Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân tiền sản giật nặng tại Bệnh viện phụ sản tỉnh Thái Bình

Về triệu chứng lâm sàng xuất hiện ở những bệnh nhân tiền sản giật nặng trong nghiên cứu của chúng tôi thì triệu chứng phù chiếm 100%, triệu chứng đau đầu chiếm 52,6%, triệu chứng nhìn mờ chiếm 5,3% và triệu chứng đau vùng gan chiếm 3,5%. Đau đầu hay nhìn mờ là triệu chứng gợi ý tổn thương cơ quan đích là não và mắt. Đây là hai triệu chứng hết sức quan trọng nhưng theo nhiều nghiên cứu khác thì triệu chứng đau đầu thường xuất hiện sớm hơn và nhiều hơn, còn triệu chứng nhìn mờ thì ít xuất hiện hơn và khó chẩn đoán xác định, thông thường phải hội chẩn bác sĩ nhãn khoa để đánh giá tổn thương đáy mắt. Triệu chứng đau vùng gan gợi ý những tổn thương vi thể và đại thể ở gan nhưng những trường hợp mang thai gần đủ tháng hoặc đủ tháng để thăm khám gan rất khó nhưng nếu triệu chứng đau vùng gan xuất hiện đấy là một triệu chứng phản ánh tổn thương cơ quan đích cực kỳ quan trọng.

Rối loạn tăng huyết áp là một triệu chứng hết sức quan trọng ở bệnh nhân tiền sản giật nặng trong nghiên cứu này chúng tôi thấy lúc vào viện đối tượng có huyết áp tâm thu trung bình là 161,05 ± 13,35 mmHg và huyết áp tâm trương trung bình là 99,30 ± 10,67 mmHg. Lúc kết thúc thai nghén huyết áp tâm thu trung bình là 166,49 ± 11,88 mmHg và huyết áp tâm trương trung bình là 101,75 ± 6,85 mmHg. Theo ACOG năm 2015, tăng huyết áp trên 160/110 mmHg là một tiêu chuẩn quan trọng để chẩn đoán tiền sản giật nặng [6]. Trong 3 tháng cuối của thai kỳ nếu bệnh nhân được quản lý thai nghén tốt và được phát hiện tiền sản giật sớm thì việc điều trị nội khoa cũng góp phần làm giảm huyết áp và kéo dài thai kỳ và tránh được những ảnh hưởng nặng nề của bệnh lý này trên các cơ quan đích của sản phụ.

pdf 8 trang Hương Yến 02/04/2025 280
Bạn đang xem tài liệu "Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân tiền sản giật nặng tại Bệnh viện phụ sản tỉnh Thái Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfdac_diem_lam_sang_va_can_lam_sang_cua_benh_nhan_tien_san_gia.pdf

Nội dung text: Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân tiền sản giật nặng tại Bệnh viện phụ sản tỉnh Thái Bình

  1. Journal of Community Medicine, Vol 62, No 4 (2021) 81-88 INSTITUTE OF COMMUNITY HEALTH CLINICAL AND SUBCLINICAL CHARACTERISTICS OF SEVERE PREECLAMPSIA PATIENTS AT THAI BINH HOSPITAL OF OBSTETRICS AND GYNECOLOGY Nguyen Van Hien1,*, Nguyen Thi Tuyet1, Ninh Thai Son1, Le Xuan Hung1, Nguyen Duy Quang2, Tran Hai Binh2 1Thai Binh University of Medicine and Pharmacy 2Thai Binh Hospital of Obstetrics and Gynecology Received 06/04/2021 Revised 14/04/2021; Accepted 22/04/2021 ABSTRACT Objective: To describe the clinical and subclinical characteristics of the severe preeclampsia patient at Thai Binh Hospital of Obstetrics and Gynecology in 