Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân tộc
Với tư tưởng định hướng và nhất quán đó trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc
thực dân, đấu tranh chống thù trong giặc ngoài, Hồ Chí Minh đã chỉ cho toàn Đảng, toàn dân thấy rõ mục tiêu của cách mạng nước ta nội dung cốt yếu của vấn đề dân tộc - quốc gia.
thực dân, đấu tranh chống thù trong giặc ngoài, Hồ Chí Minh đã chỉ cho toàn Đảng, toàn dân thấy rõ mục tiêu của cách mạng nước ta nội dung cốt yếu của vấn đề dân tộc - quốc gia.
Bạn đang xem tài liệu "Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân tộc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- tu_tuong_ho_chi_minh_ve_cong_tac_dan_toc.pdf
Nội dung text: Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân tộc
- chính quyền phải khắc phục tư tưởng “dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi, tự ti dân tộc” phấn đấu và đặt lợi ích cộng đồng, quốc gia lên trên hết. Đó cũng chính là yếu tố đoàn kết, yếu tố tạo nên sự bình đẳng và giúp đỡ tương trợ nhau trong cộng đồng các dân tộc. 4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân tộc trong thời kỳ hoà bình, xây dựng đất nước với mục tiêu là làm cho đồng bào các dân tộc được no ấm, được học hành và phát triển toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Tư tưởng đó của Người được thể hiện qua những luận điểm sau: - Người đánh giá đúng vị trí, tầm quan trọng, tiềm năng to lớn của miền núi và các dân tộc nước ta trong sự nghiệp cách mạng: “Miền núi nước ta chiếm một vị trí quan trọng đối với quốc phòng, đối với kinh tế”(5 ) . Người đánh giá cao bản lĩnh, tính thật thà, chất phác, trọng lẽ phải của đồng bào các dân tộc: “Đồng bào các dân tộc rất thật thà và rất tốt. Nếu nói đúng thì đồng bào nghe, đồng bào làm và làm được”(6). Từ đánh giá đúng vai trò của miền núi và vùng đồng bào
- dân tộc thiểu số, làm cơ sở để đề ra chiến lược và mục tiêu phù hợp với nhiệm vụ cách mạng cụ thể trong từng thời kỳ. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III năm1960, Người đã chỉ rõ: “Vì sự phát triển không đồng đều trong lịch sử, nên giữa miền xuôi và miền núi, giữa dân tộc Kinh và dân tộc thiểu số tồn tại những sự chênh lệnh về trình độ kinh tế - văn hóa. Riêng ở miền núi, giữa vùng thấp và vùng cao, mức tiến bộ và trình độ sinh hoạt càng có sự chênh lệnh Đảng và Nhà nước dân chủ nhân dân cần phải làm cho miền núi tiến kịp miền xuôi, vùng cao và vùng biên giới tiến kịp vùng nội địa, các dân tộc thiểu số tiến kịp dân tộc Kinh, giúp đỡ các dân tộc phát huy tinh thần cách mạng và năng lực to lớn của mình, cùng nhau đoàn kết chặt chẽ để tiến lên chủ nghĩa xã hội”(7). Theo Người, muốn thực hiện tốt chính sách dân tộc, công tác dân tộc thì phải am hiểu về miền núi, về con người miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số, vì mỗi dân tộc thiểu số có nếp sống, tâm lý, bản sắc riêng đa dạng và phong phú. Muốn tiến hành sự nghiệp cách mạng nói chung và công tác dân tộc
- nói riêng, thì phải “nghiên cứu cho hiểu rõ phong tục mọi nơi”(8) . Tính đặc thù trong từng dân tộc là yếu tố hết sức cần chú ý khi thực hiện công tác dân tộc. Các dân tộc sinh sống trong từng vùng (tỉnh, huyện, xã ) khác nhau thì có những đặc thù khác nhau về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, tâm lý, văn hóa, phong tục tập quán đòi hỏi phải có biện pháp cụ thể đối với từng vùng. Đây là một luận điểm rất cơ bản mà trong nhiều năm qua chúng ta chưa chú ý đúng mức đến vấn đề này. Người đã chỉ ra cho cán bộ làm công tác dân tộc: “Một tỉnh có đồng bào Thái, đồng bào Mèo, thì tuyên truyền, huấn luyện đối với đồng bào Thái khác, đồng bào Mèo khác, phải có sự thay đổi cho thích hợp. Bởi vì đời sống, trình độ của đồng bào Mèo và Thái khác nhau, cho nên tuyên truyền huấn luyện phải khác nhau ”(9) - Xác định vai trò to lớn của Nhà nước, của các cơ quan đoàn thể và cán bộ đối với sự phát triển của vùng dân tộc và miền núi: Người luôn nhắc nhở và giao nhiệm vụ cho các cơ quan Trung ương phải có trách nhiệm đối với sự phát triển kinh
