Bài 2: Công tác nâng cao chất lượng Đảng viên - Hoàng Quốc Vương
Xây dựng đội ngũ đảng viên là một nội dung quan trọng và thường xuyên trong công tác tổ chức xây dựng đảng và công tác xây dựng đảng, chất lượng đảng viên có ý nghĩa quan trọng đến việc xây dựng đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài 2: Công tác nâng cao chất lượng Đảng viên - Hoàng Quốc Vương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bai_2_cong_tac_nang_cao_chat_luong_dang_vien_hoang_quoc_vuon.ppt
Nội dung text: Bài 2: Công tác nâng cao chất lượng Đảng viên - Hoàng Quốc Vương
- 2. Tiêu chuẩn đảng viên và nhiệm vụ đảng viên là vấn đề quan trọng hàng đầu của tư cách đảng viên. Tư cách đảng viên là phẩm chất riêng có của người đảng viên để phân biệt với quần chúng nhân dân. Tư cách đảng viên thể hiện ở tiêu chuẩn và nhiệm vụ của đảng viên. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam đã quy định tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên như sau:
- 2.1- Tiêu chuẩn đảng viên: Điểm 1, Điều 1, Điều lệ Đảng quy định: “Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội ngũ tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng và các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng”.
- 2.2- Nhiệm vụ đảng viên: Điều 2, Điều lệ Đảng quy định: 1) Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng.
- 2) Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác. Chấp hành quy định của BCH Trung ương về những điều đảng viên không được làm.
- 3) Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân; tích cực tham gia công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở. Tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
- 4) Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Đảng, phục tùng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng, thường xuyên tự phê bình, trung thực với Đảng; làm công tác phát triển đảng viên; sinh hoạt đảng và đóng đảng phí đúng quy định”.
- 2.3- Trong giai đoạn cách mạng hiện nay tiêu chuẩn đảng viên được nhấn mạnh 2 vấn đề cốt lõi như sau: - Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) đã xác định đảng viên phải kiên định 6 vấn đề về quan điểm có tính nguyên tắc: “+ Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng ta, dân tộc ta. + Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng. + Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng cách mạng Việt Nam; không chấp nhận “đa nguyên đa đảng”.
- + Nhà nước Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, thể hiện khối đoàn kết toàn dân trên nền tảng liên minh của giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng. + Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức, sinh hoat và hoạt động của Đảng. + Kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân”.
- -Nghị quyết Trung ương 5 (khoá IX) đã chỉ rõ: “Mọi đảng viên phải nêu cao vai trò tiên phong, gương mẫu, vững vàng về chính trị, có đạo đức trong sáng, có lối sống lành mạnh, gắn bó với nhân dân, thật sự tiêu biểu cho lực lượng tiến bộ nhất ở cơ sở, phấn đấu trở thành người lao động giỏi, người công dân mẫu mực. Đảng viên hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh phải phấn đấu làm kinh tế giỏi, đi đầu trong việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới, ra sức làm giàu chính đáng và lôi cuốn, vận động bà con cùng làm giàu, không cam chịu đói nghèo”.
- Tóm lại, nắm vững nội dung về tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên là vấn đề cơ bản nhất để đảng viên rèn luyện tư cách đảng viên và tổ chức đảng tiến hành giáo dục, đánh giá đảng viên, là cơ sở nâng cao chất lượng đảng viên và đội ngũ đảng viên.
- 3. Xây dựng đội ngũ đảng viên thực sự trong sạch, vững mạnh là nội dung chủ yếu và thường xuyên của công tác xây dựng Đảng. - Xây dựng đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, cũng có nghĩa là xây dựng đội ngũ trong đó các đảng viên thực sự là chiến sĩ tiên phong của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc. Một đội ngũ đảng viên có phẩm chất và năng lực, đủ sức hoàn thành tốt nhiệm vụ sẽ làm cho Đảng ngày càng vững mạnh hơn.
- - Chất lượng đảng viên cao sẽ làm cho quần chúng gắn bó hơn với Đảng, luôn luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng trong mọi điều kiện. Chất lượng đảng viên cao là nguồn cung cấp cán bộ tốt cho Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân. Như vậy, chất lượng đảng viên và chất lượng của tổ chức đảng có quan hệ mật thiết với nhau. Bác Hồ đã khẳng định: “Đảng mạnh là chi bộ tốt. Chi bộ tốt là do đảng viên đều tốt”.
