Đề tài Những mâu thuẫn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay – Thực trạng và phương hướng giải quyết

Phân công lao động xã hội với tính cách là cơ sở chung của sản xuất hàng hoá chẳng những không mất đi, mà trái lại còn được phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Phân công lao động trong từng khu vực, từng địa phương ngày càng phát triển. Sự phát triển của phân công lao động được thể hiện ở tính phong phú, đa dạng và chất lượng ngày càng cao của sản phẩm đưa ra trao đổi trên thị trường.
doc 23 trang Khánh Bằng 30/12/2023 1620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Những mâu thuẫn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay – Thực trạng và phương hướng giải quyết", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_tai_nhung_mau_thuan_trong_nen_kinh_te_thi_truong_dinh_huo.doc

Nội dung text: Đề tài Những mâu thuẫn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay – Thực trạng và phương hướng giải quyết

  1. Tiểu luận Triết học Mác – Lênin - Đồng bằng sông Hồng 5,6 6,1 6,6 7,0 - Bắc Trung Bộ 5,2 5,7 5,9 6,9 - Duyên hảI Nam Trung Bộ 4,9 5,5 5,7 6,3 - Tây Nguyên 10,1 12,7 12,8 12,9 - Đông Nam Bộ 7,4 7,6 7,9 10,3 - Đồng bằng sông Cửu Long 6,1 6,4 6,4 7,9 Nguồn: Tổng cục thống kê: số liệu về sự chuyển biến xã hội ở Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2000. Sự phân hoá giàu nghèo ngày càng dãn rộng sẽ lan sang các lĩnh vực khác như giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, nhà ở và các dịch vụ cơ bản khác Điều đó đưa đến hệ quả không mong muốn, làm xuất hiện những nhóm xã hội dễ bị tổn thương trong nền kinh tế thị trường, tác động đến tư tưởng, tâm lý, niềm tin về công bằng xã hội. Vì thế, cần tăng cường vai trò của nhà nước đối với phân phối thu nhập nhằm từng bước thực hiện mục tiêu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 2.4 Mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế thị trường với vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái Nền kinh tế ngày càng phát triển, đặc biệt là các ngành công nghiệp đã làm cho môi trường ngày càng ô nhiễm. Trong suốt những năm qua, con người đã thường xuyên tác động trực tiếp tới thiên nhiên và cải biến môi trường sống. Con người đã khai thác than đá, sắt, và các kim loại khác, nắn dòng sông, đào kênh, bạt núi, xây dựng các trạm thuỷ điện với các hồ chứa nước nhân tạo những hoạt động đó đã ảnh hưởng tới khí hậu, từ đó tác động mạnh tới sinh quyển. Trước đây, ở nước ta có 3/4 diện tích đất đai là rừng, nay chỉ còn 1/4 là rừng. Nhiều loại gỗ quý như gụ, lát hoa, giáng hương, sến, táu đã bị khai thác đến mức gần như cạn kiệt. Rừng bị triệt hạ nhiều làm cho lượng ôxi trong không khí và lượng chất hữu cơ sản sinh bị giảm sút rõ rệt. Lượng nước dự trữ do rừng giữ lại ngày càng ít dần, làm cho quá trình sa mạc hoá và thảo nguyên hoá càng tăng nhanh. Quá trình đô thị hoá nhanh làm cho diện tích đất trồng ngày càng bị thu hẹp. Sự phân phối nước ngọt cho người và cho vật nuôi, cây trồng cũng bị hạn chế. Tiến bộ khoa học kĩ thuật được ứng dụng tích cực vào sản xuất đã kéo theo sự nhiễm bẩn của tất cả các quyển. Các chất thải của nhà máy làm cho các hồ ao, sông ngòi, cửa biển, cảng và biển cả bị nhiễm bẩn ngày càng nhiều. Các tầu biển đã thải ra biển và đại dương nhiều chất thải độc hại, làm chết nhiều sinh vật nổi và những sinh vật khác ăn sinh vật nổi cũng chết theo 11
  2. Tiểu luận Triết học Mác – Lênin Những khí thải của các nhà máy khi vào trong khí quyển đã làm tăng lượng khí CO và CO 2 trong không khí gây hiện tượng hiệu ứng nhà kính, gây thủng tầng ôzôn, làm cho trái đất nóng lên dẫn đến băng ở hai cực Trái Đất tan ra, vì vậy nước biển sẽ dâng lên và nhấn chìm đất liền. Sự ô nhiễm bầu khí quyển làm cho trái đất ngày càng nóng lên dẫn đến sự thay đổi thời tiết, khí hậu ở Việt Nam cũng như ở các khu vực khác trên thế giới. Gần đây hiện tượng sóng thần đã gây thiệt hại nặng nề về người và của cho các nước ở khu vực Nam Á và Đông Nam Ở nước ta, tuy không nằm trong khu vực ảnh hưởng của sóng thần nhưng với thời tiết khô và nhiệt độ cao đã gây ra hàng loạt các vụ cháy rừng ở Sơn La và hạn hán ở Tây Nguyên, Ninh