Bài giảng Đường lối cách mạng Đảng Cộng sản Việt Nam

(1). Nắm vững được điều kiện lịch sử, quá trình ra đời tất yếu của Đảng – chủ thể hoạch định đường lối cách mạng Việt Nam.
(2.) Hiểu nội dung cơ bản của mỗi đường lối và một số chính sách của Đảng trong quá trình cách mạng Việt Nam.
(3).  Đánh giá đường lối và  hiệu quả thực hiện đường lối.
doc 124 trang Khánh Bằng 29/12/2023 3160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Đường lối cách mạng Đảng Cộng sản Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbai_giang_duong_loi_cach_mang_dang_cong_san_viet_nam.doc

Nội dung text: Bài giảng Đường lối cách mạng Đảng Cộng sản Việt Nam

  1. giúp nhân dân ta thoát khỏi kiếp nô lệ và hoàn toàn bất lực trước nhiệm vụ của lịch sử đề ra. • Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng chính trị tư sản Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) - Xu hướng bạo động: + Phong trào Đông Du (1906-1908): Do Phan Bội Châu (1867-1940) khởi xướng và lãnh đạo. Hạn chế lớn của ông là chủ trương dựa vào Nhật để đánh Pháp, chẳng khác gì “đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau”. + Việt Nam Quang phục Hội (1912): Cách mạng Tân Hợi nổ ra, chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn ảnh hưởng đến Phan Bội Châu. Ông chuyển sang lập trường dân chủ tư sản, lập ra Việt Nam Quang phục hội (5-1912) để chống Pháp. - Xu hướng cải lương: + Phong trào Duy Tân (1906-1908): Do Phan Châu Chinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp đứng đầu, giương cao ngọn cờ, dân chủ và cải cách văn hoá - xã hội, phản đối vũ trang bạo động chống Pháp. Hạn chế của ông là dựa vào Pháp chống chính quyền tay sai, kêu gọi Pháp cho phép thực hiện những cải cách dân chủ, “chẳng khác nào xin giặc rủ lòng thương”. + Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục (1907): Do Lương Văn Can, Nguyễn Quyền lãnh đạo. Phong trào diễn ra khá sôi nổi, dưới các hình thức tuyên truyền cải cách văn hoá - xã hội, bài trừ mê tín dị đoan, tuyên truyền cho việc học chữ quốc ngữ. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1918 - 1930) - Phong trào quốc gia cải lương của tầng lớp tiểu tư sản thành thị và địa chủ lớp trên: + Năm 1919, phong trào tẩy chay Hoa kiều, bài trừ hàng hoá ngoại, chấn hưng hàng nội hoá, với khẩu hiệu: “Người Việt Nam không mang vàng đi đổ sông Ngô”, “ Người Việt Nam mua hàng Việt Nam”. 10
  2. + Năm 1923, phong trào chống độc quyền xuất khẩu gạo ở cảng Sài Gòn của Pháp. + Cuộc đấu tranh chống độc quyền nước mắm (1920-1926). + Cuộc đấu tranh đòi mở rộng các quyền tự do, dân chủ, tham gia các hoạt động chính trị. Tiêu biểu là Đảng Lập hiến của Bùi Quang Chiêu (1923). - Phong trào yêu nước dân chủ công khai: + Những phần tử tiểu tư sản yêu nước khác tập trung trong những tổ chức như “Tâm Tâm xã” (1923), “ Việt Nam nghĩa hoà Đoàn” (1925), “Hội phục Việt” 1925), “Đảng Thanh niên” ( 1926). + Họ xuất bản một số tờ báo tiến bộ như “Chuông rè”. “ L’ Annam”, “ Nước Annam trẻ”, với một loạt các nhà xuất bản như: Nam đồng thư xã, Cường học thư xã - Phong trào cách mạng quốc gia tư sản: + Gắn liền với hoạt động của Việt Nam Quốc dân Đảng. + Ra đời ngày 25-12-1927. Tiền thân là Nam đồng thư xã. + Lãnh tụ : Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài. + Thành phần: Công chức, hào lý, địa chủ, binh lính trong quân đội + Tư tưởng chính: Đánh đổ thực dân Pháp, phá bỏ ngôi vua, thành lập chính quyền của người Việt Nam. + Địa bàn hoạt động: Đồng bằng, trung du Bắc Bộ. + Tiến hành các hoạt động ám sát và bị thực dân Pháp đàn áp. + Tổ chức khởi nghĩa Yên Bái vào ngày 9-2-1930 và nhanh chóng bị thực dân Pháp đàn áp. Phong trào thất bại, chấm dứt vai trò của giai cấp tư sản. 2. Nguyễn Ái Quốc tìm đường cứu nước • Hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc - 1911-1916: Nguyễn Tất Thành đi qua nhiều nước, qua nhiều thuộc địa, với các châu lục khác nhau, khảo nghiệm cách mạng trên hai phương diện lý luận và thực tiễn. - 1917- 1920: Hoạt động trên nhiều địa bàn khác nhau, chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tư tưởng của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga, đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin và lựa chọn con đường cứu nước và giải phóng dân tộc là con đường cách mạng vô sản. 11