2019. Subjects and methods: Cross-sectional, retrospective descriptive studies on 57 severe preeclampsia patients treated at Thai Binh Hospital of Obstetrics and Gynecology in 2019. Results: Average age of subjects was 32.96 ± 5.78. The proportion of subjects with headache symptoms accounted for 52.6%; blurred vision symptoms and liver pain accounted for 5.3% and 3.5%. The mean systolic and diastolic blood pressure at the end of pregnancy were 166.49 ± 11.88 mmHg and 101.75 ± 6.85 mmHg, respectively. The mean gestational age at admission was 35.71 ± 3.79 weeks and at termination of pregnancy or referral was 35.89 ± 3.73 weeks. The rate of fetal failure is 22.8% and the rate of intrauterine developmental delay is 52.6%. Conclusions: From the research results will help doctors to provide timely management to get the best results for pregnant women. Keywords: Preeclampsia, severe preeclampsia, abortion. *Corressponding author Email address: bsnguyenhienart@gmail.com Phone number: (+84) 989 600 299 81
  2. N.V. Hien et al. / Journal of Community Medicine, Vol 62, No 4 (2021) 81-88 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN TIỀN SẢN GIẬT NẶNG TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TỈNH THÁI BÌNH Nguyễn Văn Hiền1,*, Nguyễn Thị Tuyết1, Ninh Thái Sơn1, Lê Xuân Hưng1, Nguyễn Duy Quang2, Trần Hải Bình2 1Trường Đại học Y Dược Thái Bình 2Bệnh viện Phụ sản Thái Bình Ngày nhận bài: 06 tháng 04 năm 2021 Chỉnh sửa ngày: 14 tháng 04 năm 2021; Ngày duyệt đăng: 22 tháng 04 năm 2021 TÓM TẮT Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân tiền sản giật nặng tại Bệnh viện Phụ sản tỉnh Thái Bình năm 2019. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu trên 57 bệnh nhân tiền sản giật nặng điều trị tại Bệnh viện Phụ sản Thái Bình năm 2019. Kết quả: Độ tuổi trung bình của đối tượng là 32,96 ± 5,78. Tỷ lệ đối tượng có triệu chứng đau đầu chiếm 52,6%; triệu chứng nhìn mờ và đau vùng gan chiếm tỷ lệ lần lượt là 5,3% và 3,5%. Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương lúc kết thúc thai nghén trung bình có giá trị lần lượt là 166,49 ± 11,88 mmHg và 101,75 ± 6,85 mmHg. Tuổi thai trung bình lúc nhập viện là 35,71 ± 3,79 tuần và kết thúc thai nghén hoặc chuyển viện là 35,89±3,73 tuần. Tỷ lệ suy thai là 22,8% và tỷ lệ thai chậm phát triển trong buồng tử cung là 52,6%. Kết luận: Từ kết quả nghiên cứu sẽ giúp các bác sĩ đưa ra hướng xử trí kịp thời để có kết quả tốt nhất cho thai phụ. Từ khóa: Tiền sản giật, tiền sản giật nặng, suy thai. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ xảy ra sau tuần lễ thứ 20 của thai kỳ và chấm dứt sau 6 tuần sau đẻ, là một bệnh lý phức tạp có thể gây nên Theo dõi thai kỳ, đặc biệt là thai kỳ nguy cơ cao là những tác hại nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe thậm nhiệm vụ quan trọng nhằm đảm bảo cho trẻ ra đời khỏe chí cả tính mạng của sản phụ, thai nhi và trẻ sơ sinh. mạnh, giúp giảm tỷ lệ bệnh lý đặc biệt là tiền sản giật Trước tình trạng tần suất bệnh cao và để lại hậu quả và tỷ lệ tử vong chu sinh. Tiền sản giật (TSG) là một hội nặng nề, do vậy cần có nhiều nghiên cứu sâu về tiền sản chứng bệnh lý phức tạp do thai nghén gây ra, thường giật ở các thai phụ có nguy cơ, nhằm quản lý chặt chẽ *Tác giả liên hệ Email: bsnguyenhienart@gmail.com Điện thoại: (+84) 989 600 299 82
  3. N.V. Hien et al. / Journal of Community Medicine, Vol 62, No 4 (2021) 81-88 các đối tượng này đặc biệt là can thiệp điều trị hiệu quả khám và điều trị tại Bệnh viện Phụ sản tỉnh Thái Bình nhằm giảm đến mức thấp nhất tỷ lệ tử vong, biến chứng trong năm 2019. Tiêu chuẩn loại trừ: Những bệnh của tiền sản giật trên mẹ và con. nhân tăng huyết áp và có protein niệu nguyên nhân do Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu các triệu chứng bệnh thận, men gan tăng do lệnh lý về gan và nhiễm của tiền sản giật và tiền sản giật nặng được phát hiện độc, co giật do động kinh hoặc tổn thương não trước kịp thời thì có thể giúp các bác sĩ đưa ra hướng xử trí khi mang thai. kịp thời để có kết quả tốt nhất cho sản phụ. Tuy nhiên 2.2. Phương pháp nghiên cứu: ở Thái Bình chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này, Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu trong thời gian từ do đó, chúng tôi thực hiện đề tài với mục tiêu “Mô tả tháng 01/2019 đến tháng 12/2019 có 57 bệnh nhân đến đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân tiền khám và điều trị tại Bệnh viện Phụ sản tỉnh Thái Bình sản giật nặng tại Bệnh viện Phụ sản tỉnh Thái Bình thỏa mãn điều kiện nghiên cứu. năm 2019” . 2.3. Phương pháp xử lý số liệu: Các số liệu sau khi được thu thập quản lý trên máy tính 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN bằng phần mềm Epidata và xử lý số liệu trên phần mềm CỨU Stata 12.0. 2.1. Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân được chẩn đoán là tiền sản giật nặng đến 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 3.1. Phân bố theo tuổi (n = 57) Tuổi Số lượng Tỷ lệ (%) ≤ 24 7 12,3 25 - 29 8 14,0 30 - 34 16 28,1 35 - 39 19 33,3 ≥ 40 7 12,3 Tuổi trung bình 32,96 ± 5,78 Kết quả nghiên cứu cho thấy: Nhóm bệnh nhân có độ Độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 32,96 tuổi 35 - 39 chiếm tỷ lệ cao nhất là 33,3%, trong khi ± 5,78 tuổi. đó nhóm bệnh nhân có độ tuổi trên 40 chiếm 12,3%. Bảng 3.2. Tiền sử sản khoa Số con Số lượng Tỷ lệ % Chưa có con 15 26,3 01 con 18 31,6 02 con 21 36,8 Từ 3 con trở lên 3 5,2 Tổng 57 100 83
