Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn

Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, học đi đôi với hành, nói và làm đi liền với nhau là một trong những tư tưởng cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây vừa là nội dung hành động, vừa là phương pháp nghiên cứu theo quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh.
pdf 14 trang Khánh Bằng 30/12/2023 3600
Bạn đang xem tài liệu "Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdftu_tuong_ho_chi_minh_ve_su_thong_nhat_giua_ly_luan_va_thuc_t.pdf

Nội dung text: Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn

  1. Vì sao cần phải có cá nhân phụ trách? Chủ tịch Hồ Chí Minh giải thích rằng, nếu không có cá nhân phụ trách, thì sẽ sinh ra cái tệ người này ỷ lại cho người kia, người kia ỷ lại cho người nọ, kết quả là không ai thi hành. Như thế thì việc gì cũng không xong. Người nói: "Tục ngữ có câu: "Nhiều sãi không ai đóng cửa chùa" là như thế"(8). "Vì lẽ đó, cho nên lãnh đạo cần phải tập thể, mà phụ trách cần phải cá nhân"(9). Người quan niệm lãnh đạo không tập thể, thì sẽ đi đến tệ bao biện, độc đoán, chủ quan, sẽ dẫn đến hỏng việc. Phụ trách không do cá nhân, sẽ dẫn đến cái tệ bừa bãi, lộn xộn, vô chính phủ, cũng sẽ dẫn đến hỏng việc. Vì lẽ đó, cho nên tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách phải luôn luôn đi đôi với nhau. Người kết luận: "Tập thể lãnh đạo là dân chủ, cá nhân phụ trách là tập trung"(10). Trong công tác ngoại giao, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần căn dặn là phải biết kết hợp giữa lý luận ngoại giao với thực tiễn ngoại giao, thể hiện là phải biết cách tổ chức thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong công tác ngoại giao. Phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa vấn đề dân tộc và vấn đề thời đại, giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên mặt trận
  2. ngoại giao. Ngày 31-5-1946, trước khi lên đường sang Pháp để thương lượng với Chính phủ Pháp giải quyết vấn đề độc lập, tự do cho nhân dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói với cụ Huỳnh Thúc Kháng, quyền Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam): "Dĩ bất biến, ứng vạn biến" (nghĩa là: Lấy cái không thay đổi để ứng phó với muôn sự thay đổi). Cái không thay đổi là lý luận, nguyên tắc, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Cái thay đổi là thực tiễn, thể hiện, thể hiện ở tài ứng phó linh hoạt của cán bộ ngoại giao trên chính trường quốc tế. Trong tác phẩm "Những năm tháng không thể nào quên" của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, kể rằng, có lần Bắc Hồ nói với Đại tướng về công tác kết hợp đấu tranh giữa quân sự và ngoại giao: "Thực lực như cái chiêng, ngoại giao như cái tiếng. Chiêng có to, tiếng mới lớn". Vậy đó! Trong hoàn cảnh hội nhập quốc tế, trước hết là hội nhập kinh tế quốc tế, công tác ngoại giao là cần phải nắm vững đặc điểm của Việt Nam, đồng thời phải nắm chắc luật lệ quốc tế. "Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác
  3. và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực(11). Đó là sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, thể hiện sự kết hợp giữa độc lập, tự chủ của Việt Nam với hội nhập quốc tế trong tình hình hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh. (Bài đăng trên Tạp chí Thông tin đối ngoại, số tháng 7/2009) (Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Quỳnh Anh) Chú thích: (*) Văn phòng Hội đồng Lý luận Trung ương. (1)(2)(3) Hồ Chí Minh: Toàn tập, T5, Nxb Chính trị quốc gia, H.1995, tr.233, 234. (4)(5)(6) Hồ Chí Minh: Toàn tập, T5, đd, tr.286, 287, 288. (7)(8)(9)(10) Hồ Chí Minh: Toàn tập, T5, đd, tr.504.
  4. (11) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, H.2006, tr.112.