  3. • Những bước phát triển nhận thức trong quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc - 1911- 1916: Ra đi với xuất phát điểm là chủ nghĩa yêu nước, qua nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn, Nguyễn Ái Quốc rút ra những kết luận mang tính nền tảng cho nhận thức và hành động: + Nhận thức rõ bạn – thù. + Nhận ra hạn chế của các nhà yêu nước đương thời ở Việt Nam. + Tìm ra hạn chế của cách mạng dân chủ tư sản là những cuộc cách mạng không giải phóng được công nông và quần chúng lao động. - 1917-1920: Dưới tác động của hàng loạt sự kiện (Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, Bản yêu sách 8 điểm bị từ chối, đọc được Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin ), Nguyễn Ái Quốc tiếp tục rút ra hàng loạt những kết luận quan trọng, mang tính đột phá về chất: + Cách mạng vô sản là là cuộc cách mạng triệt để nhất (1917). + Các dân tộc muốn được độc lập tự do thực sự phải trông cậy trước hết vào lực lượng của bản thân mình, phải tự mình giải phóng mình (1919). + Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác, ngoài con đường cách mạng vô sản (7-1920). - 12-1920, khi bỏ phiếu tán thành thành lập ĐCS Pháp và gia nhập Quốc tế III, Nguyễn Ái Quốc trở thành người cộng sản đầu tiên của dân tộc Việt Nam. 3. Nguyễn Ái Quốc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin và đường lối giải phóng dân tộc vào Việt Nam • Hệ thống quan điểm về cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc những năm 20 (XX) Hệ thống quan điểm và lý luận về “Đường cách mệnh” thể hiện khá hoàn chỉnh qua các tác phẩm, bài viết của Người trong chặng đường hoạt động từ năm 1921 đến 1927. Nội dung hệ thống quan điểm đó là: - Vạch rõ bản chất phản động của chủ nghĩa thực dân. Từ đó xác định, chủ nghĩa thực dân là kẻ thù chung của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới, là kẻ thù trực tiếp của nhân dân các nước thuộc địa. - Cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận cách mạng của thời đại cách mạng vô sản. Giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng nhân dân lao động và giai cấp công nhân. 12
  4. - Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và cách mạng ở “chính quốc” có quan hệ khăng khít với nhau. Phải thực hiện liên minh chiến đấu giữa các lực lượng cách mạng ở thuộc địa và “chính quốc”. Cách mạng thuộc địa không phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở “chính quốc”, mà có tính chủ động, độc lập và nó có thể thành công trước cách mạng ở “chính quốc”. - Cách mạng ở thuộc địa trước hết là giải phóng dân tộc, sau đó mở đường tiến lên giải phóng hoàn toàn lao động, giải phóng con người, tức là làm cách mạng giải phóng dân tộc tiến lên cách mạng XHCN. - Về lực lượng cách mạng: “công nông là người chủ cách mệnh”, “là gốc cách mệnh”; công nhân là giai cấp lãnh đạo, tiểu tư sản trí thức là bạn đồng minh của cách mạng. - Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Quần chúng cần được giác ngộ và tổ chức lại thành đội ngũ vững bền; hiểu biết tình thế, “có mưu chước”. - Phải thực hiện liên minh, đoàn kết với các lực lượng cách mạng quốc tế; phải nêu cao tính chủ động cách mạng, ý thức tự lực, tự cường. - Cách mạng muốn thắng lợi phải có đảng lãnh đạo. Đảng muốn vững phải có học thuyết cách mạng, đó là học thuyết Mác - Lênin, phải biết vận dụng đúng đắn học thuyết đó vào cách mạng Việt Nam. • Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (6-1925) và phong trào “vô sản hóa” (1928) - Tháng 6-1925, Nguyễn Ái Quốc lập ra Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, xuất bản báo Thanh niên làm cơ quan ngôn luận. - Hội tiến hành đào tạo đội ngũ cán bộ cách mạng và xây dựng hệ thống tổ chức trong nước, chuẩn bị tích cực cho việc thành lập