Bài giảng Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam - Trần Thị Minh Tuyết

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam là khái niệm chỉ hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách về mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp của cách mạng Việt nam do Đảng Cộng sản đề ra trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt nam
pdf 60 trang Khánh Bằng 29/12/2023 3880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam - Trần Thị Minh Tuyết", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_duong_loi_cach_mang_cua_dang_cong_san_viet_nam_tra.pdf

Nội dung text: Bài giảng Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam - Trần Thị Minh Tuyết

  1. CHƯƠNG 1: SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG CHƯƠNG 1 SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG A. MỤC TIÊU Sinh viên cần nắm được những nội dung chủ yếu sau: - Bối cảnh quốc tế và tác động của nó đối với Việt nam. - Sự chuyển biến về kinh tế, chính trị - xã hội Việt nam dưới tác động của chính sách thống trị của thực dân Pháp - Sự bế tắc về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo trong phong trào giải phóng dân tộc cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. - Quá trình lựa chọn con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc. - Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong sự ra đời của ĐCSVN. - Nội dung và ý nghĩa của Chính cương Đảng cộng sản Việt nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. - Ý nghĩa lịch sử của sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt nam. B. NỘI DUNG Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời năm 1930 là sản phẩm tất yếu của lịch sử, là kết quả chuẩn bị công phu về mọi mặt của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Sự kiện ấy đã tạo ra bước ngoặt lớn cho cách mạng Việt nam. Ngay tại hội nghị thành lập, Đảng đã thông qua Cương lĩnh cách mạng sáng tạo do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Chương này cung cấp cho chúng ta những kiến thức về một sự kiện trọng đại - sự ra đời của Đảng CSVN - chủ thể hoạch định đường lối cách mạng Việt nam. 1. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ RA ĐỜI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 1.1. Hoàn cảnh quốc tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX 1.1.1. Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản và hậu quả của nó - Từ nửa sau thế kỷ XIX, CNTB phương Tây chuyển nhanh từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (giai đoạn đế quốc chủ nghĩa). - Đến đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa đế quốc đã hoàn thành việc phân chia thị trường thế giới. Sự thống trị của chủ nghĩa đế quốc đã dẫn đến những thay đổi lớn: + Đời sống của các nước thuộc địa bị thay đổi mạnh mẽ cả về kinh tế, cơ cấu xã hội và ý thức dân tộc. Sự phản ứng găy gắt của các nước thuộc địa đã làm cho phong trào chống 11
  2. CHƯƠNG 1: SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG chủ nghĩa đế quốc, giành độc lập cho các dân tộc thuộc địa trở thành vấn đề có tính chất thời đại, thành một dòng thác cách mạng mới. + Xuất hiện 2 mâu thuẫn mới của thời đại là mâu thuẫn giữa Đế quốc và Đế quốc vì thuộc địa và mâu thuẫn giữa các nước thuộc địa và Đế quốc. Những mâu thuẫn này ngày càng phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi phải được giải quyết và đó chính là tiền đề cho các cuộc chiến tranh thế giới và cách mạng vô sản. 1.1.2. Ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin - Vào giữa thế kỷ XIX, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân chống chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh đòi hỏi phải có hệ thống lý luận khoa học với tư cách là vũ khí tư tưởng của giai cấp mình. Chủ nghĩa Mác-Lênin ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu đó. - Với khẩu hiệu “vô sản các nước liên hiệp lại”, chủ nghĩa Mác- Lênin dẫn đến sự hình thành các tổ chức công nhân quốc tế như: Quốc tế I (1864-1876), Quốc tế II (1889- 1923), Quốc tế III (1919-1943). - Muốn giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh, giai cấp công nhân phải lập ra chính Đảng của mình1 và chủ nghĩa Mác - Lênin trở thành một trong những yếu tố quan trọng dẫn tới sự ra đời và là nền tảng tư tưởng của các Đảng Cộng sản ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Đảng Cộng sản Việt Nam. 1.1.3. Tác động của cách mạng Tháng Mười Nga - Sau khi cách mạng Tháng Mười Nga thành công (1917), Nhà nước Xô Viết ra đời đã mở ra một thời đại mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Từ đó, chủ nghĩa Mác-Lênin từ lý luận đã trở thành hiện thực. - Cách mạng Tháng Mười Nga là một sự kiện mang tầm vóc quốc tế và có ý nghĩa lịch sử to lớn: + CMT 10 Nga đã tạo ra mô hình cách mạng mới do giai cấp vô sản lãnh đạo cho rất nhiều dân tộc đi theo. + CMT 10 Nga còn mang ý nghĩa của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc nên đã “mở ra trước mắt các dân tộc bị áp bức một thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”2. 1.1.4. Sự ra đời của quốc tế cộng sản tháng 3/1919: - Tháng 3/1919, Quốc tế Cộng Sản được thành lập và thúc đẩy mạnh mẽ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế theo con đường cách mạng triệt để. 1 Xem lại giáo trình ‘’ Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin’’, chương VII, phần ‘’ Vai trò của Đảng Cộng sản trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân’’, H, 2009, tr 370. 2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2000, t 8, tr 562 12
  3. CHƯƠNG 1: SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG - QTCS với khẩu hiệu’’ Vô sản các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại’’ là tổ chức quốc tế duy nhất lúc đó quan tâm, giúp đỡ và chỉ đạo phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa nên tổ chức này có ảnh hưởng lớn tới phong trào cách mạng ở đó. - Đối với Việt Nam, QTCS có vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin, trong việc thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam và cả chủ trương, đường lối của Đảng ta trong một thời gian nhất định. Nguyễn Ái Quốc đã nhấn mạnh vai trò của tổ chức này đối với Việt nam như sau: “An nam muốn cách mệnh thành công thì phải nhờ Đệ tam quốc tế’’3. Tình hình thế giới đầy biến động đó đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến Việt nam. 1. 2. Hoàn cảnh trong nước 1.2.1. Xã hội Việt nam dưới sự thống trị của thực dân Pháp Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt nam. Triều đình nhà Nguyễn đầu hàng từng bước và đến ngày 6/6/1884 đã phải ký hiệp định Pactơnốt với 19 điều khoản chính thức thừa nhận sự cai trị của thực dân Pháp trên đất Việt nam. * Về chính sách cai trị của thực dân Pháp: Sau khi đánh chiếm Việt nam, thực dân Pháp thiết lập bộ máy thống trị thực dân và thi hành ở đây chính sách cai trị như sau: - Về chính trị: + Thi hành chính sách chuyên chế với bộ máy đàn áp nặng nề. + Tước bỏ quyền lực đối nội, đối ngoại của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn, duy trì chế độ cai trị trực tiếp từ trung ương đến cơ sở, biến quan lại phong kiến trở thành bù nhìn, tay sai.( Ví dụ: Pháp đã cùng nhà Thanh ký Công ước phân chia biên giới Việt –Trung vào năm 1887 ). + Thi hành chính sách “chia để trị”. Kết quả của chính sách cai trị về chính trị đó đã biến nước ta thành “một xứ thuộc địa, dân ta là vong quốc nô, Tổ quốc ta bị giày xéo dưới gót sắt của kẻ thù hung ác”4. - Về kinh tế: + Tiếp tục duy trì phương thức sản xuất phong kiến cùng với việc thiết lập một cách hạn chế phương thức sản xuất TBCN để phục vụ cho chính sách khai thác thuộc địa của Pháp. + Thi hành chính sách kinh tế độc quyền để biến Việt nam thành thị trường tiêu thụ hành hóa của Pháp, dùng hàng rào thuế quan để ngăn chặn hàng hóa của các nước khác. + Tiến hành 2 cuộc khai thác thuộc địa ( 1897-1914 và 1919-1929) ở Việt nam với trọng tâm là khai thác tài nguyên và cướp ruộng đất để lập đồn điền. 3 Hồ Chí Minh: Toàn tập , t 2, tr 287. 4 Hồ Chí Minh: Toàn tập, t 10, Tr 2 13