- Xây dựng đội ngũ đảng viên được tiến hành đồng thời trên 3 mặt: - Kết nạp đảng viên. - Nâng cao chất lượng đảng viên. - Quản lý đảng viên. Đó là nhiệm vụ của toàn Đảng, mà trực tiếp và thường xuyên là của cấp uỷ các cấp.
- II. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐẢNG VIÊN Thi hành Điều lệ Đảng và Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, việc nâng cao chất lượng đảng viên cần thực hiện đồng bộ 8 nội dung cơ bản sau:
- 1. Tăng cường giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng đảng viên: a/ Chú trọng giáo dục, rèn luyện nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất cách mạng của đảng viên: Uốn nắn những nhận thức lệch lạc, quan điểm mơ hồ, biểu hiện dao động về tư tưởng, suy giảm niềm tin vào con đường đi lên CNXH và sự lãnh đạo của Đảng để tạo ra sự thống nhất về nhận thức, ý chí và hành động, nói, làm theo nghị quyết, thực hiện đúng Cương lĩnh, Điều lệ Đảng và pháp luật của Nhà nước, kiên định những vấn đề quan điểm có tính nguyên tắc của Đảng.
- Quan tâm tổ chức, tạo điều kiện cho đảng viên học tập nâng cao nhận thức về lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- b/ Tăng cường giáo dục, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống trong sáng của đảng viên: Đề cao tinh thần đoàn kết, chống chủ nghĩa cá nhân; có lối sống cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; có tinh thần trách nhiệm cao, gương mẫu đi đầu trong công tác; xử lý hài hoà các lợi ích, đặt lợi ích của Đảng, của tổ chức lên trên hết; liên hệ mật thiết với nhân dân, tôn trọng và bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân; có ý thức tổ chức và kỷ luật; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí và kiên quyết đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực khác.
- Trong đó coi trọng việc tổ chức cho đảng viên học tập để tự giác thực hiện tốt Luật Cán bộ, công chức; Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật chống lãng phí, thực hành tiết kiệm; Luật khiếu nại, tố cáo; Quy định những điều đảng viên không được làm; Quy chế dân chủ ở cơ sở, các quy định, quy chế trong cơ quan, đơn vị. Phát động trong toàn Đảng thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
- c/ Quan tâm tạo điều kiện và kiểm tra việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Nắm chắc tình hình thực tiễn, đủ sức hoàn thành tốt nhiệm vụ; có năng lực vận động và lãnh đạo quần chúng tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; giáo dục gia đình và nhân dân chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Trong đó việc chỉ đạo kiểm tra đảng viên xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập nâng cao trình độ cần được coi trọng.
- d/ Thực hiện tốt chế độ tự phê bình và phê bình trong Đảng: Tự phê bình và phê bình là vấn đề có tính nguyên tắc của Đảng, thực hiện tốt tự phê bình trong nội bộ và yếu tố quyết định giữ gìn uy tín của Đảng; thường xuyên tự phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết thống nhất của Đảng.
- Cần đạt các yêu cầu của công tác tự phê bình và phê bình trong Đảng là: - Thể hiện được tính đảng, tính giáo dục, tính nguyên tắc, khách quan, trung thực, thẳng thắn, chân thành, công khai, dân chủ, thiết thực, kịp thời. - Khắc phục tình trạng không tự giác, né tránh, nể nang; lợi dụng đả kích, vu khống, gây rối hoặc trù dập người phê bình. - Coi trọng việc tham khảo ý kiến của nhân dân, thu thập thông tin, gợi ý của cấp uỷ; tự liên hệ kiểm điểm được thực hiện từ Trung ương đến chi bộ, đảng viên; gắn việc tự phê bình và phê bình với việc đánh giá chất lượng đảng viên.
- - Kịp thời động viên, khuyến khích, biểu dương những đảng viên thực hiện tốt tự phê bình, phê bình. Coi trọng việc kiểm tra sửa chữa khuyết điểm, xử lý kỷ luật nghiêm minh đối với đảng viên có khuyết điểm.
