Bài giảng Triết học Mác - Lenin - Chuyên đề 2: Học thuyết giá trị thặng dư

- Sự hoạt động của quy luật giá trị: có tác dụng phân hóa những người sản xuất thành người giàu, người nghèo, làm phát sinh quan hệ SX tư bản chủ nghĩa.
- Tích lũy nguyên thủy của tư bản: là tích lũy có trước chủ nghĩa tư bản, làm điều kiện cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản
pdf 115 trang Khánh Bằng 02/01/2024 2980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Triết học Mác - Lenin - Chuyên đề 2: Học thuyết giá trị thặng dư", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_triet_hoc_mac_lenin_chuyen_de_2_hoc_thuyet_gia_tri.pdf

Nội dung text: Bài giảng Triết học Mác - Lenin - Chuyên đề 2: Học thuyết giá trị thặng dư

  1. 1.3. Hàng hoá sức lao động 1.3.1. Điều kiện để biến sức lao động thành h-hóa - Khái niệm: Sức lao động là toàn bộ những năng lực (thể lực và trí lực) tồn tại trong một con người và được người đó sử dụng vào SX. - Sức lao động trở thành hàng hóa khi có hai điều kiện:
  2. 1.3.2. Hai thuộc tính của hàng hoá sức lao động a- Giá trị của hàng hoá sức lao động - Là do số lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra hàng hoá sức lao động quyết định. - Giá trị của hàng hóa SLĐ = giá trị của toàn bộ các tư liệu sinh hoạt cần thiết để SX và tái SXSLĐ.
  3. Lượng giá trị các tư liệu sinh hoạt cần thiết bao gồm: + Giá trị các tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết để nuôi sống công nhân. + Chi phí đào tạo công nhân. + Giá trị các tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho gia đình công nhân. Giá trị hàng hóa sức lao động bao hàm cả yếu tố lịch sử, tinh thần. Giá trị sức lao động biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả sức lao động hay còn gọi là tiền lương.
  4. - Giá trị của hàng hóa SLĐ chịu sự tác động của hai xu hướng đôí lập nhau: * Giá trị hàng hóa SLĐ có xu hướng tăng: ( i ) SX càng phát triển nhu cầu về lao động phức tạp tăng. ( ii ) Nhu cầu TLSH tăng theo đà tiến bộ của LLSX. * Xu hướng giảm giá trị hàng hóa SLĐ: do NSLĐ tăng nên giá cả các tư liệu sinh hoạt, dịch vụ giảm.
  5. b- Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động: Giống hàng hoá thông thường, giá trị sử dụng hàng hoá sức lao động thoả mãn nhu cầu của người mua. Công dụng của nó biểu hiện qua tiêu dùng hàng hoá sức lao động, chính là tiến hành quá trình lao động. Quá trình lao động đồng thời là quá trình sản xuất ra hàng hoá, sức lao động tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó.
  6. Hàng hoá sức lao động có đặc điểm riêng biệt, là nguồn gốc trực tiếp tạo ra giá trị thặng dư, là chìa khoá để giải quyết mâu thuẫn công thức chung của tư bản. Hàng hóa SLĐ là điều kiện của sự bóc lột chứ không phải là cái quyết định có hay không có bóc lột.
  7. II. QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA HAY QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT RA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ 2.1. Sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và quá trình sản ra giá trị (Quá trình sản xuất giá trị thặng dư) 2.1.1. Đặc điểm của quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa - Người công nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản. - Sản phẩm mà công nhân làm ra thuộc sở hữu của nhà tư bản. - Quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng với việc tạo ra giá trị và giá trị thặng dư.
  8. 2.1.2. Ví dụ về quá trình SX trong ngành kéo sợi Để tiến hành sản xuất Giả sử kéo 10 kg bông nhà tư bản phải ứng ra thành sợi mất 6 giờ và một số tiền là: mỗi giờ công nhân tạo 10 kg bông giá trị: 10$ ra một giá trị 0,5 $: Hao mòn máy: 2$ 0,5$ 6 = 3$ Tiền công / 1 ngày: 3$ Vậy giá trị Giá trị chuyển vào của của 1 kg *) 10 kg bông là 10$ sợi tổng *) máy móc là 2$ cộng là: 15$ *) do công nhân tạo ra là 3$
  9. Nếu quá trình lao động chỉ dừng ở đó ( công nhân làm việc 6 giờ) thì không có giá trị thặng dư. Nhưng thực tế quá trình lao động luôn kéo dài hơn 6 giờ vì tiền lương nhà tư bản thuê công nhân là một ngày chứ không phải 6 giờ.
