Bài giảng Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam - Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh
Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam - Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bai_giang_duong_loi_cach_mang_cua_dang_cong_san_viet_nam_tru.doc
Nội dung text: Bài giảng Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam - Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh
- 11 Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền: chống đế quốc và chống phong kiến, trong đó nhiệm vụ chống đế quốc nổi lên hàng đầu. Lực lượng cách mạng: công nông là lực lượng chính của cách mạng; phải đoàn kết, tranh thủ tiểu tư sản, trí thức ; đối với phú nông, trung tiểu địa chủ chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải tranh thủ hoặc trung lập họ. Phương pháp cách mạng: phải sử dụng bạo lực cách mạng để đấu tranh giành độc lập dân tộc chứ không thể đấu tranh bằng con đường cải lương, thoả hiệp do kẻ thù dùng bạo lực phản cách mạng để đàn áp. Đoàn kết quốc tế: cách mạng Việt Nam phải đoàn kết với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản quốc tế, nhất là giai cấp vô sản Pháp. Về vai trò lãnh đạo của Đảng: Đảng là nhân tố quyết định hàng đầu cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam, nên Đảng phải vững mạnh về tổ chức, phải có đường lối đúng, phải thống nhất về ý chí và hành động. b) Ý nghĩa Cương lĩnh: Cương lĩnh đã phản ánh đầy đủ những quy luật vận động, phát triển nội tại, khách quan của xã hội Việt Nam, đáp ứng được yêu cầu cơ bản và cấp bách của nhân dân ta, đồng thời phù hợp với xu thế phát triển của thời đại lịch sử mới. Cương lĩnh trở thành ngọn cờ đoàn kết toàn Đảng, toàn dân, là vũ khí sắc bén của những người cộng sản Việt Nam trước mọi kẻ thù. Là cơ sở cho các đường lối chủ trương của cách mạng Việt Nam trong hơn 70 năm qua. Cương lĩnh thể hiện sự nhận thức, vận dụng đúng đắn chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, điều đó chứng tỏ ngay từ đầu Đảng Cộng sản Việt Nam đã độc lập, sáng tạo trong chủ trương, đường lối của mình. 3. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời 1930 là một tất yếu lịch sử: Đảng là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới. Đảng là kết quả của quá trình chuẩn bị công phu, khoa học của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trên cả ba mặt tư tưởng, chính trị và tổ chức.
- 12 Đảng là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Đây là sự sáng tạo của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong quá trình chuẩn bị thành lập Đảng ở một nước thuộc địa. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu bước ngoặt trọng đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam: Đảng ra đời chấm dứt thời kỳ khủng hoảng bế tắc về đường lối cứu nước ở Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành, đủ sức nắm vai trò lãnh đạo. Đảng ra đời, Cách mạng Việt Nam có một Đảng duy nhất lãnh đạo đưa Cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
- 13 CHƯƠNG II ĐƯỜNG LỐI ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN (1930-1945) I. CHỦ TRƯƠNG ĐẤU TRANH TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1939 1. Trong những năm 1930-1935 a) Luận cương Chính trị tháng 10-1930 Tháng 10-1930, Ban chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ nhất tại Hương Cảng (Trung Quốc) do đồng chí Trần Phú chủ trì, quyết định đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản Đông Dương, bầu ra Ban chấp hành Trung ương Đảng do đồng chí Trần Phú làm Tổng Bí thư. Hội nghị thông qua Luận cương chính trị do đồng chí Trần Phú soạn thảo. * Nội dung của Luận cương: Chiến lược cách mạng Đông Dương: tiến hành cách mạng tư sản dân quyền có tính chất thổ địa và phản đế. “Tư sản dân quyền cách mạng là thời kỳ dự bị để làm xã hội cách mạng. Sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi sẽ tiếp tục phát triển bỏ qua thời kỳ tư bản mà tranh đấu thẳng lên con đường XHCN”. Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền: đánh đổ phong kiến, đế quốc có quan hệ khăng khít, trong đó vấn đề đánh đổ phong kiến đem lại ruộng đất cho nông dân là vấn đề cốt lõi của cách mạng tư sản dân quyền. Lực lượng cách mạng: công nhân - nông dân là lực lượng chính, trong đó công nhân là giai cấp lãnh đạo. Phương pháp cách mạng: thực hiện vũ trang bạo động, sử dụng bạo lực cách mạng một cách linh hoạt, phù hợp với tình hình. Đảng lãnh đạo: Đảng phải có đường lối đúng, liên hệ mật thiết với quần chúng. Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng, phấn đấu vì mục tiêu chủ nghĩa cộng sản. Quan hệ quốc tế: cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng thế giới, phải đoàn kết với vô sản thế giới, trước hết là vô sản Pháp * Nhận xét về Luận cương: Luận cương chính trị tháng 10-1930 đã vạch ra nhiều vấn đề cơ bản thuộc về chiến lược cách mạng. Tuy nhiên do nhận thức giáo điều, máy móc về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp trong cách mạng thuộc địa, đồng thời chịu ảnh hưởng trực tiếp của khuynh hướng “tả” trong Quốc tế Cộng sản, nên Luận cương đã không nêu ra được mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp,
- 14 từ đó không đặt nhiệm vụ chống đế quốc lên hàng đầu, mà nặng về đấu tranh giai cấp, về cách mạng ruộng đất; đánh giá không đúng vai trò cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản, phủ nhận mặt tích cực của tư sản dân tộc và chưa thất được khả năng phân hóa, lôi kéo một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ trong cách mạng giải phóng dân tộc, từ đó Luận cương đã không đề ra được một chiến lược liên minh dân tộc và giai cấp rộng rãi trong cuộc đấu tranh chống đế quốc xâm lược và tay sai. Từ nhận thức hạn chế như vậy, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã phê phán gay gắt quan điểm đúng đắn trong Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do đồng chí Nguyễn Ái Quốc khởi thảo được Hội nghị hợp nhất thông qua. Sau này trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã từng bước sửa chữa, khắc phục những hạn chế đó và đưa cách mạng đến thành công. b) Chủ trương khôi phục tổ chức đảng và phong trào cách mạng * Đảng lãnh đạo phong trào cách mạng 1930- 1931: Hoàn cảnh lịch sử: Đảng có đường lối cách mạng phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Mâu thuẫn về kinh tế, chính trị ngày càng sâu sắc giữa nhân dân ta và thực dân Pháp sau khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933), nhất là sau khởi nghĩa Yên Bái. Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô phát triển mạnh, là tấm gương cho các dân tộc thuộc địa noi theo. Diễn biến, kết quả: Bắt đầu từ tháng 1-1930, đỉnh cao là ở Nghệ An - Hà Tĩnh với việc thành lập các chính quyền kiểu Xô Viết (9-1930). Chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh đã thực hiện chính sách đồng bộ về chính trị, kinh tế, xã hội đem lại quyền lợi, hạnh phúc bước đầu cho nhân dân. Từ năm 1931, phong trào bị đàn áp. Ý nghĩa: Phong trào được lịch sử đánh giá như là cuộc Tổng diễn tập đầu tiên của Đảng và nhân dân chuẩn bị cho thắng lợi của cách mạng tháng Tám, vì: Phong trào đã hình thành được liên minh công - nông, là lực lượng đông đảo, là động lực chính cho cách mạng, khẳng định trong thực tế quyền lãnh đạo và năng lực lãnh đạo của giai cấp vô sản mà đại biểu là Đảng Cộng sản. Đảng đã kiểm nghiệm được đường lối lãnh đạo của mình trong thực tiễn, rút được những kinh nghiệm bước đầu về kết hợp hai nhiệm vụ chiến lược phản đế, phản phong, giành và giữ chính quyền. * Đảng lãnh đạo khôi phục phong trào cách mạng 1932-1935: Từ cuối năm 1931, phong trào cách mạng bị đàn áp khốc liệt, các cơ sở Đảng bị phá vỡ, phong trào cách mạng rơi vào thoái trào.