- 2. Coi trọng việc phân công công tác cho đảng viên: Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao là thước đo để đánh giá chất lượng đảng viên; làm căn cứ đề ra chủ trương, biện pháp thiết thực giáo dục, rèn luyện nâng cao chất lượng đảng viên; là cơ sở xét khen thưởng, kỷ luật, bố trí sử dụng cán bộ, đảng viên. * Căn cứ để phân công công tác cho đảng viên: - Điểm 2 (2.3), Hướng dẫn số 01-HD/TW của Ban Bí thư Trung ương - Điểm 2, mục III, Hướng dẫn số 12- HD/BTCTW của Ban Tổ chức trung ương.
- * Nhiệm vụ được giao bao gồm: Nhiệm vụ do Điều lệ Đảng quy định, nhiệm vụ do các tổ chức đảng, chính quyền, cơ quan đơn vị và các đoàn thể chính trị - xã hội phân công. * Phân công công tác cho đảng viên là: Giao cho đảng viên những nhiệm vụ thuộc phạm vi lãnh đạo của chi bộ như: Xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh; phát triển đảng viên; xây dựng chính quyền, đoàn thể vững mạnh; xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư; bảo đảm an ninh, trật tự ; phòng chống tham nhũng, lãng phí, tệ nạn xã hội
- Chi bộ có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra đảng viên thực hiện, đưa vào nội dung đánh giá chất lượng đảng viên hằng năm; đảng viên được phân công có trách nhiệm báo cáo chi bộ theo định kỳ hoặc khi có yêu cầu. Cấp uỷ cấp trên thường xuyên kiểm tra việc thực hiện và chỉ đạo rút kinh nghiệm”.
- Để thực hiện tốt các nội dung trên phải chú ý 3 vấn đề: 2.1 - Yêu cầu phân công công tác cho đảng viên: a) Bảo đảm mỗi đảng viên trong chi bộ (kể cả đảng viên sinh hoạt đảng tạm thời) đều được phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng, phù hợp với khả năng, điều kiện, hoàn cảnh và sức khoẻ. b) Việc phân công công tác cho đảng viên được tiến hành ở chi bộ hằng năm và được bổ sung, điều chỉnh theo yêu cầu nhiệm vụ của chi bộ trong năm; kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công là cơ sở để xem xét, đánh giá chất lượng đảng viên hằng năm.
- 2.2- Nội dung phân công công tác cho đảng viên: Trên cơ sở thực hiện Điều lệ Đảng, chức năng, nhiệm vụ của chi bộ và nhiệm vụ được cấp uỷ cấp trên giao, chi bộ tiến hành phân công công tác cho đảng viên như sau:
- a) Đối với đảng viên đang công tác trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp, lực lưượng vũ trang, doanh nghiệp : - Thực hiện nhiệm vụ đảng viên theo quy định tại điều 2, Điều lệ Đảng. - Thực hiện chức trách, nhiệm vụ chuyên môn do chính quyền, cơ quan, đơn vị giao. - Thực hiện chức trách, nhiệm vụ do tổ chức đảng, đoàn thể phân công. - Thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể về xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh, cơ quan, đơn vị và các đoàn thể vững mạnh. - Thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú theo Quy định số 76-QĐ/TW của Bộ Chính trị.
- b) Đối với đảng viên ở xã, thị trấn: - Đảng viên là công chức cơ sở: (Đảng viên ở chi bộ Cơ quan xã, Trạm y-tế, trường học) Thực hiện các nội dung tương tự tại điểm (a) nêu trên và tham gia thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể của đảng viên không phải là công chức cơ sở dưới đây (đảng viên ở CB thôn, khu phố).
- + Thực hiện nhiệm vụ đảng viên theo quy định tại điều 2, Điều lệ Đảng. + Thực hiện hoặc tham gia thực hiện một số chuyên đề như: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi; làm kinh tế hộ gia đình; xây dựng thôn, bản, tổ dân phố sạch đẹp, văn minh và gia đình văn hoá; phòng chống các tệ nạn xã hội; bảo đảm trật tự, an toàn, đoàn kết ở khu dân cư; giúp đỡ hộ gia đình (cụm hộ gia đình) xoá đói, giảm nghèo
- + Theo dõi, giúp đỡ quần chúng ưu tú phấn đấu vào Đảng; giúp đỡ các tổ chức quần chúng hoạt động và tuyên truyền, giáo dục đoàn viên, hội viên phấn đấu vào Đảng. - Đối với đảng viên đuợc miễn công tác, miễn sinh hoạt Đảng thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 2, Điều lệ Đảng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và sức khỏe của đảng viên; thực hiện giáo dục gia đình, con cháu chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương và xây dựng gia đình văn hoá.
