, dài 5-15cm, đường kính 0,3-0,8 cm, đầu trên có khi còn sót lại phần cuối của thân. Mặt ngoài màu xám nâu nhạt hay màu xám tro, có nhiều nếp nhăn và đường nứt theo chiều ngang, 7
  8. cũng có những vết nhăn dọc nhỏ và vết sẹo của rễ nhánh như cái núm nhỏ. Mặt cắt ngang có lớp vỏ màu nâu nhạt, ruột trống rỗng khi đã rút bỏ lõi gỗ. Đối với rễ chưa bỏ lõi gỗ khi cắt ngang thấy lớp gỗ trắng xám, miền vỏ dễ tách khỏi miền trung trụ. Vị đắng hơi cay, kích ứng liêm mạc miệng khi nếm. Thành phần hóa học: Saponin (preseneginin, onjisaponin A-G, tenuigenin A,B ...), đường polygalitol, polygalit. 7. Cây viễn chí Tác dụng, công dụng và cách dùng: Cường tâm, bổ khí, dưỡng huyết, an thần, tán uất, trừ đờm. Chữa hồi hộp mất ngủ, ngủ mê, hay quên, sợ hãi. Chữa ho nhiều đờm. Chữa mụn nhọt, lở ngứa, sưng tấy. Uống 4-8g / ngày, dạng thuốc sắc, thuốc hoàn, cao lỏng và siro thuốc. 8
  9. BÀI 6 DƯỢC LIỆU CHỮA CẢM SỐT – SỐT RÉT Mục tiêu học tập 1- Trình bày tác dụng của 3 nhóm dược liệu được dùng làm thuốc chữa cảm sốt và tác dụng của dược liệu được dùng làm thuốc chữa sốt rét. 2- Kể được tên Việt nam, tên khoa học, bộ phận dùng, thành phần hoá học, cách thu hái, chế biến, bảo quản, tác dụng, công dụng, cách dùng của các cây thuốc và vị thuốc sau: Bạc hà, bạch chỉ, cam thảo đất, cát căn (sắn dây), cỏ mần trầu, cối xay, cúc tần (sài hồ), gừng, hương nhu, kinh giới, canh ky na, thanh hao hoa vàng. tô diệp, cúc hoa, xuyên khung. 3- Nhận biết đúng tên và hướng dẫn sử dụng được những cây thuốc, vị thuốc và thành phẩm thuốc chữa cảm cúm – sốt rét có nguồn gốc dược liệu hợp lý, an toàn. Nội dung chính 1- ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH CHỨNG VÀ THUỐC 1.1. BỆNH CHỨNG VỀ CẢM SÔT VÀ SỐT RÉT. 1.1.1. Cảm sốt Triệu chứng: Sốt (tăng thân nhiệt), ớn lạnh, đau ê ẩm trong người, dị ứng, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi... Nguyên nhân: Theo y học cổ truyền cảm sốt là do chính khí hư cơ thể không đủ sức chống lại sự xâm nhập của tà khí ( hàn tà, nhiệt tà) từ bên ngoài (trúng gió, trúng nắng, nhiễm lạnh ), cho nên khi tà khí nhập biểu (da hay phần bên ngoài) cơ thể sẽ phản ứng lại bằng sự sốt và giãn mao mạch ngoại vi, bài tiết mồ hôi để trục xuất tà khí làm hạ sốt. 1.1.2. Sốt rét Sốt rét gây ra bởi ký sinh trùng sốt rét (Plasmodium sp) thể hồng cầu với những cơn sốt nóng kèm theo cảm giác rét run có tính chu kỳ do hồng cầu bị bể vỡ. 1.2. THUỐC CHỮA CẢM CÚM VÀ SỐT RÉT. 1.2.1. Thuốc chữa cảm sốt: Y học cổ truyền dùng thuốc giải biểu có tác dụng phát tán, phát hãn ( làm ra mồ hôi) để chữa cảm mạo. Có thể chia thuốc giải biểu thành 2 nhóm tác dụng dược lý và dược liệu sau: - Nhóm phát tán phong hàn ( có vị cay tính ấm còn gọi là tân ôn giải biểu) Bạch chỉ, hương nhu, kinh giới, quế chi, sinh khương, tô diệp, tế tân, ma hoàng, phòng phong .. - Nhóm phát tán phong nhiệt ( có vị cay tính mát còn gọi là tân lương giải biểu) Bạc hà, cát căn (sắn dây), cúc hoa, thuyền thoái, mạn kinh tử, ngưu bàng tử, phù bình, sài hồ (cúc tần), thăng ma. Ngoài 2 nhóm tác dụng kể trên, các dược liệu sau đây cũng thường được dùng phối hợp để chữa cảm sốt như: Dược liệu có tác dụng làm êm dịu thần kinh – giảm đau nhức. Dược liệu có tác dụng kháng sinh, kháng viêm, chống dị ứng. Dược liệu có tác dụng lợi tiểu, nhuận trường, an thần gây ngủ Chú ý : không dùng thuốc giải biểu kéo dài, không dùng trong các trường hợp tự ra mồ hôi (tự hãn), thiếu máu, nôn ra máu, đái ra máu, sốt do mất nước và mất cân bằng điện giải. 9
  10. 1.2.1. Thuốc chữa sốt rét: + Thuốc chữa sốt rét có tác dụng diệt ký sinh trùng sốt rét: Diệt ký sinh trùng sốt rét ở thể hồng cầu dùng để cắt cơn sốt, diệt ký sinh trùng sốt rét ở thể tiền hồng cầu dùng để phòng ngừa cơn sốt. Canh ky na, thanh hao hoa vàng, sài hồ nam, thường sơn, thần thông... + Ngoài ra còn phối hợp với thuốc có tác dụng nâng đỡ cơ thể trị các biến chứng trên tim mạch, gan mật, thận, tiêu hoá, thần kinh .do sốt rét gây ra. Các chế phẩm Giải cảm tán. Thang giải cảm. Trà giải cảm. Bột giải nhiệt chỉ thống. Cảm xuyên hương (viên nén). Truy phong hoàn. 2. CÁC CÂY THUỐC, VỊ THUỐC CHỮA CẢM CÚM VÀ SỐT RÉT 8. BẠCH CHỈ Tên khác : Hàng châu bạch chỉ Tên khoa học : Angelica dahurica, Benth., họ Hoa tán (Apiaceae) Mô tả cây: Cây thảo, sống nhiều năm, có thể cao tới 2m, lá ở gốc to, có bẹ ôm lấy thân, phiến lá xẻ 2 – 3 lần lông chim, mép lá răng cưa. Hoa tự là tán kép mọc ở ngọn. Hoa nhỏ màu trắng, quả bế, dẹt. Rễ phát triển thành củ, vỏ rễ vàng nhạt, lõi trắng, có mùi thơm dịu. Bạch chỉ có nguồn gốc ở Trung quốc, đã được di thực vào nước ta và thích hợp nhất là những vùng có khí hậu ẩm và mát như: Đà lạt, Tam đảo Bộ phận dùng, thu hái, chế biến: Bộ phận dùng là rễ phơi khô của cây Bạch chỉ (Radix Angelicae dahuricae). Rễ củ được thu hoạch vào mùa thu, đào lấy rễ, rửa sạch phơi hay sấy khô, xông sinh một đêm (1 kg 8. Cây Bạch chỉ lưu huỳnh xông cho 300 kg củ tươi) trước và sau khi sấy khô. Dược liệu khô có đầu trên to còn vết tích của cổ rễ, đầu dưới thon nhỏ dần, mặt ngoài màu vàng nâu, sần sùi, mặt cắt có màu trắng hay trắng ngà, nhiều bột, có những đám ống tiết tinh dầu màu nâu, mùi thơm hắc, vị hơi cay và đắng. CH O Thành phần hóa học: 3 Trong rễ củ có tinh dầu và các dẫn chất coumarin (scopoletin, byak–angelicin, byak–angelicol, ) HO O O Tác dụng, công dụng và cách dùng: scopoletin + Bạch chỉ có tác dụng làm hạ sốt, giảm đau, kháng khuẩn, kháng viêm. + Được dùng để chữa cảm sốt, nhức đầu, ngạt mũi, đau nhức răng, mụn nhọt, viêm tấy. Ngày dùng 5 – 10g dạng thuốc sắc hay thuốc bột chế phẩm. Ghi chú: Nhân dân ta còn dùng rễ củ cây Bạch chỉ nam (Radix Millettiae), (Milletia pulchra Kurz. họ Đậu Fabaceae) thay cho vị Bạch chỉ bắc. 10