Thuận, Bình Thuận Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì nó đã kéo theo hàng loạt các nhân tố gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Đây là vấn đề quan trọng được đặt ra không chỉ ở Việt Nam mà cả trên toàn thế giới. Nó đòi hỏi cần phải được giải quyết triệt để nếu không môi trường bị phá huỷ là con người sẽ tự huỷ hoại môi trường sống của chính bản thân mình. Sự phát triển của mỗi quốc gia chỉ có thể bền vững khi môi trường sống và thiên nhiên được bảo vệ tốt, duy trì được mối cân bằng sinh tháI, tránh bị ô nhiễm và biết cách khai thác, sử dụng, phục hồi một cách hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên. III. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM 1. Những giải pháp chung để phát triển nền kinh tế thị trường 1.1 Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần Trước khi xây dựng kinh tế kế hoạch, xoá bỏ kinh tế thị trường, chúng ta thiết lập một cơ cấu sở hữu đơn giản với hai hình thức là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Vì vậy, khi chuyển sang kinh tế hàng hoá vận hành theo cơ chế thị trường, cần phải đổi mới cơ cấu sở hữu cũ, bằng cách đa dạng hoá các hình thức sở hữu, điều đó sẽ đưa đến hình thành những chủ kinh tế độc lập, có lợi ích riêng, tức là khôi phục một trong những cơ sở của kinh tế hàng hoá. Trên cơ sở đa dạng hoá các hình thức sở hữu, thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Lấy việc phát triển sức sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế – xã hội, cải thiện đời sống nhân dân là mục tiêu quan trọng để khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh. Theo tinh thần đó tất cả các thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật, đều được khuyến khích phát triển. 12
  3. Tiểu luận Triết học Mác – Lênin Trong những năm tới cần phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Muốn vậy cần tập trung nguồn lực phát triển có hiệu quả kinh tế nhà nước trong những lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế, sắp xếp lại khu vực doanh nghiệp nhà nước, thực hiện tốt chủ trương cổ phần hoá và đa dạng hoá sở hữu đối với những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm 100% vốn. Xây dựng và củng cố một số tập đoàn kinh tế mạnh trên cơ sở các tổng công ty nhà nước, có sự tham gia của các thành phần kinh tế. Đẩy mạnh việc đổi mới kỹ thuật, công nghệ trong các doanh nghiệp nhà nước. Thực hiện chế độ quản lý công ty đối với tất cả các doanh nghiệp kinh doanh có vốn của Nhà nước, doanh nghiệp thực sự cạnh tranh bình đẳng trên thị trường, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh. Phát triển kinh tế kinh tế tập thể dưới nhiều hình thức đa dạng. Trong đó hợp tác xã là nòng cốt. Nhà nước cần giúp đỡ hợp tác xã về đào tạo cán bộ, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường. Thực hiện tốt việc chuyển đổi hợp tác xã theo Luật hợp tác xã. Khuyến khích kinh tế cá thể, tiểu chủ phát triển ở cả thành thị và nông thôn. Nhà nước tạo điều kiện và giúp đỡ kinh tế cá thể, tiểu chủ phát triển có hiệu quả. Khuyến khích kinh tế tư bản tư nhân phát triển trong những ngành nghề sản xuất kinh doanh mà luật pháp không cấm. Phát triển kinh tế tư bản nhà nước dưới các hình thức liên doanh, liên kết giữa kinh tế tư nhân trong và ngoài nước: tạo điều kiện để kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hướng vào mục tiêu phát triển các sản phẩm xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh, gắn thu hút vốn với thu hút công nghệ hiện đại. 1.2 Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học – công nghệ; trên cơ sở đó đẩy mạnh phân công lao động xã hội. Phân công lao động xã hội là cơ sở chung của sản xuất và trao đổi hàng hoá. Vì vậy, để phát triển kinh tế hàng hoá phải đẩy mạnh phân công lao động xã hội. Nhưng sự phát triển của phân công lao động xã hội do trình độ phát triển của lực lượng sản xuất quyết định, cho nên muốn mở rộng phân công lao động xã hội, cần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước để xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của nền sản xuất lớn hiện đại. Con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước, vừa có những bước tuần tự, vừa có những bước nhảy vọt, gắn công nghiệp hóa với hiện đại hoá, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ tiên tiến, hiện đại về khoa học và công nghệ: ứng dụng nhanh và phổ biến hơn ở mức độ cao hơn những 13