  10. Giả sử ngày lao động là 12 giờ: Chi phí sản xuất: Tiền mua bông 20 kg là: 20$ Hao mòn máy móc là: 4$ Tiền mua sức lao động trong một ngày là: 3$ Cộng: 27$ Giá trị của sản phẩm mới: *) Gía trị của bông chuyển vào sợi: 20$ *) Gía trị máy móc khấu hao: 4$ *) Gía trị do công nhân tạo ra trong 12 h lao động: 6$ Cộng: 30$ Gía trị thặng dư là: 30$ 27$ = 3$
  11. Kết luận: Giá trị thặng dư là phần giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không. Ngày lao động của công nhân chia thành hai phần:
  12. Giá trị của hàng hóa gồm hai phần: Giá trị TLSX, nhờ lao động cụ thể của công nhân mà được bảo tồn và dịch chuyển vào giá trị của SP mới (24$). Giá trị do lao động trừu tượng của công nhân tạo ra trong quá trình lao động gọi là giá trị mới.
  13. 2.2. Bản chất của tư bản 2.2.1. Tư bản là QHSX XÃ HỘI Tư bản là giá trị đem lại giá trị giá trị thặng dư bằng cách bóc lột công nhân làm thuê. Tư bản thể hiện QHSX giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.
  14. 2.2.2. Tư bản bất biến và tư bản khả biếnn a) Khái niệm Tư bản bất biến: Bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu sản xuất mà giá trị được bảo tồn và chuyển vào sản phẩm, tức là giá trị không thay đổi về lượng trong quá trình sản xuất
  15. + Tư bản bất biến có đặc điểm là: * giá trị của chúng được bảo tồn và chuyển dịch nguyên vẹn vào giá trị sản phẩm * giá trị TLSX được bảo tồn dưới dưới hình thức GTSD MỚI. + Tư bản bất biến ký hiệu là C.
  16. Tư bản khả biến: Bộ phận tư bản ứng trước dùng để mua hàng hoá sức lao động không tái hiện ra, nhưng thông qua lao động trừu tượng, người công nhân làm thuê đã sáng tạo ra một giá trị mới, lớn hơn giá trị của sức lao động, tức là có sự biển đổi về số lượng.
  17. + Tư bản khả biến, ký hiệu là V. Tư bản khả biến tồn tại dưới hình thức tiền lương. b) Cơ sở của viêc phân chia: là nhờ tính chất hai mặt của lao động sản xuất ra h-hoá + Lao động cụ thể: bảo tồn và chuyển dịch giá trị của TLSX. + Lao động trừu tượng: tạo ra giá trị mới.
  18. c) Ý nghĩa của việc phân chia: việc phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động SX hàng hóa giúp C. Mác tìm ra chìa khóa để xác định sự khác nhau giữa TBBB và TBKB. + Sự phân chia đó vạch rõ nguồn gốc của m: chỉ có bộ phận tư bản khả biến mới tạo ra giá trị thặng dư, còn tư bản bất chỉ là điều kiện cần thiết để tiến hành sản xuất.
  19. + Sự phân chia đó cho thấy vai trò của mỗi bộ phận tư bản trong việc tạo ra giá trị hàng hoá. Giá trị của hàng hóa gồm: C + V + M.
  20. 2.3. Tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư 2.3.1. Tỷ suất giá trị thặng dư: là tỷ số tính theo (%) giữa số lượng giá trị thặng dư với tư bản khả biến cần thiểt để sản xuất ra giá trị thặng dư đó, ký hiệu là m’. m m’= 100% v hoặc:
  21. Tỷ suất giá trị thặng dư nói lên trình độ bóc lột TBCN. 2.3.2. Khối lượng giá trị thặng dư: tích số giữa tỷ suất giá trị thặng dư với tổng tư bản khả biến đã được sử dụng. Công thức: M = m’ V trong đó: M - khối lượng giá trị thặng dư; V - tổng khối lượng tư bản khả biến được sử dụng.
