Tư tưởng Hồ Chí Minh - Sự thống nhất giữa đức trị với pháp trị

Ra đi tìm đường cứu nước năm 1911, Hồ Chí Minh nuôi dưỡng khát vọng thành lập một nhà nước kiểu mới. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, trên cơ sở những nhận thức trước đây về một nhà nước “phải có thần linh pháp quyền”, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến quyền lực của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải thuộc về nhân dân, lợi ích phải vì dân. Đó phải là một nhà nước dân chủ – dân là chủ và dân làm chủ.
pdf 14 trang Khánh Bằng 30/12/2023 1280
Bạn đang xem tài liệu "Tư tưởng Hồ Chí Minh - Sự thống nhất giữa đức trị với pháp trị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdftu_tuong_ho_chi_minh_su_thong_nhat_giua_duc_tri_voi_phap_tri.pdf

Nội dung text: Tư tưởng Hồ Chí Minh - Sự thống nhất giữa đức trị với pháp trị

  1. Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới công tác chỉnh Đảng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu, nghiêm minh với tội hối lộ. Ngày 24-1-1952, khi viết về “Sự nghiệp vĩ đại của Lênin”, Người đã nhắc tới tính nghiêm khắc của Lênin trong việc xử bọn ăn hối lộ: “Đối với tệ tham ô hủ hoá, Lênin rất nghiêm khắc. Có một lần Toà án Mạc Tư Khoa xử nhẹ một vụ ăn hối lộ, Lênin liền viết trong một bức thư: “không xử bắn bọn ăn hối lộ mà xử nhẹ như thế, là một việc xấu hổ cho những người cộng sản, những người cách mạng”(6). Trong kháng chiến chống Pháp (9-1950), Bác Hồ – dù rất đau lòng – vẫn đã y án tử hình Trần Dụ Châu, Đại tá, Cục trưởng Cục quân nhu, phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn, bớt xén phần cơm áo của bộ đội để sống trác táng, trụy lạc. Người tâm sự với Trần Đăng Ninh trước khi ký bác đơn chống án của Trần Dụ Châu: “Với loài sâu mọt đục khét nhân dân, nếu phải giết đi một con mà cứu được cả rừng cây, thì việc đó là cần thiết, hơn nữa là nhân đạo” (7). Để bảo đảm nhà nước pháp quyền có hiệu lực mạnh, với tư tưởng ‘tìm người tài đức”, chiêu hiền đãi sĩ, cầu người hiền tài, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng đội ngũ cán
  2. bộ công chức vừa “hồng” vừa “chuyên”. “Hồng” ở đây là nói tới phẩm chất đạo đức của người cán bộ công chức, mà hàng đầu và xuyên suốt là ý thức và tinh thần tận tụy phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc. Còn “chuyên’ là nói tới năng lực thực tế của công chức Việt Nam nói chung và năng lực trong việc giữ một nhiệm vụ cụ thể trong bộ máy nhà nước nói riêng với tinh thần “làm nghề gì cũng phải học” và “làm nghề gì phải giỏi nghề đó”. Hiện nay, trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, chúng ta phải có tư duy toàn cầu về một Quốc hội, một Chính phủ thời hội nhập. Vấn đề rộng lớn, nhưng lõi cốt là tập trung xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; Chính phủ phải thật sự là công bộc của dân. Chúng ta coi việc giáo dục cán bộ, đảng viên, nhân dân học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là vấn đề có ý nghĩa cơ bản, lâu dài và cấp bách. Tuy nhiên, hội nhập quốc tế mà pháp luật không nghiêm thì phải trả giá đắt. Chúng ta đã có quá nhiều bài học về vấn đề này do sự kém hiểu biết về pháp luật (Việt Nam và quốc tế), non kém trong trình độ quản lý, không nghiêm và minh về pháp luật. Trước tình hình đó, việc nghiên cứu và quán triệt sâu
  3. sắc tư tưởng và tấm gương Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa “đức trị” với “pháp trị” là hết sức cần thiết, vì nó tiếp tục soi sáng công cuộc đổi mới của Đảng và dân tộc ta. Chú thích: 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, H. 1996, t.12, tr.504. 2. Hồ Chí Minh, Sđd, t.5, tr.381-382. 3. Hồ Chí Minh, Sđd, t.5, tr.104. 4. Hồ Chí Minh, Sđd, t.5, tr.641. 5. Hồ Chí Minh, Sđd, t. 5, tr.641. 6. Hồ Chí Ming, Sđd, t.6, tr. 386. 7. Xem: Chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước KX.02, Đề tài KX.02.13: Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật (bài của PGS. Song Thành: Tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh – sựthống nhất giữa “đức trị” với “pháp trị”), Bộ Tư pháp – Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý, 1993, tr.214.