- 2.3- Phương pháp tiến hành phân công công tác cho đảng viên: a) Đối với chi bộ (kể cả chi bộ cơ sở) - Hằng năm (vào dịp đầu năm) chi uỷ (hoặc bí thư chi bộ) rà soát, điều chỉnh việc phân công công tác trong năm cho từng đảng viên, báo cáo chi bộ. - Chi bộ thảo luận, ra nghị quyết về việc phân công công tác cho từng đảng viên; phân công chi uỷ viên theo dõi, kiểm tra và báo cáo chi bộ kết quả thực hiện công tác của đảng viên (chi bộ chưa có chi uỷ thì đồng chí bí thư chi bộ thực hiện).
- - Căn cứ nhiệm vụ được phân công, đảng viên xây dựng kế hoạch thực hiện và báo cáo chi bộ kết quả thực hiện trong các kỳ sinh hoạt chi bộ. - Cuối năm, đảng viên tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công trong bản tự kiểm điểm và tự xếp loại đảng viên trước chi bộ để chi bộ xem xét, đánh giá chất lượng đảng viên.
- b) Đối với Đảng uỷ cơ sở: - Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các chi bộ trực thuộc tổ chức thực hiện các nội dung tại điểm (a) nêu trên. - Chỉ đạo các tổ chức chính quyền, đoàn thể quần chúng trực thuộc kịp thời thông báo cho chi bộ về nhiệm vụ chuyên môn đã giao cho cán bộ, công chức và nhiệm vụ được đoàn thể quần chúng phân công cho đoàn viên, hội viên là đảng viên của chi bộ. - Hằng năm tổ chức sơ kết rút kinh nghiệm và báo cáo kết quả thực hiện việc phân công công tác cho đảng viên lên cấp uỷ cấp trên.
- c) Cấp uỷ cấp trên cơ sở: Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra các cấp uỷ trực thuộc thực hiện việc phân công công tác cho đảng viên; kịp thời biểu dương, khen thưởng tổ chức đảng thực hiện tốt, uốn nắn nơi thực hiện chưa tốt.
- 3. Đổi mới nội dung và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ Chi bộ là nơi giáo dục, rèn luyện đảng viên; nơi đấu tranh giữ vững đường lối, quan điểm của Đảng, bảo vệ Đảng, nơi động viên mọi đảng viên thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tổ chức thực hiện mọi mặt của công tác đảng viên và là nơi trực tiếp nối liền Đảng với nhân dân Nghị quyết Trung ương 3 (khoá VIII) nhấn mạnh “Nâng cao chất lượng sinh hoạt của cấp uỷ và chi bộ, quản lý chặt chẽ đảng viên. Mỗi đảng viên, mỗi cán bộ phải tự giác đặt mình trong sự quản lý của chi bộ, tham gia sinh hoạt đầy đủ, tự khép mình vào khuôn khổ kỷ luật của Đảng”.
- Như vậy, mọi vấn đề liên quan đến đảng viên đều phải thông qua sinh hoạt chi bộ để tiến hành, kể cả những đảng viên có cương vị lãnh đạo cao trong Đảng. Đổi mới nội dung và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ là khâu cơ bản, quyết định nhất trong hoạt động của chi bộ, trong việc nâng cao chất lượng đảng viên. Việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ được thực hiện theo Chỉ thị số 10-CT/TW, ngày 30/3/2007 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “Về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ” và Hướng dẫn số 05-HD/BTCTW ngày 25/5/2007 của Ban Tổ chức Trung ương “Nội dung sinh hoạt chi bộ trong các loại hình tổ chức cơ sở đảng”. Trong đó cần chú ý những nội dung sau:
- 3.1- Mục đích, yêu cầu: - Làm cho các cấp uỷ và đảng viên ở cơ sở nhận thức đầy đủ, sâu sắc về vị trí, vai trò hạt nhân chính trị của tổ chức cơ sở đảng và của chi bộ, việc thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt chi bộ định kỳ, để các chi bộ thực sự là nơi quản lý, theo dõi, giáo dục và rèn luyện đội ngũ đảng viên. - Đổi mới nội dung, hình thức và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trong các loại hình cơ sở theo hướng thiết thực hiệu quả, đáp ứng yêu cầu: mọi vấn đề nảy sinh ở cơ sở đều được xem xét và giải quyết từ chi bộ.
