Bài giảng Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam - Bài 1: Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và cương lĩnh chính trị đầu tiên

1. Tình hình chính trị thế giới cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20
   - Sự chuyển biến của CNTB và hậu quả của nó.
     Có 2 điểm cần lưu ý:
   + CNTB  đã chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền, đế quốc chủ nghĩa. Chúng đã tăng cường xâm lược các nước khác, biến hàng trăm quốc gia dân tộc trở thành thuộc địa, nô lệ. Vấn đề dân tộc trở thành vấn đề quốc tế lớn.
ppt 28 trang Khánh Bằng 02/01/2024 2500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam - Bài 1: Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và cương lĩnh chính trị đầu tiên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_duong_loi_cach_mang_cua_dang_cong_san_viet_nam_bai.ppt

Nội dung text: Bài giảng Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam - Bài 1: Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và cương lĩnh chính trị đầu tiên

  1. - Phong trào hệ tư tưởng Tư sản: + Phong trào Đông Du: * Do Phan Bội Châu để xướng và lãnh đạo * Diễn ra từ 1906-1908 * Mục đích chủ yếu: Đưa thanh sang Nhật đào tạo để chuẩn bị lực lượng đánh pháp. * Do sự cấu kết giữa Pháp và Nhật nên chính phủ Nhật đã trục xuất các nhà cách mạng Việt Nam khỏi nước Nhật. Phong trào thất bại. + Phong trào Duy Tân. * Do Phan Chu Trinh lãnh đạo * Mục đích: giành độc lập bằng con đường cải cách. * Phương pháp tiến hành: Dựa vào Pháp đế cải cách chế độ vua quan nhà Nguyễn và tiến hành cải cách văn hoá, lối sống phong tục với phương châm: Nâng cao dân trí, chấn hưng dân khí, cải cách dân sinh. * Thực dân Pháp vẫn tiến hành đàn áp, giải tán phong trào, bắt giam các nhà lãnh đạo. Phong trào thất bại.
  2. + Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục: * Do Lương Văn Can, Nguyễn Quyền tổ chức * Nội dung chủ yếu: thông qua việc truyền bá chữ quốc ngữ đế tiến hành cải cách giáo dục, cải cách xã hội, đổi mới nhận thức, khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân ta. * Thực dân pháp đã ra lệnh đóng cửa các trường học, bắt giam các nhà lãnh đạo Phong trào tan rã. + Khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc dân Đảng * Người tổ chức và lãnh đạo: Nguyễn Thái Học và tổ chức chính trị theo hệ tư tưởng Tư sản: Việt Nam quốc dân Đảng. Tổ chức này hành động theo tư tưởng "tam dân" của Tôn Trung Sơn (Trung quốc) * Nội dung chủ yếu: tiến hành khởi nghĩa vũ trang ở Yên Bái và một số nơi khác với phương châm: không thành công cũng thành nhân. Lực lượng chủ yếu là binh lính người Việt. * Bị thực dân Pháp đàn áp dã man và phong trào đã thất bại.
  3. Như vậy phong trào đấu tranh theo ý thức hệ phong kiến và tư sản diễn ra dưới nhiều hình thức từ vũ trang bạo động đến cải cách ôn hoà song đều bị thực dân pháp đàn áp nên đã thất bại. Thất bại của con đường cứu nước theo khuynh hướng chính trị phong kiến và Tư sản đã dẫn đến sự khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước ở Việt Nam. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thất bại này nhưng nguyên nhân chủ yếu và quan trọng nhất là cách mạng Việt Nam thiếu một giai cấp và một tổ chức chính trị tiên tiến lãnh đạo. Nhiệm vụ quan trọng nhất của các nhà yêu nước Việt Nam lúc này là phải tìm được con đường cứu nước đúng đắn, phải xây dựng được một tổ chức chính trị tiên tiến đủ tầm để đảm đương sứ mệnh mà lịch sử dân tộc đặt ra.
  4. d) Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản. - Do sự áp bức bóc lột nặng nề của bọn đế quốc, phong kiến và tư sản, do chịu sự tác động trực tiếp của phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân ta đồng thời chịu ảnh hưởng của cách mạng thế giới, giai cấp công nhân Việt Nam đã sớm đứng lên đấu tranh giành quyền sống. Tuy nhiên trước năm 1925 về cơ bản đấu tranh của công nhân vẫn tự phát, chủ yếu là đòi quyền lợi về kinh tế. Giai cấp công nhân và cả dân tộc đang trăn trở tìm một con đường cứu nước mới để giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp một cách một cách triệt để nhất.
