Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực - Chương 3: Phân tích công việc - Trần Phi Hoàng

Khái niệm và ý nghĩa của phân tích công việc

  Phân tích công việc là quá trình nghiên cứu nội dung công việc nhằm xác định điều kiện tiến hành, các nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn khi thực hiện công việc và các phẩm chất, kỹ năng nhân viên cần thiết để thực hiện công việc.

Bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc là hai tài liệu cơ bản khi phân tích công việc.

üBản mô tả công việc liệt kê các chức năng, nhiệm vụ, các mối quan hệ trong công việc, các điều kiện làm việc, yêu cầu kiểm tra, giám sát và các tiêu chuẩn cần đạt được khi thực hiện công việc.

üBản mô tả công việc giúp ta hiểu được nội dung, yêu cầu của công việc và hiểu được quyền hạn, trách nhiệm khi thực hiện công việc.

üBản tiêu chuẩn công việc liệt kê những yêu cầu về năng lực cá nhân như trình độ học vấn, kinh nghiệm công tác, khả năng giải quyết vấn đề, các kỹ năng khác và các đặc điểm cá nhân thích hợp nhất cho công việc.

üBản tiêu chuẩn công việc giúp chúng ta hiểu được các doanh nghiệp cần gì ở người nhân viên để hoàn thành công việc một cách tốt nhất.

ppt 13 trang hoanghoa 4940
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực - Chương 3: Phân tích công việc - Trần Phi Hoàng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_quan_tri_nguon_nhan_luc_chuong_3_phan_tich_cong_vi.ppt

Nội dung text: Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực - Chương 3: Phân tích công việc - Trần Phi Hoàng

  1. 3.5. Nội dung chính của bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc ❑Bản tiêu chuẩn công việc: ➢ Trình độ văn hóa, chuyên môn, trình độ ngoại ngữ ➢ Các kỹ năng chuyên môn liên quan đến công việc ➢ Kinh nghiệm công tác ➢ Tuổi đời, sức khỏe, hoàn cảnh gia đình ➢ Các đặc điểm cá nhân có liên quan đến công việc như tính trung thực, khả năng hòa đồng với mọi người, sở thích, nguyện vọng cá nhân 11
  2. 3.5. Nội dung chính của bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc ❑ Việc tuyển chọn nhân viên nên theo trình tự như sau: 1. Dự đoán những đặc điểm cá nhân cần thiết để thực hiện công việc tốt như: sự thông minh, khéo léo, nhạy cảm 2. Tuyển các ứng viên có tiêu chuẩn tương ứng 3. Thực hiện chương trình đào tạo 4. Đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên sau đào tạo 5. Chọn những học viên tốt nhất trong quá trình đào tạo. 6. Phân tích mối quan hệ giữa những đặc điểm yêu cầu đề ra so với thực tế thực hiện công việc. Từ đó, rút ra những kết luận cần thiết về tiêu chuẩn, yêu cầu đối với học viên các khóa sau. 12
  3. Chương 3: PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC 3.6. Phân tích công việc ở môi trường lao động tại Việt Nam 3.7. Viễn cảnh của phân tích công việc 3.8. Dòng công việc và định biên nhân sự 3.8.1.Dòng công việc 3.8.2.Định biên nhân sự 3.9. Bài tập tình huống 13