- tế - xã hội của vùng miền núi, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số. Người nói: “Các cơ quan Trung ương phải có kế hoạch đẩy mạnh phong trào miền núi lên về kinh tế cũng như về văn hóa, tất cả các mặt”(10). Trách nhiệm thực hiện công tác dân tộc là của mọi ngành, mọi cấp, chứ không phải chỉ là nhiệm vụ của một cơ quan chuyên trách làm công tác dân tộc. Cán bộ công tác dân tộc, nhất là những người trực tiếp làm việc ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc phải am hiểu phong tục, tập quán, nắm được tâm tư nguyện vọng của đồng bào “nghe dân nói và nói dân hiểu”. Bác đã khuyên nhủ chúng ta rằng: “Nước ta có nhiều dân tộc, đấy là điều tốt. Thường mỗi dân tộc có tiếng nói riêng, cán bộ đi làm việc chỗ nào phải học tiếng chỗ ấy”(11) . Cán bộ làm công tác dân tộc phải thật sự “Trọng dân, gần dân, học dân, hiểu dân và có trách nhiệm với dân”. Hội nghị Trung ương 7 khóa IX của Đảng ra Nghị quyết “Về công tác dân tộc” đã khẳng định: “Ngay từ khi mới ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và đoàn kết các dân tộc có
- vị trí chiến lược quan trọng trong cách mạng nước ta. Dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, Đảng ta đã đề ra các chủ trương, chính sách dân tộc với những nội dung cơ bản là: Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển. Trải qua các thời kỳ cách mạng, công tác dân tộc đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần quan trọng vào sự nghiệp cách mạng chung của đất nước”(12). Nghị quyết Hội nghị Trung ương cũng chỉ rõ trong thời kỳ cách mạng hiện nay, các cấp, các ngành cần phải quán triệt và thực hiện những yêu cầu nội dung và nhiệm vụ công tác dân tộc, đó là: Trước hết, toàn Đảng, toàn dân phải nhận thức đầy đủ vấn đề dân tộc, chính sách dân tộc và công tác dân tộc của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn cách mạng hiện nay, đó là một bộ phận quan trọng của công tác cách mạng, là bộ phận cấu thành của sự nghiệp cách mạng Việt Nam do Đảng lãnh đạo. Thứ hai là nhiệm vụ đổi mới về công tác dân tộc của các cấp, các ngành, của hệ thống chính trị hiện nay là tập trung phát
- triển kinh tế - xã hội, khai thác tiềm năng của vùng đồng bào dân tộc và miền núi, đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo, quan tâm đầy đủ, đúng mức tới các dân tộc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng căn cứ cách mạng và kháng chiến. Phải cụ thể hơn nữa các nhiệm vụ chính trị trên đây thành các hoạt động công tác thiết thực và có hiệu quả. Thứ ba là, các hoạt động sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ đối với vùng dân tộc và miền núi phải đổi mới một bước mạnh mẽ, phù hợp thích ứng với đặc điểm, điều kiện đặc thù của từng vùng miền. Thứ tư là phải củng cố hệ thống chính trị cơ sở, đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ là người các dân tộc thiểu số, tăng cường cán bộ cho cơ sở, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở. Thứ năm là xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, không ngừng nâng cao tinh thần cảnh giác trước mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc để phá hoại sự nghiệp cách mạng của ta.
- Thứ sáu là phải đổi mới công tác dân tộc cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của giai đoạn cách mạng hiện nay. Kiện toàn củng cố hệ thống các cơ quan làm công tác dân tộc từ Trung ương đến địa phương. Quán triệt sâu sắc tinh thần Nghị quyết Trung ương 7, làm cho Nghị quyết đi vào cuộc sống, chính là chúng ta tiếp tục học tập và thấm nhuần tư tưởng của Bác Hồ về vấn đề dân tộc, đáp ứng mong mỏi của Người lúc sinh thời “Ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Chủ tịch Hồ Chí Minh vị cha già của các dân tộc, về công tác dân tộc đã phản ánh biết bao hoài bão, mơ ước và nguyện vọng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng những điều đó đã và đang trở thành hiện thực sinh động trong đời sống xã hội đối với các dân tộc. Và vì thế, tư tưởng Hồ Chí Minh muôn đời toả ngát hương thơm trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. TS. Bế Trường Thành Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc
- Chú thích 1 Hồ Chí Minh toàn tập. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1995. T1, tr 416. 2 Hồ Chí Minh toàn tập. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1995. T10, tr 282. 3 Hồ Chí Minh, tài liệu đã dẫn. T3, tr 553. 4 Hồ Chí Minh, tài liệu đã dẫn. T11, tr 257. 5 Hồ Chí Minh tuyển tập, tập II. Nxb Sự thật, Hà Nội. 1980, tr 305. 6 Hồ Chí Minh, tài liệu đã dẫn, tr 309-310. 7 Đảng Lao động Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III. Hà Nội –1960, tr 124-125. 8 Hồ Chí Minh tuyển tập, tập II, tài liệu đã dẫn, tr 430. 9 Hồ Chí Minh, tài liệu đã dẫn, tr 297. 10 Hồ Chí Minh, tài liệu đã dẫn, tr 309. 11 Hồ Chí Minh - Các dân tộc đoàn kết. Nxb Sự thật, Hà Nội. 1984, tr 13.
- 12 Văn kiện Hội nghị lần thứ 7 BCH TW. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2003, tr 29-30.