  5. - Sự phát triển và trưởng thành của phong trào công nhân Việt nam gắn liền với vai trò của tập thể các chiến sĩ cách mạng Việt Nam mà người có công đầu là lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - HCM . - Lộ trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc : + Ngày 5-6-1911: Ra đi tìm đường cứu nước với tên gọi là Văn Ba. + Tìm hiểu cách mạng Tư sản Mỹ (1776); Cách mạng Tư sản Pháp (1789); nghiên cứu hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa tư bản; tìm hiểu chủ nghĩa Uyn-xơn và rút ra kết luận về con đường cách mạng tư sản: Tiếng là cộng hoà dân chủ nhưng kỳ thực trong nó tước lục (tước đoạt) công nông, ngoài nó áp bức thuộc địa; chủ nghĩa Uyn-xơn cũng là một trò bịp bợm lớn. Do đó Người đã kiên quyết không đi theo con đường này.
  6. + Tìm hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin (Lý luận dân tộc và thuộc địa của Lênin), tìm hiểu phong trào cách mạng thế giới và cách mạng Tháng 10 Nga (1917), Nguyễn Ái Quốc kết luận: Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản. - Vài trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự phát triển của phong trào công nhân, đối với sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam Việt Nam là rất to lớn. Điều này thể hiện:
  7. + Thứ nhất: Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn đó là con đường cách mạng vô sản; tìm thấy hệ tư tưởng cách mạng khoa học, để làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của đảng đó là CN Mác Lê Nin. Truyền bá CN Mác- Lê nin vào Việt Nam. Điều nay góp phần quyết định giải quyết được cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước ở Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 20
  8. + Thứ hai: Chuẩn bị về mọi mặt cho sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam * Về chính trị tư tưởng -> Viết các sách báo tố cáo tội ác man rợ của bọn đế quốc thực dân qua đó thức tỉnh các tầng lớp nhân dân đứng lên đấu tranh. -> Giới thiệu phổ biến, tuyên truyền những nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê Nin, nội dung con đường và phương pháp cách mạng Việt Nam cho các chiến sĩ yêu nước và nhân dân Việt Nam * Về tổ chức nhân sự: -> Thành lập tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (6-1925) để tập hợp các chiến sĩ yêu nước Việt Nam -> Tổ chức huấn luyện, đào tạo hàng trăm chiến sĩ cách mạng. Đây là những "hạt giống đỏ" là nguồn nhân lực đầu tiên vô cùng quí báu cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam.
  9. + Thứ 3: Chủ động triệu tập và trực tiếp chỉ đạo hội nghị Hợp nhất thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3-2-1930) và đạt kết quả tốt đẹp. + Thứ 4: Soạn thảo Chính cương vắn tắt, Sách lược văn tắt, Chương trình tóm tắt của Đảng. Đây là bản Cương lĩnh chính trị đầu tiên, hết sức đúng đắn của Đảng CSVN. Nhờ vậy ngay tư khi ra đời Đảng đã có đường lối cách mạng cơ bản, rất đúng đắn, sáng tạo để lãnh đạo dân tộc và cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi.
  10. II. HỘI NGHỊ THÀNH LẬP ĐẢNG VÀ CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG. 1. Hội nghị thành lập Đảng. - Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng Việt Nam sau khi chủ nghĩa Mác Lê Nin, tư tưởng Nguyễn Ái Quốc HCM được truyền bá vào Việt Nam thông qua nhiều con đường, đặc biệt thông qua phong trào "vô sản hoá" của hội Việt Nam cách mạng thanh niên (1928). Điều này đã dẫn đến sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản: + Đông Dương Cộng Sản Đảng (6-1929) + An Nam Cộng Sản Đảng (8-1929) + Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn (9-1929)
  11. - Như vậy chỉ trong vòng 4 tháng, 3 tổ chức cộng sản đã nối tiếp nhau ra đời ở Việt Nam. Điều này chứng tỏ việc thành lập Đảng Cộng Sản là nhu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên việc cùng tồn tại 3 tổ chức cộng sản trong một nước đã vi phạm nguyên tắc thống nhất trong việc tổ chức Đảng cộng sản của chủ nghĩa Mác Lê Nin, và ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của cách mạng Việt Nam. Vì vậy cần phải nhanh chóng hợp nhất lại thành một chính Đảng Cộng sản duy nhất. Đó là yêu cầu cấp bách của cách mạng Việt Nam.