- 15 Chủ trương, hành động đấu tranh khôi phục phong trào: thể hiện ở bản Chương trình hành động của Đảng Cộng sản Đông Dương (6-1932). Chương trình hành động đã đánh giá hai năm đấu tranh của quần chúng công nông và đề ra 4 yêu cầu chung: Đòi các quyền tự do dân chủ, tự do tổ chức, ngôn luận, hội họp, đi lại trong nước và ra nước ngoài. Bỏ những luật hình đặc biệt đối với người bản xứ, trả lại tự do cho tù chính trị, bỏ ngay chính sách đàn áp, Bỏ thuế thân, thuế ngụ cư và các thứ thuế vô lý khác, Bỏ các độc quyền về muối, rượu, thuốc phiện. Chương trình hành động còn đề ra những yêu cầu cụ thể riêng cho từng giai cấp và tầng lớp nhân dân; vạch rõ phải ra sức tuyên truyền mở rộng ảnh hưởng của Đảng trong quần chúng, củng cố và phát triển các đoàn thể cách mạng; dẫn dắt quần chúng đấu tranh, chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền khi có điều kiện. Về xây dựng Đảng, phải làm cho Đảng vững mạnh, có kỷ luật nghiêm, giáo dục đảng viên về tư tưởng, chính trị, rèn luyện đảng viên qua đấu tranh cách mạng. Chương trình hành động của Đảng đã cụ thể hóa cương lĩnh của Đảng trong thời kỳ thoái trào, đề ra những yêu cầu chính trị trước mắt, những biện pháp tổ chức và đấu tranh, góp phần nhanh chóng khôi phục phong trào cách mạng và hệ thống tổ chức Đảng. Đấu tranh trong nhà tù: giữ vững khí tiết cách mạng, biến nhà tù thành trường học: “Biến cái rủi thành cái may, các đồng chí ta đã lợi dụng những ngày tháng ở tù để hội họp và học tập lý luận. Một lần nữa, việc đó lại chứng tỏ là chính sách khủng bố cực kỳ dã man của kẻ thù chẳng những không ngăn trở được bước tiến của cách mạng, mà trái lại, nó đã trở nên một thứ lửa thử vàng, nó rèn luyện người cách mạng càng thêm cứng rắn. Mà kết quả là cách mạng đã thắng, đế quốc đã thua”. Đấu tranh bên ngoài: thành lập các chi bộ bí mật, tổ chức, tập hợp nhân dân đấu tranh dưới nhiều hình thức: hội cày, hội cấy, đá bóng, đọc sách báo, tranh cử vào Hội đồng thành phố Sài Gòn Kết quả:
- 16 Phong trào cách mạng từng bước được khôi phục. Năm 1932, Ban Lãnh đạo Trung ương của Đảng được thành lập do Lê Hồng Phong đứng đầu. Đến năm 1934, đầu năm 1935, hệ thống tổ chức của Đảng và phong trào cách mạng quần chúng được khôi phục, đây là cơ sở để tiến tới Đại hội lần thứ nhất của Đảng. * Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ I của Đảng (3-1935) Đại hội họp từ ngày 27 đến 31-3-1935 tại Ma Cao (Trung Quốc). Dự Đại hội có 13 đại biểu thay mặt cho hơn 600 đảng viên thuộc các Đảng bộ trong nước và tổ chức Đảng hoạt động ở nước ngoài. Đồng chí Hà Huy Tập chủ trì Đại hội. Nội dung cơ bản: Đại hội nhận định tình hình trong nước và quốc tế, khẳng định thắng lợi của cuộc đấu tranh khôi phục phong trào cách mạng và hệ thống tổ chức của Đảng. Đại hội nêu ra ba nhiệm vụ chủ yếu trước mắt: + Củng cố và phát triển Đảng, tăng cường lực lượng Đảng ở các xí nghiệp, đồn điền. + Đẩy mạnh cuộc vận động quần chúng, mở rộng ảnh hưởng của Đảng trong quần chúng. + Mở rộng tuyên truyền chống đế quốc, chiến tranh đế quốc, ủng hộ Liên Xô, Trung Quốc. Đại hội thông qua Nghị quyết chính trị, Điều lệ Đảng, bầu ra Ban chấp hành Trung ương Đảng mới do đồng chí Lê Hồng Phong làm Tổng Bí thư. Ý nghĩa của Đại hội: Đại hội đánh dấu thắng lợi của cuộc đấu tranh khôi phục hệ thống tổ chức của Đảng và phong trào cách mạng Việt Nam, chuẩn bị điều kiện để Đảng bước vào cuộc đấu tranh mới. Song, hạn chế là Đại hội chưa tổng kết được những kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng, không đề ra được phương hướng chỉ đạo thích hợp cho cách mạng Việt Nam trước nguy cơ chiến tranh phát-xít. 2. Trong những