Bài giảng Triết học - Chương I: Khái luận chung về lịch sử triết học

1. Triết học là gì.
• Xã hội loài người xuất hiện cách đây khoảng gần 4 triệu năm, nhưng triết học mới xuất hiện cách đây vào khoảng hơn hai nghìn năm, vào thời kỳ xã hội chiếm hữu nô lệ ở cả phương Ðông và phương Tây.
pdf 316 trang Khánh Bằng 29/12/2023 2900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Triết học - Chương I: Khái luận chung về lịch sử triết học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_triet_hoc_chuong_i_khai_luan_chung_ve_lich_su_trie.pdf

Nội dung text: Bài giảng Triết học - Chương I: Khái luận chung về lịch sử triết học

  1. +Ðối với mặt thứ hai trong vần đề cơ bản của triết học: Con người có thể nhận thức được thế giới hay không? Trả lời câu hỏi nói trên tuyệt đại đa số các nhà triết học (cả duy vật và duy tâm) đều thừa nhận khả năng nhận thức của con người
  2. Bên cạnh quan điểm của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm nói trên, chủ nghĩa hoài nghi lại nghi ngờ khả năng nhận thức của con người về thế giới. Họ cho rằng : muốn biết sự vật có tồn tại hay không là vấn đề nan giải, về nguyên tắc thì không thể nhận thức được bản chất của sự vật.
  3. Tóm lại: Việc giải quyết vần đề cơ bản của triết học đã hình thành các trường phái khác nhau, đó là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Trong đó chủ nghĩa duy vật, nhất là chủ nghĩa duy vật biện chứng là thế giới quan khoa học, nó đem lại cho con người sự nhận thức ngày càng đúng đắn về thế giới.
  4. 2.2 phương pháp triết học. Trong lịch sử Triết học đã hình thành hai phương pháp nhận thức đối lập nhau đó là phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình.
  5. + Phương pháp siêu hình Phương pháp siêu hình là phương pháp nhận thức đối tượng ở trạng thái cô lập, tách rời không liên hệ, vận động, phát triển. Phương pháp siêu hình được hình thành từ thời kì cổ đại nhưng biểu hiện rõ nét nhất là ở thế kỉ 17- 18.Vì vậy chủ nghĩa duy vật thời kì này được gọi là chủ nghĩa siêu hình. Phương pháp siêu hình làm cho con người chỉ nhìn thấy những sự vật riêng biệt mà không nhìn thấy mối liên hệ qua lại giữa những sự vật ấy. Do đó, phương pháp siêu hình phản ánh không đúng bức tranh sinh động của thế giới khách quan.
  6. + Phương pháp biện chứng. Phương pháp biện chứng là phương pháp nhận thức đối tượng trong mối liên hệ vận động phát triển không ngừng. Phương pháp biện chứng được hình thành từ thời cổ đại mà người khởi xướng là nhà triết học duy vật có tên là Hêraclit. Ông cho rằng :Các sự vật hiện tượng của thế giới nằm trong quá trình vận động biến đổi như dòng chảy của con sông.ông nêu lên luận điểm nổi tiêng:Người ta không thể tắm hai lần trên một dòng sông.
  7. -> Cùng với sự phát triển của tư duy con người, phương pháp biện chứng đã thể hiện dưới ba hình thức lịch sử: PHÉP BC CHẤT PHÁC (TK CỔ ĐẠI) PHÉP BIỆN CHỨNG PHÉP BC DUY TÂM (TH HÊ-GHEN) PHÉP BC DUY VẬT(MÁC- A- LÊNIN)
  8. Như vậy, phương pháp biện chứng thể hiện tư duy mềm dẻo linh hoạt về hiện thực. Nhờ vậy nó trở thành công cụ hữu hiệu giúp con người nhận thức và cải tạo thế giới.
  9. 3. Đối tượng của lịch sử triết học. Đối tượng của lịch sử triết học là nghiên cứu quá trình hình thành, phát sinh và phát triển của các học thuyết triết học trong cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, giữa phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình.
  10. Với tư cách là một khoa học, lịch sử triết học không dừng lại ở mô tả nội dung các học thuyết các phương pháp mà nhiệm vụ của nó là : “Thông qua di sản của các nhà tư tưởng,lịch sử triết học tìm ra bản chất của các học thuyết và xác định chỗ đứng của nó trong các trường phái triết học. Đánh giá được những cống hiến, những hạn chế của các học thuyết, các phương pháp triết học trong từng bối cảnh lịch sử cụ thể.”