  12. - Được sự uỷ nhiệm của quốc tế cộng sản và với sự chủ động tích cực của mình, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập và chủ trì hội nghị Hợp nhất, thành lập Đảng CSVN, từ ngày 3-7/2-1930 tại Hương cảng (Trung quốc) và đã thành công tốt đẹp. Hội nghị quyết định: + Đặt tên Đảng là Đảng cộng sản Việt Nam + Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt chương trình tóm tắt của Đảng. Đây là bản Cương lính chính trị đầu tiên của Đảng. + Đề ra kế hoạch hợp nhất các tổ chức cộng sản trong cả nước + Thành lập Ban chấp hành Trung ương Lâm Thời.
  13. 2. Cương lính chính trị đầu tiên của đảng - ngọn cờ dẫn dắt sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam - Gồm các văn kiện: Chính cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của đảng, chương trình tóm tắt của Đảng - Nội dung chủ yếu của Cương lĩnh: + Phương hướng chiến lược của cách mạng là: "Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản" + Nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng trong cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng:
  14. * Về chính trị: -> Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến tay sai, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập -> Dựng ra chính phủ công, nông, binh -> Tổ chức quân đội công nông. * Về kinh tế. -> Tịch thu toàn bộ các sản nghiệp lớn của bọn đế quốc giao cho chính phủ công, nông, binh. -> Tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc làm của công và chia cho dân cày nghèo -> Mở mang công nghiệp và nông nghiệp -> Miễn thuế cho dân cày nghèo -> Thi hành luật ngày làm tám giờ
  15. + Về văn hoá xã hội -> Dân chúng được tự do tổ chức. -> Nam nữ bình quyền -> Phổ thông giáo dục theo hướng công nông hoá. + Về lực lượng cách mạng * Đảng chủ trương tập hợp đại bộ phận giai cấp công nhân, nông dân và dựa vào hạng dân cày nghèo để lãnh đạo nông dân làm cách mạng ruộng đất. * Lôi kéo tiểu tư sản, tri thức, trung nông đi vào phe vô sản. * Đối với phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư sản An Nam thì phải tranh thủ, ít ra làm cho họ đứng trung lập. * Bộ phận nào đã đặt ra mặt phản cách mạng phải đánh đổ
  16. + Lãnh đạo cách mạng: * Là giai cấp công nhân thông qua Đảng Cộng Sản. * Đảng phải thu phục được đại bộ phận giai cấp mình phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng. + Quan hệ với phong trào cách mạng thế giới * Xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới * Phải đoàn kết với những dân tộc bị áp bức và quần chúng vô sản trên thế giới nhất là với vô sản Pháp.
  17. Nhận xét: - Nội dung cơ bản của Cương lĩnh đã giải đáp đúng yêu cầu khách quan của XH Việt Nam dưới chế độ thuộc địa nửa phong kiến, giải quyết đúng hai mâu thuẫn cơ bản, trong xã hội. Cương lĩnh đã vạch rõ những mục tiêu của cách mạng, chỉ đúng kẻ thù, xác định đúng lực lượng cách mạng; bộ tham mưu lãnh đạo cuộc đấu tranh giải pháp dân tộc và giai cấp. Cương lĩnh đã có những nhận thức đúng đắn về những vấn đề chiến lược, liên quan đến sự thành bại của cách mạng mà các nhà yêu nước trước đây chưa thể nào đạt tới. - Tuy nhiên do điều kiện lịch sử, cương lĩnh phải ở dạng, vắn tắt" nên nhiều vấn đề chưa được giải thích cụ thể. Những vấn đề đó đã được Đảng ta bổ sung và giải quyết ở giai đoạn sau
  18. 3. Ý nghĩa lịch sử của sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam - Xác lập sự lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng Việt Nam. - Chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành về mọi mặt, đủ sức lãnh đạo cách mạng nước ta. - Thống nhất tư tưởng, chính trị, tổ chức và phong trào cộng sản ở Viẹt Nam. - Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới.