Bài giảng Trả công lao động
NỘI DUNG
Chương 1 Tổng quan về trả công lao động trong
doanh nghiệp
Chương 2: Chính sách và chế độ tiền lương của Nhà nước
Chương 3: Tiền lương
Chương 4: Tiền thưởng
Chương 5: Phúc lợi
Chương 6: Quản lý trả công lao động trong doanh
nghiệp
Chương 1 Tổng quan về trả công lao động trong
doanh nghiệp
Chương 2: Chính sách và chế độ tiền lương của Nhà nước
Chương 3: Tiền lương
Chương 4: Tiền thưởng
Chương 5: Phúc lợi
Chương 6: Quản lý trả công lao động trong doanh
nghiệp
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Trả công lao động", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bai_giang_tra_cong_lao_dong.pdf
Nội dung text: Bài giảng Trả công lao động
- 1.2. Các nguyên tắc trả công lao động Công bằng Cạnh tranh Phù hợp với khả năng thanh toán
- 1.3. Chính sách và các hình thức trả công lao động Chính sách và hình thức TCLĐ Chính sách Hình thức trả công lđ trả công lđ
- Chính sách trả công lao động Chính sách trả công của Nhà Chính sách trả công của Doanh nước nghiệp CS CS Chế độ CS Tuân Thỏa Tiền Tiền phụ Tiền thủ CS thuận lương lương cấp lương trả giữa tối thiểu chức cấp bậc công DN và vụ của người Nhà lao nước động
- Chính sách trả công của Nhà nước Chế độ trả lương tối thiểu Chế độ trả lương tối thiểu: là chế độ trả lương áp dụng đối với người lao động làm những công việc đơn giản nhất trong điều kiện và môi trường bình thường.
- Chế độ lương cấp bậc Chế độ lương cấp bậc: là toàn bộ các quy định về trả lương của Nhà nước mà các cơ quan hành chính, sự nghiệp, doanh nghiệp vận dụng để trả lương cho người lao động trực tiếp dựa trên số lượng, chất lượng lao động và hiệu quả mà người lao động tạo ra tính đến điều kiện và môi trường lao động cụ thể.
- Các yếu tố cấu thành lương cấp bậc: + Thang lương gồm 3 bộ phận: Bậc lương, hệ số lương và bội số tiền lương. + Mức lương: là lượng tiền tệ dùng để trả công cho người lao động trong một đơn vị thời gian (giờ, ngày, tháng) tương ứng với mỗi bậc lương trong thang lương. Theo quy định hiện hành thì mức lương tối thiểu có hệ số là 1. Khi đó mức lương đối với bậc i sẽ được tính: Mi = M1 x Ki Trong đó, M1 – Mức lương tối thiểu Ki – Hệ số lương của bậc i
- Chế độ lương chức vụ, chức danh Chế độ lương chức vụ, chức danh: là toàn bộ các quy định của Nhà nước hoặc chủ doanh nghiệp trả lương cho người lao động đảm nhận các chức vụ, chức danh trong các đơn vị hành chính, sự nghiệp, các doanh nghiệp.
- Chế độ phụ cấp Chế độ phụ cấp: là quy định của Nhà nước nhằm bổ sung cho chế độ lương cơ bản của chế độ tiền lương cấp bậc và chức vụ để nhằm thu hút lao động vào những lĩnh vực, ngành nghề cụ thể tính đến điều kiện và môi trường làm việc của họ. Chế độ phụ cấp bao gồm: Phụ cấp khu vực, Phụ cấp độc hại, Phụ cấp trách nhiệm, Phụ cấp thu hút, Phụ cấp lưu động, Phụ cấp thâm niên vượt khung,
- Chính sách trả công trong các Doanh nghiệp Chính sách trả lương trong doanh nghiệp là toàn bộ các quy định về trả lương cho người lao động làm việc trong doanh nghiệp bao gồm các quy định về lương tối thiểu, thang lương, mức lương chức danh, tiêu chuẩn chức vụ, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, chế độ phụ cấp gắn với các điều kiện tổ chức, kỹ thuật phục vụ nơi làm việc và điều kiện môi trường khác.