  11. II.PHÂN KỲ LỊCH SỬ TRIẾT HỌC (Giáo trình tr5). 1. Những nguyên tắc phương pháp luận của sự phân chia các thời kỳ lịch sử triết học.
  12. 2.Những thời kỳ lớn của lịch sử triết học –Triết học thời kỳ cổ đại. –Triết học thời trung đại. –Triết học thời phục hưng. –Triết học thời cận đại. –Triết học thời cổ điển Đức. –Triết học thời Mác-Lênin. –Những trào lưu triết học tư sản thời hiện đại.
  13. III. Những nguyên tắc cơ bản của việc nghiên cứu lịch sử triết học. 1. Nguyên tắc khách quan. 2. Nguyên tắc biện chứng 3. Nguyên tắc tính đảng, tính giai cấp.
  14. CHƯƠNG II TRIẾT HỌC ẤN ÐỘ CỔ, TRUNG ĐẠI I. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của triết học Ấn Độ cổ, trung đại. 1. Hoàn cảnh ra đời của triết học Ấn Độ cổ, trung đại.
  15. * Điều kiện tự nhiên Ấn Độ là đất nước có điều kiện tự nhiên đa dạng. Đất nước này vừa có dãy núi Hymalaya hùng vĩ, vừa có biển Ấn Độ Dương rộng mênh mông; vừa có sông Ấn chảy về phía Tây, lại có sông Hằng chảy về phía Đông tạo nên những vùng đồng bằng trù phú màu mỡ. Những điều kiên tự nhiên đa dạng và khắc nghiệt ấy là cơ sở để hình thành sớm những tư tưởng tôn giáo triết học.
  16. * Điều kiện kinh tế - xã hội. Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế - xã hội của xã hội Ấn Độ cổ, trung đại là sự tồn tại rất sớm và kéo dài của kết cấu kinh tế - xã hội theo mô hình “công xã nông thôn” mà đặc trưng của nó là: - Ruộng đất thuộc quyền sở hữu nhà nước. - Gắn liền với nó là sự bần cùng hoá của người dân trong công xã. - Quan hệ giữa gia đình thân tộc được coi là quan hệ cơ bản. - Xã hội được phân chia thành các đẳng cấp.
  17. Xã hội được phân chia thành 4 đẳng cấp lớn là: • Tăng lữ: những người làm công việc tôn giáo. • Quý tộc: gồm vương công, tướng lĩnh, võ sĩ. • Bình dân tự do: gồm thương nhân, thợ thủ công và dân chúng của công xã. • Nô lệ cùng đinh.
  18. Sự phân chia đẳng cấp đó đã làm phức tạp thêm các quan hệ xã hội, tạo ra những mâu thuẫn gay gắt giữa nông dân, thợ thủ công, nô lệ với các đẳng cấp khác trong xã hội.
  19. *Điều kiện về khoa học và văn hoá. + Về khoa học: ngay từ thời kỳ cổ đại, người Ấn Độ đã đạt được những thành tựu về KHTN. Đặc biệt là các lĩnh vực thiên văn, toán học, y học
  20. +Văn hoá Ấn Độ cổ, trung đại: được chia làm ba giai đoạn: – Giai đoạn thứ nhất: Khoảng thế kỷ XXV-XV tr.CN gọi là nền văn minh sông Ấn. – Giai đoạn thứ hai: Từ thế kỷ XV – VII tr.CN gọi là nền văn minh Vê đa.
  21. – Giai đoạn thứ ba: Từ thế kỷ VI – I tr.CN. Đây là thời kỳ hình thành các trường phái triết học tôn giáo lớn gồm hai hệ thống đối lập nhau là chính thống và không chính thống. trong đó có 6 trường phái triết học chính thống và 3 trường phái triết học không chính thống. Tiêu chuẩn của chính thống và không chính thống là có thừa nhận uy thế của kinh Vêđa và đạo Bàlamôn hay không.
  22. Tóm lại: Tất cả những đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội nói trên là cơ sở cho sự nảy sinh và phát triển những tư tưởng triết học của Ấn Độ thời cổ, trung đại với các hình thức phong phú đa dạng.
  23. 2. Đặc điểm của triết học Ấn Độ cổ, trung đại -Triết học Ấn Độ cổ, trung đại chịu ảnh hưởng lớn của những tư tưởng tôn giáo rất khó phân biệt. Trong các quan niệm triết học, kể cả các quan niệm duy vật đều ẩn sau các lễ nghi tôn giáo huyền bí, và các nhà triết học cũng là những người làm công việc tôn giáo. -Triết học Ấn Độ ít có những cuộc cách mạng lớn, chủ yếu có tính cải cách; các trường phái triết học đi sau thường không đặc ra mục đích tạo ra một thứ triết học mới mà thường là kế thừa, bảo vệ, làm rõ quan điểm của các trường phái đi trước.
  24. -Trong triết học Ấn Độ cổ, trung đại, quan điểm duy vật và quan điểm duy tâm thường đan xen vào nhau trong quá trình vận động phát triển. -Triết học Ấn Độ cổ, trung đại đặc biệt chú ý đến vấn đề con người. Hầu hết các trường phái triết học đều tập trung giải quyết vấn đề “nhân sinh” và tìm con đường “giải thoát” cho con người khỏi nỗi khổ đau trong đời sống trần tục.
  25. II. SỰ PHÁT SINH PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ, TRUNG ĐẠI 1. Triết học Vê đa.
  26. Vêđa theo nghĩa đen của từ này là tri thức, là sự hiêu biết, tương tự như Philosophia tức là yêu mến sự thông thái của Hy lạp. Trong nghĩa cụ thể, Vêđa là những tác phẩm văn học tập hợp những câu ca dao, vịnh phú, thần thoại, diễn ca, những tư tưởng quan điểm về tập tục lễ nghi được sáng tác bằng phương thức truyền miệng trong một thời gian khá dài. Đến khoảng thế kỷ thứ X tr.CN, các tác phẩm đó mới được ghi lại bằng tiếng Phạn (Sancrit) thành bộ sách gọi là thánh kinh Vêđa làm cơ sở giáo lý cho đạo Bàlamôn và chế độ phân chia đẳng cấp. Các tác phẩm này còn lại tới ngày nay dưới dạng 4 tập chính là: Rigveda, Samaveda, Atharvaveda, Yajurveda
  27. • Rigveda: Là bộ kinh cổ nhất của Ấn Độ bao gồm 1028 khúc hát dùng để ca ngợi công đức của các vị thánh thần và cầu nguyện cho con người co sức khoẻ, có thức ăn, có gia súc, có mưa thuận gió hoà. • Samaveda: Là tuyển tập các đoạn trong Rigveda, dùng để ca chầu trong khi tiến hành nghi lễ. • Atharvaveda: Là bộ kinh gồm 731 bài văn vần có tính chất huyền bí dùng để khẩn cầu những điều tốt đẹp cho con người.
  28. Yajurveda: Là bộ kinh gồm hai bộ phận là Yajurveda trắng và Yajurveda đen. Yajurveda trắng gồm các câu thần chú để sử dụng trong nghi lễ, còn Yajurveda đen nêu lên các ý kiến về nghi lễ và thảo luận các ý kiến đó.
  29. Tóm lại: Triết học Vêđa là hình thức tôn giáo cổ nhất Ấn Độ, nó thể hiện thế giới quan của người Ấn Độ lúc bấy giờ đang tự nhận thức mình và nhận thức giới tự nhiên. Nhưng họ chưa phân biệt được sự khác nhau căn bản giữa mình với tự nhiên. Chính vì vậy, đối với họ các hiện tượng tự nhiên đều có linh hồn và được nhân cách hoá thành các vị thần.
  30. 2. Sáu trường phái triết học chínhthống. 2.1. Trường phái Samkhya. Trường phái Samkhya lúc đầu là duy vật họ không thừa nhận thần Brahman sáng tạo ra thế giới. Họ cho rằng thế giới vật chất do một dạng vật chất đầu tiên cấu tạo nên là Prakriti. Prakriti là một loại vật chất đặc biệt tiềm ẩn không thể nhận thức được bằng giác quan.
  31. Nhưng về sau, trường phái này cũng rơi vào QĐ duy tâm thừa nhận có linh hồn (Purusa) tồn tại song song bên cạnh bản nguyên vật chất (Prakriti).