  4. Tiểu luận Triết học Mác – Lênin thành tựu công nghệ hiện đại và tri thức mới, từng bước phát triển kinh tế tri thức. Cùng với việc trang bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại cho các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tiến hành phân công lại lao động và phân bố dân cư trong phạm vi cả nước, cũng như ở từng vùng, từng địa phương; hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý cho phép khai thác tốt nhất các nguồn lực của đất nước, tạo nên sự tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững của toàn bộ nền kinh tế. 1.3 Hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, hầu hết các nguồn lực kinh tế đều thông qua thị trường mà được phân bố vào các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế một cách tối ưu. Vì vậy, để xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường. Trong những năm tới chúng ta cần phải: Phát triển thị trường hàng hoá và dịch vụ thông qua việc đẩy mạnh sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển hệ thống giao thông và phương tiện vận tải để mở rộng thị trường. Hình thành thị trường sức lao động có tổ chức để tạo điều kiện cho sự di chuyển sức lao động theo yêu cầu phát triển kinh tế và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực. Xây dựng thị trường vốn, từng bước hình thành và phát triển thị trường chứng khoán để huy động các nguồn vốn vào phát triển sản xuất. Quản lý chặt chẽ đất đai và thị trường nhà ở. Xây dựng và phát triển thị trường thông tin, thị trường khoa học công nghệ. Hoàn thiện các loại thị trường đi đôi với xây dựng khuôn khổ pháp lý và thể chế, tăng cường sự kiểm tra, giám sát của nhà nước, để thị trường hoạt động năng động, có hiệu quả, có trật tự, kỷ cương trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, công khai, minh bạch, hạn chế và kiểm soát độc quyền kinh doanh. Có biện pháp hữu hiệu chống buôn lậu và gian lận thương mại. 1.4 Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại Trong điều kiện hiện nay, chỉ có mở cửa kinh tế, hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới, mới thu hút được vốn và kỹ thuật và công nghệ hiện đại để khai thác tiềm năng và thế mạnh của đất nước nhằm phát triển kinh tế. Khi mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại phải quán triệt nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, không can thiệp vào nội bộ của nhau. Mở rộng 14
  5. Tiểu luận Triết học Mác – Lênin kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hoá và đa dạng hoá các hình thức kinh tế đối ngoại. Hiện nay, cần đẩy mạnh xuất khẩu, coi xuất khẩu là trọng điểm của kinh tế đối ngoại. Giảm dần nhập siêu, ưu tiên nhập khẩu tư liệu sản xuất để phục vụ sản xuất. Tranh thủ mọi khả năng và bằng nhiều hình thức thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài cần hướng vào những lĩnh vực, những sản phẩm có công nghệ tiên tiến, có tỷ trọng xuất khẩu cao. Việc sử dụng vốn vay phải có hiệu quả để trả được nợ, cải thiện được cán cân thanh toán. chủ động tham gia tổ chức thương mại quốc tế, các diễn đàn, các tổ chức, các định chế quốc tế một cách có chọn lọc với bước đi thích hợp. 1.5 Giữ vững ổn định chính trị, hoàn thiện hệ thống luật pháp. Sự ổn định chính trị bao giờ cũng là nhân tố quan trọng đầu tiên để phát triển. Nó là điều kiện để các nhà sản xuất kinh doanh trong nước và nước ngoài yên tâm đầu tư. Muốn giữ vững sự ổn định chính trị ở nước ta hiện nay cần phải giữ và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Hệ thống pháp luật đồng bộ là công cụ quan trọng để Nhà nước quản lý nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Nó tạo ra hành lang luật pháp cho hoạt động kinh tế, buộc các doanh nghiệp chấp nhận sự điều tiết của Nhà nước. 1.6 Xoá bỏ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước. Việc xoá bỏ triệt để cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, hình thành đồng bộ và vận hành có hiệu quả cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế hàng hoá của nước ta. Để nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý của Nhà nước, cần nâng cao năng lực của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, thực hiện cải cách nền hành chính quốc gia. Nhà nước thực hiện định hướng sự phát triển kinh tế; có hệ thống chính sách nhất quán để tạo môi trường ổn định và thuận lợi cho hoạt động kinh tế; hạn chế những mặt tiêu cực của cơ chế thị trường. Nhà nước thực hiện đúng chức năng quản lý nhà nước về kinh tế và chức năng chủ sở hữu tài sản công, không can thiệp vào chức năng quản trị kinh doanh để các doanh nghiệp có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Nhà nước sử dụng các biện pháp kinh tế là chính để điều tiết nền kinh tế, chứ không phải là mệnh lệnh. Vì vậy, 15
  6. Tiểu luận Triết học Mác – Lênin phải tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chính sách tài chính, chính sách tiền tệ, chính sách tiền lương và giá cả. 2. Những giải pháp khắc phục mâu thuẫn của nền kinh tế thị trường 2.1 Khắc phục mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế thị trường với tính định hướng xã hội chủ nghĩa Trong nền kinh tế thị trường với sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế với nhiều hình thức sở hưũ khác nhau thì kinh tế nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo. Việc xác lập vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước là vấn đề có tính nguyên tắc và là sự khác biệt có tính chất bản chất giữa nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở nước ta đã quyết định kinh tế nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. Bởi lẽ mỗi một chế độ xã hội đều có một cơ sở kinh tế tương ứng với nó, kinh tế nhà nước cùng kinh tế tập thể tạo nền tảng cho chế độ xã hội mới – xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Bên cạnh việc phát triển kinh tế nhà nước để thành phần kinh tế này giữ vai trò chủ đạo cần giáo dục tư tưởng lý luận cho mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là tầng lớp trí thức và những chủ thể sản xuất kinh doanh để họ nhận thức đúng đắn đường lối phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta. Từ đó họ có những phương thức sản xuất kinh doanh phù hợp với con đường mà Đảng và Nhà nước ta đã chọn. Cần nhận thức rõ ràng, mỗi thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội có bản chất kinh tế - xã hội riêng, chịu sự tác động của các quy luật kinh tế riêng, nên bên cạnh sự thống nhất của các thành phần kinh tế, còn có sự khác biệt và mâu thuẫn khiến cho nền kinh tế thị trường của nước ta có khả năng phát triển theo những phương hướng khác nhau. Chẳng hạn các thành phần kinh tế dựa trên chế độ tư hữu tuy có vai trò quan trọng trong việc phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, nhưng vì dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất nên chúng không tránh khỏi tính tự phát chạy theo lợi nhuận đơn thuần, nảy sinh những hiện tượng tiêu cực làm tổn hại đến lợi ích chung của xã hội. Vì vậy, kinh tế nhà nước phải được xây dựng và phát triển có hiệu quả để thực hiện tốt vai trò chủ đạo của mình; đồng thời Nhà nước phảI thực hiện tốt vai trò quản lý vĩ mô kinh tế – xã hội để đảm bảo cho nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 2.2 Khắc phục mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế thị trường với giải quyết công ăn việc làm. 16
  7. Tiểu luận Triết học Mác – Lênin Giải quyết việc làm là nhân tố quyết định đến phát huy nhân tố con người, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Tạo nhiều việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội và là vấn đề cấp bách hiện nay. Để thực hiện các mục tiêu đó, cần giải quyết hai vấn đề có tính chất quyết định: tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững và thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Bản thân sự tăng trưởng kinh tế đã bao hàm ý nghĩa xã hội sâu sắc là tăng thêm việc làm, tăng thêm thu nhập, tạo tiền đề vật chất cải thiện đời sống của nhân dân. Vì vậy, cần tập trung nguồn lực, tăng cường sự chỉ đạo của Trung ương và sự nỗ lực của các ngành, các địa phương thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2001 – 2005, nhờ đó tạo thêm việc làm. Việc thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần sẽ giải phóng sức sản xuất, động viên tối đa các nguồn lực bên trong và bên ngoài vào phát triển kinh tế, tạo việc làm, cải thiện đời sống của nhân dân. Để tạo việc làm cho người lao động có thể thực hiện một số giải pháp sau: Phát triển khu vực kinh tế tư nhân: Phát triển khu vực kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng đối với việc tạo việc làm mới, giảm bớt đói nghèo. Các bộ phận chủ yếu của kinh tế tư nhân là các hộ gia đình, các trang trại, các doanh nghiệp tư nhân. Trong những năm gần đây, khả năng tạo việc làm mới cho người lao động của các doanh nghiệp tư nhân trong nước là rất lớn, mặc dù số lượng nhân công chỉ khoảng 0,5 triệu người, các hộ gia đình và trang trại khoảng 34 triệu người. Khu vực tư nhân phi nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng vì khu vực này chính là nơi có tiềm năng tạo việc làm lớn nhất. Khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ của khu vực kinh tế tư nhân cũng là một giải pháp tốt để tạo việc làm. Phát triển toàn diện kinh tế nông thôn: Để giải quyết việc làm ở nông thôn cần tập trung sức đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng đó sẽ thu hút lao động vào các ngành, nghề. Vì thế, phát triển ngành, nghề nông thôn được coi là động lực trực tiếp giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Nước ta đang thiếu nghiêm trọng những lao động kỹ thuật cao thuộc các ngành mũi nhọn, lao động nông thôn chưa qua đào tạo là trở ngại cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Vì thế phải phát triển giáo dục - đào tạo, đặc biệt là nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới nội dung và cơ cấu ngành, nghề trong nền kinh tế thị trường; quy hoạch lại mạng lưới các trường đại học, cao đẳng một cách hợp lý. Làm như vậy sẽ thúc đẩy 17
  8. Tiểu luận Triết học Mác – Lênin chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động và chuyên gia: Để đẩy mạnh xuất khẩu lao động cần phải tăng cường đào tạo nghề cho người lao động; mở rộng thị trường xuất khẩu lao động bằng cách tăng thị phần ở các thị trường hiện có, nghiên cứu mở rộng thị trường mới về xuất khẩu lao động; đa dạng hoá ngành nghề, hình thức và thành phần tham gia xuất khẩu lao động. Cần chấn chỉnh và xắp xếp lại các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động và tăng cường sự quản lý của Nhà nước đối với các doanh nghiệp này, xử lý nghiêm các vi phạm để tránh gây thiệt hại cho người lao động. Tăng quỹ quốc gia về hỗ trợ việc làm và sử dụng có hiệu quả quỹ đó, thực hiện tốt chủ trương xã hội hoá giải quyết việc làm. Cần sử dụng tổng hợp các nguồn lực trong nước; sự đóng góp của các doanh nghiệp, các đoàn thể và cộng đồng; sự giúp đỡ của quốc tế để giải quyết vấn đề lao động và việc làm. 2.3 Giải pháp thực hiện vấn đề xoá đói giảm nghèo. Để thực hiện được mục tiêu này, những vấn đề có tính quyết định là duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững và tạo được nhiều việc làm cho người lao động. Muốn vậy, cần thực hiện một số giải pháp sau: Tạo môi trường kinh tế – xã hội, cơ chế, chính sách thuận lợi cho các thành phần kinh tế, mọi công dân được quyền tự do sản xuất, kinh doanh theo pháp luật. Nhờ đó, huy động tối đa các nguồn lực vào phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập. Đây là giải pháp cơ bản để xoá đói giảm nghèo nhanh và bền vững. Phát triển nông nghiệp và nông thôn: phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá và gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến và dịch vụ, đưa ngành nghề mới vào nông thôn. Việc phát triển khu vực phi nông nghiệp ở nông thôn có vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm cho người lao động và nâng cao hiệu quả kinh tế nông thôn. Tăng cường hỗ trợ cho người nghèo phát triển sản xuất, vươn lên làm giàu: Hỗ trợ vốn cho người nghèo, hướng dẫn người nghèo làm kinh tế, tăng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, đặc biệt cho các xã khó khăn, trước hết là xây dựng đường giao thông đến các xã, thôn, bản tạo điều kiện cho phát triển kinh tế. 18