năm 1936-1939 a) Hoàn cảnh lịch sử Tình hình thế giới Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 và nguy cơ của một cuộc khủng hoảng mới làm cho mâu thuẫn xã hội ở các nước tư bản chủ nghĩa thêm sâu sắc. Các đế quốc Đức, Ý, Nhật thiết lập chế độ phát xít, chuẩn bị chiến tranh để chia lại thế giới và từ năm 1935 chúng đã tiến hành xâm lược một số nước. Chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh đang đe dọa loài người. Do đó, phong trào đấu tranh chống phát xít, chống chiến tranh nổi lên ở nhiều nước. * Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản (tháng 7-1935 tại Moskva):
- 17 Xác định kẻ thù trước mắt của nhân dân thế giới là chủ nghĩa phát-xít. Xác định nhiệm vụ của cách mạng thế giới: đấu tranh chống chủ nghĩa phát-xít, chiến tranh phát-xít, giành dân chủ và hoà bình. Chủ trương thành lập ở mỗi nước thuộc địa và nửa thuộc địa một Mặt trận thống nhất chống đế quốc. Ý nghĩa: Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản đã nêu được những vấn đề chính của cách mạng thế giới, giúp cho cách mạng các nước thuộc địa có hướng đi đúng, phù hợp với tình hình thế giới lúc bấy giờ. Tình hình trong nước Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã tác động sâu sắc đến các giai cấp và tầng lớp nhân dân lao động. Trong khi đó, bọn cầm quyền phản động ở Đông Dương vẫn ra sức vơ vét, bóc lột, bóp nghẹt mọi quyền tự do, dân chủ và thi hành chính sách khủng bố, đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ta. Tình hình đó làm cho các giai cấp và tầng lớp tuy có quyền lợi khác nhau, nhưng đều căm thù thực dân và đều có nguyện vọng chung là đấu tranh để đòi quyền sống, quyền tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình. Trong lúc này, hệ thống tổ chức của Đảng và các cơ sở cách mạng của quần chúng đã được khôi phục. Đây là yếu tố rất quan trọng, quyết định bước phát triển mới của phong trào cách mạng nước ta. b) Chủ trương và nhận thức mới của Đảng Dưới ánh sáng của chủ trương chuyển hướng chiến lược của Đại hội VII Quốc tế Cộng sản, trong những năm 1936-1939, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã họp Hội nghị lần thứ 2 (7-1936), lần thứ ba (3-1937), lần thứ tư (9- 1937) và lần thứ năm (3-1938) đề ra những chủ trương mới về chính trị, tổ chức và hình thức đấu tranh mới phù hợp với tình hình cách mạng nước ta. Chủ trương đấu tranh đòi quyền dân chủ, dân sinh: Về nhiệm vụ trước mắt của cách mạng: Khẳng định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền là chống đế quốc và chống phong kiến không thay đổi, nhưng trước mắt phải tập trung chống phát-xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do dân chủ, cơm áo và hòa bình. Về kẻ thù của cách mạng: Kẻ thù trước mắt nguy hại nhất của nhân dân Đông Dương cần tập trung đánh đổ là bọn phản động thuộc địa và bè lũ tay sai của chúng. Thành lập Mặt trận nhân dân phản đế và sau đó được đổi tên thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
- 18 Chuyển hình thức đấu tranh từ bí mật không hợp pháp sang các hình thức tổ chức và đấu tranh công khai và nửa công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp để tập hợp và giáo dục quần chúng đấu tranh. Nhận thức mới của Đảng về mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ: Trong khi đề ra chủ trương mới để lãnh đạo nhân dân đấu tranh, Đảng ta đã đặt vấn đề nhận thức lại mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, phản đế và điền địa trong cách mạng ở Đông Dương. Trong văn kiện Chung quanh vấn đề chiến sách mới công bố tháng 10-1936, Đảng đã nêu một quan điểm mới: “Cuộc dân tộc giải phóng không nhất định phải