  32. 2.2. Trường phái Mimansa. Trường phái này lúc đầu là duy vật họ không thừa nhận sự tồn tại của thần linh. Họ cho rằng không chứng minh được sự tồn tại của thần, cảm giác không nhận ra thần. Nhưng về sau họ lại rơi vào quan điểm duy tâm thừa nhận có thần và bảo vệ uy tín của kinh Vêđa và triết lý của đạo Bàlamôn.
  33. 2.3. Trường phái Vedanta. Vedanta là một trường phái hoàn toàn duy tâm, họ không thừa nhận sự tồn tại của thế giới vật chất, theo họ vật chất là không chân thực.
  34. Họ thừa nhận Brahman là tinh thần vũ trụ sáng tạo ra muôn loài. Atman là linh hồn cá biệt, là một bộ phận của Brahman, nhưng nó có thể nhập vào hết người này đến người khác theo luật luân hồi. Chỉ khi nào con người khổ công tu luyện đạt đến sự giác ngộ thì khi đó linh hồn được giải phóng nó bay trở về đồng nhất với Brahman
  35. 2.4. Trường phái Yoga. Yoga là một trường phái triết học chính thống do đạo sĩ Patanjali sáng lập. Nội dung cơ bản của học thuyết triết học Yoga là đề cập đến những phương pháp tu luyện nhằm giải thoát linh hồn khỏi sự ràng buộc của thể xác và đạt đến sức mạnh siêu nhiên.
  36. Để đạt được đều đó, trường phái này đưa ra tám phương pháp (bát bảo tu pháp) tu luyện sau đây: • 1) Chế giới: Phải có tình thương yêu rộng rãi. • 2) Nội chế: Phải tự kiềm chế (tự ức chế). • 3) Tọa pháp: Giữ thân thể ở vị trí nhất định. • 4) Điều tức pháp: Điều khiển sự thở cho hợp lý. • 5) Chế cảm pháp: Điều khiển cảm giác tư duy. • 6) Tổng trì pháp: Chú ý vào một điểm. • 7) Tĩnh lự pháp: Giữ tâm thống nhất (thiền định). • 8) Tam muội pháp: Thiền cao độ khi đó hoàn toàn làm chủ được tâm, sẽ đạt tới tuệ bằng sự bừng sáng tư duy.
  37. • Tóm lại: Trường phái Yoga là một tôn giáo còn có quan điểm duy tâm là thừa nhận có thần hay thượng đế, thừa nhận con người có linh hồn và thể xác. Tuy nhiên trường phái này đã đưa ra được các phương pháp rèn luyện sức khoẻ cho con người mà hiện nay vẫn được nhiều nước sử dụng.
  38. 2.5. Trường phái Nyaya và Vaisesika. Đây là hai trường phái độc lập nhau nhưng về sau thống nhất thành một trường phái, có những quan điểm giống nhau và có đóng góp trên ba phương diện: thuyết nguyên tử, lý luận nhận thức và logic học.
  39. * Về nguyên tử luận: Hai trường phái này đều thừa nhận sự tồn tại của thế giới vật chất, thế giới ấy được tạo nên bởi nguyên tử. Nguyên tử là những hạt vật chất vô cùng nhỏ bé, không phân chia được và tồn tại vĩnh viễn. Họ còn cho rằng, sự kết hợp khác nhau của các nguyên tử tạo nên sự phong phú và đa dạng của các vật thể.
  40. * Về lý luận nhận thức: Hai trường phái này đều thừa nhận khả năng nhận thức của con người về thế giới. Họ thừa nhận tính khách quan của khách thể nhận thức. Họ cho rằng, nhận thức có thể tin cậy được. Tiêu chuẩn của sự tin cây là sự phản ánh trung thành với đối tượng.
  41. *Về logic học: Trường phái này cho rằng, để đi đến kết luận một vấn đề cần phải trải qua 5 bước suy luận gồm có: luận đề, nguyên nhân, chứng minh bằng ví dụ, suy đoán, kết luận.
  42. Ví dụ: • 1.Trên đồi có lửa • 2. Vì trên đồi có khói. • 3. Ở đâu có khói là ở đó có lửa, như ở trong bếp lò. • 4. Trên đồi đang bốc khói. • 5. Do đó, trên đồi có lửa.
  43. Nhưng về sau hai trường phái này lại rơi vào quan điểm duy tâm họ thừa nhận có thần, có linh hồn. Họ cho rằng thầndùng nguyên tử để cấu tạo nên thế giới.
  44. 3. Ba trường phái triết học không chính thống. *Trường phái Jaina. Jaina là một trường phái tôn giáo nhưng có quan điểm duy vật và tư tưởng biện chứng về thế giới. Họ thừa nhận thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, còn các dạng cụ thể của TG nằm trong quá trình vận động biến đổi không ngừng. Nhưng hạn chế của họ là ở chỗ họ thừa nhận có linh hồn
  45. 3.2 Trường phái Lokayata Đây là trường phái duy vật tương đối triệt để trong triết học Ấn Độ cổ trung đại. Trường phái này cho rằng thế giới xung quanh ta là thế giới vật chất. Thế giới vật chất là do 4 yếu tố đầu tiên là: địa, phong, thủy, hỏa tạo thành. Cả con người và sinh vật cũng do 4 yếu tố vật chất nói trên tạo nên. Họ không thừa nhận thần Brahman sáng tạo ra con người và thế giới.
  46. 3.3. Trường phái phật giáo. *Thân thế, sự nghiệp của Phật Thích Ca. Phật giáo là trào lưu tôn giáo triết học xuất hiện vào khoảng thế kỉ thứ VI tr.CN .Ngừoi sáng lập ra phật giáo là Tất Đạt Đa (Siddharta),họ là Gôtama,dòng họ này thuộc bộ tộc Sakya.Ông là thái tử của vua Tịnh Phạn,vua một nước nhỏ ở Bắc Ấn Độ lúc đó (nay thuộc đất Nêpan) sáng lập.
  47. Về năm sinh của phật hiện nay có nhiều tài liệu khác nhau nhưng nhìn chung nhiều ý kiến cho rằng phật sinh vào năm 563 tr.CN. Ông sinh ngày 8/4 năm 563 tr.CN nhưng theo truyền thống phật lịch thì tính là ngày 15/4 ( rằm tháng tư )gọi là ngày phật đản
  48. Mặc dù sinh ra trong gia đình qúy tộc dòng dõi Đế Vương, nhưng trước bối cảnh xã hội phân chia đẳng cấp khắc nghiệt,với sự bất lực của con người trước những khó khăn của cuộc đời và xã hội đã khiến ông sớm có ý định từ bỏ cuộc đời giàu sang phú quý để đi tìm đạo lí cứu đời. Vì vậy năm 29 tuỏi người đã rời bỏ hoàng cung xuất gia tu đạo ,đến năm 35 tuổi người đã đắc dạo tìm ra chân lí. Ông trở thành người sáng lập ra tôn giáo mới gọi là phật giáo.
  49. Từ đó người đi khắp nơi để truyền bá đạo lí của mình, sau này ông được suy tôn với nhiều danh hiệu khác nhau: đức phật (Buddha), Người giác ngộ hay Thích Ca - mâu ni (sakyamuni),Thánh thích ca (vị thánh dòng họ thích ca )
  50. Xét về mặt triết học, phật giáo được coi là triết lí thâm trầm sâu sắc về vũ trụ và con người. Với mục đích nhằm giải phóng con người khỏi mọi khổ đau bằng chính cuộc sống đức độ của con người,phật giáo nhanh chóng chiếm được tình cảm và niềm tin của đông đảo quần chúng lao động.nó đã trở thành biểu tượng của lòng từ bi bác ái trong đạo đức truyền thống của cácdân tộc Châu Á. Kinh điển của phật giáo rất đồ sộ gồm ba bộ phận gọi là Tam tạng kinh bao gồm:Tạng kinh, Tạng luật,Tạng luận.
  51. * Quan điểm về thế giới quan của phật giáo. Quan điểm về thế giới quan của phật giáo được thể hiện tập trung ở nội dung của ba phạm trù là: vô ngã, vô thường, và duyên.
  52. Vô ngã (không có cái tôi) Phật giáo cho rằng thế giới xung quanh tavà cả con người không phải do một vị thần nào sáng tạo ra mà được cấu thành bởi sự kết hợp của hai yếu tố là vật chất và tinh thần. Trong đó vật chất gọi là sắc, tinh thần gọi là danh. Sắc (v.chất) + danh (thụ, tưởng, hành, thức) = 5 yếu tố (ngũ uẩn) Ngũ uẩn tác động qua lại tạo nên sự vật và con người. Nhưng sự tồn tại của sự vật chỉ là tạm thời, thoáng qua không có sự vật riêng biệt nào tồn tại mãi mãi. Do đó không có cái tôi chân thực.