- Yêu cầu cơ bản đối với chính sách trả lương trong doanh nghiệp Chính sách trả lương phải tuân thủ các yêu cầu của pháp luật về trả lương bao gồm các quy định về lương tối thiểu, quy định giờ làm việc và chính sách xã hội. Đảm bảo thỏa mãn yêu cầu cơ bản, thiết yếu của người lao động để tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng sức lao động. Tạo động lực cho người lao động nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc. Đảm bảo công bằng bên trong và với thị trường lao động. Trên cơ sở khả năng chi trả và cân bằng tài chính. Tạo được bầu không khí lành mạnh, thuận lợi Đảm bảo rõ ràng, minh bạch, dễ hiểu, dễ kiểm tra đánh giá.
- Một số loại chính sách trả công chủ yếu áp dụng trong kinh tế thị trường Chính sách trả lương vận hành trên cơ sở đánh giá công việc Chính sách trả lương dựa trên cơ sở kiến thức về kỹ năng, bậc, trình độ của người lao động khi thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, đối tượng sử dụng chính sách này là lao động kỹ thuật. Chính sách trả lương dựa trên cơ sở năng lực. Chính sách trả lương dựa trên cơ sở thị trường (lao động)
- 1.3.2 Hình thức trả công lao động Bao gồm: Các hình thức tiền lương, hình thức tiền thưởng, phúc lợi - Các hình thức tiền lương: + Trả lương theo thời gian + Trả lương theo sản phẩm + Trả lương hỗn hợp - Các hình thức tiền thưởng - Phúc lợi
- CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH VÀ CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG CỦA NHÀ NƯỚC Chính sách tiền lương của Nhà Chế độ tiền lương của Nhà nước nước Chế độ Khái Nội Chế độ Chế độ phụ luận về dung Tiền Tiền cấp CS tiền CS lương lương lương lương Tiền cấp bậc chức lương vụ CS tiền CS thang CS quản lý lương tối lương, bảng tiền lương, thiểu lương thu nhập
- CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG CỦA NHÀ NƯỚC LÀ GÌ? • Chính sách tiền lương về tổng thể được hiểu là các qui định được thể chế hóa dưới dạng luật hay các quy định dưới luật về tiền lương, được áp dụng cho các đối tượng người lao động ở các khu vực hành chính, sự nghiệp, lực lượng vũ trang, các tổ chức kinh tế - xã hội, doanh nghiệp, trong mọi thành phần kinh tế
- CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LƯƠNG TỐI THIỂU DỰA TRÊN NHU CẦU TỐI THIỂU CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG THEO MỨC TIỀN CÔNG TRÊN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG THEO MỨC TIỀN LƯƠNG THỰC TẾ TRẢ TRONG CÁC DN THUỘC KV KINH TẾ CHÍNH THỨC DỰA TRÊN GDP VÀ QUỸ TIÊU DÙNG CÁ NHÂN
- CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TỐI THIỂU • Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hơp đồng lao động ( Nghị định số: 153/ 2016/ NĐ-CP) có hiệu lực từ ngày 01/01/2017 như sau: - Mức lương tối thiểu: 3.750.000đ, đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I. - Mức lương tối thiểu: 3.320.000đ, đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II. - Mức lương tối thiểu: 2.900.000đ, đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III. - Mức lương tối thiểu: 2.580.000đ, đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV. ( Địa bàn thuộc vùng I, II, III, IV theo quy định của CP đính kèm nghị định này)
- CHÍNH SÁCH LƯƠNG CƠ SỞ • Quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang (Nghị định số: 47/ 2016/ NĐ-CP) Từ ngày 01/05/2016 mức lương cơ sở là: 1.210.000đ/ 1 tháng. Từ ngày 01/07/2017 mức lương cơ sở là: 1.300.000đ/ 1 tháng
- CHÍNH SÁCH THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG Thang lương gồm 3 bộ phận: Bậc lương, hệ số lương và bội số tiền lương. • Bậc lương là bậc phản ánh trình độ lành nghề của người lao động được xếp theo thứ tự từ thấp đến cao. Tủy theo ngành nghề, nhà nước quy định số bậc khác nhau. • Hệ số lương là hệ số phản ánh bậc lương gắn với trình độ lành nghề của người lao động so với mức lương tối thiểu ứng với hệ số là 1. Hệ số lương phản ánh mức lương trả cho người lao động cao hơn mức lương tối thiểu bao nhiêu lần. • Bội số lương là tỷ lệ của hệ số bậc lương cao nhất với hệ số bậc lương của bậc thấp nhất.
- Thang bảng lương theo nghị định số: 204/2004/ NĐ-CP
- Chính sách quản lý tiền lương và thu nhập • Quản lý tiền lương và thu nhập được thực hiện theo phân cấp quản lý về trách nhiệm người đứng đầu: Theo đó các cơ quan, đơn vị thực hiện việc xếp lương, nâng bậc lương, phụ cấp lương, trả lương và quản lý tiền lương, thu nhập theo quy định của chính phủ.
- CÓ CẦN ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG CỦA NHÀ NƯỚC ??? KO ĐỔI MỚI ĐÂU ĐỔI MỚI KHÔNG ĐỔI MỚI ĐỔI MỚI KO?
- 2.2 CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG CỦA NHÀ NƯỚC • Dựa trên chất • Trả cho lao động lượng và hiệu quả quản lý lao động Chế độ lương cấp bậc Chế độ lương chức vụ
- CHƯƠNG 3: TIỀN LƯƠNG Bản chất và chức năng của tiền lương Các hình thức tiền lương Khái niệm và vị trí của thang bảng lương trong trả công lao động Kỹ thuật xây dựng thang bảng lương Quy chế trả lương
- 3.1. Bản chất của tiền lương Tiền lương Tiền được hình lương là thành dựa giá cả trên sự của lao thỏa thuận động giữa người sử dụng lđ và người lđ
- 3.1 Các chức năng của tiền lương CÁC CHỨC NĂNG CỦA TIỀN LƯƠNG 1 2 3 Thước đo giá trị sức Tái sản xuất sức lao Kích thích tinh thần lao lao động động động 4 5 Chức năng Tích lũy Chức năng xã hội
- 3.2. Các hình thức tiền lương Hình thức trả lương theo thời gian
- 3.2. Các hình thức tiền lương Trả lương theo thời gian giản đơn Trả lương theo thời gian Trả lương theo thời gian có thưởng Trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân Trả lương theo sản phẩm tập thể Trả lương theo sản phẩm Trả lương theo sản phẩm gián tiếp Trả lương theo sản phẩm có thưởng Trả lương khoán Phần lương cứng Trả lương hỗn hợp Phần lương biến động
- 3.2.1. Hình thức trả lương theo thời gian • Khái niệm: Là hình thức trả lương cho người lao động được tính trên cơ sở thời gian làm việc thực tế và trình độ thành thạo nghề nghiệp của họ • Tiền lương thực tế = Ngày công thực tế x Đơn giá tiền lương/1 ngày x Hệ số tiền lương
- 3.2.1. Hình thức trả lương theo thời gian Trả lương theo Trả lương theo thời thời gian giản đơn gian có thưởng Ltt = Lcb x t Lt = Ltt + Tt Ltt: Lương theo thời Lt: Lương theo thời gian gian giản đơn có thưởng Lcb: Lương cấp bậc Ltt: Lương theo thời gian tính theo thời gian giản đơn t : thời gian làm việc Tt: Tiền thưởng thực tế
- 3.2.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm • Khái niệm: Là hình thức trả lương cho người lao động hay tập thể người lao động dựa trên số lượng, chất lượng sản phẩm hay công việc mà họ hoàn thành.
- a, Trả lương sản phẩm trực tiếp cá nhân • Khái niệm: Là hình thức trả lương trực tiếp cho cá nhân người lao động dựa trên số lượng sản phẩm đảm bảo yêu cầu chất lượng theo qui định và đơn giá tiền lương trên một sản phẩm. • Công thức: Q1: Số lượng sản phẩm là số lượng sản phẩm sản xuất đạt yêu cầu chất lượng theo qui định
- b, Trả lương sản phẩm tập thể • Khái niệm: Là hình thức trả lương căn cứ vào số lượng sản phẩm hay công việc mà một tập thể công nhân đã hoàn thành và đơn giá tiền lương của một đơn vị sản phẩm hay một đơn vị công việc • Công thức: Lt = Đg x Qt Trong đó: Lt: Tiền lương thực tế cả tổ (nhóm) nhận được Đg: Đơn giá tiền lương cho cả tổ (nhóm) Qt: Sản lượng thực tế mà tổ (nhóm) đã hoàn thành
- Công thức xác định đơn giá tiền lương cho cả tổ (nhóm) như sau: Trong đó: Đg: Đơn giá tiền lương cho cả tổ (nhóm) Lcbi: Lương cấp bậc của công nhân i trong tổ (nhóm) Qt: Mức sản lượng hoàn thành thực tế của cả tổ (nhóm) T: Mức thời gian cả tổ (nhóm) N: Số công nhân trong tổ (nhóm)
- c, Trả lương theo sản phẩm gián tiếp • Khái niệm: Là hình thức trả lương cho công nhân phụ, làm những công việc phục vụ cho công nhân chính như sửa chữa máy trong các phân xưởng điện, phân xưởng dệt, điều hành máy trong các phân xưởng cơ khí • Công thức: Lt = Đg x Qt Trong đó: Lt: Tiền lương thực tế của công nhân phụ Đg: Đơn giá tiền lương Qt: Mức sản lượng hoàn thành thực tế của công nhân phụ
- Công thức xác định đơn giá tiền lương của công nhân phụ được tính như sau: Trong đó: L: Mức lương cấp bậc của công nhân phụ M: Mức lương phục vụ của công nhân phụ Qo: Mức sản lượng của công nhân chính
- d, Hình thức trả lương theo sản phẩm có thưởng • Khái niệm: Là sự kết hợp giữa trả lương theo sản phẩm và chế độ thưởng hoàn thành vượt mức công việc • Cấu trúc: Tiền lương được trả theo chế độ này gồm 2 phần: + Phần trả lương theo đơn giá cố định cho sản phẩm thực tế đã hoàn thành + Phần tiền thưởng dựa vào mức độ sản lượng đã hoàn thành vượt mức trong thực tế và tỷ lệ % tiền thưởng quy định cho sự hoàn thành một mức chỉ tiêu
- e, Hình thức trả lương khoán • Trả lương khoán thường áp dụng đối với những công việc mang tính chất tổng hợp • Toàn bộ khối lượng công việc sẽ được giao cho công nhân hoàn thành trong một khoảng thời gian nhất định • Tiền lương sẽ được trả theo nhóm dựa vào kết quả của cả nhóm
- 3.2.3. Hình thức trả lương hỗn hợp • Khái niệm: Là sự kết hợp giữa hình thức trả lương theo thời gian và hình thức trả lương theo sản phẩm • Cấu trúc: tiền lương gồm 2 bộ phận: + Phần lương cứng: Phần này tương đối ổn định nhằm đảm bảo mức thu nhập tối thiểu cho người lao động, ổn định đời sống của người lao động và gia đình họ. Bộ phận này sẽ được quy định theo bậc lương cơ bản và ngày công làm việc mỗi tháng + Phần biến động: Tuỳ theo năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động của từng cá nhân người lao động và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- 3.3. Khái niệm và vị trí của thang bảng lương trong trả công lao động 3.3.1. Khái niệm thang bảng lương • Thang bảng lương là cơ sở để đưa ra mức lương cho từng cá nhân trong doanh nghiệp dựa trên cơ sở công việc và năng lực cá nhân • Thang lương là những bậc thang làm thước đo chất lượng lao động, phân định những quan hệ tỷ lệ trả công lao động khác nhau theo trình độ chuyên khác nhau giữa những nhóm người lao động
- 3.3.2. Vị trí của thang bảng lương trong trả công lao động - Thỏa thuận tiền lương trong ký kết hợp đồng lao động - Xác định hệ số lương và phụ cấp lương bình quân tính trong đơn giá và chi phí tiền lương - Thực hiện chế độ nâng bậc lương theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể - Đóng và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
- 3.4. Kỹ thuật xây dựng thang bảng lương 1 Xác định các công việc 2 Xác định giá trị các công việc 3 Xác định các ngạch lương 4 Xác định các bậc lương 5 Xác định đơn giá tiền lương 6 Trình bày thang bảng lương
- 3.4.1. Xác định các công việc • Xây dựng thang bảng lương của doanh nghiệp chỉ được thực hiện nếu doanh nghiệp có hệ thống chức danh rõ ràng • Hệ thống chức danh được các doanh nghiệp xây dựng xuất phát từ hệ thống các công việc cần làm để thực hiện chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp theo từng giai đoạn cụ thể nhằm đáp ứng yêu cầu của chiến lược kinh doanh
- • Công việc được hiểu là một đơn vị căn bản trong một cấu trúc tổ chức, thuộc phạm vi của một tổ chức. Công việc còn được hiểu là các phần nhiệm vụ cần được thực hiện để đạt được mục tiêu và chiến lược của một tổ chức • Việc thiết kế công việc được dựa trên những kết quả cần có để đạt được những mục tiêu của tổ chức
- Thiết kế công việc Xác định các công việc Công việc 1 Công việc 2 Công việc 3 Bản tiêu chuẩn công Bản mô tả công việc việc
- 3.4.2. Xác định giá trị các công việc • Khái niệm: Xác định giá trị công việc hay còn gọi là đánh giá giá trị công việc là quá trình đánh giá một cách hệ thống các công việc để làm căn cứ xây dựng thang bảng lương • Nội dung của việc xác định giá trị các công việc: - Đánh giá trách nhiệm và nhiệm vụ của công việc, những kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc - Những đóng góp tương đối của từng công việc cho các mục tiêu của tổ chức
- Phương pháp xác định giá trị công việc: • Xếp hạng công việc (xếp thứ tự) • Phân loại • Cho điểm • So sánh yếu tố
- 3.4.3. Xác định các ngạch lương Ngạch lương hay còn gọi là hạng lương Ngạch lương giải thích các công việc có cùng ngạch có giá trị tương đương nhau Ngạch lương phản ánh mức độ quan trọng của công việc trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp Việc xây dựng ngạch lương giúp phân loại công việc
- 3.4.4. Xác định các bậc lương Bậc lương tạo ra sự khác biệt về tiền lương giữa các chức danh trong cùng một ngạch Bậc lương cho phép cá nhân hóa mức lương của từng người khi tiến hành bổ nhiệm lương Bậc lương phản ánh sự khác biệt trong đãi ngộ năng lực của người đảm nhận công việc. Cùng một công việc (một ngạch), nhưng nếu cá nhân có năng lực cao hơn thì được hưởng bậc lương cao hơn
- 3.4.5. Xác định đơn giá tiền lương Đơn giá tiền lương được xác định dựa trên cơ sở định mức lao động trung bình Đơn giá tiền lương có thể lớn hơn hoặc bằng mức lương tối thiểu của doanh nghiệp và có thể được thay đổi theo năm kinh doanh phụ thuộc vào tổng quỹ lương của năm; kết quả hoạt động kinh doanh và được điều chỉnh cho phù hợp với từng doanh nghiệp
- 3.4.6. Trình bày thang bảng lương Về hình thức, thang bảng lương được trình bày theo nguyên lý bậc thang. Trong đó: số lượng ngạch, bậc trong ngạch và mức lặp giữa các ngạch được thể hiện rõ ràng Ví dụ mẫu thang bảng lương:
- 3.5. Quy chế trả lương 3.5.1. Nội dung cơ bản của quy chế trả lương
- Nội dung cơ bản của quy chế trả lương Quy chế trả lương Quỹ tiền lương và sử Phân phối quỹ tiền Các quy định chung dụng quỹ tiền lương lương Tổ chức thực hiện Điều khoản thi hành "Thêm chú thích "
- 3.5.2. Xây dựng quy chế trả lương • Thành lập Ban dự án Bước 1 • Điều tra bên trong và bên ngoài doanh nghiệp xây dựng đề án Bước 2 • Đào tạo đội ngũ Bước 3 • Tổ chức tuyên truyền Bước 4 • Thiết kế xây dựng hệ thống trả công lao động Bước 5 • Vận hành thử nghiệm hệ thống trả công lao động Bước 6 • Ban hành quy chế Bước 7 Quy trình xây dựng hoặc đổi mới hệ thống trả công lao động
- 3.6. Phụ cấp lương 3.6.1. Khái niệm và bản chất của phụ cấp lương • Khái niệm: Phụ cấp là một khoản tiền được trả thêm cho người lao động do họ đảm nhận thêm trách nhiệm hoặc làm việc trong các điều kiện không bình thường
- 3.6.2. Các hình thức phụ cấp và cách xác định Theo Điều 6 Nghị định của Chính phủ Số 204/2004/NĐ-CP: • Phụ cấp thâm niên vượt khung • Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo • Phụ cấp khu vực • Phụ cấp đặc biệt • Phụ cấp thu hút • Phụ cấp lưu động • Phụ cấp độc hại, nguy hiểm • Các chế độ phụ cấp đặc thù theo nghề hoặc công việc (Phụ cấp thâm niên nghề; Phụ cấp ưu đãi theo nghề; Phụ cấp trách nhiệm theo nghề; Phụ cấp trách nhiệm công việc; Phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh)
- CHƯƠNG 4: TIỀN THƯỞNG TRONG DOANH NGHIỆP Ý nghĩa và các nguyên tắc của 4.1 tiền thưởng Mục tiêu và một số Các hình thức mô hình tiền 4.2 4.3 tiền thưởng thưởng trong chủ yếu trong doanh nghiệp doanh nghiệp
- 4.1.1 Ý nghĩa và các nguyên tắc của tiền thưởng • Khái niệm : Là khoản tiền bổ sung ngoài tiền lương nhằm quán triệt hơn nguyên tắc trả lương theo số lượng và chất lượng lao động mà tiền lương chưa thể tính hết được. • Đây là những khoản tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động do họ có những thành tích và đóng góp vượt trên mức độ mà chức trách quy định
- Ý nghĩa của tiền thưởng - Tiền thưởng thực hiện đầy đủ hơn nguyên tắc phân phối theo lao động - Tiền thưởng là đòn bẩy kinh tế - Tiền thưởng góp phần thúc đẩy người lao động thực hiện tốt các mục tiêu doanh nghiệp đặt ra
- Các nguyên tắc tổ chức tiền thưởng • Trong tổ chức tiền thưởng phải coi trọng cả chỉ tiêu số lượng, chất lượng và chỉ tiêu an toàn, tiết kiệm • Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về mức thưởng trong cùng đơn vị • Phải kết hợp hài hòa các dạng lợi ích • Tổng số tiền thưởng phải nhỏ hơn giá trị làm lợi • Tổ chức trả thưởng phải linh hoạt, phải thực hiện tiền thưởng ngay cả khi doanh nghiệp gặp khó khăn • Các tiêu chí trả thưởng phải rõ ràng, có thể định lượng được, được đa số chấp nhận • Quy chế trả thưởng phải công khai, minh bạch, trong quy trình xét thưởng phải có sự tham gia của tập thể lao động hoặc đại diện của họ
- 4.1.2. Mục tiêu và một số mô hình tiền thưởng trong doanh nghiệp Mục tiêu tiền thưởng trong doanh nghiệp • Cùng với nhân viên xác định mục tiêu • Thường xuyên đánh giá lại các mục tiêu • Đặt ra các mục tiêu cụ thể và có thể đo được • Đặt ra các mục tiêu gắn kết nhân viên với sự thành công của doanh nghiệp • Đảm bảo chắc chắn rằng người lao động có thể đạt được mục tiêu đề ra
- Một số mô hình tiền thưởng trong doanh nghiệp Mô hình Scanlon Mô hình thưởng do Mô hình Rucker tiết kiệm thời gian Trên cơ sở tính toán Kích thích nhân Kích thích nhân giờ chuẩn để thực viên giảm chi phí viên giảm chi phí hiện công việc sẽ chia lao động trên tổng lao động trên giá trị đều cho một bên là doanh thu gia tăng toàn bộ nhân viên và một bên là doanh nghiệp.