  22. 2.4. Hai phương pháp nâng cao trình độ bóc lột 2.4.1. Giá trị thặng dư tuyệt đối: là giá trị thặng dư được tạo ra do kéo dài ngày lao động trong khi thời gian lao động tất yếu không thay đổi.
  23. Giả sử ngày lao động 10 h trong đó 5 h thời gian lao động tất yếu, 5 h thời gian lao động thặng dư. Biểu diễn bằng sơ đồ sau: Thời gian cần thiết Thời gian thặng dư 5 h 5 h Tỷ suất giá trị thặng dư: m’ = 100% = 100%
  24. Giả sử ngày lao động kéo dài thêm 2 h nữa, thời gian lao động tất yếu không đổi (5 h), thời gian lao động thặng dư tăng lên 7 h:
  25. Những con đường chủ yếu để SX ra giá trị thặng dư tuyệt đối: + tăng thời gian làm việc trong 1 ngày, tháng, năm + tăng cường độ lao động. Giới hạn ngày lao động: PT thể chất và tinh thần của người công nhân: co dãn trong khoảng: Thời gian l-đ cần thiết < ngày lao động < 24 h. Giới hạn ngày lao động phụ thuộc: + Trình độ LLSX; + Tính chất QHSX; + So sánh lực lượng giữa công nhân và tư bản.
  26. 2.4.2. Giá trị thặng dư tương đối là: giá trị thặng dư thu được do rút ngắn thời gian lao động tất yếu, nhờ đó tăng thời gian lao động thặng dư, trong điều kiện độ dài ngày lao động không thay đổi.
  27. Muốn rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách: hạ thấp giá trị sức lao động, bằng cách: giảm giá trị tư liệu sinh hoạt của công nhân. Do đó phải tăng năng suất lao động xã hội trong các ngành sản xuất tư liệu sinh hoạt, các ngành SX TLSX để SX các TLSH. Nghĩa là tăng năng suất lao động xã hội.
  28. Giá trị thặng dư siêu ngạch Là phần giá trị thặng dư thu thêm xuất hiện khi giá trị cá biệt của hàng hóa nhỏ hơn giá trị xã hội của hàng hoá. Cạnh tranh giữa các nhà tư bản buộc họ phải tăng năng suất lao động trong các xí nghiệp của mình để giảm giá trị cá biệt của hàng hóa so với giá trị xã hội. Nhà tư bản sẽ thu số chênh lệch giữa giá trị xã hội và giá trị cá biệt, chừng nào NSLĐ xã hội còn chưa tăng lên để số chênh lệch đó không còn nữa.
  29. Giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tạm thời đối với mỗi nhà tư bản, nhưng đối với xã hội nó là phổ biến, giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối.
  30. So sánh giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối:
  31. 2.5. Sản xuất ra giá trị thặng dư - quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản 2.5.1. Nội dung quy luật Sản xuất ra ngày càng nhiều giá trị thặng dư cho nhà tư bản bằng cách tăng cường bóc lột lao động làm thuê trên cơ sở tăng năng suất lao động và cường độ lao động.
  32. Phản ánh mục đích của nền sản xuất và phương tiện đạt mục đích. Sản xuất giá trị thặng dư phản ánh quan hệ giữa tư bản và lao động, đây là quan hệ cơ bản trong XH tư bản. Phản ánh quan hệ bản chất trong CNTB. Chi phối sự hoạt động của các quy luật kinh tế khác. Quyết định sự phát sinh, phát triển của CNTB, và là quy luật vận động của phương thức SX đó.
  33. III TIỀN CÔNG DƯỚI CHỦ NGHĨA TƯ BẢN 3.1. Bản chất tiền công dưới CNTB Tiền công là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá SLĐ, là giá cả của hàng hoá SLĐ. Tiền công là giá cả hàng hoá sức lao động, chứ không phải là giá cả của lao động. 3.2. Hình thức tiền công cơ bản + Tiền công tính theo thời gian: là hình thức trả công theo thời gian lao động của công nhân (giờ, ngày, tháng).