ĐCS ở Việt Nam. - Năm 1928, Hội thực hiện chủ trương "vô sản hoá" đưa hội viên của mình vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền trong nước cùng sống và làm việc với công nhân, truyền bá lý luận, tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh giải phóng dân tộc. - Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên nhanh chóng phát triển (năm 1928 có 300 hội viên, năm 1929 đã tăng tới 1.700 hội viên) và phát triển ở nhiều trung tâm kinh tế - chính trị quan trọng. - Hoạt động truyền bá chủ nghĩa chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng cách mạng Hồ Chí Minh của Hội đã có tác dụng tích cực, làm dấy lên một phong trào đấu tranh ngày càng mạnh mẽ ở Việt Nam, đặc biệt là phong trào công nhân. 13
  5. 4. Sự phát triển của phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản và các tổ chức cộng sản ở Việt Nam ra đời • Phong trào công nhân chuyển sang tự giác - Từ năm 1920-1925, đã nổ ra 25 cuộc bãi công của công nhân, tiêu biểu là những phong trào sau: + Năm 1919, bãi công của thuỷ thủ tàu Sácnô đang đậu ở cảng Hải Phòng đòi tăng lương và phản đối việc đưa lính Việt Nam sang đàn áp nhân dân Xyri. + Năm 1920, hơn 200 thuỷ thủ của 5 chiếc tàu Pháp đang buông neo ở cảng Sài Gòn đã bãi công đòi phụ cấp đắt đỏ. + Năm 1921, Liên đoàn công nhân tàu biển ở Viễn Đông đã được thành lập. Công nhân Việt Nam làm việc trên các hãng tàu của Pháp đã gia nhập tổ chức này. Họ đã góp phần đưa đón cán bộ, tài liệu cách mạng từ nước ngoài về nước. + Từ năm 1922, phong trào công nhân có nét mới. Đấu tranh của 600 công nhân nhuộm Sài Gòn - Chợ Lớn. Cuộc đấu tranh này đã tập hợp đông đảo thợ nhuộm của nhiều cơ sở nhuộm. Nguyễn Ái Quốc đã đánh giá cuộc bãi công đó như là “dấu hiệu của thời đại mới”. + Tiêu biểu nhất là cuộc bãi công của 1000 công nhân xưởng Ba Son (Sài Gòn- 8-1925). - Trong hai năm 1926-1927, có 17 cuộc đấu tranh của công nhân trong cả nước. Tiêu biểu là bãi công của công nhân nhà máy sợi Nam Định (7-1926), đồn điền Cam Tiên (12-1926), đồn điền Phú Riềng (tháng 8, 9-1927). - Năm 1928-1929, các cuộc đấu tranh đã thể hiện rõ rệt tinh thần đoàn kết giai cấp, ý thức tổ chức của công nhân. - Phong trào nông dân đến năm 1927 đã phát triển khá mạnh ở nhiều vùng trong cả nước. - Phong trào công nhân và phong trào nông dân đã có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau. • Sự ra đời của các tổ chức cộng sản Phong trào công nhân cuối những năm 20 phát triển không đồng đều, mạnh nhất là phong trào công nhân ở Bắc Kỳ. Nắm bắt được đòi hỏi của phong trào, những người lãnh đạo trong kỳ bộ Bắc Kỳ nhận ra sự cấp thiết phải thành lập một ĐCS thay cho Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, để tiếp tục đưa phong trào giải phóng dân tộc tiến lên. Xu thế thành lập một ĐCS đã chín muồi. 14
  6. - Tháng 3-1929, bảy đồng chí trong kỳ bộ Bắc Kỳ, Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên họp tại số nhà 5D Hàm Long (Hà Nội) quyết định thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên. - Đầu tháng 5-1929, tại Đại hội I của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, đoàn đại biểu Kỳ bộ Bắc Kỳ đưa ra đề nghị giải tán tổ chức Thanh niên và thành lập ĐCS. Nhưng đề nghị đó không được chấp nhận, nên Đoàn đã bỏ đại hội ra về. - Đêm 17-6-1929, 20 đại biểu của Kỳ bộ Bắc Kỳ đã họp tại 312 phố Khâm Thiên tuyên bố thành lập Đông Dương Cộng sản đảng. Hội nghị đã thông qua Tuyên ngôn, Điều lệ và quyết định xuất bản báo Búa liềm làm cơ quan ngôn luận của Đảng. - Trước ảnh hưởng sâu rộng của Đông Dương Cộng sản đảng, Tổng bộ Thanh niên và Kỳ bộ Nam kỳ đã quyết định thành lập An Nam Cộng sản đảng vào tháng 8-1929, xuất bản báo Đỏ làm cơ quan ngôn luận của mình. - Tháng 1-1930, Đông Dương Cộng sản liên đoàn ra đời từ trong phái cấp tiến của Đảng Tân Việt. III. HỘI NGHỊ THÀNH LẬP ĐẢNG VÀ CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG 1. Hội nghị thành lập Đảng và ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng • Hội nghị thành lập Đảng - Ngày 