  4. N.V. Hien et al. / Journal of Community Medicine, Vol 62, No 4 (2021) 81-88 Kết quả nghiên cứu tại bảng 3.2 cho thấy: Nhóm bệnh nhân đã có hai con chiếm tỉ lệ cao nhất là là 36,8%; Nhóm bệnh nhân đã có ba con chiếm tỉ lệ 5,2%. Bảng 3.3. Triệu chứng lâm sàng (n = 57) Triệu chứng Số lượng Tỷ lệ (%) Nhìn mờ 03 5,3 Đau đầu 30 52,6 Phù 57 100 Đau vùng gan 02 3,5 Kết quả nghiên cứu cho thấy: 100% đối tượng đều có triệu chứng phù; các triệu chứng đau đầu, nhìn mờ, đau vùng gan lần lượt chiếm tỷ lệ 52,6%, 5,3% và 3,5%. Bảng 3.4. Huyết áp của bệnh nhân trong quá trình điều trị Biến số Huyết áp (mmHg) () min max Tâm thu 161,05 ± 13,35 140 190 Lúc vào viện Tâm trương 99,30 ± 10,67 80 140 Tâm thu 166,49 ± 11,88 150 220 Lúc kết thúc thai nghén Tâm trương 101,75 ± 6,85 90 130 Kết quả tại bảng 3.4 cho thấy: Huyết áp tâm thu và tâm mmHg. Lúc kết thúc thai nghén, huyết áp tâm thu trương trung bình của bệnh nhân lúc vào viện có giá là 166,49 ± 11,88 mmHg và huyết áp tâm trương là trị lần lượt là 161,05 ± 13,35 mmHg và 99,30±10,67 101,75±6,85 mmHg. Bảng 3.5. Tuổi thai lúc nhập viện và lúc kết thúc thai nghén/chuyển viện (n = 57) Tuổi thai (tuần) Lúc nhập viện Lúc kết thúc thai nghén/ hoặc chuyển viện Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % ≤ 27 tuần 4 7,0 4 7,0 28-33 tuần 6 10,5 6 10,5 34-37 tuần 29 50,9 28 49,1 > 37 tuần 18 31,6 19 33,3 Trung bình 35,71 ± 3,79 35,89 ± 3,73 Qua nghiên cứu trên 57 đối tượng, nhóm nghiên cứu - Tuổi thai trung bình lúc nhập viện là 35,71 ± 3,79 tuần; nhận thấy: - Tuổi thai trung bình lúc kết thúc thai nghén hoặc - Tuổi thai chiếm chủ yếu từ 34 tuần trở lên. chuyển viện là 35,89±3,73 tuần 84
  5. N.V. Hien et al. / Journal of Community Medicine, Vol 62, No 4 (2021) 81-88 Bảng 3.6. Bệnh lý thai (n = 57) Bệnh lý Số lượng Tỷ lệ (%) Thai suy 13 22,8 Thai chậm phát triển 30 52,6 Nhận xét: Tỷ lệ thai suy chiếm 22,8% và lệ thai chậm phát triển trong buồng tử cung chiếm 52,6%. Bảng 3.7. Kết quả siêu âm Doppler (n = 57) Siêu âm Doppler Số lượng Tỷ lệ % Chỉ số não/rốn <1 03 5,3 Động mạch tử cung bệnh lý 02 3,5 RI trung bình 0,6482 ± 0,0614 Kết quả nghiên cứu cho thấy: - Tỷ lệ bệnh nhân có chỉ số não/rốn < 1 chiếm 5,3%. - Tỷ lệ bệnh nhân siêu âm Doppler động mạch tử cung bệnh lý là 3,5%. - Chỉ số RI trung bình là 0,6482 ± 0,0614. Bảng 3.8. Kết quả xét nghiệm men gan (n = 57) Tăng chỉ số xét nghiệm Xét nghiệm Tối đa Tối thiểu Trung bình Số lượng Tỷ lệ (%) SGOT (U/L) 40 70% 119 14 28,85 ± 17,37 SGPT (U/L) 42 73,7% 194 12 26,03 ± 28,91 Kết quả nghiên cứu tại bảng 3.8 cho thấy có 70% bệnh nhân tăng SGOT và 73,7% bệnh nhân tăng SGPT. Bảng 3.9. Kết quả xét nghiệm chức năng thận (n = 57) Tăng chỉ số xét nghiệm Xét nghiệm Tối đa Tối thiểu Trung bình Số lượng Tỷ lệ (%) Axit Uric (µmol/L) 35 61,4 726 252 397,80 ± 92,45 Ure (mmol/l) 30 52,6 8,0 1,6 4,62 ± 1,38 Creatinin (mmol/l) 27 47,4 100 49 71,94 ±13,78 Qua bảng 3.9 chúng ta thấy: có 61,4% bệnh nhân tăng axit Uric và 52,6% bệnh nhân tăng Ure và 47,4% bệnh nhân tăng Crearinin. 85