  4. CHƯƠNG 1: SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG + Định ra nhiều thứ thuế vô lý đánh vào người lao động khiến đời sống của nhân dân vô cùng khổ cực. Kết quả của chính sách cai trị kinh tế đó là kinh tế Việt nam vẫn bị kìm hãm trong vòng lạc hậu và phụ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp. - Về văn hóa: thi hành chính sách ngu dân để dễ bề cai trị. Kết quả của chính sách văn hóa phản động trên là trên 90% dân số Việt nam mù chữ. * Về tình hình giai cấp: Dưới tác động của chính sách cai trị của thực dân Pháp, trong xã hội Việt nam đã diễn ra sự phân hóa của các giai cấp cũ và sự ra đời của các giai cấp, tầng lớp mới. Cụ thể như sau: - Giai cấp địa chủ, phong kiến: + Xét dưới góc độ chính trị thì giai cấp địa chủ phong kiến có sự phân hóa như sau: Một bộ phận địa chủ phong kiến cam tâm làm tay sai cho thực dân Pháp để duy trì quyền lợi của mình. Một bộ phận khác nêu cao truyền thống yêu nước và tinh thần bất khuất của dân tộc đã đứng về phía nhân dân chống Pháp. + Xét dưới góc độ kinh tế thì giai cấp địa chủ phân hóa thành 3 bộ phận là tiểu, trung và đại địa chủ, trong đó đại địa chủ thường đứng hẳn về phe đế quốc còn trung và tiểu địa chủ vẫn có tinh thần dân tộc. - Giai cấp nông dân: Cùng với giai cấp địa chủ, nông dân là giai cấp tồn tại lâu đời ở Việt nam. Đây là thành phần chiếm tuyệt đại đa số (90%) trong xã hội Việt nam. + Giai cấp nông dân bị bần cùng hóa và phá sản hàng loạt do bị đế quốc và địa chủ chiếm đoạt ruộng đất, nạn sưu cao thuế nặng, nạn cho vay nặng lãi và việc mất mùa liên miên do thiên tai + Giai cấp nông dân cũng có sự phân tầng thành phú nông, trung nông, bần nông và cố nông. Bên cạnh các tầng lớp, giai cấp đại diện cho xã hội Việt Nam truyền thống, những giai cấp mới cũng có sự phát triển và phân hoá ngày càng rõ rệt hơn. - Giai cấp công nhân: + Nguyên nhân hình thành: Là sản phẩm trực tiếp của 2 cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt nam. + Về số lượng: Đến hết cuộc khai thác thuộc địa lần 2 (1929) giai cấp công nhân Việt nam đạt con số 22 vạn, chiếm 1,1% dân số Việt nam, trong đó chủ yếu là công nhân mỏ và công nhân đồn điền. 14
  5. CHƯƠNG 1: SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG + Về đặc điểm: Giai cấp công nhân Việt nam vừa có những đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế 5 vừa có những đặc điểm riêng biệt, đặc thù. Đó là: 1. Phải chịu ba tầng áp bức bóc lột (đế quốc, phong kiến, tư sản bản xứ) nên tinh thần cách mạng của họ rất cao, mối thù dân tộc gắn liền với mối thù giai cấp. 2. Họ đều xuất thân từ những người nông dân bị bần cùng hoá nên có mối quan hệ gần gũi, trực tiếp và máu thịt với nông dân. Đây là cơ sở khách quan thuận lợi để hình thành khối liên minh công-nông. 3. Ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc. 4. Nội bộ thuần nhất, không có tầng lớp công nhân quý tộc nên không chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa công đoàn, chủ nghĩa cải lương. 5. Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời và phát triển trong điều kiện thuận lợi khi giai cấp công nhân Nga đã làm nên CMT 10, QTCS đã thành lập và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã bắt đầu truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam nên trưởng thành nhanh chóng về nhận thức. - Giai cấp tư sản: + Ngay từ khi ra đời, do chính sách độc quyền và chèn ép của tư bản Pháp và các tư bản ngoại kiều nên tư sản Việt nam không thể phát triển được. Do đó, thế lực kinh tế và địa vị chính trị của giai cấp này rất nhỏ bé và yếu ớt. + Trong quá trình phát triển, giai cấp tư sản Việt nam phân thành 2 bộ phận là tư sản mại bản và tư sản dân tộc. Tư sản mại bản là những nhà tư sản lớn, hợp tác kinh doanh với đế quốc Pháp như làm cai thầu, làm đại lý cung