  34. + Tiền công tính theo sản phẩm: là hình thức tiền công tính theo số lượng sản phẩm sản xuất ra (hoặc số lượng công việc hoàn thành) trong một thời gian nhất định. Tiền công tính theo sản phẩm: Mỗi một đơn vị sản phẩm được trả công theo một đơn giá nhất định gọi là đơn giá tiền công
  35. 3.3. Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế Tiền công danh nghĩa: là số tiền mà người công nhân nhận được do bán sức lao động của mình cho nhà tư bản. Tiền công thực tế: là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ mà công nhân mua được bằng tiền công danh nghĩa của mình.
  36. IV.SỰ CHUYỂN HÓA CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ THÀNH TƯ BẢN - TÍCH LŨY TƯ BẢN 4.1. Thực chất, động cơ của tích luỹ tư bản a) Giá tri thặng dư - nguồn gốc của tích lũy tư bản Tái SX mở rộng: là quá trình SX lặp lại với quy mô lớn hơn trước, muốn vậy phải biến một bộ phận giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm gọi là tích lũy tư bản.
  37. Ví dụ: để tiến hành SX nhà tư bản phải ứng trước một số tiền chẳng hạn: 5000 đơn vị tư bản; với c/v = 4/1; và m’ = 100% Năm thứ nhất: 4000c + 1000v + 1000m Nhà tư bản không tiêu dùng hết 1000m mà trích 500m để tích lũy mở rộng SX với cấu tạo hữu cơ không thay đổi: Năm thứ hai: 4400c + 1100v + 1100m
  38. Thực chất của tích luỹ tư bản: Sự chuyển hoá một phần giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm gọi là tích luỹ tư bản. Tích lũy là tái SX theo quy mô ngày càng mở rộng. Nguồn gốc của tích luỹ là giá trị thặng dư.
  39. Động lực của tích lũy: + Để thu được nhiều giá trị thặng dư. + Do cạnh tranh. + Do yêu cầu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật. Tỷ suất tích luỹ: Tỷ lệ tính theo (%) giữa số lượng giá trị thặng dư biến thành tư bản phụ thêm với tổng giá trị thặng dư thu được.
  40. Các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy: tích luỹ phụ thuộc vào Khối lượng giá trị thặng dư. Tỷ lệ phân chia giá trị thặng dư thành tư bản và thu nhập. Nếu tỷ lệ phân chia không không đổi, quy mô tích lũy phụ thuộc vào giá trị thặng dư:
  41. Có bốn nhân tố ảnh hưởng đến khối lượng giá trị thặng dư: + Mức độ bóc lột sức lao động. + Trình độ năng suất lao động. + Quy mô tư bản ứng trước. + Sự chênh lệch ngày càng lớn giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng.
  42. - Tư bản sử dụng: là khối lượng giá trị các tư liệu lao động mà toàn bộ quy mô hiện vật của chúng đều hoạt động trong quá trinh sản xuất sản phẩm. - Tư bản tiêu dùng: là phần của những tư liệu lao động ấy được chuyển vào sản phẩm theo từng chu kỳ SX dưới dạng khấu hao. Sự chênh lệch này là thước đo sự tiến bộ của LLSX. Kỹ thuật càng hiện đại, sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng càng lớn, thì sự phục vụ không công của TLLĐ càng lớn.
  43. 4.2. Quy luật chung của tích lũy 4.2.1. Tích tụ tập trung tư bản a. Tích tụ tư bản: - Khái niệm: Tích tụ TB là sự tăng thêm quy mô tư bản dựa vào tích lũy giá trị thặng dư. - Ví dụ: Tư bản A có tư bản là 5000 ĐV. Năm thứ nhất TL: 500 quy mô tăng 5500. Năm thứ hai TL: 550 6050.
