Văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Tây Nguyên - gồm 5 tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng - không chỉ là địa bàn chiến lược về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng mà còn là vùng văn hoá dân gian đa dạng và đặc sắc của Việt Nam. Cùng với việc đầu tư phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc, công tác bảo tồn và phát huy những giá trị của văn hóa các dân tộc Tây Nguyên, một trong bảy vùng văn hóa lớn của đất nước, cũng đang ngày càng được quan tâm.

Ngành văn hóa thông tin các tỉnh Tây Nguyên đang từng bước phục hồi lễ hội cồng chiêng và các lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số như lễ đâm trâu, mừng lúa mới, cúng bến nước, bỏ mả, mừng sức khỏe và cầu mưa, đồng thời tiến hành bảo tồn, sưu tầm, lưu giữ và phổ biến những tư liệu khảo cứu và các hiện vật đặc thù của văn hóa Tây Nguyên. Những lễ hội đua voi, lễ hội cồng chiêng, lễ hội văn hóa Trường Sơn-Tây Nguyên đã trở thành lễ hội truyền thống thường niên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

doc 16 trang hoanghoa 06/11/2022 20600
Bạn đang xem tài liệu "Văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docvan_hoa_cong_chieng_tay_nguyen.doc

Nội dung text: Văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

  1. nam giới thì mọi chàng trai tộc người đó phải biết đánh chiêng. Ở những tộc người, nơi cồng chiêng do nữ giới đảm nhiệm thì mọi cô gái phải biết thực hiện nhiệm vụ này (ở nhóm Noong dân tộc Mnông thì đó là nhiệm vụ của cả nam lẫn nữ). Là sở hữu của cộng đồng, cồng chiêng Tây Nguyên có vai trò như một biểu tượng cho năng lực sáng tạo văn hoá, âm nhạc của người dân trong không gian văn hoá Tây Nguyên. Cho đến nay, cồng chiêng và sinh hoạt văn hoá gắn bó với cồng chiêng vẫn tồn tại trong từng gia đình, p’lei, bon, buôn. Trong khi ở một số nước Đông Nam Á, cồng chiêng hầu như đã trở thành hoạt động âm nhạc có tính chuyên nghiệp như các dàn Gamelan của Inđônêxia, dàn Khong wong trong Mahori của Thái Lan, trong Pin Peat của Campuchia. Đặc điểm này cho thấy cồng chiêng Tây Nguyên có thể còn lưu giữ nhiều yếu tố cổ xưa hơn. Hiện nay chưa một nước nào hay vùng nào mà có số lượng cồng chiêng nhiều như ở Tây nguyên nước ta. Chỉ trong bốn tỉnh Đắc Lắc, Pleiku, Kontum và Lâm Đồng với gần 20 dân tộc ít người, vậy mà trước đây đã có tới trên dưới 6.000 dàn cồng. Với thời gian, một số lớn đã bị thất lạc, một số khác lại bị giới trẻ chỉnh theo thang âm phương Tây để có thể đờn nhạc mới, khiến cồng chiêng truyền thống bị biến đổi. Ngoài ra do cồng chiêng có giá trị thương mại khá cao nên rất nhiều người đã mang cổ vật của gia đình bán cho du khách Do vậy, sự kiện UNESCO chính thức công nhận cồng chiêng Tây nguyên là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại là một tin vui lớn lao cho tất cả những ai có tấm lòng yêu mến vốn cổ. Một điều cần xác định là theo quan điểm của UNESCO, một bộ môn nghệ thuật khi được tổ chức này công nhận "kiệt tác" có nghĩa là nghệ thuật đã đạt đến đỉnh cao nên không được phép thay đổi. Đó là cách mà tất cả các nước trên thế giới đều áp dụng cho những bộ môn nghệ thuật đã được xếp loại di sản phi vật thể của thế giới. 3. Thực trạng không gian cồng chiêng Tây Nguyên hiện nay: Hiện nay có một vấn đề đang làm cho các nhà khoa học lo lắng đó là không gian và hồn thiêng trong tiếng cồng đang ngày một dần mất đi. Điều đáng quan tâm hiện nay là, ở lớp người trẻ tuổi, không những đơn giản hóa những quan niệm về chiêng cồng mà khả 10
