Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người
Trong toàn bộ các vấn đề của loài người, quyền con người là những vấn đề có lịch sử lâu đời về cả phương diện thực tiễn cũng như lý luận. Đó luôn luôn là mối quan tâm của nhân loại ở mỗi thời kỳ phát triển của nó. Mỗi thời kỳ phát triển của quyền con người đều gắn liền và là thành quả của cuộc đấu tranh giai cấp, cách mạng, xã hội, phản ảnh quá trình nhân loại tự giải phóng mình.
Bạn đang xem tài liệu "Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- tu_tuong_ho_chi_minh_ve_quyen_con_nguoi.pdf
Nội dung text: Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người
- quan hệ giữa nhân dân với toàn bộ các cơ quan thuộc hệ thống chính trị, bao gồm Đảng, Nhà nước, các tổ chức Đoàn thể, trong đó nhân dân lao động là người làm chủ xã hội. Nét nổi bật trong tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng, quyền bình đẳng của các dân tộc là ở chỗ: Người không dừng lại ở việc ghi nhận những quyền đó mà còn phát huy những mặt tích cực của tôn giáo - đó là tính hướng thiện, là mưu cầu hạnh phúc cho loài người. Quyền tự do tôn giáo và quyền bình đẳng dân tộc phải nhằm phục vụ cho việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Về quyền trẻ em và phụ nữ đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng. Tư tưởng đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành một nét đẹp trong truyền thống văn hóa của dân tộc, đồng thời đã làm cho Việt Nam trở thành một quốc gia đi đầu trong việc thực hiện công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt với phụ nữ (1979) và công ước về quyền trẻ em (1989). Từ những tư tưởng của Người mà hệ thống chính trị xã hội cùng Hiến pháp, pháp luật và các chủ trương, chính sách của Đảng và
- Nhà nước là cơ chế chung quản lý xã hội, đồng thời đó cũng là cơ chế bảo đảm quyền con người ở Việt Nam. Đây là một di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cơ chế đảm bảo quyền con người. Tất cả quyền lực Nhà nước và xã hội đều thuộc về nhân dân, đây là tư tưởng lớn nhất và nhất quán của Người trong việc đảm bảo quyền con người. Sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước là nhằm bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân một trong những quyền cơ bản của quyền con người. Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm các quyền con người là động lực quan trọng của sự phát triển xã hội. Bảo đảm quyền con người không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước, của các cơ quan tư pháp mà còn là trách nhiệm của tất cả các tổ chức hợp thành hệ thống chính trị. Đồng thời, mọi người dân cần phải biết sử dụng những tổ chức đó để tự bảo vệ các quyền của mình. Đây là nét đặc sắc, khác biệt của cơ chế bảo đảm quyền con người ở Việt Nam so với các quốc gia khác. Trong thư gửi đồng bào liên khu IV, Người viết: “Nước ta là một nước dân chủ. Mọi công việc đều vì lợi ích của dân mà làm công đoàn, hội nông dân cứu quốc, phụ nữ cứu quốc v.v
- những đoàn thể ấy là tổ chức của dân, phấn đấu cho dân, bệnh vực quyền của dân, liên lạc mật thiết nhân dân với Chính phủ. Khi ai có điều gì oan ức, thì có thể do các đoàn thể tố cáo lên cấp trên. Đó là quyền dân chủ của tất cả công dân Việt Nam. Đồng bào cần hiểu rõ và khéo dùng quyền ấy”. Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về bảo vệ quyền con người, đó là chỉnh đốn Đảng, chỉnh đốn hàng ngũ cán bộ trong bộ máy nhà nước, chống quan liêu, tham nhũng, thoái hóa biến chất của hàng ngũ cán bộ Đảng và Nhà nước. Người cho rằng: “Thắng lợi của Chủ nghĩa xã hội không thể tách rời với thắng lợi của cuộc đấu tranh trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức nguy cơ này và xem cuộc đấu tranh chống thoái hóa trong hệ thống chính trị, duy trì mối quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước chẳng những là những điều kiện cơ bản nhất bảo đảm quyền con người mà còn là điều kiện để duy trì chế độ xã hội chủ nghĩa. Tóm lại: tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người hết sức phong phú và sâu sắc. Đó là sự kế thừa truyền thống nhân ái và
- dân chủ của dân tộc ta, là sự tiếp thu những tư tưởng về quyền con người tiến bộ của các nước phương Đông và các nước phương Tây. Đặc biệt tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người là sự vận dụng và phát triển một cách có sáng tạo tư tưởng của Các Mác, Ph Ănghen và V.I Lênin về sự nghiệp giải phóng triệt để đối với giai cấp công nhân, nhân dân lao động, các dân tộc bị áp bức và mọi sự tha hóa đối với con người. Bởi vậy có thể nói tư tưởng đó là một trong những tư tưởng tiên tiến nhất của thời đại và tư tưởng đó vẫn còn nguyên giá trị đối với dân tộc ta và cả nhân loại.