  6. N.V. Hien et al. / Journal of Community Medicine, Vol 62, No 4 (2021) 81-88 Bảng 3.10. Kết quả xét nghiệm Bilirubin (n = 57) Tăng chỉ số xét nghiệm Xét nghiệm Tối đa Tối thiểu Trung bình Số lượng Tỷ lệ (%) Bilirubin tự do (µmol/L) 38 66,7 7,0 0,8 2,49±1,81 Bilirubin toàn phần (µmol/L) 45 78,9 80 3,3 17,68 ± 22,21 Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy có 66,7% bệnh nhân tăng Bilirubin tự do và 78,9% tăng Bilirubin toàn phần. Bảng 3.11. Kết quả xét nghiệm tiểu cầu (n = 57) Tiểu cầu Số lượng Tỷ lệ % Bình thường 46 80,7 Giảm 11 19,3 Trung bình (G/L) 223,65 ± 70,83 Kết quả nghiên cứu cho thấy có 19,3% bệnh nhân giảm tiểu cầu và giá trị tiểu cầu trung bình là 223,65 ± 70,83 (U/L). Bảng 3.12. Kết quả xét nghiệm nước tiểu (n = 57) Thành phần nước tiểu Số lượng Tỷ lệ % Hồng cầu 31 54,4 Bạch cầu 54 94,7 ≤0,1 g/l 16 28,0 0,3 g/l 03 5,37 Protein niệu 1 g/l 08 14,03 ≥3 g/l 30 52,6 Trụ niệu 25 43,8 Kết quả nghiên cứu tại bảng 3.12 cho thấy: Có 54,4% tuổi cũng là một trong những yếu tố quan trọng, tuổi bệnh nhân có hồng cầu trong nước tiểu; 94,7% bệnh càng cao thì tỷ lệ xuất hiện bệnh càng cao, nhất là tiền nhân có bạch cầu trong nước tiểu; có 52,6 % bệnh nhân sản giật nặng. Ngoài ra, tần suất xuất hiện bệnh cũng có protein niệu ≥ 3g/l và có 43,8% bệnh nhân có trụ niệu. phụ thuộc vào tiền sử của đối tượng, nếu bệnh nhân có tiền sử tiền sản giật nặng thì lần mang thai tiếp theo có tỷ lệ tiền sản giật nặng bao giờ cũng cao hơn các đối 4. BÀN LUẬN tượng bình thường. Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản phụ khoa của Bộ Y tế thì tỷ lệ tiền sản Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi trung bình của giật sớm tức là tiền sản giật xuất hiện trước 34 tuần xuất bệnh nhân tiền sản giật nặng là (32,96 ± 5,78) tuổi, hiện nhiều hơn ở nhóm bệnh nhân lớn tuổi [1]. Theo tác trong đó độ tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (với 33,3%) là từ giả Ngô Văn Tài năm 2001 thì tác giả cũng nhận thấy 35 - 39 tuổi, đặc biệt có 12,3% đối tượng có độ tuổi từ rằng tỷ lệ tiền sản giật nặng xuất hiện ở nhóm bệnh 40 trở lên. Trong bệnh lý tiền sản giật và sản giật thì độ nhân lớn tuổi cao hơn hẳn [5], kết quả này cũng tương 86
  7. N.V. Hien et al. / Journal of Community Medicine, Vol 62, No 4 (2021) 81-88 đồng so với nghiên cứu của tác giả Phan Thị Duyên Hải Tài [5], điều này có thể giải thích rằng ngày nay công năm 2009 [3]. tác khám thai, quản lý thai nghén, điều trị những bệnh nhân tiền sản giật ngày càng tốt hơn. Trong nghiên cứu này chúng tôi thấy có sản phụ có 2 con chiếm tỉ lệ cao nhất 36,8% và 26,3% sản phụ Trong nghiên cứu của chúng tôi có 13 bệnh nhân chưa có con. Theo Ngô Văn Tài [5], tỷ lệ sản giật gặp ở suy thai (chiếm 22,8%) và thai chậm phát triển trong người con so cao gấp hai lần người con rạ, tỷ lệ sản giật buồng tử cung có 30 bệnh nhân (chiếm 52,6%); kết gặp ở người con so là 62%. quả tương đương với tác giả Trương Thị Linh Giang [2], Ngô