Bài giảng Giáo dục quốc phòng an ninh - Bài: Kết hợp xây dựng kinh tế với củng cố quốc phòng trong giai đoạn hiện nay - Phạm Quốc Văn

-Theo Lênin: “Sự kết hợp một cách biện chứng giữa ba mặt: KT, QP và CT trong đó KT đóng vai trò chủ đạo, QP và CT là điều kiện thúc đẩy”
-Xây dựng và củng cố tiềm lực QP có tác động hỗ trợ trở lại, thúc đẩy nền KT phát triển; vì xây dựng nền QP vững mạnh sẽ tạo ra môi trường XH ổn định để phát triển, bảo vệ nền KT
pdf 25 trang Khánh Bằng 02/01/2024 700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Giáo dục quốc phòng an ninh - Bài: Kết hợp xây dựng kinh tế với củng cố quốc phòng trong giai đoạn hiện nay - Phạm Quốc Văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_giao_duc_quoc_phong_an_ninh_bai_ket_hopwjk_xay_dun.pdf

Nội dung text: Bài giảng Giáo dục quốc phòng an ninh - Bài: Kết hợp xây dựng kinh tế với củng cố quốc phòng trong giai đoạn hiện nay - Phạm Quốc Văn

  1. b.Nội dung cơ bản kết hợp KT với củng cố QP -Kết hợp KT với QP trong phân vùng lãnh thổ: Nước ta hiện nay được phân thành nhiều vùng KT, trong đó có 3 vùng KT trọng điểm ở miền Bắc, Trung và Nam Bộ. Nội dung chủ yếu: -Một là, khi qui hoạch tổng thể các vùng KT sao cho phù hợp với thế bố trí chiến lược QP-AN, thế trận QPTD và thế trận ANND trên phạm vi cả nước và từng vùng, đặc biệt là những vùng KT trọng điểm, vùng sâu, vùng xa, vùng trọng yếu, vùng biên giới, hải đảo. Cần phải tính đến xây dựng hậu phương chiến lược và lực lượng hậu cần tại chỗ theo các phương án, với tư tưởng chỉ đạo: “Vững mạnh về CT, giàu về KT, mạnh về QP-AN”
  2. -Hai là, việc kết hợp chặt chẽ phát triển KT với củng cố QP-AN nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực của từng vùng, từng địa phương -Ba là, khi qui hoạch xây dựng phát triển KT hải đảo, cần tập trung cho những đảo quan trọng có vị trí chiến lược về QP-AN. Phải xây dựng cơ sở hạ tầng như cầu cảng, đường giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, chợ, trường học, bệnh xá, nhà trẻ, nhà văn hóa. Có chính sách khuyến khích nhân dân ra định cư phát triển KT-XH trên đảo, có dân mới có người làm chủ trên đảo, có cơ sở để xây dựng thế trận phòng thủ và lực lượng vũ trang tại chỗ.
  3. -Bốn là, đối với vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người, đặc biệt vùng Tây Bắc, Tây Nguyên,Tây Nam bộ cần được đầu tư phát triển, thu hút nhân dân hình thành các cụm dân cư trên các vùng trọng điểm chiến lược. -Kết hợp KT với QP ở địa phương (tỉnh, thành phố), nội dung gồm: Một là, phát triển KT của địa phương phải thể hiện toàn diện gắn với khu phòng thủ tỉnh, huyện vững chắc bảo đảm “Làng giữ làng, xã giữ xã, huyện giữ huyện, tỉnh giữ tỉnh” -Hai là, các tỉnh ven biển, biên giới, vùng sâu, vùng xa phải kết hợp phát triển KT với củng cố cơ sở CT-XH, xây dựng LLVTĐP vững mạnh, đủ sức bảo vệ địa phương trong mọi tình huống.
  4. -Kết hợp kinh tế với quốc phòng trong một số ngành kinh tế chủ yếu. +Kết hợp KT với QP trong ngành công nghiệp theo phương thức chủ yếu sau: Một là, khi qui hoạch cần bố trí các khu CN, khu CX đồng đều trên các vùng của đất nước để khai thác mọi tiềm năng phát triển của đất nước Nơi nào phát sinh mâu thuẫn giữa phát triển KT với củng cố thế trận QP tại chỗ, cần có sự thảo luận giữa cơ quan quản lý KT với cơ quan quân sự địa phương, xem ý kiến của Bộ, ngành Trung ương để tìm ra giải pháp phù hợp và hiệu quả nhất đáp ứng cả hai lợi ích KT và QP. Đi đôi với khu CN, khu CX cần quy hoạch các khu dân cư thành nơi cung cấp lực lượng sản xuất trong thời bình và trở thành lực lượng CĐ tại chỗ, BVĐP khi có chiến tranh.
  5. Hai là, các công trinhg Kt, các khu KT đặc quyền, khu CX phải tự BV và được BV vững chắc trong thế trận QP chung. Bảo vệ không chỉ là chống sự phá hoại trong CT mà phải BV tích cực ngay từ trong quá trình xây dựng để có thể tự bảo vệ. Nâng cao năng lực của các ngành CN trong việc đáp ứng các nhu cầu vật chất kỹ thuật cho QP-AN. Bảo đảm huy động một phần tiềm lực KT phục vụ QP-AN trong mọi tình huống. -Thứ hai, kết hợp KT với QP trong xây dựng, phát triển nền công nghiệp quốc phòng. Phương hướng xây dựng CNQP là: “Phát triển các cơ sở CNQP cần thiết, kết hợp CNQP với CNDS. Coi trọng sản xuất mặt hàng vừa phục vụ KT vừa phục vụ QP-AN theo hướng đa dạng hóa cả CNDD và CNQP”.