- - Thông qua sinh hoạt chi bộ, làm cho các cấp uỷ hiểu, nắm chắc tình hình và tâm tư, nguyện vọng của đảng viên, có biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên, xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng.
- 3.2- Nội dung: Thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW của Ban Bí thư. Trong sinh hoạt chi bộ, các cấp uỷ chỉ đạo để chi bộ thảo luận, tập trung vào những nội dung chủ yếu sau: + Thông tin tình hình thời sự trong nước và quốc tế; phổ biến, quán triệt chủ trương, chính sách mới của Đảng, nhà nước, các nghị quyết, chỉ thị của cấp uỷ cấp trên, nhất là những vấn đề có liên quan đến thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị. Tình hình tư tưởng của đảng viên, quần chúng thuộc phạm vi lãnh đạo của chi bộ và những đề xuất, kiến nghị của đảng viên và quần chúng để chi bộ có biện pháp giải quyết hoặc báo cáo cấp trên.
- + Đánh giá tình hình triển khai và kết quả thực hiện các nhiệm vụ của chi bộ tháng trước, tình hình đảng viên thực hiện 4 nhiệm vụ của đảng viên theo quy định của Điều lệ Đảng và nhiệm vụ được chi bộ phân công. Thông báo ý kiến của đảng viên và quần chúng về sự lãnh đạo của chi bộ, vai trò tiền phong, gương mẫu, phẩm chất đạo đức, lối sống của đảng viên ở địa phương, cơ quan, đơn vị để chi bộ tiến hành tự phê bình và phê bình, kịp thời động viên, biểu dương những đảng viên tiền phong gương mẫu, có thành tích xuất sắc và giáo dục, giúp đỡ những đảng viên sai phạm (nếu có).
- + Mở rộng và phát huy dân chủ, nhất là khi thảo luận, quyết định những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của chi bộ và liên quan đến trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ của đảng viên; tạo không khí cởi mở, chân thành để mọi đảng viên thể hiện chính kiến, tâm tư, nguyện vọng của mình.
- 4. Làm tốt công tác khen thưởng đảng viên và tổ chức đảng *Căn cứ: - Điều 34, Điều lệ Đảng; - Điểm 48, Quy định số 45-QĐ/TW của Bộ Chính trị. - Điểm 17, Hướng dẫn số 01-HD/TW của Ban Bí thư Trung ương. - Điểm 3, mục III, Hướng dẫn số 12- HD/BTCTW.
- 4.1- Đối tượng khen thưởng: Tổ chức đảng và đảng viên có thành tích được khen thưởng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương. 4.2- Hình thức khen thưởng trong Đảng: a) Đối với tổ chức đảng: Biểu dương, tặng giấy khen, bằng khen, tặng cờ, tặng thưởng huân chương, huy chương và các danh hiệu vinh dự khác của Đảng và Nhà nước.
- b) Đối với đảng viên: Biểu dương, tặng giấy khen, bằng khen, Huy hiệu Đảng 30 năm, 40 năm, 50 năm, 55 năm, 60 năm, 65 năm, 70 năm, 75 năm, 80 năm, 85 năm, 90 năm tuổi Đảng, tặng thưởng huân chương, huy chương và các danh hiệu vinh dự khác của Đảng và Nhà nước.
- 4.3- Thẩm quyền khen thưởng: a) Chi bộ: Biểu dương tổ đảng và đảng viên trong chi bộ. b) Đảng uỷ bộ phận: Biểu dương tổ chức đảng và đảng viên trong đảng bộ. c) Đảng uỷ cơ sở: Quyết định công nhận chi bộ trong sạch vững mạnh, biểu dương, khen thưởng, tặng giấy khen cho tổ chức đảng và đảng viên trong đảng bộ. d) Huyện uỷ: Quyết định công nhận tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh, tặng giấy khen cho Tổ chức đảng và đảng viên trong đảng bộ.
- đ) Tỉnh uỷ: Quyết định tặng bằng khen, tặng cờ cho tổ chức cơ sở đảng, tặng Huy hiệu Đảng 30 năm, 40 năm, 50 năm, 55 năm, 60 năm, 65 năm, 70 năm, 75 năm, 80 năm tuổi Đảng, bằng khen cho đảng viên trong đảng bộ. e) Việc tặng thưởng huân chương, huy chương và các danh hiệu cao quý khác cho tổ chức đảng và đảng viên: Thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và pháp luật về khen thưởng.