Văn Tài [5] đã khẳng định giá trị của siêu âm Về triệu chứng lâm sàng xuất hiện ở những bệnh nhân doppler động mạch tử cung tại thời điểm 11 đến 14 tiền sản giật nặng trong nghiên cứu của chúng tôi thì tuần có ý nghĩa rất lớn trong việc dự báo tiền sản giật. triệu chứng phù chiếm 100%, triệu chứng đau đầu Tuy nhiên, tại Bệnh viện Phụ sản Thái Bình việc khảo chiếm 52,6%, triệu chứng nhìn mờ chiếm 5,3% và triệu sát doppler động mạch tử cung chưa được thực hiện chứng đau vùng gan chiếm 3,5%. Đau đầu hay nhìn một cách thường quy. mờ là triệu chứng gợi ý tổn thương cơ quan đích là não và mắt. Đây là hai triệu chứng hết sức quan trọng Nghiên cứu của chúng tôi có 70% bệnh nhân tăng nhưng theo nhiều nghiên cứu khác thì triệu chứng đau SGOT và 73,7% bệnh nhân tăng SGPT. Theo Ngô Văn đầu thường xuất hiện sớm hơn và nhiều hơn, còn triệu Tài [5]: nếu thai phụ TSG có lượng SGOT ≥ 70 UI/l chứng nhìn mờ thì ít xuất hiện hơn và khó chẩn đoán kết hợp với protein máu toàn phần < 40 g/l có biểu hiện xác định, thông thường phải hội chẩn bác sĩ nhãn khoa suy gan là 21,4%, đây là một chỉ số quan trọng đánh để đánh giá tổn thương đáy mắt. Triệu chứng đau vùng giá tiên lượng bệnh nhân TSG nặng. Tác giả Phan Lê gan gợi ý những tổn thương vi thể và đại thể ở gan Nam [4] đã khẳng định mối liên quan giữa nồng độ axit nhưng những trường hợp mang thai gần đủ tháng hoặc uric máu trong bệnh lý tiền sản giật và các biến chứng đủ tháng để thăm khám gan rất khó nhưng nếu triệu ở mẹ và kết quả của thai kỳ. Chỉ số axit uric có ý nghĩa chứng đau vùng gan xuất hiện đấy là một triệu chứng hết sức quan trọng trong việc tiên lượng và chọn thời phản ánh tổn thương cơ quan đích cực kỳ quan trọng. điểm chấm dứt thai kỳ. Một chỉ số khác có ý nghĩa quan trọng đó là tiểu cầu, trong nghiên cứu của chúng tôi có Rối loạn tăng huyết áp là một triệu chứng hết sức quan 19,3% bệnh nhân giảm tiểu cầu và giá trị tiểu cầu trung trọng ở bệnh nhân tiền sản giật nặng trong nghiên cứu bình của nhóm nghiên cứu là 223,65 ± 70,83 G/L. Tiểu này chúng tôi thấy lúc vào viện đối tượng có huyết áp cầu giảm sẽ có nguy cơ băng huyết khi kết thúc thai kỳ tâm thu trung bình là 161,05 ± 13,35 mmHg và huyết bằng phương pháp mổ đẻ hoặc đẻ đường âm đạo, ngoài áp tâm trương trung bình là 99,30 ± 10,67 mmHg. ra tiểu cầu giảm cũng là một yếu tố để xem xét có hay Lúc kết thúc thai nghén huyết áp tâm thu trung bình là không hội chứng HELLP trong tiền sản giật nặng. 166,49 ± 11,88 mmHg và huyết áp tâm trương trung bình là 101,75 ± 6,85 mmHg. Theo ACOG năm 2015, tăng huyết áp trên 160/110 mmHg là một tiêu chuẩn 5. KẾT LUẬN quan trọng để chẩn đoán tiền sản giật nặng [6]. Trong 3 tháng cuối của thai kỳ nếu bệnh nhân được quản lý thai Nghiên cứu trên 57 đối tượng điều trị tiền sản giật nặng nghén tốt và được phát hiện tiền sản giật sớm thì việc tại Bệnh viện Phụ Sản tỉnh