  44. b. Tập trung tư bản: - Khái niệm: Tập trung tư bản là liên kết nhiều tư bản nhỏ thành tư bản lớn. - Ví dụ: Tư bản A : 5.000 ĐV tư bản Tư bản B : 6.000 ĐV tư bản Tư bản C : 10.000 ĐV tư bản
  45. 4.2.2. Cấu tạo hữu cơ của tư bản: C/V Cấu tạo kỹ thuật của tư bản: là quan hệ tỷ lệ giữa số lượng tư liệu sản xuất và số lượng sức lao động để sử dụng tư liệu sản xuất nói trên. Cấu tạo giá trị của tư bản: là quan hệ tỷ lệ giữa số lượng giá trị các tư liệu sản xuất và giá trị sức lao động để tiến hành sản xuất (C/V).
  46. Cấu tạo hữu cơ của tư bản: là cấu tạo giá trị của tư bản do cấu tạo kỹ thuật của tư bản quyết định và phản ánh sự biến đổi của cấu tạo kỹ thuật, ký hiệu là C/V. Quá trình tích lũy tư bản là quá trình: + Làm tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản. + Tích tụ, tập trung tư bản ngày càng tăng.
  47. 4.2.3. Xu hướng lịch sử của tích luỹ tư bản, hậu quả của tích luỹ tư bản Tích lũy và cạnh tranh dẫn đến tư bản sản xuất được tập trung ngày càng lớn, do đó sản xuất được xã hội hóa cao hơn, lực lượng sản xuất được phát triển mạnh hơn. Điều đó làm cho mâu thuẫn giữa tính xã hội của sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất phát triển. Sự phát triển của mâu thuẫn này tất yếu dẫn đến thay thế xã hội tư bản bằng xã hội khác cao hơn.
  48. V.CÁC HÌNH THÁI TƯ BẢN VÀ CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ 5.1 Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận 5.1.1. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa Đối với xã hội, để tiến hành sản xuất hàng hoá, xã hội cần chi phí một lượng hao phí lao động nhất định bao gồm: Tạo thành giá trị hàng hóa H= C + V + m
  49. Đối với nhà tư bản, để tiến hành sản xuất hàng hoá trên họ chỉ cần ứng một lượng tư bản để mua tư liệu sản xuất và sức lao động, gọi là chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, ký hiệu K: K= C + V Giữa H và k có có sự khác nhau:
  50. Nhà tư bản quan tâm đến K, tiết kiệm chi phí này bằng mọi giá vì K là giới hạn thực sự của lỗ lãi kinh doanh của nhà TB. 5.1.2. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận a. Lợi nhuận: Do có sự chênh lệch về lượng giữa giá trị hàng hoá và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, nên khi bán hàng hóa đúng giá trị trừ đi phần tư bản ứng ra, nhà tư bản còn thu về tiền lời (ngang bằng với m) và được gọi là lợi nhuận, ký hiệu P:
  51. “Giá trị thặng dư, được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước mang hình thái chuyển hóa là lợi nhuận” – C. Mác (Tư bản, tập 3, tr46) . H = C + V + m = K + m = K + P Nguyên nhân của sự chuyển hoá m thành P: + Sự hình thành K = (C + V) đã xoá nhoà vai trò khác biệt giữa C và V. + Do chi phí SX TBCN luôn nhỏ hơn chi phí SX thực tế nên khi bán hàng hoá chỉ cần giá cả lớn hơn K một chút là đã thu lời.
  52. Giữa P và m có gì khác nhau: + Giống nhau : m và P đều có chung một nguồn gốc là kết quả của lao động của công nhân. + Khác nhau: * về mặt chất: * m phản ánh nguồn gốc sinh ra từ V còn p thì được xem như toàn bộ tư bản ứng trước đẻ ra. * P che giấu quan hệ bóc lột TBCN, che giấu nguồn gốc thực sự của nó.
  53. • Giữa m và P có sự không nhất trí về lượng: Trong một thời gian nhất định, xét trên bình diện toàn bộ nền kinh tế: Tổng giá cả = Tổng giá trị do đó : Tổng P = Tổng m
  54. b. Tỷ suất lợi nhuận: Tỷ suất lợi nhuận là lệ phần trăm giữa giá trị thặng dư và tổng tư bản ứng ra để sản xuất - kinh doanh. Tỷ suất lợi nhuận là hình thái chuyển hoá của tỷ suất giá trị thặng dư.