  2. năng tiếp thu để diễn tấu các bài bản chiêng của họ cũng rất hạn chế. Trong cộng đồng Mạ, Cơho ở Lâm Đồng, nhiều nghệ nhân trẻ không thể nhớ hết nổi "36 điệu chiêng" của ông bà họ để lại. Cũng như vậy, ở cộng đồng Mnông tỉnh Đăk Lăk, vẫn có những người không thể phân biệt đâu là bài bản chiêng dùng trong lễ phát rẫy, lễ phơi rẫy, lễ xuống giống và đâu là bài bản chiêng trong lễ tạ ơn rìu rựa, lễ tắm lúa, lễ cúng bến nước Trước hết là sự suy giảm nhanh chóng về số lượng các dàn cồng chiêng. Theo thống kê của Sở Văn hoá Thông tin Gia Lai, trước năm 1980 trong các p’lei/p’lơi của người Giarai, Bana trong tỉnh có hàng chục ngàn bộ cồng chiêng. Có gia đình sở hữu 2-3 bộ, mỗi p’lei có hàng chục bộ. Đến năm 1999, cả tỉnh có 900 p’lei và chỉ còn 5.117 bộ, năm 2002 còn lại chưa đến 3.000 bộ. Tỉnh Lâm Đồng chỉ còn lại 3.113 bộ. Từ năm 1982 đến 1992, tỉnh Đắc Lắc đã mất 5.325 bộ chiêng, từ năm 1993 đến 2003 lại mất tiếp 850 bộ, hiện tại cả tỉnh chỉ còn 3.825 bộ cồng chiêng. Nguy cơ mai một cồng chiêng còn thể hiện ở các bài bản nhạc chiêng dần dần bị lãng quên. Các nghệ nhân trải qua thời gian, do nhiều tác động khác nhau đã quên nhiều bản nhạc chiêng. Người Mnông trước đây có 40 bản nhạc chiêng, nay các nghệ nhân chỉ còn nhớ, lưu truyền và trình diễn được 10 bản nhạc chiêng. Mặt khác, những nghệ nhân có đôi tai thẩm âm, có năng khiếu trong việc chỉnh chiêng cũng thưa vắng dần trong các cộng đồng cư dân. Nguy hiểm hơn, xu thế mất dần tính thiêng của chiêng cồng Tây Nguyên còn được thể hiện ở chỗ: Ngày nay, nhiều người đã tỏ ra rất tùy tiện trong việc sử dụng các bộ chiêng thiêng và tùy tiện sử dụng các bài bản. Trong các buôn làng ngày xưa, cồng chiêng thường chỉ được sử dụng trong các lễ lớn của gia đình, dòng tộc hoặc buôn làng thì nay, cũng ngay trong cái không gian buôn làng ấy, việc "mua vui" cho "người ngoài" đã trở nên một hiện tượng không hiếm, nếu như không muốn nói là khá phổ biến. Có một thực tế là hiện nay đồng bào theo đạo Tin Lành rất nhiều, nên không cần cồng chiêng nữa. Vì vậy, ngày càng nhiều cồng chiêng bị bán làm sắt vụn, nhiều khi chỉ có 3000 đồng/kg. Trong điều kiện tự do tôn giáo tín ngưỡng, thì đây trở thành vấn đề rất phức tạp mà ngành văn hoá cũng không giải quyết được. 11
  3. Cồng chiêng Tây Nguyên đã gắn bó với cuộc sống của người dân Tây Nguyên từ ngàn đời nay, nhưng nay đang đứng trước nguy cơ bị mai một rất cao do rất nhiều nguyên nhân. Trước hết, đó là những nguyên nhân bắt nguồn từ những biến đổi hết sức lớn lao trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân, cùng với những biến đổi của môi trường tự nhiên và xã hội mà cư dân Tây Nguyên sinh sống. Như những sự thay đổi trong phương thức canh tác; sự thay đổi trong mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên và thiên nhiên Tây Nguyên; sự bùng nổ công nghệ thông tin, v.v. Những sự biến đổi ấy dẫn đến sự thờ ơ của một bộ phận dân cư, nhất là trong lớp trẻ đối với văn hóa cồng chiêng. Chơi chiêng nhưng nghệ nhân nhất là lớp trẻ lại ăn mặc chẳng giống ai: Nhiều khi chỉ khoác đại tấm áo truyền thống rồi phần dưới thì tùy tiện khi quần đùi, quần short khi quần jean rồi dép lê giày da bóng lộn nữa. Trước khi được vinh danh bởi Unesco cồng chiêng những năm 90 của thế kỷ trước nhiều lúc dùng làm máng cho gia súc ăn. Lại nhớ có lần đi cùng mấy chị đầu bếp của khách sạn Rex xem cồng chiêng mà họ chỉ mong sao cho hết chương trình để hỏi mua cái chiêng bằng bằng đồng về để nấu món gì đó của Nhật mới hợp. Các lễ hội hay festival cồng chiêng thì nặng về hình thức vì đít xờ cua chiếm phần lớn thời gian. Festival cồng chiêng quốc tế mới được tổ chức ở Pleiku Gia Lai là một ví dụ. Bữa đó mình cũng hãnh diện giới thiệu cho 6 khách nước ngoài buổi tối xem khai mạc trực tiếp cồng chiêng trên TV. Đúng giờ ăn tối của họ nên nhờ mượn hẳn một chiếc TV đặt ngay nhà hàng cho vừa ăn vừa xem. 20h05 khai mạc với một tiết mục văn nghệ sau đó hết lãnh đạo tỉnh lên phái biểu khai mạc rồi đến các ban ngành liên quan rồi đại diện nhà nước lên phải biểu chào mừng festival nữa. Gớm lễ khai mạc có tiếng rưỡi mà discours chiếm 45 phút rồi! Nản quá họ lịch sự xin về ngủ sớm vì cả ngày đi mệt mỏi rồi! Cuối cùng việc tìm mua được một CD các bài chiêng Tây Nguyên khó hơn lên trên trời vậy nên may mắn thay mình lại gặp được người bạn già Pháp tặng cho 1 CD cực độc gồm các bản thu âm thực tế tại làng của các tộc người Tây Nguyên từ những năm 30 đến 60 của thế kỷ trước. Nói nhỏ chứ lúc vợ có bầu mình còn cho bé ở trong bụng nghe CD này thay vì nhạc của giao hưởng Bethoven. 12