Thái Bình trong năm 2019, điều trị nội khoa cũng góp phần làm giảm huyết áp và chúng tôi thấy: kéo dài thai kỳ và tránh được những ảnh hưởng nặng nề của bệnh lý này trên các cơ quan đích của sản phụ. - Độ tuổi trung bình của nhóm là 32,96 ± 5,78; trong đó nhóm bệnh nhân có độ tuổi 35 - 39 chiếm tỷ lệ cao nhất Nghiên cứu không thấy sự khác biệt giữa tuổi thai lúc là 33,3% và đã có hai con chiếm tỷ lệ là 36,8%. nhập viện và tuổi thai lúc kết thúc thai nghén hoặc chuyển viện, vì trên thực tế thì những bệnh nhân tiền - 100% bệnh nhân có triệu chứng phù, triệu chứng đau sản giật nặng thường được kết thúc thai nghén sớm hoặc đầu tỉ lệ 52,6%, triệu chứng nhìn mờ và đau vùng gan chuyển Bệnh viện Phụ sản Trung ương sau đấy cũng có chiếm tỷ lệ lần lượt là 5,3% và 3,5%. chỉ định kết thúc thai nghén bằng mổ lấy thai. Tuổi thai - Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương lúc kết thúc trung bình lúc kết thúc thai nghén trong nghiên cứu của thai nghén trung bình có giá trị lần lượt là 166,49 ± chúng tôi là cao hơn so với nghiên cứu của Ngô Văn 11,88 mmHg và 101,75 ± 6,85 mmHg. 87
  8. N.V. Hien et al. / Journal of Community Medicine, Vol 62, No 4 (2021) 81-88 - Tuổi thai trung bình lúc nhập viện là 35,71 ± 3,79 Pharmacy, 2016; 31: 57-64. (in Vietnamese). tuần và kết thúc thai nghén hoặc chuyển viện là [3] Hai PTD, Study and application of umbilical 35,89±3,73 tuần. artery Doppler ultrasound, cerebral artery - Tỷ lệ suy thai là 22,8% và tỷ lệ thai chậm phát triển and modified physiological measurements to trong buồng tử cung là 52,6%. predict fetal failure in pre-eclampsia pregnant women, Thesis of Specialist doctor level II, Hue - Nhóm bệnh nhân có chỉ số não/rốn < 1 chiếm 5,3%. University of Medicine and Pharmacy, 2009. (in Có 3,5% bệnh nhân siêu âm Doppler động mạch tử cung Vietnamese). có bệnh lý. Chỉ số RI trung bình là 0,6482 ± 0,0614. [4] Nam PL, Research on blood uric acid levels in preeclampsia - eclampsia and the relationship TÀI LIỆU THAM KHẢO with maternal complications and fetal outcomes, Graduate thesis of resident physician, Hue [1] Ministry of Health, National guidance on University of Medicine and Pharmacy, 2016. (in reproductive health care services (issued together Vietnamese). with Decision No. 4128 / QD-BYT dated July [5] Ngo Van Tai, Some prognostic factors in fetal 29th, 2016 of the Minister of Health), 2016. (in toxicity, Medical Doctoral thesis, Hanoi Medical Vietnamese). University, 2001. (in Vietnamese). [2] Giang TTL, Huy NVQ, Vinh TQ et al., Study on [6] ACOG, Diagnosis and management of uterine arterial Doppler ultrasound values in pre- preeclampsia and eclampsia”, ACOG practice eclampsia pregnant women, Journal of Medicine bulletin 33, American College of Obstetricians and Pharmacy - Hue University of Medicine and and Gynecologists, Washington, DC, 2015. 88