  55. Sự khác nhau giữa tỷ suất lợi nhuận và tỷ suất giá trị thăng dư: - Về chất: m’ biểu hiện mức độ bóc lột của nhà tư bản đối với LĐ; P’ nói lên mức doanh lợi của đầu tư tư bản. - Về lượng: P’ < m’.
  56. 5.2. Lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất Cạnh tranh là sự ganh đua giữa những người sản xuất và lưu thông hàng hoá bằng những biện pháp và thủ đoạn khác nhau nhằm giành giật cho mình những điều kiện sản xuất kinh doanh có lợi nhất. Động lực của cạnh tranh là lợi nhuận tốt đa.
  57. Trong điều kiện của sản xuất tư bản tự do cạnh tranh, Mác phân chia thành hai loại cạnh tranh: + Cạnh tranh nội bộ ngành; + Cạnh tranh giữa các ngành. 5.2.1. Cạnh tranh nội bộ ngành Đó là sự cạnh tranh giữa các nhà tư bản trong cùng một ngành, sản xuất cùng một loại hàng hoá nhằm giành điều kiện sản xuất và tiêu thụ hàng hoá có lợi nhất để thu nhiều lợi nhuận siêu ngạch.
  58. Mục tiêu cạnh tranh: chiếm tỷ phần thị trường lớn, muốn vậy phải: + Nâng cao chất lượng; + Giảm chi phí; + Chất lượng phục vụ tốt; + Mẫu mã, bao gói đẹp Biện pháp cạnh tranh: Bằng cách cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, tăng cấu tạo hữu cơ C/V. Để hạ thấp hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn hao phí lao động xã hội.
  59. Kết quả cạnh tranh: là hình thành giá trị thị trường. Giá trị thị trường một mặt, là giá trị trung bình của những hàng hoá được sản xuất ra trong một khu vực sản xuất nào đó, mặt khác phải coi giá trị thị trường là giá trị cá biệt của những hàng hoá được sản xuất ra trong những điều kiện trung bình của khu vực đó và chiếm khối lượng lớn trong số những sản phẩm của khu vực này.
  60. 5.2.2. Cạnh tranh giữa các ngành và sự hình thành lợi nhuận bình quân Đó là sự cạnh tranh của các nhà tư bản ở các ngành sản xuất khác nhau nhằm giành giật nơi đầu tư có lợi nhất. Nguyên nhân cạnh tranh: Trong các ngành sản xuất khác nhau, do đặc điểm của từng ngành, C/V của các ngành khác nhau nên P’ của từng ngành là khác nhau.
  61. VD: có 3 ngành SX: cơ khí, dệt, da, có lượng tư bản đầu tư bằng nhau là 100, m’ = 100%, nhưng cấu tạo hữu cơ khác nhau, do đó P’ khác nhau vì vậy các nhà tư bản không cam chịu tình Ngành Chi phí m’ m p’ sản xuất sản xuất (k) (% ) ( % ) Cơ khí 80c +20v 100 20 20 Dệt 70c +30v 100 30 30 Da 60c +40v 100 40 40
  62. Biện pháp để cạnh tranh: là tự do di chuyển tư bản vào các ngành khác nhau của xã hội. Tư bản của ngành cơ khí chuyển sang ngành da làm cho: + SP của ngành cơ khí giảm - dẫn đến : cung giá trị P tăng. + SP của ngành da tăng cung > cầu giá cả < giá trị P giảm.
  63. Ngành C.lệch C V m’ M C+V+M P’ Gsx SX Gsx và w Cơ khí 80 20 100% 20 120 30% 130 + 10 Dệt 70 30 100% 30 130 30% 130 0 Da 60 40 100% 40 140 30% 130 - 10 TC 210 90 90 390 390 0
  64. Vậy: - Tỷ suất lợi nhuận bình quân: là con số trung bình của tất cả tỷ suất lợi nhuận ở các ngành khác nhau: trong đó: P’i - tỷ suất lợi nhuận của từng ngành; n - số ngành.
  65. Lợi nhuận bình quân: Là lượng lợi nhuận mà một tư bản thu được theo tỷ suất lợi nhuận bình quân - không kể cấu thành hữu cơ của nó như thế nào. p = p’ x k Giá cả SX: Khi hình thành lợi nhuận bình quân, giá trị hàng hóa chuyển hóa thành giá cả SX