  53. Vô thường (vận động biến đổi không ngừng). Phật giáo cho rằng mọi sự vật hiện tượng đều nằm trong quá trình vận động biến đổi không ngừng theo chu trình bất tận là sinh, trụ, dị, diệt. Do đó không có cái gì là trường tồn bất định, chỉ có sự vận động biến đổi không ngừng. Đó là quan điểm DVBC về thế giới.
  54. Duyên (Điều kiện giúp nguyên nhân thành KQ). Phật giáo cho rằng mọi sự vật,hiện tượng trong quá trình vận động đều chịu sự chi phối của luật nhân duyên. Trong đó duyên là điều kiện giúp cho nguyên nhân trở thành kết quả. Kết quả lại trở thành nguyên nhân cho một quá trình mới tạo thành kết quả mớicũng cần phải có điều kiện.Cứ như vậy tạo nên sự vận động biến đổi không ngừng của các sự vật. VD: duyên( đất, nước,ánh sáng ) hạt lúa cây lúa (nguyên nhân) (kết quả) duyên cây lúa những hạt lúa (nguyên nhân) (kết quả)
  55. Như vậy, thông qua các phạm trù vô ngã, vô thường, duyên, triết học phật giáo đã bác bỏ quan điểm duy tâm cho rằng thần Brahman sáng tạo ra con người và thế giới. Phật giáo cho rằng con người và sự vật được cấu thành từ các yếu tố vật chất và tinh thần, các sự vật của thế giới nằm trong quá trình biến đổi không ngừng. Đó là quan điểm duy vật biện chứng về thế giới, mặc dù còn chất phác, mộc mạc nhưng rất đáng trân trọng.
  56. *Về triết lý nhân sinh của phật giáo. Nội dung triết lý nhân sinh của phật giáo được thể hiện tập trung trong thuyết “Tứ diệu đế” tức là bốn chân lý tuyệt diệu mà đòi hỏi mọi người phải nhận thức được. Một là khổ đế: Là triết lý về cuộc đời và con người là bể khổ. Hai là nhân đế (tập đế): Triết lý về nguyên nhân của sự khổ. Phật giáo cho rằng nỗi khổ của con người là có nguyên nhân, phật giáo đưa ra 12 nguyên nhân của sự khổ gọi là thuyết “thập nhị nhân duyên”.
  57. 1) Vô minh: Là không sáng suốt. 2) Duyên hành: Là ý muốn thúc đẩy hành động. 3) Duyên thức: Tâm từ trong sáng trở nên u tối. 4) Duyên danh sắc: Sự hội tụ của các yếu tố vật chất và tinh thần sinh ra các cơ quan cảm giác (mắt, tai , mũi, lưỡi, thân thể và ý thức). 5) Duyên lục nhập: Là quá trình xâm nhập của thế giới xung quanh vào các giác quan. 6) Duyên xúc: Là sự tiếp xúc với thế giới xung quanh sinh ra cảm giác.
  58. 7) Duyên thụ: Là sự cảm thụ, sự nhận thức trước sự tác động của thế giới bên ngoài. 8) Duyên ái: Là sự yêu thích mà nảy sinh ham muốn dục vọng do cảm thụ thế giới bên ngoài. 9) Duyên thủ: Do yêu thích rồi muốn chiếm lấy, giữ lấy. 10) Duyên hữu: Là sự tồn tại để tận hưởng cái đã chiếm đoạt được. 11) Duyên sinh: Là sự ra đời, sinh thành do phải tồn tại. 12) Duyên lão tử: Là già và chết vì có sự sinh thành.
  59. –Ba là diệt đế: Phật giáo cho rằng mọi nỗi khổ đều có thể tiêu diệt được để đạt tới trạng thái niết bàn. –Bốn là đạo đế: Là con đường tu đạo để hoàn thiện đạo đức cá nhân, đó cũng là con đường giải thoát khỏi nỗi khổ để đạt tới hạnh phúc.
  60. Phật giáo đưa ra ra tám con đường chân chính gọi là (bát chính đạo). • 1) Chính kiến: Là hiểu biết đúng đắn tứ diệu đế. • 2) Chính tư duy: Là suy nghĩ đúng đắn. • 3) Chính ngữ: Nói năng phải đúng đắn. • 4) Chính nghiệp: Giữ nghiệp một cách đúng đắn, không làm việc xấu, nên làm việc thiện.