27-10-1929, trong tài liệu của Quốc tế cộng sản gửi những người cộng sản ở Đông Dương đã nêu rõ: “Nhiệm vụ quan trọng nhất và cấp bách nhất của tất cả những người cộng sản Đông Dương là thành lập một đảng cách mạng”. - Cuối năm 1929, khi nhận được tin về phân liệt của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và những người cộng sản chia thành nhiều phe phái, Nguyễn Ái Quốc từ Thái Lan trở lại Hương Cảng (Trung Quốc) chủ động triệu tập đại biểu của hai nhóm Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản đảng và chủ trì Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng tại Cửu Long, Hương Cảng (Trung Quốc). Hội nghị bắt đầu họp từ ngày 6-1-19301. 1 Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960), căn cứ vào những tài liệu hiện có, đã ra Nghị quyết lấy ngày 3-2-1930 làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng. 15
  7. - Hội nghị thảo luận và nhất trí với năm điểm lớn theo đề nghị của Nguyễn Ái Quốc và quyết định hợp nhất các tổ chức cộng sản lấy tên là ĐCSVN. - Hội nghị thảo luận và thông qua các văn kiện: Chánh cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, điều lệ tóm tắt và chương trình tóm tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Những văn kiện này hợp thành cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng - Cương lĩnh Hồ Chí Minh. - Ngày 24-2-1930, Đông Dương cộng sản liên đoàn chính thức gia nhập ĐCSVN. ĐCSVN đã hoàn tất việc hợp nhất ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam. ● Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng - Sự ra đời của Đảng chứng tỏ giai cấp công nhân nước ta đã trưởng thành và đủ khả năng đảm nhiệm vai trò lãnh đạo của cách mạng Việt Nam - ĐCSVN ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng nước ta, chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước. - Với sự ra đời của Đảng, cách mạng Việt Nam đã trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới. 2. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng • Khái quát nội dung Cương lĩnh - Cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng đã chỉ ra những định hướng lớn của cách mạng Việt Nam, nhiệm vụ cách mạng và con đường thực hiện: + Nhấn mạnh chủ trương chiến lược: “Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Với phương hướng chiến lược này, cách mạng Việt Nam phải trải hai cuộc vận động: (1). Hoàn thành cách mạng giải phóng dân tộc và giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân; (2). Đi tới xã hội cộng sản. Hai cuộc vận động này liên quan mật thiết với nhau, ảnh hưởng và thúc đẩy lẫn nhau; cuộc vận động trước thành công tạo điều kiện cho cuộc vận động sau giành thắng lợi. Đó là đường lối chính trị hoàn toàn đúng đắn phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, hướng vào giải quyết những mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu của một xã hội thuộc địa, nửa phong kiến và định hướng phát trtển theo nội dung và xu thế của thời đại. 16
  8. + Về nhiệm vụ, mục tiêu cách mạng, Cương lĩnh xác định trên những lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa. Các nhiệm vụ đó bao hàm cả nội dung dân tộc, dân chủ và XHCN. Song, nổi bật là nhiệm vụ ''đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến. Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập''. + Để thực hiện phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu cách mạng, Cương lĩnh của Đảng chủ trương đoàn kết tất cả các giai cấp cách mạng, các lực lượng tiến bộ và cá nhân yêu nước, tập trung lực lượng đánh đổ kẻ thù chủ yếu của dân tộc là CNĐQ Pháp và tay sai, mở đường cho cách mạng phát triển đến thắng lợi hoàn toàn. + Cương lĩnh cũng xác định, cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới, đứng trong mặt trận cách mạng của các dân tộc bị áp bức và giai cấp công nhân thế giới, mà đội quân tiên phong của mặt trận này là Liên Xô; khẳng định vai trò lãnh đạo của ĐCSVN là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. ● Kết luận Năm 1930, ĐCSVN ra đời, cũng là