cấp nguyên vật liệu hoặc phân phối hàng hóa của Pháp Vì có quyền lợi kinh tế và chính trị gắn liền với đế quốc thực dân nên tư sản mại bản thường là tầng lớp đối lập với dân tộc. Còn tư sản dân tộc bao gồm những nhà tư sản vừa và nhỏ. Họ bị tư bản Pháp chèn ép nên họ cũng có tinh thần chống đế quốc và phong kiến và là một lực lượng cách mạng trong phong trào giải phóng dân tộc. - Giai cấp tiểu tư sản: + Giai cấp tiểu tư sản ngày càng trở nên đông đảo, bao gồm nhiều bộ phận khác nhau: tiểu thương, tiểu chủ, công chức, học sinh, sinh viên Trong đó, giới trí thức và học sinh là bộ phận quan trọng của tầng lớp tiểu tư sản. + Nhìn chung địa vị kinh tế của họ rất bấp bênh, luôn bị đe doạ phá sản, thất nghiệp. + Họ có tinh thần yêu nước nồng nàn, lại bị đế quốc và phong kiến áp bức, bóc lột và khinh rẻ nên rất hăng hái tham gia cách mạng. 5 Xem lại giáo trình ‘’ Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin’’, chương VII, phần 2.’’ Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân’’, tr 365. 15
  6. CHƯƠNG 1: SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG + Đặc biệt, tầng lớp trí thức với đặc điểm “ưu thời, mẫn thế” và có khả năng tuyên truyền tốt nên họ là một lực lượng cách mạng không thể thiếu trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc. * Về mâu thuẫn xã hội : - Mâu thuẫn vốn có trong lòng xã hội Việt nam phong kiến là mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ phong kiến không mất đi mà vẫn tiếp tục tồn tại và trở nên gay gắt. - Bên cạnh đó, xuất hiện lên một mâu thuẫn mới bao trùm lên tất cả là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt nam với đế quốc Pháp xâm lược. - Hai mâu thuẫn cơ bản ấy phản ánh bản chất của chế độ thuộc địa nửa phong kiến và quy định nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong tương lai là chống đế quốc giành độc lập dân tộc và chống phong kiến giành quyền dân chủ cho nhân dân, chủ yếu là ruộng đất cho nông dân. Trong 2 nhiệm vụ đó thì chống đế quốc, giành độc lập dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu. * Tóm lại: Chính sách cai trị của thực dân Pháp đã tác động mạnh mẽ đến xã hội Việt nam và làm cho: - Tính chất xã hội thay đổi: Xã hội Việt nam từ một xã hội phong kiến độc lập đã trở thành xã hội thuộc địa - nửa phong kiến. - Cơ cấu giai cấp trong xã hội thay đổi. Đó là sự ra đời của các giai cấp, tầng lớp mới như công nhân, tư sản, tiểu tư sản. Đây là một lực lượng cách mạng mới cho một cuộc cách mạng mới trong tương lai. - Mâu thuẫn xã hội thay đổi. Xuất hiện mâu thuẫn mới là mâu thuẫn dân tộc với đế quốc và mâu thuẫn đó trở thành mâu thuẫn bao trùm. 1.2.2. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX Cuối thế kỷ XIX, dù triều đình nhà Nguyễn đầu hàng thực dân Pháp nhưng nhân dân ta từ thế hệ này đến thế hệ khác, dưới sự lãnh đạo của giai cấp này hay giai cấp khác liên tục vùng lên chống bọn cướp nước. Nổi bật nhất là phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản. * Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến: - Phong trào Cần Vương (1885-1896): - Khởi nghĩa nông dân Yên Thế (1884-1913) * Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản: Xét về phương pháp, trong phong trào dân chủ tư sản dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu yêu nước có 2 xu hướng: - Xu hướng bạo động của Phan Bội Châu và phong trào Đông Du(1904-1908) - Xu hướng cải cách của Phan Châu Trinh 16
  7. CHƯƠNG 1: SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG - Ngoài ra, trong thời kỳ này ở Việt nam còn có nhiều phong trào đấu tranh khác như: Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục (1907); phong trào tẩy chay tư sản Hoa Kiều (1919) để đòi các cải cách tự do, dân chủ. - Từ trong phong trào đấu tranh, các tổ chức đảng phái đã ra đời: Đảng Lập hiến (năm 1923); Việt nam nghĩa đoàn (năm 1925), Đảng Thanh Niên cao vọng (năm 1926); Tân Việt cách mạng Đảng (năm1927), Việt nam quốc dân Đảng (năm 1927) Trong số các đảng phái đó, Tân Việt cách mạng Đảng và Việt nam quốc dân Đảng có ảnh hưởng lớn nhất. * Tóm lại: - Có thể nói, các phong trào cứu nước dưới sự lãnh đạo của các giai cấp, đảng phái khác nhau từ lập trường phong kiến đến lập trường tư sản, tiểu tư sản qua khảo nghiệm của lịch sử đều thất bại vì thiếu một đường lối đúng đắn. - Cách mạng Việt nam đang đứng trước cuộc khủng hoảng trầm trọng về con đường cứu nước, về giai cấp lãnh đạo. Lịch sử đặt ra nhiệm vụ phải tìm ra con đường cách mạng mới, giai cấp lãnh đạo mới phù hợp với xu thế phát triển của thời đại và phù hợp với đặc điểm của xã hội Việt nam. 1.2.3. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản. * Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị các điều kiện về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự việc thành lập Đảng cộng sản Việt nam. - Sơ lược quá trình tìm tòi con đường cứu nước mới của Nguyễn Ái Quốc (1911- 1920). + Ngày 5/6/1911 người thanh niên Nguyễn Tất Thành rời bến nhà Rồng (Sài Gòn) ra đi tìm đường cứu nước. Người không dừng lại ở phương Đông như các vị tiền bối mà sang phương Tây, đến tận hang ổ của kẻ thù để tìm con đường cứu nước khác . + Trên hành trình bôn ba khắp năm châu bốn biển, Nguyễn Ái Quốc đã để tâm tìm hiểu kỹ các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới như cách mạng Mỹ (4/7/1776) và cuộc cách mạng Pháp (14/7/1789). Người đánh giá cao tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái và quyền con người của các cuộc cách mạng đó nhưng cũng nhận thức rõ hạn chế của nó. Người cho rằng đó là những cuộc “cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa dân chủ nhưng kỳ thực ở trong thì nó tước lục nông dân, ở ngoài thì áp bức thuộc địa”6. Từ đó, Nguyễn Ái quốc khẳng định con đường cách mạng tư sản không thể đưa lại độc lập, hạnh phúc cho nhân dân các nước nói chung, cho nhân dân Việt nam nói riêng. 6 Hồ Chí Minh: toàn tập, t 2, tr 270. 17
  8. CHƯƠNG 1: SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG + Năm 1917 khi trở lại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã thành lập tổ chức “Hội những người Việt nam yêu nước tại Pháp”. Khi cách mạng tháng 10 Nga bùng nổ và thắng lợi, Người đã “ủng hộ CMT10 chỉ theo cảm tính tự nhiên chưa hiểu hết tầm quan trọng lịch sử của nó”7. + Đầu năm 1919, Nguyễn Ái Quốc gia nhập Đảng xã hội Pháp. Tháng 6/1919, thay mặt “Hội những người Việt nam yêu nước tại Pháp” Nguyễn Ái Quốc đã gửi tới hội nghị Vécxay bản “Yêu sách của nhân dân Việt nam” gồm 8 điểm, đòi chính phủ Pháp thực hiện các quyền tự do dân chủ ở Việt nam. Những yêu cầu chính đáng và cấp thiết đó không được chấp nhận và Người rút ra kết luận: “Những lời tuyên bố của chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa Uynxơn chỉ là trò bịp bợm, các dân tộc muốn được giải phóng chỉ có thể dựa vào sức lực của chính bản thân mình’’8. + Tháng 3/1919 Lênin đã thành lập Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III). Như vậy, lúc này trong phong trào công nhân quốc tế cùng tồn tại Quốc tế II và quốc tế III. Các Đảng Xã hội của giai cấp công nhân các nước đứng trước sự lựa chọn: tin và đi theo quốc tế nào, đi theo con đường nào? Đảng Xã hội Pháp – tổ chức mà Nguyễn Ái Quốc ra nhập từ đầu năm 1919 và bản thân Nguyễn Ái Quốc cũng đứng trước sự lựa chọn đó. + Đúng lúc đó, tại đại hội lần II của QTCS (khai mạc ngày 10/7/1920) Lênin đã đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất về vấn đề dân tộc và thuộc địa’’(tác phẩm này còn được gọi là Luận cương Lênin). Nguyễn Ái Quốc đã được đọc bản Luận cương Lênin trên tờ báo Nhân đạo số ra ngày 16,17/7/1920. Luận cương đó đã đáp ứng đúng nguyện vọng tha thiết mà Nguyễn Ái Quốc đang ấp ủ: tự do cho đồng bào, độc lập cho tổ quốc. Từ đó Người “hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ III’’9. Người rút ra kết luận: "muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản"10. + Tháng 12/1920 tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp (còn gọi là đại hội Tua) đã nảy ra cuộc tranh luận gay gắt về việc ra nhập Quốc tế III hay ở lại Quốc tế II. Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu giải tán Đảng Xã hội để sáng lập Đảng cộng sản Pháp và gia nhập Quốc Tế thứ III. Với sự kiện này, Nguyễn Ái Quốc từ một người yêu nước đã trở thành người cộng sản đầu tiên của dân tộc Việt Nam, từ một chiến sĩ giải phóng dân tộc chưa có khuynh hướng rõ ràng thành một chiến sĩ giải phóng dân tộc theo chủ nghĩa Cộng sản. Như vậy, trải qua cuộc hành trình dài đầy gian khổ, Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn con đường cách mạng vô sản để giải phóng dân tộc mình, đã kịp thời đáp ứng nhu cầu bức thiết của dân tộc mình là tìm ra một con đường cách mạng mới. 7 Hồ Chí Minh : Toàn tập , Sdd, t 10, tr126. 8 Hồ Chí Minh : Toàn tập , t 1, tr 416. 9 Hồ Chí Minh: Toàn tập, t 10, tr 127 10 Hồ Chí Minh: Toàn tập, t 9, tr 314. 18
  9. CHƯƠNG 1: SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG - Những hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ 1921 đến 1929: Đây là giai đoạn Nguyễn Ái Quốc xúc tiến mạnh mẽ việc nghiên cứu lý luận giải phóng dân tộc theo học thuyết Mác- Lênin để truyền bá vào Việt Nam và từng bước chuẩn bị tư tưởng, chính trị và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam. + Từ 1921 đến tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc hoạt động trong Đảng Cộng sản Pháp. Từ năm 1921, trong các bài báo về Đông Dương của mình, Nguyễn Ái quốc đã đặt vấn đề: chế độ cộng sản có áp dụng được ở châu Á nói chung và Đông Dương nói riêng không? Và Người đã đưa ra một luận điểm mới mẻ, đầy sáng tạo “chủ nghĩa cộng sản thâm nhập vào Châu Á dễ dàng hơn vào châu Âu”11 sau khi phân tích những điều kiện lịch sử và xã hội cụ thể ở đó. Từ đó, Người khẳng định: “Cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa có tính chủ động, độc lập và có thể thành công trước cách mạng ở chính quốc, góp phần thúc đẩy cách mạng chính quốc tiến lên”. Trong những năm hoạt động ở Pháp , Nguyễn Ái Quốc đã viết tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp’’ sau này được in ở Pari vào năm 1925. Bản án chế độ thực dân Pháp không chỉ là bản cáo trạng đơn thuần mà đã chỉ ra con đường thực hiện bản án là cuộc đấu tranh tự giải phóng. “Tác phẩm đó đã đặt những viên đá đầu tiên tạo nền tảng cho đường lối cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng ta”12. + Từ tháng 7/1923 đến tháng 10/1924 Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở Liên Xô - trung tâm của phong trào cộng sản quốc tế và tiếp tục bổ sung, phát triển lý luận về cách mạng thuộc địa. Trong thời gian này, Người còn viết nhiều bài cho báo Sự thật của Đảng cộng sản Liên Xô và tạp chí Thư tín quốc tế của Quốc tế Cộng sản. Trong các bài báo, bài phát biểu của mình trong giai đoạn này, Nguyễn Ái Quốc đề cập đến 3 vấn đề. Thứ nhất: Tăng cường mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa. Thứ hai: Vai trò quan trọng và sự cần thiết phải tổ chức, lãnh đạo giai cấp nông dân ở các nước thuộc địa. Thứ ba: Vai trò đặc biệt quan trọng của chủ nghĩa dân tộc: “chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn của đất nước”13. + Từ 11/ 1924 đến 2/1930 Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở Quảng Châu (Trung Quốc), ở nhiều nước khác và tích cực chuẩn bị các điều kiện để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Để chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, tháng 6/1925, sau khi về đến Quảng Châu - Trung Quốc, Người đã thành lập ở đó Hội Việt Nam cách mạng thanh niên . Để chuẩn bị về tư tưởng - chính trị cho việc thành lập Đảng, lãnh tụ Nguyến Ái Quốc đã vạch ra những phương hướng cơ bản về chiến lược và sách lược của cách mạng giải 11 Hồ Chí Minh: Toàn tập, t1, tr36. 12 Lê Thế Lạng: Đường lối đấu tranh giành chính quyền(1930-1945), H, 2008, tr 27. 13 Hồ Chí Minh: Toàn tập, t 1, tr 466. 19