kết chặt với cuộc cách mạng điền địa. Nghĩa là không thể nói rằng: muốn đánh đổ đế quốc cần phải phát triển cách mạng điền địa, muốn giải quyết vấn đề điền địa thì cần phải đánh đổ đế quốc. Lý thuyết ấy có chỗ không xác đáng” 1. Vì rằng, tùy hoàn cảnh cụ thể, nếu nhiệm vụ chống đế quốc là cần kíp, còn vấn đề giải quyết điền địa tuy quan trọng nhưng chưa phải trực tiếp bắt buộc, thì có thể tập trung đánh đổ đế quốc rồi sau mới giải quyết vấn đề điền địa. Nhưng cũng có khi vấn đề điền địa và phản đế phải liên tiếp giải quyết, vấn đề này giúp cho vấn đề kia làm xong mục đích của cuộc vận động. “Nói tóm lại, nếu phát triển cuộc tranh đấu chia đất mà ngăn trở cuộc đấu tranh phản đế thì phải lựa chọn vấn đề nào quan trọng hơn mà giải quyết trước. Nghĩa là chọn địch nhân chính, nguy hiểm nhất, để tập trung lực lượng của một dân tộc mà đánh cho được toàn thắng”2. Đây là nhận thức mới của Đảng ta, nó phù hợp với tinh thần trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và bước đầu khắc phục được những hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10-1930. Tháng 3-1939, Đảng ra bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản Đông Dương đối với thời cuộc, nêu rõ họa phát xít đang đến gần và kêu gọi các tầng lớp nhân dân phải đấu tranh đòi các quyền tự do dân chủ, chống nguy cơ chiến tranh phát xít. Tháng 7-1939, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ cho xuất bản tác phẩm Tự chỉ trích. Tác phẩm đã phân tích những vấn đề cơ bản về xây dựng Đảng, tổng kết kinh nghiệm cuộc vận động dân chủ của Đảng, nhất là về đường lối xây dựng Mặt trận Dân chủ Đông Dương. Tác phẩm này còn có tác dụng to lớn trong cuộc đấu tranh khắc phục những lệch lạc, sai lầm trong phong trào vận động dân chủ, tăng cường đoàn kết nhất trí trong nội bộ Đảng. Tóm lại, trong những năm 1936-1939, chủ trương mới của Đảng đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa mục tiêu chiến lược và mục tiêu cụ thể trước mắt của cách mạng, giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, đề ra các hình thức tổ chức và đấu tranh 1 ĐCSVN: Sđd.,, tập 6, tr.152. 2 ĐCSVN: Sđd.,, tập 6, tr.152.
- 19 linh hoạt, thích hợp, Các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương trong thời kỳ này đánh dấu bước trưởng thành của Đảng về chính trị và tư tưởng, thể hiện bản lĩnh và tinh thần độc lập tự chủ, sáng tạo của Đảng, mở ra một cao trào mới trong cả nước. c) Ý nghĩa: Lịch sử đánh giá phong trào Dân chủ 1936-1939 như cuộc Tổng diễn tập lần thứ hai của Đảng và nhân dân Việt Nam, chuẩn bị cho thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945, vì: Hình thành được Mặt trận chính trị rộng rãi chống đế quốc, phong kiến. Phong trào thể hiện được nhiều hình thức đấu tranh, giành được những quyền lợi nhất định về dân sinh, dân chủ cho nhân dân. Phong trào đã tạo được khí thế cách mạng rộng khắp trong cả nước, tạo điều kiện để cách mạng Việt Nam bước vào thời kỳ đấu tranh mới. II. CHỦ TRƯƠNG ĐẤU TRANH TỪ NĂM 1939 ĐẾN NĂM 1945 1. Hoàn cảnh lịch sử và sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng a) Tình hình thế giới và trong nước Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ: Ngày 1-9-1939, phát xít Đức tấn công Ba Lan, hai ngày sau Anh và Pháp tuyên chiến với Đức, Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ. Tháng 6-1940, Đức tấn công Pháp. Chính phủ Pháp đầu hàng Đức. Ngày 22-6- 1941, phátxít Đức tấn công Liên Xô. Từ khi phátxít Đức tấn công Liên Xô, tính chất chiến tranh đế quốc chuyển thành chiến tranh giữa các lực lượng dân chủ do Liên Xô làm trụ cột với các lực lượng phátxít do Đức cầm đầu. Tình