  6. Đại hội IX khẳng định: “Đầu tư thích đáng cho CNQP, trang bị hiện đại cho QĐ và CA. Tận dụng năng lực CNDS phục vụ QP và AN” -Thứ ba, kết hợp KT với QP và AN trong xây dựng kết cấu hạ tầng và xây dựng cơ bản. Cần tập trung vào các ngành sau: Một là, Giao thông vận tải: Cần cải tạo, sửa chữa nâng cấp những cơ sở đã có, đồng thời tập trung đầu tư xây dựng những tuyến đường chiến lược trọng điểm như: Đường xuyên Á, đường Trường sơn, phát triển giao thông hàng không, đường biển. Cần quy hoạch chiến lược phát triển hệ thống giao thông trong cả nước và từng địa phương, cần tính đến hiệu quả kết hợp KT với QP
  7. Những tuyến giao thông huyết mạch, ở những trọng điểm cần xây dựng đường vòng tránh, đường ngầm, đường hầm phù hợp thế trận QPTD trên phạm vi cả nước. Một số thành phố lớn có thể xây dựng những công trình giao thông như tàu điện ngầm, khi có CT là nơi phòng thủ dân sự. Đặc biệt giao thông trên biển kết hợp lực lượng hải quân, phát triển lực lượng DQTV biển để BV biển đảo Hai là, bưu chính viễn thông, ngành có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Kết hợp KT với QP trong lĩnh vực viễn thông phải bảo đảm nếu có CT xảy ra, thông tin liên lạc phải thông suốt, phục vụ kịp thời cho sự điều hành của Đảng và Chính Phủ
  8. Ba là, xây dựng cơ bản: Việc xây dựng các công trình phải phù hợp với thế bố trí phòng thủ chung, để các công trình đó có khả năng tự bảo vệ và được bảo vệ một cách vững chắc mà không ảnh hưởng đến hoạt động QP. Việc xây dựng các khu dân cư, các công trình cao tầng, khi CT xảy ra có thể cải tạo thành các ổ đề kháng cả ở mặt đất và trên không. Trong xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố) cần đầu tư một số công trình trọng điểm làm bãi đáp cho cầu hàng không trong các trường hợp khẩn cấp. Thứ tư, kết hợp KT với QP-AN trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp cần tập trung vào các vấn đề sau:
  9. Một là, CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn trên phạm vi cả nước gắn với thế trận QPTD chung, đặc biệt chú ý vùng trọng điểm để tạo ra lực lượng phòng thủ và bảo đảm hậu cần tại chỗ, bảo đảm an ninh lương thực, dự trữ quốc gia Hai là, phân bổ lao động hợp lí, đưa dân ra sát biên giới, hải đảo, bố trí thành các cụm dân cư, kết hợp với LLVT tại chỗ, bảo vệ Tổ quốc. Ba là, tổ chức lại hệ thống hợp tác xã nông, lâm, ngư nghiệp theo luật hợp tác xã mới. Chú trọng CNH, HĐH tạo tiềm lực tại chỗ để có thể huy động sức người, sức của phục vụ LLVT trong CT. Bốn là, khai thác tiềm năng KT biển phát triển KT vừa để tự bảo vệ và bảo vệ Tổ quốc.
  10. Năm là, phát triển ngành lâm nghiệp, phủ xanh đất trống đồi trọc, tạo môi trường sinh thái ổn định đồng thời ngụy trang che dấu các công trình quân sự và hoạt động quân sự. c.Một số biện pháp thực hiện phát triển KT với củng cố QP-AN -Quán triệt sâu sắc hai nhiệm vụ chiến lược, xây dựng và BVTQ Việt Nam xã hội chủ nghĩa cho mọi đối tượng cả thời bình và thời chiến . -Bố trí các công trình, khu công nghiệp phải phù hợp, cân đối khắp bề mặt quốc gia, vừa đáp ứng nhu cầu dân sinh vừa sẵn sàng chuyển hóa cho thời chiến -Triển khai kết hợp KT với QP có kế hoạch từng bước phù hợp, chặt chẽ.
  11. -Nhà nước phải có cơ chế, quy chế, chính sách pháp luật về kết hợp KT với củng cố QP: Bộ QP, các cơ quan quân sự địa phương làm chức năng tham mưu cho các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt các dự án công trình, nhất là các dự án công trình liên doanh với nước ngoài Đại hôi IX chỉ rõ: “hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhiệm vụ BVTQ, tăng cường quản lí Nhà nước về QP-AN trên phạm vi cả nước thể chế hóa các chủ trương chính sách của Đảng về xây dựng QPTD và ANND” -Cán bộ các ngành KT và các lĩnh vực khác phải có kiến thức quốc phòng, ngược lại cán bộ quân đội phải có kiến thức KT để quá trình kết hợp KT với QP đạt hiệu quả cao.
  12. Việc giáo dục kiến thức QP, kiến thức KT cho mọi cán bộ đảng viên của Đảng là yêu cầu cần thiết, khách quan, phải làm liên tục, thường xuyên lâu dài trong suốt thời kỳ quá độ của cách mạng Việt Nam. KẾT LUẬN Kết hợp KT với củng cố QP, QP với KT nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, AN quốc gia. Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên, mỗi chúng ta phải phát huy cao độ tinh thần tự lực, tự cường, quán triệt sâu sắc hai nhiệm vụ chiến lược. Quá trình kết hợp phải có kế hoạch, có cơ chế và chính sách cụ thể chặt chẽ. Tăng cường bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho toàn dân, đặc biệt là thanh niên, học sinh, sinh viên.
  13. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.Cơ sở lí luận và thực tiễn kết hợp KT với QP? 2.Quan điểm của Đảng kết hợp KT với QP-AN trong giai đoạn hiện nay?