lúc Việt Nam Quốc dân Đảng tan rã. Cùng với sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái, sứ mệnh lịch sử của giai cấp tư sản kết thúc. Ngọn cờ phản đế, phản phong được chuyển qua tay giai cấp công nhân. - ĐCS ra đời là sản phẩm của lịch sử đấu tranh dân tộc và giải quyết yêu cầu của cách mạng Việt Nam trong thời đại mới, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin và phong trào công nhân, phong trào yêu nước Việt Nam. - ĐCS ra đời là sự kiện có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ quá trình phát triển của lịch sử Việt Nam. Từ đây, cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo duy nhất của ĐCSVN - một Đảng mác-xít kiên cường, có đường lối cách mạng khoa học và sáng tạo, đủ sức đương đầu với mọi kẻ thù và sẽ dẫn dắt dân tộc giành những thắng lợi vẻ vang trong lịch sử dân tộc. BÀI TẬP, VẤN ĐỀ TIỂU LUẬN, THẢO LUẬN I. Bài tập 1. Bài tập cá nhân • Viết tự luận 1. Phân tích những đặc điểm nổi bật của tình hình thế giới, trong nước những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX tác động trực tiếp đến sự ra đời của ĐCSVN? 17
  9. 2. Phân tích các chuyển biến lớn về kinh tế, xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX? 3. Sự biến đổi của các giai cấp trong xã hội Việt Nam sau hai cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp? 4. Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của các phong trào yêu nước theo khuynh hướng chính trị tư sản ở Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến đầu năm 1930? 5. Con đường của Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác- Lênin? 6. Sự thành lập, vai trò của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên? 7. Phân tích những tư tưởng cốt lõi trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng? • Trả lời câu hỏi trắc nghiệm Câu 1. Dưới chế độ phong kiến, thực dân, nhân dân Việt Nam có yêu cầu bức thiết nhất về: A. Độc lập dân tộc. B. Ruộng đất. C. Quyền làm việc ngày 8 tiếng. D. Tự do hội họp. Câu 2. Mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu ở Việt Nam đầu thế kỷ XX là giữa: A. Giai cấp nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến. B. Giai cấp công nhân với giai cấp tư sản. C. Giai công nhân và nông dân với đế quốc và phong kiến. D. Dân tộc Việt Nam với đế quốc xâm lược và tay sai của chúng. Câu 3. Những giai cấp bị trị ở Việt Nam dưới chế độ thuộc địa của đế quốc Pháp là: A. Công nhân và nông dân. B. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản. C. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc. D. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc, địa chủ vừa và nhỏ. Câu 4. Phong trào công nhân Việt Nam hoàn toàn trở thành một phong trào tự giác vào: A. Năm 1920 (tổ chức Công hội ở Sài Gòn được thành lập). B. Năm 1925 (cuộc bãi công Ba Son). C. Năm 1929 (sự ra đời của các tổ chức cộng sản) D. Năm 1930 (ĐCSVN ra đời). 18
  10. Câu 5. Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường giải phóng dân tộc là con đường cách mạng vô sản vào năm: A. 1917. B. 1918. C. 1919. D. 1920. Câu 6. Hội nghị thành lập Đảng đầu năm 1930 được tổ chức vì: A. Được sự uỷ nhiệm của Quốc tế Cộng sản. B. Nguyễn Ái Quốc nhận được chỉ thị của Quốc tế Cộng sản. C.Yêu cầu cầu thống nhất lực lượng của cách mạng Việt Nam và sự chủ động của Nguyễn Ái Quốc. D. Các tổ chức cộng sản trong nước đề nghị. Câu 7. Đại biểu các tổ chức cộng sản nào đã tham dự hội nghị thành lập Đảng đầu năm 1930? A. Đông Dương cộng sản Đảng, An Nam cộng sản Đảng, Đông Dương cộng sản liên đoàn. B. Đông Dương cộng sản Đảng, An Nam cộng sản Đảng. C. An Nam cộng sản Đảng, Đông Dương cộng sản liên đoàn. D. Đông Dương cộng sản Đảng, Đông Dương cộng sản liên đoàn. Câu 8. Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Quyết định chấp nhận Đông Dương cộng sản liên đoàn là bộ phận của ĐCSVN vào ngày: A. 22-2-1930. B. 20-2-1930 C. 24-2-1930. D. 22-3-1930. Câu 9. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã xác định mục tiêu chiến lược của cách mạng Việt Nam là: A. Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản. B. Làm tư sản dân quyền cách mạng có tính chất thổ địa và phản đế để đi tới xã hội cộng sản. 19