hình trong nước: Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ đã ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp đến Đông Dương và Việt Nam. Ngày 28-9-1939, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định cấm tuyên truyền cộng sản, cấm lưu hành, tàng trữ tài liệu cộng sản, đặt Đảng Cộng sản ra ngoài vòng pháp luật, đóng cửa các tờ báo, cấm hội họp và tụ tập đông người Trong thực tế, ở Việt Nam và Đông Dương, thực dân Pháp đã thi hành chính sách thời chiến rất trắng trợn. Chúng phátxít hóa bộ máy thống trị, thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân, tập trung lực lượng đánh vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Một số quyền tự do, dân chủ giành được trong thời kỳ 1936-1939 bị thủ tiêu. Chúng ban bố lệnh tổng động viên, thực hiện chính sách “kinh tế chỉ huy” nhằm tăng cường vơ vét sức người, sức của để phục vụ cho chiến tranh của đế quốc. Hơn 70.000 thanh niên bị bắt sang Pháp để làm bia đỡ đạn. Lợi dụng lúc Pháp mất nước, ngày 22-9-1940, phátxít Nhật đã tiến vào Lạng Sơn và đổ bộ vào Hải Phòng. Ngày 23-9-1940, tại Hà Nội, Pháp ký hiệp định đầu hàng
- 20 Nhật. Từ đây, nhân dân ta chịu cảnh một cổ hai tròng áp bức, bóc lột của Pháp - Nhật. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với Pháp - Nhật trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. b)Nội dung chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược Kể từ khi Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, Ban Chấp hành Trung ương đã họp Hội nghị lần thứ sáu (11-1939), Hội nghị lần thứ bảy (11-1940) và Hội nghị lần thứ tám (5-1941) quyết định chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng như sau: Đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu: “trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”1. Để tập trung cho nhiệm vụ giải phóng dân tộc, Đảng ta quyết định tạm gác lại khẩu hiệu “Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày” thay bằng khẩu hiệu “Tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và Việt gian cho dân cày nghèo”, “Chia lại ruộng đất công cho công bằng và giảm tô, giảm tức”, Thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh, gọi tắt là Việt Minh thay cho Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương để đoàn kết, tập hợp các lực lượng cách mạng đông đảo trong cả nước không phân biệt thành phần, lứa tuổi nhằm mục tiêu giải phóng dân tộc. Quyết định xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và nhân dân ta trong giai đoạn hiện tại. Phong trào chống Pháp - Nhật kể từ khởi nghĩa Bắc Sơn (27-09-1940), khởi nghĩa Nam Kỳ (23-11-1940), binh biến Đô Lương (13-01-1941) liên tục phát triển, đã thức tỉnh tinh thần cách mạng của nhân dân cả nước và để lại nhiều kinh nghiệm quý báu về khởi nghĩa vũ trang cho Đảng ta, là tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc. Trước tình hình đó, mặt trận Việt Minh đã ra tuyên ngôn, chương trình hành động nhằm hướng dẫn, chuẩn bị lực lượng cho khởi nghĩa: Xây dựng các căn cứ địa cách mạng Cao - Bắc - Lạng, Thái - Hà - Tuyên, lập các đội vũ trang tự vệ, tổ chức các trận đánh du kích. Đội du kích Bắc Sơn được tổ chức lại và đổi tên thành Cứu quốc quân. Ngày 22-12-1944 Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập, hoạt động theo phương châm “chính trị trọng hơn quân sự, tuyên truyền trọng hơn tác chiến”. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân chính là tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam sau này. Coi trọng xây dựng lực lượng cách mạng ở đô thị, phát động nhân dân ở các đô thị đấu tranh. 1 ĐCSVN: Sđd.,, tập 7, tr.113.