  4. 4. Biện pháp bảo tồn và phát triển không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên: Khác với Nhã nhạc cung đình Huế, là một hiện tượng văn hóa, để bảo tồn chúng ta chỉ cần đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển nghệ nhân biểu diễn, cồng chiêng không chỉ là nghệ thuật biểu diễn đơn thuần, mà gắn bó chặt chẽ với nghi lễ, với đời sống hằng ngày, với chính không gian của vùng đất ấy. Vì vậy, cần có một chương trình tổng thể, quy mô cho công việc này. Trước mắt, cần đẩy mạnh công tác sưu tầm, ghi chép và nghiên cứu một cách bài bản, hệ thống về cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Ðẩy mạnh công tác tìm kiếm, tập hợp các nguồn tài liệu đã được nghiên cứu và công bố từ trước đến nay cả ở trong nước và ngoài nước liên quan cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Tiến hành phục hồi và giữ gìn các sinh hoạt văn hóa để tạo môi trường diễn xướng của sinh hoạt văn hóa cồng chiêng trên quan điểm kế thừa có chọn lọc. Từng bước xây dựng phòng lưu trữ di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại Trung tâm Dữ liệu Di sản văn hóa (Viện Văn hóa-Thông tin) và tại các bảo tàng tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Ðác Lắc, Ðắc Nông và Lâm Ðồng. Có kế hoạch đào tạo dài hạn, cơ bản đội ngũ cán bộ khoa học am hiểu về âm nhạc truyền thống, văn hóa, lịch sử Tây Nguyên, chú trọng đào tạo cán bộ là bà con đồng bào ta. Mở lớp truyền dạy kinh nghiệm đánh chiêng, chỉnh chiêng tại cộng đồng. Bảo tồn và phát huy các giá trị của Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là công việc lớn, vừa cấp bách, vừa có ý nghĩa lâu dài. Bên cạnh những thuận lợi to lớn từ sự công nhận của UNESCO và cộng đồng quốc tế, sự quan tâm đầu tư, chăm lo về mọi mặt của Ðảng và Nhà nước ta, tình cảm và trách nhiệm giữ gìn và phát huy giá trị Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên của nhân dân ta , đồng thời đây cũng là công việc có nhiều khó khăn, đòi hỏi chúng ta phải quyết tâm và khẩn trương thực hiện. Có như vậy, chúng ta mới giữ gìn và phát huy được giá trị vô cùng to lớn của kiệt tác cồng chiêng Tây Nguyên của dân tộc và nhân loại. 13
  5. III. KẾT LUẬN Hiện nay, chúng ta đang trong quá trình hội nhập thế giới và toàn cầu hoá, đây là cơ hội để văn hoá Việt Nam học hỏi và phát huy các giá trị của mình. Tuy hội nhập nhưng chúng ta cũng không để cho làn sóng của văn minh hiện đại và giao lưu văn hoá ồ ạt lấn át các cơ sở văn hoá truyền thống được xây dựng qua hàng nghìn năm lịch sử của dân tộc. Chúng ta phải tích cực phát huy các đặc điểm ưu việt của nền văn hoá truyền thống vào quá trình phát triển, thông qua hệ thống giáo dục và hoạt động văn hoá có đầu tư thích đáng về con người và phương tiện vật chất. Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên thể hiện tài năng sáng tạo mang tầm kiệt tác của nhân loại, tuy nhiên không gian ấy ngày càng bị mai một theo thời gian. Vì vậy, thế hệ trẻ chúng ta- những người đang sống và làm việc tại Tây Nguyên, cũng như tất cả người dân Việt Nam cần có ý thức và trách nhiệm bảo tồn và phát huy những truyền thống văn hoá dân tộc nói chung và không gian cồng chiêng Tây Nguyên nói riêng. 14
  6. Tài liệu tham khảo 1%BB%93ng_Chi%C3%AAng_T%C3%A2y_Nguy%C3%AAn chieng-tay-nguyen-di-san-khong-lo.htm hoa-cong-chieng-Tay-Nguyen.csv C%E1%BB%93ng-Chi%C3%AAng-T%C3%A2y-Nguy%C3%AAn.epi 15