  11. C. Cách mạng tư sản dân quyền – phản đế và điền địa - lập chính quyền của công nông bằng hình thức Xô viết, để dự bị điều kiện đi tới CMXHCN. D. Cả ba phương án trên. Câu 10. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp của: A. Chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào yêu nước. B. Chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào yêu nước và phong trào công nhân. C. Chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân. D. Chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào đấu tranh theo khuynh hướng phong kiến. 2. Bài tập nhóm - Tại sao trong quá trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc lại đến với chủ nghĩa Mác- Lênin? - Hãy chứng minh rằng, ĐCSVN ra đời là một tất yếu lịch sử? - Tại sao ở Việt Nam, ĐSC lại ra đời lại có thêm yếu tố sự truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào yêu nước? II. Tiểu luận - Những bước phát triển nhận thức quan trọng của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình tìm đường cứu nước (1911-1920). - Nguyễn Ái Quốc và sự lựa chọn con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. - Hệ thống quan điểm về cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc (1920-1930). III. Thảo luận 1. Tại sao các phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đều thất bại và không tìm được lối thoát cho cách mạng Việt Nam? 2. Hãy chứng minh rằng: Tiền đề cho việc giải quyết những mâu thuẫn của xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX nằm ngay chính trong lòng xã hội Việt Nam? 3. Quy luật ra đời của ĐCSVN? 4. Phân tích và làm rõ nét đặc sắc, tính sáng tạo của Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng (đầu năm 1930). 20
  12. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Phân tích những mâu thuẫn cơ bản và sự chuyển biến về mặt xã hội, giai cấp của Việt Nam dưới tác động của các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp? 2. Tại sao trong quá trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc lại lựa chọn con đường cách mạng vô sản? 3. Phân tích quá trình Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị về mặt tư tưởng, chính trị và tổ chức cho việc thành lập Đảng năm 1930? 4. Phân tích các yếu tố hình thành ĐCSVN và ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng? 5. Phân tích nội dung cơ bản về đường lối cách mạng Việt Nam của Đảng nêu ra trong Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng tháng 2-1930? HỌC LIỆU 1. Nguyễn Đình Bài (2003), “Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về quy luật hình thành ĐCSVN”, Tạp chí Nghệ thuật quân sự Việt Nam, số 1, tháng 1-2, tr. 5-6. 2. Lê Mậu Hãn (2006), ĐCSVN, các Đại hội và Hội nghị Trung ương, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 9-28. 3. Lê Mậu Hãn (1990), “Hồ Chí Minh với ngọn cờ độc lập dân tộc trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 5, tr. 18. 4. Đinh Xuân Lâm (2001), “Về con đường cứu nước Hồ Chí Minh”, Tạp chí Lịch sử Đảng, tháng 7, tr. 10-13. 5. Trịnh Nhu (2000), “Nguyễn Ái Quốc với sự kiện thành lập ĐCSVN”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 3, tháng 3, tr. 30-34. 6. Hồ Chí Minh toàn tập (2000), Bản án chế độ thực dân Pháp, Tập 2, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 21-128. 7. Hồ Chí Minh toàn tập (2000), Đường cách mệnh, Tập 2, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 257-318. 8. Lê Ngọc (1997), “Đường cách mệnh”- tác phẩm đặt nền móng đường lối cứu nước mới”, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, số 6, tr. 10-13. 9. Song Thành (2000), “Những cống hiến lịch sử của Nguyễn Ái Quốc vào quá trình thành lập ĐCSVN”, Tạp chí Cộng sản, số 3, tháng 2, tr. 22-25. 10. Phạm Xanh (1990), Nguyễn Ái Quốc với việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin ở Việt Nam (1921-1930), Nxb. Thông tin lý luận, Hà Nội. 21